Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước và vai trò của đại biểu dân cử

Quản lý vốn đầu tư XDCB: Là quá trình quản lý vốn giữa các cơ quan nhà nước với

chủ đầu tư, đồng thời thanh toán cho các Nhà thầu tư vấn, xây lắp, cung ứng thiết bị và

chi tiêu cho bản thân chủ đầu tư. Bản chất của việc cấp vốn là Nhà nước (chủ đầu tư là

người đại diện) mua lại sản phẩm xây dựng, lắp đặt thiết bị công nghệ và các sản phẩm

xây dựng cơ bản khác của các nhà thầu, do đó việc cấp đúng, cấp đủ tức là cấp đúng giá

trị của hàng hóa xây dựng cơ bản mà nhà thầu bán cho chủ đầu tư (Nhà nước). Cơ chế

cấp phát, chi đầu tư từ NSNN là nhân tố quan trọng trong việc giảm thất thoát, tiêu cực

trong đầu tư xây dựng, góp phần nâng cao chất lượng công trình xây dựng.

Kiểm soát chi không phải là công cụ quản lý riêng của Nhà nước mà bất kỳ thành

phần kinh tế nào, cá nhân nào khi thực hiện bất kỳ hoạt động kinh tế nào khi thanh toán

tiền ra cũng đều phải kiểm soát để đảm bảo đồng tiền bỏ ra hợp lý nhất, tiết kiệm nhất với

mục đích cuối cùng là sử dụng tối ưu hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. Vì vậy

để đảm bảo nguồn vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả thì công tác kiểm soát được thực

hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình đầu tư xây dựng dự án, từ giai đoạn

chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư đưa dự án hoàn thành vào khai thác

sử dụng

Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước và vai trò của đại biểu dân cử trang 1

Trang 1

Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước và vai trò của đại biểu dân cử trang 2

Trang 2

Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước và vai trò của đại biểu dân cử trang 3

Trang 3

Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước và vai trò của đại biểu dân cử trang 4

Trang 4

Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước và vai trò của đại biểu dân cử trang 5

Trang 5

Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước và vai trò của đại biểu dân cử trang 6

Trang 6

Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước và vai trò của đại biểu dân cử trang 7

Trang 7

Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước và vai trò của đại biểu dân cử trang 8

Trang 8

Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước và vai trò của đại biểu dân cử trang 9

Trang 9

Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước và vai trò của đại biểu dân cử trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 10540
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước và vai trò của đại biểu dân cử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước và vai trò của đại biểu dân cử

Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước và vai trò của đại biểu dân cử
nh ra một khoản nợ mà đơn vị sử dụng ngân sách có 
nghĩa vụ phải chi trả, thanh toán. 
Trên thực tế có những sự kiện pháp lý hoặc các quyết định không liên quan đến 
quá trình mua sắm, trao đổi hàng hóa, dịch vụmà liên quan đến các chức năng, 
 6 
nhiệm vụ của Nhà nước trong quá trình quản lý điều hành nền kinh tế, xã hội. Các sự 
kiện, quyết định này cũng dẫn tới phát sinh chi phí từ ngân sách Nhà nước, và các cơ 
quan liên quan theo trách nhiệm được phân công hoặc ủy quyền, có trách nhiệm thực 
hiện thanh toán, chi trả. Điển hình cho các nhóm nghiệp vụ phát sinh này có: Chi trợ 
cấp thiên tai, lũ lụt, thảm họacủa Nhà nước cho các đối tượng nạn nhân; chi 
phúc lợi xã hội cho các đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng, gia 
đình thương binh liệt sỹSau khi có các quyết định của các cấp có thẩm quyền (Nhà 
nước, Quốc hội), Nhà nước sẽ phát sinh một nghĩa vụ nợ đối với các đối tượng 
được xác định cụ thể; đồng thời sẽ phân công hoặc ủy quyền cho các đơn vị liên 
quan chịu trách nhiệm thực thi, chi trả, thanh toán. 
Từ các hành vi, quyết định, sự kiện dẫn tới việc phát sinh nghĩa vụ nợ trong hiện tại 
hoặc tương lai, các đơn vị liên quan (đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị được Nhà nước ủy 
quyền hoặc phân công) phải thực hiện việc ước lượng, khoanh vùng, dành sẵn số kinh 
phí cần thiết nhằm đảm bảo trang trải cho những khoản nợ, khoản dự định chi mà đơn vị 
đã cam kết khi có đủ điều kiện thanh toán, chi trả. Khoản kinh phí này được dành từ dự 
toán của đơn vị được lập từ đầu năm, hoặc được điều chỉnh, bổ sung khi được cấp có 
thẩm quyền chấp thuận. 
5.3. Đặc điểm của cam kết chi NSNN. 
Xuất phát từ bản chất của cam kết chi, ta có thể rút ra được một số đặc điểm của 
cam kết chi như sau: 
- Chủ thể cam kết chi chính là Nhà nước: Theo phân cấp quản lý, chủ thể cam kết 
có thể là đơn vị sử dụng ngân sách khi phát sinh hợp đồng mua sắm hàng hóa, dịch vụ; là 
đơn vị ra quyết định tuyển dụng cán bộ; có thể là đơn vị được giao nhiệm vụ thực thi một 
quyết định của Nhà nước, mà từ quyết định đó phát sinh một khoản nợ công. 
- Đối tượng nhận cam kết là đối tượng bị tác động bởi các quyết định, các sự kiện 
hoặc hành vi pháp lý mà từ đó phát sinh nghĩa vụ cam kết. Nói cách khác đây là các đối 
tượng thụ hưởng, là chủ nợ đối với chủ thể cam kết. Như vậy chủ thể nhận cam kết là rất 
rộng, có thể là các cá nhân, tập thể hoặc các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho Nhà 
nước. 
Đối với các hoạt động chi NSNN để chi trả các khoản trợ cấp từ NSNN, hoặc chi 
phục vụ một mục đích kinh tế xã hội nhất định, chủ thể nhận cam kết là các cá nhân, 
nhóm đối tượng đáp ứng một số điều kiện nhất định được quy định bởi Nhà nước. 
Hoạt động chi NSNN này có tính chất cấp phát, cho không (có tính một chiều, không 
 7 
phải là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ), chi NSNN có thể diễn ra định 
kỳ hoặc diễn ra đột xuất và theo từng quyết định cá biệt của Nhà nước. 
Đối với hoạt động chi NSNN để thanh toán các hợp đồng, các nghiệp vụ kinh tế 
phát sinh giữa một bên là nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ với một bên là Nhà nước, chủ 
thể nhận cam kết có thể là một cá nhân hoặc đơn vị. Khoản chi NSNN và cam kết này có 
đặc điểm là phải có phát sinh giao dịch kinh tế giữa các chủ thể (cung cấp hàng hóa dịch 
vụ hoặc người làm việc cho Nhà nước), trên cơ sử phát sinh các giao dịch kinh tế, Nhà 
nước có nghĩa vụ cam kết và thanh toán, chi trả khi các giao dịch phát sinh và hoàn 
thành. 
- Quá trình cam kết chi NSNN là quá trình ghi nhận sự phát sinh nghĩa vụ nợ của 
Nhà nước đối với chủ thể được cam kết, ước lượng chi phí theo các chế độ định mức hiện 
hành, thực hiện ghi chép, hạch toán nghĩa vụ nợ của Nhà nước đối với chủ thể nhận cam 
kết, làm cơ sở cho việc đảm bảo thanh toán khoản nợ này từ NSNN trong tương lai. 
- Hoạt động quản lý, kiểm soát các cam kết là hoạt động kiểm tra tính hợp pháp, 
hợp lệ của các quyết định pháp lý khi nó làm phát sinh các nghĩa vụ nợ, đồng thời kiểm 
tra về căn cứ để xác định giá trị để thực hiện ghi nhận giá trị cam kết chi NSNN. 
Như vậy cam kết chi là một điểm rất mới, rất cải cách mà ngành Tài chính đã mạnh 
dạn áp dụng. Nếu như quản lý chi trước đây được hiểu là yêu cầu các đơn vị chi tiêu 
NSNN phải tuân thủ các chế độ, định mức, đối tượng chi tiêu từ NSNN thì với việc thực 
hiện kiểm soát cam kết chi, Nhà nước đã tiến thêm một bước nữa, là thực hiện cam kết và 
đảm bảo thanh toán các khoản chi phí phát sinh cho các đối tác ngay từ khi đưa ra quyết 
định của mình. Điều này đã đặt ra yêu cầu mới cho các đơn vị sử dụng ngân sách cũng 
như đối với tất cả các đơn vị, cá nhân liên quan đến chu trình quản lý chi NSNN. Đồng 
thời, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của Nhà nước, của Chính phủ đối với các thành 
phần kinh tế, là nội dung cải cách rất lớn trong quá trình cải cách quản lý tài chính công 
tại Việt Nam. 
5.4. Mục đích, ý nghĩa của cam kết chi và kiểm soát cam kết chi 
a) Mục đích, ý nghĩa của cam kết chi 
- Giữ cho các khoản chi của đơn vị sử dụng ngân sách không vượt quá mức đã cam 
kết và tổng mức chi đã cam kết không vượt quá mức kinh phí đã được dự trù trong dự 
toán NSNN được giao hàng năm, đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả của đơn vị sử 
dụng ngân sách. 
 8 
- Đảm bảo các khoản chi được cam kết phù hợp với chế độ, định mức, tiêu chuẩn do 
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. 
- Đảm bảo các chủ thể nhận cam kết (Các đơn vị, cá nhân thuộc các thành phần 
kinh tế), khi đã được Nhà nước cam kết, đồng thời hội tụ đủ các điều kiện để được thanh 
toán (được xác nhận hoàn thành nghĩa vụ cung cấp hàng hoá, dịch vụ) thì sẽ được thanh 
toán từ NSNN. 
- Hạn chế tình trạng nợ đọng trong cả chi đầu tư cũng như chi thường xuyên, hạn 
chế tình trạng chi tiêu, mua sắm không căn cứ vào dự toán, góp phần giảm tình trạng 
quyết định đầu tư dàn trải của các đơn vị chủ đầu tư. 
- Nâng cao vai trò tự giám sát và tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng 
NSNN của các đơn vị. Các đơn vị sử dụng ngân sách khi đưa ra các quyết định làm phát 
sinh nghĩa vụ cam kết chi sẽ phải thận trọng, căn cứ vào số dự toán còn lại của đơn vị 
cũng như các quy định về chế độ định mức, đồng thời có nghĩa vụ thanh toán đúng, đủ 
cho nhà cung cấp đã cam kết. Điều này hạn chế tình trạng mua sắm vượt dự toán, dây 
dưa trong thanh toán, thanh toán nhỏ giọt, giúp ngăn chặn phát sinh chi vượt quá dự toán 
được phê duyệt của đơn vị 
b) Mục đích, ý nghĩa của kiểm soát cam kết chi. 
 *) Mục đích: 
- Thực hiện kiểm soát ngay khi đơn vị sử dụng ngân sách cam kết chi NSNN, chứ 
không đợi tới khi thanh toán, chi trả mới bắt đầu kiểm soát chi như hiện nay. Hoạt động 
này có ưu điểm là thực hiện kiểm soát trước các khoản chi tiêu của đơn vị sử dụng ngân 
sách, gắn chặt quyết định chi tiêu của đơn vị với một nghĩa vụ nợ thực tế có thể phát sinh 
bởi quyết định, đảm bảo chắc chắn việc thực thi nghĩa vụ chi trả của đơn vị. 
- Kiểm tra các khoản chi có nằm trong dự toán được duyệt và được bố trí kinh phí 
hàng năm. Đây là hoạt động hỗ trợ cho công tác quản lý chi trước và trong quá trình chi 
NSNN. 
- Kiểm tra số dư dự toán còn lại của đơn vị; kiểm tra căn cứ pháp lý đối với các 
khoản chi có yêu cầu. Các hoạt động này đảm bảo các khoản chi đáp ứng đầy đủ các yêu 
cầu về nội dung, định mức tiêu chuẩn của Nhà nước, đồng thời quản lý trong khuôn khổ 
số tiền còn được phép chi tiêu của đơn vị. Qua đó nâng cao hiệu quả thi hành của hành vi 
cam kết. 
*) Ý nghĩa: 
 9 
- Kiểm soát cam kết chi NSNN đảm bảo các khoản chi NSNN thuộc diện phải cam 
kết phải đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, qua đó góp phần thực hiện tiết 
kiệm, chống lãng phí nhằm tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế-xã hội, 
góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hoá nền tài chính Quốc gia. 
- Kiểm soát cam kết chi góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như phát huy 
được vai trò của các cấp các ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý 
và điều hành NSNN. 
- Thông qua quá trình kiểm soát cam kết chi sẽ góp phần ngăn chặn kịp thời những 
hiện tượng tiêu cực, phát hiện những điểm chưa phù hợp trong cơ chế quản lý để từ đó 
kiến nghị với các ngành, các cấp sửa đổi, bổ sung kịp thời để các cơ chế quản lý và kiểm 
soát chi NSNN ngày càng được hoàn thiện hơn. 
- Phát hiện và xử lý kịp thời các gian lận, sai phạm, sai sót và lãng phí có thể xảy ra 
trong việc sử dụng kinh phí NSNN của các đơn vị, đảm bảo mọi khoản chi của NSNN 
đuợc sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Đồng thời góp phần ngăn chặn 
được tình trạng phát sinh nợ vượt quá mức kinh phí trong dự toán đã được phê duyệt, 
giảm tỉnh trạng nợ đọng trong chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách cũng như nợ 
đọng của các cấp chính quyền. 
- Do yêu cầu mở cửa và hội nhập với nền tài chính khu vực và thế giới, việc áp 
dụng Quy trình kiểm soát cam kết và thực hiện chi trả trực tiếp các khoản chi NSNN đến 
từng đối tượng sử dụng là rất cần thiết, góp phần minh bạch hoá hoạt động quản lý chi 
tiêu công, đồng thời thúc đẩy quá trình lành mạnh hoá hoạt động giao dịch trong nền kinh 
tế. 
6. Quy trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN. 
Quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB được thực hiện theo các bước sau: 
Một là: Kiểm soát hồ sơ ban đầu: 
Sau khi được phân bổ kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, chủ đầu tư phải đến mở tài 
khoản giao dịch và gửi hồ sơ tài liệu của dự án đến KBNN để kiểm soát ban đầu. 
Nội dung kiểm tra như sau: 
Thứ nhất: Kiểm soát đầy đủ của hồ sơ, đủ về số lượng các loại hồ sơ theo quy định. 
Thứ hai: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ: Đó là hồ sơ phải được lập theo 
đúng mẫu quy định, chữ ký, đóng dấu của người, cấp có thẩm quyền ban hành, các hồ sơ 
phải được lập, ký duyệt theo đúng trình tự về quản lý vốn đầu tư XDCB (bao gồm cả việc 
 10 
kiểm tra mẫu dấu, chữ ký) sự phù hợp mã đơn vị sử dụng ngân sách, nguồn vốn, niên độ 
kế hoạch vốn. 
Thời gian kiểm tra: Tối thiểu ngày hai lần bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả 
phải bàn giao hồ sơ cho cán bộ thanh toán, đồng thời việc giải quyết hồ sơ đảm bảo trả 
kết quả đúng theo thời gian quy định. Trường hợp đối với những hồ sơ đã quá hạn trả kết 
quả, cần báo cáo với Trưởng phòng kiểm soát chi đầu tư để đôn đốc giải quyết đúng hạn. 
Đối với các dự án mới (chưa phân công cho cán bộ chuyển quản), cán bộ tiếp nhận hồ sơ 
và trả kết quả báo cáo Trưởng phòng kiểm soát chi đầu tư để phân công cán bộ thanh 
toán, đồng thời bàn giao hồ sơ cho cán bộ kiểm soát chi. KBNN có trách nhiệm thông 
báo về kết quả kiểm tra, ghi rõ các nhận xét, các nội dung chưa thống nhất, những sai sót 
và đề nghị chủ đầu tư giải thích bổ sung, hoàn chỉnh. 
Hai là: Kiểm soát chi từng lần tạm ứng, thanh toán giá trị khối lượng hoàn 
thành. 
Ngoài việc kiểm soát sự đầy đủ, tính pháp lý của hồ sơ thì tuỳ từng nội dung tạm 
ứng hoặc thanh toán (như chi phí xây lắp, mua sắm thiết bị, đền bù giải phóng mặt bằng, 
chi hội nghị và các khoản chi phí khác) mà nội dung kiểm soát khác nhau, nhưng nói 
chung việc kiểm soát hồ sơ tạm ứng hoặc thanh toán từng lần được thực hiện như sau: 
- Kiểm soát tính thống nhất về nội dung giữa các hồ sơ: Đảm bảo sự trùng khớp các 
hạng mục, nội dung đầu tư trong dự toán chi phí với các hạng mục đầu tư trong báo cáo 
khả thi báo cáo đầu tư đã được phê duyệt. Nắm đuợc các chỉ tiêu cơ bản như: Các hạng 
mục công trình chính, tiến độ xây dựng, tiến độ cấp vốn, các loại nguồn vốn tham gia dự 
án đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, hợp đồng kinh tế. 
- Kiểm soát việc lựa chọn nhà thầu theo quy định: Kiểm soát các dự án thuộc đối 
tượng chỉ định thầu, đấu thầu hay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác (đảm bảo quy 
định của Luật đấu thầu). 
- Kiểm tra, đối chiếu đảm bảo số vốn đề nghị thanh toán phù hợp với từng loại hợp 
đồng, giá hợp đồng, các điều kiện trong hợp đồng và theo dự toán được duyệt. 
Ngoài ra tuỳ từng loại chi mà kiểm soát cụ thể như sau: 
- Đối với các khoản tạm ứng: Kiểm soát nội dung tạm ứng xem có đúng đối tượng 
được tạm ứng, kiểm soát mức vốn tạm ứng (tỷ lệ tạm ứng %) có phù hợp với quy định về 
tạm ứng vốn trong hợp đồng xây dựng hay không. 
 11 
- Đối với các khoản thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành: Kiểm soát số vốn đề 
nghị thanh toán trên nguyên tắc, số vốn đề nghị thanh toán phải phù hợp với giá trị khối 
lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng, kiểm tra số học có đúng không. 
- Kiểm soát các chế độ mà dự án được hưởng tại thời điểm lập, phê duyệt dự toán; 
Kiểm soát danh mục, chủng loại thiết bị có đúng với dự toán được duyệt, có phù hợp với 
nội dung hợp đồng. 
- Kiểm soát, xác định số vốn đã ứng để thu hồi (chuyển vốn đã ứng sang thanh toán 
khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành), tổng số vốn thanh toán bao gồm cả tạm ứng 
không được vựơt hợp đồng, tổng dự toán và kế hoạch vốn đầu tư năm dự án. 
- Ngoài ra còn kiểm soát một số nội dung có liên quan khác tuỳ thuộc vào đặc thù 
của từng dự án. 
Thanh toán theo giá trúng thầu bao gồm: Hợp đồng trọn gói là hợp đồng theo giá 
khoán gọn và không điều chỉnh giá trong quá trình thực hiện, khống chế mức vốn thanh 
toán theo hợp đồng, kiểm tra các khoản phát sinh trên nguyên tắc phải được cấp có thẩm 
quyền phê duyệt, đơn giá theo đơn giá trúng thầu, trường hợp pháp sinh theo đơn giá 
trúng thầu hoặc đơn giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hợp đồng có điều chỉnh giá 
thực hiện kiểm tra, kiểm tra khối lượng hoàn thành tại từng thời điểm, các chính sách, 
chế độ dự án đuợc hưởng tại mỗi thời điểm để áp dụng đơn giá phù hợp, kiểm tra công 
thức xác định đơn giá điều chỉnh. 
Trình tự kiểm soát: Tuỳ theo quy mô, tính chất phức tạp của dự án đầu tư, cán bộ 
kiểm soát chi kiểm tra các hồ sơ, giá trị đề nghị tạm ứng, thanh toán hoặc chuyển cho cán 
bộ kiểm tra (nếu có cán bộ kiểm tra chuyên trách) thực hiện kiểm tra, nếu hợp lệ trình 
lãnh đạo duyệt và chuyển sang bộ phận kế toán làm thủ tục thanh toán, chuyển tiền cho 
đơn vị thụ hưởng. Đối với các dự án ODA, cán bộ kiểm soát chi sau khi kiểm tra, kiểm 
soát ghi số tiền chấp nhận thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành đủ điều kiện trên 
phiếu giá hoặc bảng kê để chủ đầu tư làm thủ tục rút vốn từ nhà tài trợ, hoặc làm việc với 
ngân hang phục vụ để rút vốn thanh toán cho nhà thầu. 
Trường hợp cần thiết, cán bộ thanh toán của KBNN có thể kiển tra lại hiện trường 
nơi thực hiện dự án, để đảm bảo việc kiểm soát chi đầu tư là có cơ sở. 
Ba là: Kiểm soát chi quyết toán dự án, công trình hoàn thành được phê duyệt. 
Khi dự án, công trình hoàn thành được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, KBNN tiến 
hành kiểm tra đối chiếu số vốn đã thanh toán cho dự án, công trình. Nếu số vốn đã thanh 
toán nhỏ hơn số vốn quyết toán được duyệt khi KBNN căn cứ vào kế hoạch vốn bố trí 
 12 
cho dự án để thanh toán chi trả cho các đơn vị thụ hưởng. Nếu số vốn đã thanh toán lớn 
hơn số vốn quyết toán được duyệt thì KBNN phối hợp với chủ đầu tư thu hồi số vốn đã 
thanh toán cho các đơn vị nhận thầu. 

File đính kèm:

  • pdfkiem_soat_chi_dau_tu_xay_dung_co_ban_tu_ngan_sach_nha_nuoc_v.pdf