Kỷ yếu hội thảo Tạo video bài giảng với Powerpoint Microsoft Office 365

TÓM TẮT

Bài viết trình bày một số nội dung liên quan tới ứng dụng bộ

PowerPoint Microsoft Office 365 trong giảng dạy. Cụ thể, bài viết giới

thiệu một số tính năng mới trên PowerPoint Office 365 và các bước tạo

video bài giảng và khung lý thuyết TPACK áp dụng kèm theo; đồng thời,

chia sẻ kết quả nghiên cứu ứng dụng các video bài giảng Ngữ pháp trong

học phần tiếng Anh 3 tại Trường Đại học Hoa Lư.

1. MỞ ĐẦU

Tháng 5 năm 2018 Microsoft đã chính thức tích hợp tính năng Screen

Recording (ghi video màn hình) vào bộ công cụ Office 365. Đây là một add-on

độc lập đã được Microsoft phát triển và thử nghiệm từ 4 năm trước đó với tên gọi

Office Mix (Microsoft). Recording giúp các nhà giáo dục có thể quay video các

slides bài giảng được tạo ra trên PowerPoint. Đặc biệt, kết hợp với các tính năng

mới Microsoft cập nhật cho PowerPoint, giáo viên có cơ hội phát huy sức sáng

tạo của mình trong khi soạn bài giảng với các slides và videos sinh động. Giáo

viên có thể tải lên internet (Youtube, Facebook, ) để chia sẻ hoặc gửi trực tiếp

cho sinh viên xem lại phục vụ mục đích học tập.

Theo Basal (2015) việc tạo các video bài giảng mang lại ba lợi ích quan

trọng sau: Thứ nhất, việc sử dụng video bài giảng giúp giáo viên giải phóng thời

gian giảng bài trên lớp, thay vào đó, giáo viên và sinh viên có nhiều thời gian thảo

luận và luyện tập thông qua làm nhiều bài tập thực hành hơn. Thứ hai, sinh viên

có cơ hội cá nhân hóa việc học tập của mình. Và sinh viên sẽ có nhiều lựa chọn

học tập hơn dựa những điều kiện sẵn có về thời gian, năng lực, và nhu cầu riêng.

Khi không thể đến lớp, sinh viên có thể xem lại các video bài giảng để không bỏ

lỡ nội dung học tập. Thứ ba, các video giảng bài tăng thêm lựa chọn sư phạm cho

giáo viên, và sinh viên có cơ hội tiếp cận kiến thức và yêu thích môn học. Trang

Panopto cũng khẳng định, việc xem các video bài giảng làm tăng hiệu quả học

tập. Khi xem video bài giảng, sinh viên tập trung hơn. Và do đó, sinh viên tiếp

thu kiến thức sâu hơn.

Kỷ yếu hội thảo Tạo video bài giảng với Powerpoint Microsoft Office 365 trang 1

Trang 1

Kỷ yếu hội thảo Tạo video bài giảng với Powerpoint Microsoft Office 365 trang 2

Trang 2

Kỷ yếu hội thảo Tạo video bài giảng với Powerpoint Microsoft Office 365 trang 3

Trang 3

Kỷ yếu hội thảo Tạo video bài giảng với Powerpoint Microsoft Office 365 trang 4

Trang 4

Kỷ yếu hội thảo Tạo video bài giảng với Powerpoint Microsoft Office 365 trang 5

Trang 5

Kỷ yếu hội thảo Tạo video bài giảng với Powerpoint Microsoft Office 365 trang 6

Trang 6

Kỷ yếu hội thảo Tạo video bài giảng với Powerpoint Microsoft Office 365 trang 7

Trang 7

Kỷ yếu hội thảo Tạo video bài giảng với Powerpoint Microsoft Office 365 trang 8

Trang 8

Kỷ yếu hội thảo Tạo video bài giảng với Powerpoint Microsoft Office 365 trang 9

Trang 9

Kỷ yếu hội thảo Tạo video bài giảng với Powerpoint Microsoft Office 365 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 9600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kỷ yếu hội thảo Tạo video bài giảng với Powerpoint Microsoft Office 365", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỷ yếu hội thảo Tạo video bài giảng với Powerpoint Microsoft Office 365

Kỷ yếu hội thảo Tạo video bài giảng với Powerpoint Microsoft Office 365
 
Visual Effects (hiệu ứng); Pictures and other media (Hình ảnh); và Digital ink 
(mực kỹ thuật số). Cụ thể các bản cập nhật như sau: 
 ● Hiệu ứng Morph (Morph transition) làm cho các slides chuyển cảnh sinh 
 động 
 ● Tính năng Zoom giúp phóng to hình ảnh trình chiếu 
 ● Text Highlighter hỗ trợ tô màu câu chữ và các nội dung cần nhấn mạnh. 
 ● Các mô hình 3D (3D models) chuyển động 360 độ làm tăng tính trực quan. 
 ● Xóa bỏ phần phông nền không cần thiết trên ảnh một cách dễ dàng. 
 ● Vẽ hoặc viết với bút và mực kỹ (Digital ink and pen) đa dạng cách trình 
 bày nội dung bài giảng. 
 ● Design Ideas - gợi ý các thiết kế đa dạng cho từng slide. 
 ● Tính năng Recording cung cấp giải pháp tạo video bài giảng hoặc ghi âm 
 lại bài giảng dựa trên các slides nội dung đã tạo sẵn. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN I: BÁO CÁO TOÀN VĂN 4 
 Như vậy, với những tính năng mới trên đây, Microsoft giúp các nhà giáo 
dục có thêm rất nhiều lựa chọn để đổi mới, đa dạng hóa và hoàn thiện các nội 
dung giảng dạy khi soạn bài trên PowerPoint. 
2.2. Thao tác thực hiện tạo Video bài giảng trên PowerPoint Office 365 
 Sau khi hoàn thiện các nội dung giảng dạy trình bày trên PowerPoint, giáo 
viên có thể tạo video bài giảng với 5 bước được mô tả và chú thích như sau: 
 Bước 1: Vào “Slide Show” hoặc “Recording” trên PowerPoint 
Hình 1: Nhãn “Slide Show” 
 Bước 2: Chọn “Record Slide Show” 
Hình 2: Nhãn “Slide Show” 
Record from Current Slide: ghi hình từ slide hiện tại 
Record from Beginning: ghi hình từ đầu 
Clear là lệnh xóa lời thuyết minh hoặc tính giờ. 
 Bước 3: Chọn “Record from Beginning” (hoặc Record from Current Slide) 
Giao diện chính của chức năng ghi hình xuất hiện với các lệnh thực hiện ghi hình. 
Phía trên cùng bên trái có 3 lệnh: Record (bắt đầu ghi hình), Stop (dừng lại, và 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN I: BÁO CÁO TOÀN VĂN 5 
Replay (xem lại). Phía trên cùng góc phải có mục Setting (cài đặt webcam và 
micro) và Clear (có 2 lựa chọn: xóa phần ghi hình trên Slide hiện tại và xóa phần 
ghi hình trên tất cả slides). Phía dưới cùng bên trái có thông số về thời gian chạy 
và số slide. Phía dưới cùng bên phải có phần tùy chỉnh bật/tắt với micro và 
webcam. Phía dưới ở giữa có các công cụ hỗ trợ trình bày (viết, vẽ, tẩy xóa, hoặc 
tô đậm) trong khi trình chiếu với các lựa chọn màu khác nhau. 
Hình 4: Giao diện ghi hình 
 Bước 5: Vào File, chọn “Export” để xuất và lưu video bài giảng. 
2.3. Mô hình TPACK 
 TPACK là khung lý thuyết phổ biến được cách nhà giáo dục áp dụng khi 
ứng dụng công nghệ thông thông tin vào quá trình giảng dạy. Mô hình TPACK 
(Koehler and Mishra, 2009) kết hợp 3 yếu tố (1) Kiến thức về công nghệ - 
Technological Knowledge, (2) Kiến thức sư phạm - Pedagogical Knowledge, và 
(3) Kiến thức về nội dung giảng dạy - Content Knowledge. Để dạy học hiệu quả 
với các công cụ công nghệ, giáo viên cần kết hợp hài hòa ba yếu tố trên. 
 Trong nghiên cứu này, Technological Knowledge chính là PowerPoint 
Office 356 như là công cụ công nghệ được áp dụng để tạo video bài giảng; Content 
Knowledge bao gồm các nội dung kiến thức về các chủ điểm ngữ pháp trong học 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN I: BÁO CÁO TOÀN VĂN 6 
phần tiếng Anh 3; và Pedagogical Knowledge là cách thức truyền tải và sử dụng 
các video trong quá trình giảng dạy. 
Hình 5: Mô hình TPACK 
2.4. Ứng dụng các video bài giảng các chủ điểm Ngữ pháp vào giảng dạy 
2.4.1. Bối cảnh nghiên cứu 
 Học phần tiếng Anh 3 là học phần bắt buộc với các sinh viên chính quy tại 
trường Đại học Hoa Lư với 4 tín chỉ được giảng dạy trong 15 tuần. Lịch trình 
giảng dạy mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 2 tiết. 
 Giáo trình được sử dụng là bộ New English File Intermediate Level của nhà 
xuất bản Oxford. Ngữ pháp là một trong ba khối kiến thức lớn trình bày trong bộ 
sách. Tổng số có 21 chủ điểm Ngữ pháp gắn liền với các nội dung học tập trong 
mỗi phần của mỗi bài (unit) được tóm lược và trình bày trong phần Grammar 
Bank. 
 Nghiên cứu được thực hiện trên lớp số 5 học phần tiếng Anh 3 với 31 sinh 
viên chính quy từ các chuyên ngành khác nhau. Lớp học tại phòng máy số 2 với 
40 máy tính có kết nối internet và có tai nghe (headphones). 
2.4.2. Các bước dựng video bài giảng 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN I: BÁO CÁO TOÀN VĂN 7 
 Mỗi video bài giảng được thực hiện theo các bước như sau: 
 1. Nghiên cứu các chủ điểm ngữ pháp trong Grammar Bank 
 2. Lựa chọn, tùy chỉnh, sắp xếp nội dung và ví dụ. 
 3. Trình bày các nội dung trên slides 
 4. Ghi hình (Record) 
 5. Xem lại và edit. 
 6. Xuất và lưu video 
Trong đó, hình thức trình bày trên các slides theo thứ tự như sau: 
 1. Lấy ví dụ: Tác giả giới thiệu một số câu tiếng Anh có sử dụng hiện tượng 
 ngữ pháp được dạy. Tác giả đọc và dịch sang tiếng Việt. Sau đó, tác giả chỉ 
 ra điểm chung về ngữ pháp trong các câu. 
 2. Vào các nội dung chính: Tác giả trình bày và giải thích các nội dung liên 
 hệ với các ví dụ trước đó và bổ sung thêm ví dụ. 
 3. Tóm tắt và kết: Tác giả tổng kết lại các ý chính đã trình bày và kết thúc. 
2.4.3. Kết quả sử dụng các video 
 Tổng số video đã được tạo là 28 video trình bày đầy đủ 21 phần Ngữ pháp 
trong chương trình học. Thời lượng các video dao động từ 7-13 phút. Các video 
được gửi cho sinh viên hàng theo đúng phân phối chương trình của đề cương chi 
tiết. Mỗi video kèm theo một bài tập yêu cầu xem video và viết tóm tắt lại các nội 
dung chủ yếu trong bài kèm theo ví dụ. Sau đó, sinh viên gửi trả bài cho giảng 
viên. Giảng viên chấm bài, gửi lại kết quả và phản hồi cho sinh viên. 
 Sau 1 học kỳ áp dụng, 10 video đã được thực hiện như một phần bài giảng 
trên lớp. 18 video còn lại được sử dụng như nguồn học liệu tự học ngoài thời gian 
học chính thức trên lớp. Điều này giúp giảng viên tiết kiệm được khoảng 540 phút 
(tương đương khoảng 9 giờ) giảng các chủ điểm ngữ pháp trên lớp. Thay vào đó, 
giảng viên và sinh viên có nhiều thời gian hơn dành cho thảo luận, trao đổi và 
luyện tập và thực hành. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN I: BÁO CÁO TOÀN VĂN 8 
 Kết quả trả bài cũng ghi nhận, sinh viên đã xem hết các video và hoàn thành 
phần câu hỏi kiểm tra nội dung kèm theo. Đa phần sinh viên làm đúng yêu cầu 
ghi lại các nội dung trong bài và có kèm ví dụ minh họa. Một số sinh viên dùng 
luôn ví dụ trong video. Nhưng một số khác lại lấy ví dụ không có trong video. 
2.4.4. Khảo sát ý kiến đánh giá của sinh viên cuối khóa 
 Để lấy ý kiến đánh giá của sinh viên, tác giả sử dụng 5 câu hỏi về 2 khía 
cạnh chủ yếu là (1) đánh giá các video và (2) đánh giá cách ứng dụng các video. 
Bảng câu hỏi sử dụng Google Forms và dữ liệu thu thập được phân tích theo nhóm 
nội dung với những từ khóa nổi bật. 
 Câu 1: Em đánh giá thế nào về cách trình bày các nội dung trong mỗi video? 
(Gợi ý: Em thích hay không thích? Tại sao? Em thấy dễ hiểu hay khó hiểu? Em 
có gợi ý thêm gì không?) 
 Câu 2: Em đánh giá như thế nào về các hiệu ứng và kỹ thuật sử dụng trong 
video (phông chữ, bôi màu tô đậm, phông nền, ...)? 
(Gợi ý: Em thấy đẹp hay không đẹp, bắt mắt hay đơn điệu, sinh động hay nhàm 
chán? Em có gợi ý thêm gì không?) 
 Câu 3: Theo em, thời lượng mỗi video bao lâu là hợp lý? 
A 1-5 phút B 6-10 phút C 11-15 phút D Trên 15 phút 
 Câu 4: Các video được sử dụng theo các bước (1) gửi cho sinh viên, (2) 
sinh viên xem, (3) sinh viên trả lời câu hỏi về các nội dung đã xem và lấy ví dụ, 
(4) sinh viên trả bài cho giáo viên. Em đánh giá thế nào về các bước thực hiện 
này? 
(Gợi ý: Em thấy em thích hay không thích? Tại sao?Em có thấy cách làm này hợp 
lý không? Em có thấy hiệu quả trong việc học không? Em có đề xuất gì khác 
không?) 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN I: BÁO CÁO TOÀN VĂN 9 
 Câu 5: Em còn ý kiến bổ sung nào khác không? 
2.4.5. Kết quả khảo sát 
 Tất cả sinh viên (31/31) đã trả lời các câu hỏi khảo sát. Tổng quan, hầu hết 
sinh viên đã phản hồi những ý kiến tích cực đối với các video và cách thức ứng 
dụng các video này vào quá trình học. 
 Câu hỏi số 1: Đánh giá về cách trình bày các nội dung trên mỗi video: 
27 phản hồi khẳng định “dễ hiểu”; 15 phản hồi “thích” video, trong đó 8 phản hồi 
viết “rất thích”, 2 ý kiến “hài lòng” và 1 viết “hứng thú”; một số mô tả “hợp lý”, 
“xúc tích”, “ngắn gọn”, “đầy đủ”, “dễ tiếp cận”, “hiệu quả”. 
 Câu hỏi số 2: Đánh giá về hiệu ứng và kỹ thuật trong các video: 
Nhiều phản hồi đa chiều ghi nhận từ sinh viên: có 18 phản hồi đánh giá “thích” 
các kỹ thuật và hiệu ứng dùng trong các video kèm theo những đánh giá tích cực 
như “dễ nhìn”, “bắt mắt”, “dễ nhận biết nội dung”, “hợp mắt”, “đẹp mắt”, “đa 
dạng”, “hài hòa”, “gây hứng thú”, “được”, “OK”, “không có ý kiến gì thêm”, “ổn 
rồi” 
Tuy nhiên những ý kiến cho rằng “phông chữ hơi nhỏ”, “nền video nào cũng giống 
nhau nên hơi nhàm chán”, “màu hơi khó nhìn”, “hiệu ứng ít màu sắc” “đa phần 
màu tối”. 
 Câu hỏi số 3: Đánh giá về thời lượng video. 
Đa phần sinh viên đều cho rằng các video dưới 10 phút là hợp lý. Cụ thể: 67,7% 
lựa chọn thời lượng 6-10 phút/video; 22,6% chọn 1-5 phút/video. 
 Câu hỏi số 4: Đánh giá cách sử dụng các video 
Tất cả sinh viên đánh giá cao cách sử dụng các video vào việc chương trình học. 
Rất nhiều các phản hồi khẳng định yêu thích các video chúng “hữu ích”, “logic”, 
“hợp lý”, “tạo nên hiệu quả học tập cao”, “dễ nhớ”, “dễ hiểu bài”. Có ý kiến cho 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN I: BÁO CÁO TOÀN VĂN 10 
rằng “nếu chỉ xem, nghe, và viết thì sẽ làm cho sinh viên lười tìm tòi” và đề xuất 
giảng viên nên bổ sung thêm câu hỏi so sánh với nguồn tài liệu khác để sinh viên 
sáng tạo hơn. Cũng có phản hồi trình bày rằng “về lâu dài sẽ nhàm chán chỉ ghi 
hết tất cả những gì thầy cho, làm theo hình thức chống đối”. 
 Câu hỏi số 5: Ý kiến bổ sung 
Chỉ có 20 phản hồi ý kiến bổ sung ý kiến. Trong đó có một số đề xuất nổi bật như: 
giọng giảng viên trong các video nên to hơn một chút, chèn thêm hình ảnh, để 
phông chữ to hơn, bổ sung thêm bài tập thực hành sau mỗi video, thêm nhiều các 
video về các chủ đề khác nữa. 
3. KẾT LUẬN 
 Phần trình bày kết quả nghiên cứu trên dẫn tới kết luận quan trọng cho hai 
câu hỏi nghiên cứu như sau: 
 Thứ nhất, kết cho thấy việc tạo các video bài giảng các chủ điểm Ngữ pháp 
và ứng dụng vào quá trình giảng dạy học phần tiếng Anh 3 đã giúp giảng viên tìm 
ra được phương án giải quyết các khó khăn gặp phải. Đó là cân đối được thời gian 
giảng dạy trên lớp theo hướng hiệu quả và hợp lý hơn. Giảng viên có thêm thời 
gian khi đứng lớp để cùng sinh viên thực hành và trao đổi kỹ hơn. Không gian lớp 
học cũng trở nên sinh động hơn khi được bổ sung thêm một cách truyền đạt kiến 
thức mới hơn so với phương pháp đứng lớp truyền thống. Từ đó thu hút sinh viên 
chú ý và quan tâm tới môn học nhiều hơn. Như vậy, kết luận này cũng phần nào 
trùng khớp với những ý kiến khẳng định trước đó trong nghiên cứu của Basal 
(2015) và trang Panopto. 
 Thứ 2, ý kiến đánh giá của sinh viên trong khảo sát cũng thể hiện rằng các 
video và quy trình áp dụng các video này vào giảng dạy được sinh viên tiếp nhận 
rất tích cực. Sinh viên bày tỏ thái độ rất hài lòng với các video, và cho rằng cách 
thức ứng dụng các video mang lại những hiệu quả cụ thể trong học tập như hiểu 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN I: BÁO CÁO TOÀN VĂN 11 
bài dễ dàng hơn và dễ nhớ hơn. Điều này giúp khẳng định các bước thực hiện tạo 
và ứng dụng các video giảng bài mang lại lợi ích thiết thực. 
 Như vậy, có thể thấy thành công trong việc ứng dụng các dụng video bài 
giảng các chủ điểm Ngữ pháp trong chương trình tiếng Anh 3 cho sinh viên tại 
trường Đại học gợi mở những điểm thảo luận quan trọng sau đây: 
 1. Ứng dụng công nghệ thông tin có thể là hướng đi hiệu quả trong việc nâng 
 cao chất lượng giảng dạy tại trường Đại học Hoa Lư. Đặc biệt, đối với các 
 học phần có nhiều nội dung lý thuyết nhiều, giảng viên có thể áp dụng cách 
 làm như trong nghiên cứu này để có thêm thời lượng trên lớp cho sinh viên 
 thảo luận và trao đổi. 
 2. Khó khăn thách thức nảy sinh trong quá trình giảng dạy là cơ hội tốt thúc 
 đẩy giáo viên phát triển chuyên môn của mình ngày một tốt hơn. Trăn trở 
 suy tư về lớp học, về sinh viên, về sư phạm sẽ làm nguồn động lực cho giáo 
 viên tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo những cách thức tiếp cận và phương 
 pháp sư phạm mới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Acedo, M. (2019, January 28). 10 Pros and Cons Of A Flipped Classroom - 
 TeachThought. Retrieved October 28, 2019, from 
 https://www.teachthought.com/learning/10-pros-cons-flipped-classroom/ 
[2]. Basal, A. (2015). The Implementation of A Flipped Classroom In Foreign 
 Language Teaching. Turkish Online Journal of Distance Education-
 TOJDE, 16(4), 28-37. 
[3]. Koehler, M. J., & Mishra, P. (2009). What is technological pedagogical 
 content knowledge? Contemporary Issues in Technology and Teacher 
 Education, 9(1), 60-70. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN I: BÁO CÁO TOÀN VĂN 12 
[4]. Microsoft (2014, May 6). Meet Office Mix - Microsoft 365 Blog. Retrieved 
 October 28, 2019, from https://www.microsoft.com/en-us/microsoft-
 365/blog/2014/05/06/meet-office-mix/ 
[5]. Panopto (2018, January 19). The (Flipped) Classroom of the 21st Century - 
 5 Key Benefits. Retrieved October 28, 2019, from 
 https://www.panopto.com/blog/the-classroom-of-the-21st-century/ 
[6]. Roger, M. (2018). The TPACK Framework Explained Retrieved October 
 29, 2019, from https://www.schoology.com/blog/tpack-framework-
 explained 
[7]. Sheninger, E. & Kieschnick, W. (2018). Integrating Technology into 
 Instructional Practice. Available from 
PHỤ LỤC 
Đường Link các video và dữ liệu thống kê sử dụng trong nghiên cứu 
https://drive.google.com/drive/folders/1SLTD58bRxsxyF_OGQjN_4-
1Bg31lw4HI?usp=sharing 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 

File đính kèm:

  • pdfky_yeu_hoi_thao_tao_video_bai_giang_voi_powerpoint_microsoft.pdf