Kỹ năng soạn thảo hợp đồng dân sư, lao động, kinh tế, thương mại

Hợp đồng dân sự: Sự thỏa thuận xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền

và nghĩa vụ trong mua bán, thuê, mượn, vay, tặng cho tài sản. Thỏa

thuận làm hay không làm một dịch vụ cụ thể. Nhằm đáp ứng nhu cầu

giao kết giữa 2 bên hoặc nhiều bên.

A. CÁC YÊU CẦU CỦA VIỆC SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG:

I. Soạn thảo hợp đồng dân sự:

1. Khái niệm về Hợp đồng dân sự:

- Sự thỏa thuận xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ

trong mua bán, thuê, mượn, vay, tặng cho tài sản.

- Thỏa thuận làm hay không làm một dịch vụ cụ thể.

- Nhằm đáp ứng nhu cầu giao kết giữa 2 bên hoặc nhiều bên

Kỹ năng soạn thảo hợp đồng dân sư, lao động, kinh tế, thương mại trang 1

Trang 1

Kỹ năng soạn thảo hợp đồng dân sư, lao động, kinh tế, thương mại trang 2

Trang 2

Kỹ năng soạn thảo hợp đồng dân sư, lao động, kinh tế, thương mại trang 3

Trang 3

Kỹ năng soạn thảo hợp đồng dân sư, lao động, kinh tế, thương mại trang 4

Trang 4

Kỹ năng soạn thảo hợp đồng dân sư, lao động, kinh tế, thương mại trang 5

Trang 5

Kỹ năng soạn thảo hợp đồng dân sư, lao động, kinh tế, thương mại trang 6

Trang 6

Kỹ năng soạn thảo hợp đồng dân sư, lao động, kinh tế, thương mại trang 7

Trang 7

Kỹ năng soạn thảo hợp đồng dân sư, lao động, kinh tế, thương mại trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 10220
Bạn đang xem tài liệu "Kỹ năng soạn thảo hợp đồng dân sư, lao động, kinh tế, thương mại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỹ năng soạn thảo hợp đồng dân sư, lao động, kinh tế, thương mại

Kỹ năng soạn thảo hợp đồng dân sư, lao động, kinh tế, thương mại
 Kỹ năng soạn thảo hợp đồng dân sư, lao động, kinh tế, thương mại 
Hợp đồng dân sự: Sự thỏa thuận xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền 
và nghĩa vụ trong mua bán, thuê, mượn, vay, tặng cho tài sản. Thỏa 
thuận làm hay không làm một dịch vụ cụ thể. Nhằm đáp ứng nhu cầu 
giao kết giữa 2 bên hoặc nhiều bên. 
A. CÁC YÊU CẦU CỦA VIỆC SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG: 
I. Soạn thảo hợp đồng dân sự: 
 1. Khái niệm về Hợp đồng dân sự: 
 - Sự thỏa thuận xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ 
 trong mua bán, thuê, mượn, vay, tặng cho tài sản. 
 - Thỏa thuận làm hay không làm một dịch vụ cụ thể. 
 - Nhằm đáp ứng nhu cầu giao kết giữa 2 bên hoặc nhiều bên. 
 2. Yêu cầu nội dung của văn bản hợp đồng dân sự (7 nội dung chính): 
 - Đối tượng (tài sản, công việc, dịch vụ). 
 - Số lượng, chất lượng. 
 - Giá cả, phương thức thanh toán. 
 - Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện HĐ. 
 - Quyền và nghĩa vụ các bên. 
 - Trách nhiệm do vi phạm HĐ. 
 - Giải quyết tranh chấp. 
 3. Yêu cầu về hình thức của văn bản HĐ dân sự: 
 - Có thể giao kết bằng lời nói (ở chợ), bằng văn bản (HĐ bảo hiểm) 
 hoặc bằng hành vi cụ thể (đi mua hàng ở siêu thị). 
 - Bằng văn bản có thể có một số ràng buộc nhất định. 
II. Soạn thảo HĐ kinh tế, thương mại: 
 1. Khái niệm về Hợp đồng kinh tế (HĐKT): 
 - Hàng hóa, dịch vụ. 
 - Các bên mua bán. 
 2. Yêu cầu về nội dung của văn bản HĐKT: 7 nội dung 
 - Tên hàng hóa, dịch vụ. 
 - Số lượng. 
 - Qui cách, chất lượng. 
 - Giá cả, phương thức thanh toán. 
 - Địa điểm, thời gian giao hàng, thực hiện dịch vụ. 
 - Trách nhiệm về vi phạm, các trường hợp miễn giảm trách nhiệm. 
 - Giải quyết tranh chấp. 
 3. Hình thức của văn bản HĐKT: HĐ chính thức hoặc thể hiện qua 
 chào hàng, chào dịch vụ và phản hồi bằng fax, telex, email v.v 
III. Soạn thảo Hợp đồng lao động (HĐLĐ): (Điều chỉnh bởi Luật Lao 
động). 
 1. Khái niệm về HĐLĐ: Thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và 
 người lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và 
 nghĩa vụ các bên. 
 2. Các loại HĐLĐ: 
 - HĐLĐ không xác định thời gian. 
 - HĐLĐ xác định thời hạn từ 1 năm đến 3 năm. 
 - HĐLD theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định (dưới 1 năm). 
 3. Yêu cầu về nội dung của văn bản HĐLĐ: 
 - Thời hạn và công việc HĐ. 
 - Chế độ làm việc. 
 - Quyền và nghĩa vụ của NLĐ. 
 - Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ. 
 - Điều khỏa thi hành. 
 4. Yêu cầu về hình thức văn bản HĐLĐ: 
 Phải thực hiện bằng văn bản. 
 Chỉ giao kết bằng miệng về HĐ tạm thời, giúp việc nhà, nuôi bệnh. 
B. CÁC BƯỚC SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG: 
I. Xác định yêu cầu của các bên trong HĐ. 
 1. Xác định các bên tham gia quan hệ HĐ (cá nhân hay pháp nhân). 
 2. Từ đó xác định tính chất của HĐ (dân sự, kinh tế hay lao động). 
 3. Xác định đối tượng HĐ: 
 - Đối tượng tài sản, hàng hóa, dịch vụ. 
 - Vật chất hay tinh thần. 
 4. Xác định mục tiêu kinh tế mà các bên hướng đến. 
 - Lợi ích của mỗi bên. 
 - Quan hệ hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ. 
 - Hiệu quả của HĐ. 
 5. Xác định bối cảnh thực hiện HĐ: 
 - Các điều kiện cụ thể. 
 - Tính khả thi của HĐ. 
 - Trường hợp bất khả kháng đưa đến miễn giảm trách nhiệm các bên. 
II. Xác định thống nhất các bên về tính chất HĐ: 
 1. Dân sự, kinh tế hay lao động. 
 2. Tên gọi cụ thể của HĐ (HĐ thuê nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng 
 đất hay HĐ mua bán, gia công). 
III. Tìm luật áp dụng và các phương tiện trợ giúp: 
 1. Xác định luật điều chỉnh (dân sự, thương mại, lao động, ngân hàng, xây 
 dựng v.v) 
 2. Sử dụng phương tiện trợ giúp (các loại mẫu HĐ). 
IV. Xây dựng dự thảo HĐ: 
 1. Cơ cấu nội dung dự thảo HĐ: 
 - Phần mở đầu. 
 - Các nội dung cụ thể của từng loại HĐ. 
 - Khi cần thiết định nghĩa các từ ngữ chuyên môn. 
2. Các vấn đề cần lưu ý chặt chẽ trong quan hệ HĐ: 
 - Quyền và nghĩa vụ. 
 - Thời hiệu HĐ. 
 - Hiệu lực về lãnh thổ (địa điểm thực hiện). 
 - Thời điểm thực hiện. 
 - Các hình thức chế tài về vi phạm. 
 - Các trường hợp giảm, miễn trách nhiệm. 
3. Việc chấm dứt quan hệ HĐ: 
 - Các lý do và điều kiện cho phép chấm dứt HĐ. 
 - Các hệ quả pháp lý về chấm dứt HĐ. 
 - Dự kiến tình huống gia hạn, kéo dài HĐ 
4. Phần kết thúc HĐ 
 Kỹ năng nói chuyện trước công chúng 
Nói chuyện trước công chúng (public speaking) là một kỹ năng rất tốt 
cho một số nghề, đặc biệt là nghề Luật Sư của chúng ta. Nó có thể giúp 
chúng ta rất nhiều trong những công việc liên hệ đến nhiều người, và 
trong một số công việc thì đó là kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên, nếu chúng 
ta chưa từng nói trước đám đông, thì cũng thực là khó, phải không các 
bạn? Hôm nay mình sẽ nói về kỹ năng này một tí, đặc biệt là cho các bạn 
chưa quen việc này. 
Nếu bạn phải nói chuyện trước một đám người là run lẩy bẩy, và quên hết 
ngôn ngữ, nói không ra tiếng, thì cũng không sao. Đó chỉ là phản ứng tự 
nhiên thôi. Khi ta sợ, adrenaline bơm vào máu rất mạnh và sinh ra đủ loại 
phản ứng tâm sinh l ý, cũng như nhiều người thấy trộm vào nhà thì đơ lưỡi. 
Chỉ cần luyện tập một thời gian thì quen thôi. 
Trước hết, hãy ghi nhớ một vài qui luật căn bản này nhé: 
1. Càng quen thì càng dễ nói. Nếu mình biết và hiểu đa số khán giả, thì dễ 
hơn là nói với một nhóm khán giả lạ hoắc. Nếu mình quen thuộc với chỗ 
mình nói (hội trường, phòng họp, v.v) thì càng dễ nói. 
2. Càng nắm vững vấn đề thì càng dễ nói. Nếu mình đã làm khoảng vài 
ngàn cái bánh xèo rồi, thì nói về bánh xèo dễ hơn là mới làm chỉ 2 cái trong 
đời và phần còn lại là chỉ đọc trên Internet . 
3. Môi trường càng thoải mái thì càng dễ nói. Nếu căn phòng nóng quá, 
lạnh quá, ồn quá, hay ánh sáng của đèn quay phim cứ rọi thẳng vào mắt 
mình, thì làm cho công việc mình khó khăn hơn nhiều. 
4. “Nói trước công chúng” không phải là “đọc trước công chúng.” 
Bây giờ bạn bắt đầu thực tập nhé. 
Thực tập hiệu quả là phải có một nhóm bạn tập chung với mình, như vậy thì 
mới có “đám đông” để thực tập. Cho nên nếu vài bạn thành lập một Public 
Speaking Club cũng là việc nên khởi đầu. 
• Các buổi đầu tiên nên rất dễ dàng, và chỉ nên nói về những gì có sẵn trong 
đầu thôi. Ví dụ: Mọi người ngồi vòng tròn, rồi thay phiên nhau mỗi người nói 
về những việc đã làm trong ngày chủ nhật vừa qua. 
• Đến mức cao hơn, thì đứng cao hơn khán giả, và xa khán giả, nhưng sau 
một cái bục, hay cái bàn nhỏ, để mình không bị thừa thải tay chân. Nói về 
vấn đề nào đó đòi hỏi một tí chuẩn bị và sắp xếp, như dạy mọi người làm 
bánh xèo, hay trình bày trận Điện Biên Phủ. 
Lúc này bạn sẽ cần một vài “ghi chú” để nhớ mọi chi tiết phải nói. Các ghi 
chú này chỉ nên viết rất sơ sài, như một dàn bài nhỏ. Lúc nói mang theo cây 
bút và dàn bài, nói xong mục nào dùng cây bút đánh dấu mục đó. 
• Một cách thực tập khác cũng dễ và hay là nói về những tấm hình bạn chụp. 
Nếu có máy projector rọi hình lên tường, bạn cầm cây thước chỉ và giải thích 
về các tấm hình cho mọi người. 
• Tập “phát âm với hùng lực”: Viết một câu ngắn, đứng xa khán giả khoảng 
mười mấy hai chục thước, và đọc câu đó rất to để mọi người đều có thể nghe 
rõ được. 
Cứ tập như vậy thì cũng phải tốn một mớ thời gian rồi. Còn nhiều kỹ thuật và 
nghệ thuật khác, chúng ta sẽ trao đổi từ từ. 

File đính kèm:

  • pdfky_nang_soan_thao_hop_dong_dan_su_lao_dong_kinh_te_thuong_ma.pdf