Kinh tế chia sẻ và quyền tự do kinh doanh

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 dẫn đến sự ra đời của những

ngành nghề kinh doanh mới dựa trên nền tảng kỹ thuật số theo mô hình

kinh tế chia sẻ. Đây là những ngành nghề kinh doanh được đánh giá là

có nhiều tiềm năng để phát triển tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, trên

thực tế, các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề mới này còn gặp

phải nhiều khó khăn do sự hạn chế, bất cập của khung pháp lý hiện hành.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích việc hiện thực hóa

quyền tự do kinh doanh trong mô hình kinh tế chia sẻ, qua đó góp phần

thúc đẩy phát triển mô hình này ở Việt Nam.

Kinh tế chia sẻ và quyền tự do kinh doanh trang 1

Trang 1

Kinh tế chia sẻ và quyền tự do kinh doanh trang 2

Trang 2

Kinh tế chia sẻ và quyền tự do kinh doanh trang 3

Trang 3

Kinh tế chia sẻ và quyền tự do kinh doanh trang 4

Trang 4

Kinh tế chia sẻ và quyền tự do kinh doanh trang 5

Trang 5

Kinh tế chia sẻ và quyền tự do kinh doanh trang 6

Trang 6

Kinh tế chia sẻ và quyền tự do kinh doanh trang 7

Trang 7

Kinh tế chia sẻ và quyền tự do kinh doanh trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 3340
Bạn đang xem tài liệu "Kinh tế chia sẻ và quyền tự do kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kinh tế chia sẻ và quyền tự do kinh doanh

Kinh tế chia sẻ và quyền tự do kinh doanh
 khung 
thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các 
công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh 
doanh mới hình thành từ Cuộc cách mạng 
công nghiệp lần thứ tư. Quy định rõ phạm vi 
không gian và thời gian thử nghiệm. Nghiên 
cứu, xây dựng các khu thử nghiệm dành cho 
doanh nghiệp công nghệ theo mô hình tiên 
tiến của thế giới. Thực hiện định danh, công 
nhận, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy 
chuẩn đối với các sản phẩm, công nghệ, mô 
hình kinh doanh mới12.
2.	 Thực	 hiện	 quyền	 tự	 do	 kinh	 doanh	
trong	nền	kinh	tế	chia	sẻ
Hiến pháp năm 2013 và các văn bản quy 
phạm pháp luật Việt Nam đã quy định khá 
chi tiết về quyền tự do kinh doanh13, đồng 
thời thị trường Việt Nam cũng được đánh giá 
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
16 Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021
là khá tiềm năng để phát triển nền kinh tế 
chia sẻ. Tuy nhiên, trong nền kinh tế chia sẻ, 
việc hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh 
gặp phải một số vấn đề sau đây:
Một là, giữa “ghi nhận” quyền tự do 
kinh doanh và “bảo đảm thực thi” quyền 
này trên thực tế vẫn còn tồn tại khoảng cách.
- Quyền tự do lựa chọn ngành nghề 
kinh doanh: Về lý thuyết, công dân được 
chọn kinh doanh các ngành nghề mà pháp 
luật không cấm. Tuy nhiên, thực tiễn thi 
hành pháp luật cho thấy, nguyên tắc này 
không phải khi nào cũng được thực thi. Đặc 
biệt, trong nền kinh tế chia sẻ, những ngành 
nghề kinh doanh mới (không quen thuộc 
với cơ quan quản lý nhà nước) thì người dân 
gặp khó khăn khi đăng ký thành lập doanh 
nghiệp kinh doanh những ngành nghề này. 
Do một số loại hình không nằm trong danh 
mục ngành nghề kinh doanh hoặc chưa xác 
định được ngành nghề kinh doanh, việc cấp 
giấy phép hoạt động đối với doanh nghiệp 
hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ còn 
vướng mắc, gây ra nhiều tranh luận về việc 
có nên hay không bổ sung các quy định của 
pháp luật về kinh tế chia sẻ. Trên thực tế, 
các mô hình kinh doanh mới được đăng 
ký vào ngành “dịch vụ khác” hoặc có thể 
sẽ không được đăng ký kinh doanh. Ví dụ, 
ngành nghề kinh doanh liên quan đến những 
ứng dụng của Cuộc cách mạng công nghiệp 
lần thứ tư như “tiền mã hóa”, “dịch vụ cho 
vay ngang hàng” vẫn chưa đăng ký kinh 
doanh ở Việt Nam.
Nhìn sang các nước trong khu vực, ví 
dụ Singapore, từ tháng 5/2016, Văn phòng 
Quỹ Nghiên cứu quốc gia Singapore về 
Fintech được thành lập để phục vụ toàn 
diện cho mọi vấn đề liên quan đến Fintech, 
14. Xem thêm TS. Chu Thị Hoa & Onpun (2019), Sandbox: Cơ chế thử nghiệm áp dụng trong phạm vi hạn 
chế - kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, 2019, Số 15 (391), 
tr. 58-64. 
thúc đẩy Singapore trở thành trung tâm 
Fintech của khu vực và thế giới. Tháng 
12/2016, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) 
đã ban hành Sandbox (Khung pháp lý thử 
nghiệm trong phạm vi hạn chế) cho phép 
các tổ chức tài chính cũng như phi tài chính 
được trải nghiệm các giải pháp Fintech 
trong môi trường thực tiễn có kiểm soát14. 
Ở Việt Nam, Quyết định số 999/QĐ-TTg 
ngày 12/8/2019 của Thủ tướng Chính 
phủ đã giao trách nhiệm cho các Bộ/Ban/
Ngành xây dựng và phát triển hệ sinh thái 
cho kinh doanh, đầu tư theo mô hình kinh 
tế chia sẻ, trong đó có nhiệm vụ xây dựng 
trình Chính phủ ban hành Sandbox cho các 
ngành nghề kinh doanh mới trong nền kinh 
tế chia sẻ. Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 
11/2020, Sandbox do Ngân hàng Nhà nước 
soạn thảo (Nghị định về cơ chế thử nghiệm 
có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính 
(Fintech) trong hoạt động ngân hàng) vẫn 
đang trong quá trình lấy ý kiến về bộ hồ sơ 
lập đề nghị xây dựng Nghị định.
- Về Quyền tự do lựa chọn hình thức, 
cách thức huy động vốn: Về lý thuyết, cá 
nhân kinh doanh hay doanh nghiệp được 
tự do, chủ động quyết dịnh việc tăng vốn 
vay hay tăng vốn điều lệ; cách thức tăng 
vốn vay thông qua hợp đồng hay thông qua 
việc phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, các 
cách thức huy động vốn dành cho doanh 
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, kinh doanh 
theo mô hình kinh tế chia sẻ thì đang còn 
là khoảng trống. Một công ty khởi nghiệp 
sáng tạo nếu muốn huy động vốn qua các 
kênh thông thường, ví dụ như vay vốn ngân 
hàng sẽ rất khó thực hiện được. Vì vậy, 
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể 
cân nhắc các phương thức huy động vốn từ 
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021 17
các nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo 
hiểm, hay gọi vốn qua phát hành tiền điện 
tử (ICO), qua sàn giao dịch (IEO), qua 
phát hành các dịch vụ mã thông báo chứng 
khoán (STO),
Kể từ khi hoạt động ICO đầu tiên được 
thực hiện năm 2013, kênh huy động này 
đã giúp các startup huy động được hàng 
tỷ USD (riêng trong năm 2017 con số vốn 
huy động được thông qua ICO là hơn 4 tỷ 
USD15; tháng 8/2017, dự án Filecoin huy 
động được 252 triệu USD chỉ sau hơn 30 
phút mặc dù chỉ mở cửa cho các nhà đầu tư 
được chứng nhận, không mở cửa cho các 
nhà đầu tư đại trà, nhà đầu tư nhận được 
token Filecoin và sau đó có thể đổi sang 
các loại tiền tệ khác.16 Năm 2018 đã có 
1.253 đợt ICOs với số vốn huy động được 
khoảng 8 tỷ USD17). Nếu như trong hoạt 
động chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra 
công chúng - IPO (hoạt động thường được 
đem ra so sánh với ICO), công ty sẽ phát 
hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và 
các nhà đầu tư sẽ được quyền sở hữu cổ 
phiếu của công ty, thì trong ICO nhà đầu 
tư sẽ nhận về đồng tiền kỹ thuật số được 
phát hành dựa trên ứng dụng blockchain. 
Đồng tiền kỹ thuật số (hay còn gọi là tiền 
mã hóa) này cũng chính là loại tiền tệ được 
15. 10 vụ gọi vốn bằng tiền ảo lớn nhất năm 2017, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/10-vu-goi-von-
bang-tien-ao-lon-nhat-nam-2017-133974.html, truy cập ngày 03/2/2021.
16. Giải mã các vụ ICO - nơi 1 startup có thể gọi vốn trăm triệu USD chỉ trong 30 phút, 
ma-cac-vu-ico-noi-1-startup-co-the-goi-von-tram-trieu-usd-chi-trong-30-phut-20170913142246471.chn, truy 
cập ngày 03/2/2021.
17. IEO, ICO, STO và bây giờ là IDO – Đâu là cách gọi vốn cho các công ty Crypto vào năm 2019? https://
www.tapchibitcoin.vn/ieo-ico-sto-va-bay-gio-la-ido-dau-la-cach-goi-von-cho-cac-cong-ty-crypto-vao-
nam-2019.html, truy cập ngày 03/2/2021.
18. Tháng 8/2017, Ủy ban chứng khoán và hối đoái Hoa Kỳ đã thông báo hoạt động ICO nên được coi là hoạt 
động phát hành chứng khoán và do đó cần phải được kiểm soát chặt chẽ như hoạt động IPO. Riêng tại Singa-
pore, hoạt động ICO sẽ được chia thành 02 loại, nếu là phát hành xu token dưới dạng chứng khoán thì sẽ chịu 
sự điều chỉnh của pháp luật chứng khoán và quản lý ngoại hối; nếu là phát hành token tiện ích thì sẽ được hoạt 
động theo khung pháp lý thí điểm Sandbox.
19. TS. Chu Thị Hoa, Fundraising through new channels – opportunities and legal challenges, Vietnam Law 
& Legal forum Vol.26-No.303/2019, tr. 20-24.
sử dụng trong dự án mà nhà đầu tư tài trợ, 
đồng thời nó còn có thể được giao dịch 
như một loại tài sản đầu cơ mà nhà đầu 
tư thường hi vọng đồng tiền số sẽ tăng giá 
khi dự án thành công. Điểm khác biệt lớn 
thứ hai giữa ICO và IPO là trong khi IPO 
chịu sự kiểm soát tương đối chặt chẽ của 
Ủy ban chứng khoán thì sự kiểm soát dành 
cho ICO lại “lỏng lẻo” hơn18. Nếu trước 
khi IPO công ty phải công bố bản cáo bạch 
đã được kiểm toán thì các nhà phát hành 
trong ICO chỉ cần đưa ra “white paper” - 
bản báo cáo miêu tả tham vọng phát triển 
của dự án19.
Hiện này ở Việt Nam, các hình thức 
gọi vốn ICO, STO... hiện vẫn chưa được 
công nhận, trong khi đó, đây lại chính là 
những hình thức gọi vốn thông dụng đối với 
doanh nghiệp hoạt động theo mô hình kinh 
tế chia sẻ.
Hai là, tư duy quản không được hoặc 
chưa hiểu rõ thì “cấm” gây cản trở việc thực 
thi quyền tự do kinh doanh trong nền kinh 
tế chia sẻ.
Hiện nay, việc các cá nhân, tổ chức đầu 
tư, sở hữu các loại tiền mã hóa như là một 
loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì không 
được pháp luật bảo vệ. Trong khi Ngân 
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
18 Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021
hàng nhà nước khuyến cáo các tổ chức, 
cá nhân không nên đầu tư, nắm giữ, thực 
hiện các giao dịch liên quan đến các loại 
tiền mã hóa, đồng thời cấm các tổ chức tín 
dụng sử dụng các loại tiền mã hóa như một 
loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi 
cung ứng dịch vụ cho khách hàng, thì trên 
thị trường tự do, người dân vẫn mua bán, 
đầu tư các loại tiền mã hóa trên một số sàn 
giao dịch.
Trên thực tế, các hoạt động đầu tư, 
giao dịch, và huy động vốn bằng tiền ảo vẫn 
đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, mặc dù 
chưa có khung pháp lý điều chỉnh. Những 
hoạt động đầu tư này hoàn toàn nằm ngoài 
sự quản lý của cơ quan nhà nước. Điều này 
dẫn đến tình trạng một số cá nhân, tổ chức 
lợi dụng lỗ hổng về pháp lý, tính phức tạp 
về công nghệ và sự thiếu hiểu biết của công 
chúng để huy động vốn trái phép hoặc lừa 
đảo, chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại cho tổ 
chức, cá nhân và làm phức tạp thêm tình 
hình kinh tế - xã hội. Khi hàng loạt câu hỏi 
về việc khởi nghiệp trong lĩnh vực công 
nghệ, đầu tư, kinh doanh, quản lý tiền mã 
hóa vẫn còn bỏ ngỏ ở Việt Nam như hiện 
nay thì đây chính là mảnh đất màu mỡ để 
“rủi ro” len lỏi khắp ngõ ngách trong cuộc 
sống. Khoảng trống của pháp luật đã tạo 
ra “đất” để một số loại tội phạm thực hiện 
các giao dịch phi pháp... qua các hình thức 
kinh doanh, gọi vốn, mua bán tiền mã hóa 
trá hình mà vụ đổ bể tiền ảo iFan gây chấn 
động vừa qua là một ví dụ20.
Theo thống kê, Ngân hàng Nhà nước 
đã cấp phép cho 9 tổ chức tín dụng phi 
ngân hàng thực hiện thí điểm dịch vụ ví 
20. TS. Chu Thị Hoa, Singapore với cơ chế pháp lý thử nghiệm áp dụng trong phạm vi hạn chế Sandbox, https://
moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2460, truy cập ngày 22/12/2020.
21. https://kiemsat.vn/xay-dung-va-hoan-thien-khung-phap-ly-ve-tien-ao-giai-phap-phong-ngua-toi-pham-
lua-dao-theo-phuong-thuc-da-cap-trong-thoi-ky-cach-mang-cong-nghiep-4-0-57889.html, truy cập ngày 
22/12/2020.
điện tử (một hình thức của tiền ảo) bao 
gồm: MobiVi, VietUnion, VNPay, VinaPay, 
Smartlink, M_Service, VNPT-EPAY...21 
Ngày 27/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã 
ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg về 
phê duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý 
để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, 
tiền điện tử, tiền ảo. Theo Đề án này, việc 
xây dựng khung pháp lý về tiền ảo sẽ góp 
phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của 
các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Việt 
Nam; hạn chế, ngăn chặn và kiểm soát có 
hiệu quả các rủi ro, lạm dụng liên quan; cụ 
thể hóa các chế định về quyền tài sản trong 
Bộ luật Dân sự năm 2015 trong lĩnh vực 
tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. Tuy nhiên, 
đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có văn bản 
pháp lý nào liên quan đến nội dung này 
được ban hành.
Ba là, tính cạnh tranh của thể chế pháp 
luật về quyền tự do kinh doanh trong nền 
kinh tế chia sẻ chưa cao; phản ứng chính 
sách còn chưa nhanh nhạy, chưa bắt kịp 
với những biến động của kinh tế thị trường, 
nhất là trong việc ứng dụng các mô hình 
kinh doanh mới, cũng như việc ứng dụng 
các thành tựu công nghệ mới của cuộc cách 
mạng công nghiệp lần thứ tư, chưa tạo được 
khung pháp lý tin cậy cho hoạt động khởi 
nghiệp sáng tạo. 
Năm 2019, Bảng xếp hạng của WEF 
xếp hạng 141 nền kinh tế (chiếm 99% GDP 
thế giới) qua 103 chỉ số được nhóm thành 
12 trụ cột cho thấy, năng lực cạnh tranh toàn 
cầu 4.0 của Việt Nam đã cải thiện vượt trội, 
song vẫn còn nhiều thách thức. Chỉ số về 
quy định pháp lý thích ứng linh hoạt với mô 
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021 19
hình kinh doanh số còn thấp điểm và thấp 
hạng (43,1 điểm và ở vị trí 71)22.
Tính cạnh tranh của thể chế pháp luật 
về quyền tự do kinh doanh trong nền kinh 
tế chia sẻ ở Việt Nam chưa cao có thể dẫn 
đến một hệ lụy là một số doanh nghiệp Việt 
Nam đã lựa chọn khởi nghiệp ở các quốc gia 
khác trong khu vực, nơi mà thể chế cho các 
hoạt động khởi nghiệp sáng tạo linh hoạt 
hơn. Doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, 
do đội ngũ người Việt sáng lập ra nhưng 
lại đăng ký kinh doanh tại Singapore, là 
thực tế của nhiều startup hiện nay23. Hiện 
nay, với nhiều chính sách ưu đãi như thủ 
tục mở công ty đơn giản, miễn giảm thuế 
trong các năm đầu tiên, hỗ trợ doanh nghiệp 
nước ngoài mở công ty ở sở tại, hệ sinh thái 
khởi nghiệp linh động với cơ chế cho phép 
áp dụng Sandbox, cơ hội gọi vốn và vươn 
ra thế giới dễ dàng hơn, Singapore đang 
trở thành điểm dừng chân của các startup 
ngoại, trong đó có Việt Nam. 
3.	Kết	luận
Những phân tích trên đây cho thấy, 
những hạn chế trong pháp luật về quyền tự 
do kinh doanh đối với những ngành nghề 
kinh doanh mới, khởi nghiệp sáng tạo cần 
phải được sớm hoàn thiện và được tổ chức 
thực hiện nghiêm minh để tạo khung khổ 
pháp lý thuận lợi, an toàn cho các hoạt động 
đầu tư kinh doanh. Chúng tôi cho rằng, đề 
hoàn thiện pháp luật về quyền tự do kinh 
doanh trong nền kinh tế chia sẻ để tận dụng 
các cơ hội do các cuộc Cách mạng khoa học 
công nghệ tạo ra cần thực hiện một số giải 
pháp sau:
22 
vgp, truy cập ngày 22/12/2020.
23. Startup Việt “chạy” sang Singapore khởi nghiệp: Nên mừng hay lo? 
sang-singapore-khoi-nghiep-nen-mung-hay-lo-20190414075401574.chn; truy cập ngày 18/6/2019.
24. TS. Chu Thị Hoa, “Kinh tế chia sẻ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và một số yêu cầu về 
xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghề luật số 7/2019, tr. 24-31.
(i) Rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung 
các quy định liên quan tới điều kiện kinh 
doanh và hoạt động của doanh nghiệp trong 
một số luật và văn bản hướng dẫn thi hành 
như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, ... 
theo hướng tạo quy định rõ ràng, thuận lợi 
cho đăng ký và hoạt động của doanh nghiệp. 
Các quy định cần được xây dựng trên quan 
điểm doanh nghiệp được làm những gì pháp 
luật không cấm để không làm mất cơ hội 
kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là đối 
với những loại hình kinh doanh mới theo mô 
hình kinh tế chia sẻ mà chưa có trong danh 
mục ngành nghề kinh doanh (ví dụ dịch vụ tài 
chính cho vay ngang hàng P2P, ...) cần khẩn 
trương bổ sung quy định thí điểm cấp phép 
cho các loại hình này đi vào hoạt động24.
(ii) Bảo đảm sự đồng bộ giữa ghi nhận 
quyền tự do kinh doanh và đảm bảo thực thi 
quyền, tránh tình trạng pháp luật ghi nhận 
quyền nhưng yếu về mặt đảm bảo cho các 
chủ thể thực thi quyền. 
(iii) Đổi mới tư duy lập pháp theo 
hướng “mở’ và “linh động” đồng hành cùng 
các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Đối 
với những vấn đề mới cần hình thành cơ 
chế quản lý thử nghiệm (Sandbox). Thực 
hiện cơ chế khung pháp lý thử nghiệm 
(Regulatory Sandbox) cho việc triển khai 
và ứng dụng các công nghệ mới trong mô 
hình kinh tế chia sẻ, trong đó, lưu ý nới lỏng 
các điều kiện kinh doanh truyền thống, hạ 
thấp các rào cản về gia nhập thị trường đối 
với các starts-ups để các doanh nghiệp 
hoạt động thử nghiệm, dần dần hoàn thiện 
công nghệ và đáp ứng các yêu cầu quản lý  

File đính kèm:

  • pdfkinh_te_chia_se_va_quyen_tu_do_kinh_doanh.pdf