Khóa luận Ứng dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas thành lập bản đồ địa chính số 61 tỉ lệ 1:500, thị Trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

PHẦN I

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Từ xa xưa, con người đã biết khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất

để tạo ra của cải vật chất. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, việc sử

dụng đất đai, đặc biệt là vấn đề chiếm hữu và sử dụng đất, phân phối và quản

lý đất đai, sở hữu đất đai đóng vai trò cốt lõi cho việc tạo nên của cải và sự

giàu có cho mỗi cá nhân.

Việt Nam là nước đang phát triển nên kinh tế theo hướng thị trường, sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Cùng với nó

là sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng. Sự tồn tại và phát triển của các

ngành kinh tế phi nông nghiệp đòi hỏi phải có quỹ đất để phát triển, vì thế quỹ

đất cho ngành nông nghiệp ngày càng giảm do có sự phát triển của các ngành

công nghiệp, dịch vụ. Đây là một quy luật tất yếu chính vì thế chúng ta cần

chủ động quản lý và quy hoạch quỹ đất một cách hợp lý, có hiệu quả và bền vững.

Bản đồ địa chính là kết quả công tác điều tra cơ bản của ngành về quản

lý nhà nước đối với đất đai, được lập theo đơn vị hành chính cơ sở là xã,

phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Bản đồ địa chính là

tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao, phục vụ

quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất và từng chủ sử dụng. Do đó, bản đồ

địa chính có vai trò rất quan trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác

quản lý nhà nước về đất đai.

Phố Lu là một xã có địa hình, địa mạo khá phức tạp. Vì vậy, công tác

quản lý Nhà nước về đất đai tại xã còn gặp nhiều khó khăn; hệ thống bản đồ,

hồ sơ địa chính và các tài liệu liên quan chưa đáp ứng được yêu cầu về quản

lý đất đai trong thời kỳ hiện nay. Do đó, việc áp dụng công nghệ khoa học kỹ

thuật vào thành lập bản đồ địa chính là thực sự cần thiết và cấp bách.2

Trước đòi hỏi thực tế khách quan, được sự phân công của khoa Quản

Tài Nguyên.Trường đại học Nông lâm, dưới sự hướng dẫn của ThS. Ngô Thị

Hồng Gấm và sự hỗ trợ của Công ty TNHH VietMap em đã tiến hành nghiên

cứu đề tài: “Ứng dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas thành lập

bản đồ địa chính số 61 tỉ lệ 1:500 tại Thị Trấn Phố Lu -Huyện Bảo ThắngTỉnh Lào Cai”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu cụ thể

- Sử dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas thành lập bản đồ

địa chính vào xây dựng lưới khống chế đo vẽ, và đo vẽ chi tiết xây dựng tờ bản

đồ địa chính số 61 tỷ lệ 1:500 thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

- Nghiên cứu khả năng ứng dụng của công nghệ tin học bao gồm hệ thống

phần mềm Trắc địa, số liệu đo vẽ trong công tác thành lập bản đồ địa chính và

quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên đất tại thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh

Lào Cai.

1.3. Ý nghĩa của đề tài

Trong học tập và nghiên cứu khoa học.

+ Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức

đã được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiễn công việc.

- Trong thực tiễn.

+ Ứng dụng Microstation V8i và Gcadas thành lập bản đồ địa chính

giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được nhanh hơn đầy đủ hơn và

chính xác hơn.

+ Phục vụ tốt cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo

công nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ Tài

nguyên và Môi trường.3

Khóa luận Ứng dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas thành lập bản đồ địa chính số 61 tỉ lệ 1:500, thị Trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai trang 1

Trang 1

Khóa luận Ứng dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas thành lập bản đồ địa chính số 61 tỉ lệ 1:500, thị Trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai trang 2

Trang 2

Khóa luận Ứng dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas thành lập bản đồ địa chính số 61 tỉ lệ 1:500, thị Trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai trang 3

Trang 3

Khóa luận Ứng dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas thành lập bản đồ địa chính số 61 tỉ lệ 1:500, thị Trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai trang 4

Trang 4

Khóa luận Ứng dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas thành lập bản đồ địa chính số 61 tỉ lệ 1:500, thị Trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai trang 5

Trang 5

Khóa luận Ứng dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas thành lập bản đồ địa chính số 61 tỉ lệ 1:500, thị Trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai trang 6

Trang 6

Khóa luận Ứng dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas thành lập bản đồ địa chính số 61 tỉ lệ 1:500, thị Trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai trang 7

Trang 7

Khóa luận Ứng dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas thành lập bản đồ địa chính số 61 tỉ lệ 1:500, thị Trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai trang 8

Trang 8

Khóa luận Ứng dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas thành lập bản đồ địa chính số 61 tỉ lệ 1:500, thị Trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai trang 9

Trang 9

Khóa luận Ứng dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas thành lập bản đồ địa chính số 61 tỉ lệ 1:500, thị Trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 62 trang xuanhieu 3380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas thành lập bản đồ địa chính số 61 tỉ lệ 1:500, thị Trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Ứng dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas thành lập bản đồ địa chính số 61 tỉ lệ 1:500, thị Trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Khóa luận Ứng dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas thành lập bản đồ địa chính số 61 tỉ lệ 1:500, thị Trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
hu nạp 
nội dung bản đồ địa chính từ hiện trạng. 
- Quy định chung khi đo vẽ chi tiết: 
 Trước khi đo vẽ chi tiết phải tiến hành công tác tuyên truyền phổ biến 
cho nhân dân hiểu được ý nghĩa của công tác đo đạc và quyền lợi khi được 
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để nhân dân ủng hộ việc đo đạc, hiệp 
thương và tự cắm mốc ranh giới sử dụng đất bằng cọc gỗ hoặc vạch sơn (cọc 
gỗ có kích thước 3cm x 3cm x 30cm) với các hộ liền kề ở các góc giáp ranh 
đất; lập biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất. Đây là công việc cần 
thiết và cực kỳ quan trọng, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị thi công 
và Ủy ban nhân dân thị trấn, chính quyền thôn với nhân dân địa phương. 
 Đo vẽ ranh giới thửa đất phải thể hiện rõ ranh giới pháp lý, ranh giới 
theo hiện trạng sử dụng đất và ranh giới quy hoạch (nếu có). 
 Đối với đất xây dựng đường giao thông công trình thủy lợi và các công 
trình khác theo tuyến, không có ranh giới khép thửa, thì đường ranh giới sử dụng 
đất trên bản đồ địa chính được xác định theo chân mái đắp hoặc theo đỉnh mái 
đào của công trình. 
38 
 Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì ta tiến hành đo 
đạc theo ranh giới đang sử dụng và lập bản mô tả thực trạng phần đất đang 
tranh chấp sử dụng đất. 
 Các điểm đo bằng máy toàn đạc điện tử chiếm khoảng 95 – 98% số 
điểm cần xác định. Đối với những điểm chi tiết còn thiếu tiến hành đo bổ sung 
bằng thước đã được kiểm nghiệm hoặc giao hội cạnh. 
 Tất cả số liệu đo vẽ chi tiết ngoài thực địa được tiến hành nhập vào 
máy tính dùng phần mềm chuyên dụng xử lý số liệu, sau đó in ra bản vẽ để 
kiểm tra đối soát hình thể kích thước ngoài thực địa và xác định chủ sử dụng, 
loại đất sau đó biên tập bằng phần mềm Gcadas 
 - Các quy định đo vẽ chi tiết: 
 + Phương pháp đo đạc là đo vẽ chi tiết theo phương pháp toàn đạc bằng 
máy toàn đạc điện tử: South NTS – 352LL sai số 2”. 
 + Dùng gương sào có gắn bọt nước trên gương để chỉnh cho gương ở 
phương thẳng đứng. 
 + Đặt máy đo trên các điểm khống chế đo vẽ, tiến hành đo vẽ chi tiết 
theo phương pháp đo tọa độ. Đối với những mốc giới thửa đất, góc nhà mà 
không đo trực tiếp được thì dùng thước thép xác định các giá trị cạnh liên 
quan đến mốc giới đất đó với đầy đủ các yếu tố hình học để căn cứ vào đó vẽ 
thửa đất hoặc chúng ta tiến hành bắn cọc phụ để đo chi tiết các điểm trên. 
 + Nếu trạm đo là cọc phụ thì định hướng về tại trạm phát triển ra cọc 
phụ đó và đo kiểm tra giá trị cạnh. 
 + Tại trạm đo chi tiết phải bố trí 2 điểm mia chung với các trạm đo 
xung quanh. Số chênh giữa 2 trạm đo về một điểm chung không vượt quá 
0.2mm × mẫu số tỷ lệ bản đồ thì được phép lấy trung bình để vẽ. Trường hợp 
điểm mia chung ở khu vực đo vẽ các loại tỷ lệ khác nhau thì phải chấp hành 
theo quy định của tỷ lệ đo vẽ lớn hơn, và nếu nằm trong giới hạn cho phép thì 
lấy giá trị đo vẽ ở tỷ lệ lớn hơn (không lấy trung bình) làm giá trị chung. 
39 
 Kết quả đo được trực tiếp ghi trong máy. Trong quá trình đo người đi 
sơ họa phải luôn sơ họa vị trí các điểm chi tiết phục vụ cho việc nối điểm sau 
này. Sau một khoảng thời gian nhất định phải quay máy về điểm định hướng 
ban đầu để kiểm tra và phải kiểm tra thứ tự điểm đo chi tiết với người đi sơ họa 
4.4. Ứng dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas thành lập bản đồ 
địa chính thị trấn Phố lu - huyện Bảo Thắng - tỉnh Lào Cai 
4.4.1. Nhập dữ liệu trị đo vào máy 
Khi xử lý được File số liệu ta tiến hành triển điểm lên bản vẽ. Khởi 
động Microstation V8i, từ thanh công cự gcadas chọn bản đồ nhập số liệu đo 
đạc nhập số liệu từ tệp văn bản. 
- Làm việc với (bảng làm nhập cơ sở dữ liệu): Nhập số liệu Tìm đường 
dẫn đến ổ, thư mục, file chứa số liệu cần triển điểm lên bản vẽ : 
Hình 4.1: Nhập số liệu bằng Gcadas 
Chọn đúng đường dẫn chứa file số liệu chi tiết có đuôi “.txt” ta được một 
file bản vẽ chứa các tâm điểm chi tiết, đây chính là vị trí các điểm cần xác định ở 
ngoài thực địa và đã được tính toạ độ theo hệ thống toạ độ VN2000. 
4.4.2.Hiển thị số liệu đo 
Chọn màu chữ số thứ tự điểm sao cho chữ số nổi so với màu nền 
Microstation v8i, ví dụ như trên màu nền của Microstation là màu xanh ta nên 
chọn màu chữ số thứ tự điểm chi tiết là khác chọn xong ta ấn chấp nhận. 
40 
Hình 4.2: Tạo mô tả trị đo 
Hình 4.3: Phun điểm chi tiết lên bản vẽ 
Chọn màu chữ số thứ tự điểm sao cho chữ số nổi so với màu nền 
Microstation, ví dụ như trên màu nền của Microstation là màu xanh ta nên 
chọn màu chữ số thứ tự điểm chi tiết là khác chọn xong ta ấn chấp nhận. 
4.4.3. Thành lập bản vẽ 
Từ các điểm chi tiết và bản vẽ sơ hoạ ngoài thực địa ta sử dụng thanh 
công cụ vẽ đường thẳng và chọn lớp cho từng đối tượng của chương trình 
Micorstation V8i để nối các điểm đo chi tiết. 
Lần lượt thực hiện các công việc nối điểm sơ đồ của tờ bản đồ khu vực 
xã Tân Dương, ta thu được bản vẽ của khu vực đo vẽ như hình minh hoạ dưới 
đây. Lúc này các thửa đất trên bản vẽ thể hiện rõ vị trí hình dạng và một số 
địa vật đặc trưng của khu đo. 
41 
Hình 4.4: Một góc tờ bản đồ trong quá trình nối thửa 
4.4.4. Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ 
Từ menu chọn bản đồ →topology, Để có thể thực hiện các nhóm chức 
năng của phần mềm cơ sở dữ liệu bản đồ như đánh số thửa, tính diện tích tự động. 
4.4.5. Sửa lỗi 
Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ (không gian) đã được 
chuẩn hóa. Nó không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý, mô tả vị trí, kích thước, 
hình dạng của từng đối tượng bản đồ riêng rẽ mà còn còn mô tả quan hệ 
không gian giữa chúng với nhau như nối nhau, kề nhau. 
Chức năng này rất quan trọng trong công việc xây dựng bản đồ. Sau 
khi đóng vùng sửa lỗi, topology là mô hình đảm bảo việc tự động tính diện 
tích, là đầu vào của các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa đất, 
tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhãn thửa. 
* Sửa lỗi cho mảnh bản đồ vừa tạo 
Như đã nói ở trên tâm thửa chỉ được tạo khi các thửa đã đóng vùng hay 
khép kín. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẽ không tránh khỏi sai sót. 
42 
Famis cung cấp cho chúng ta một chức năng tự động tìm và sửa lỗi. Tính 
năng này tương tự như MRFClean. 
Chức năng sửa lỗi thông dụng trong bản đồ số như là : Bắt quá 
(Overshoot), bắt chưa tới (Undershoot), trùng nhau (Dupplicate). 
Chọn Tạo topology/ sửa lỗi Tự động/ xuất hiện màn hình sửa lỗi tự động. 
Chọn level cấn sửa, các chức năng thực hiện,chọn đối tượng sửa lối, 
chọn độ chính xác dữ liệu chấp nhận 
Hình 4.5: Tự động tìm, sửa lỗi Gcadas 
- Chức năng này chỉ sửa được các lỗi như : phá Arc thành 
linestring, tự động phá đối tượng Complex, tự động tạo giao điểm và ngắt 
cạch, tự động xóa đối tượng trùng đè, tự động nối các đoạn thẳng. 
4.4.6. Chia mảnh bản đồ 
Sau khi sửa hết các lỗi trên bản đồ, ta tiến hành tạo bảng chắp và chia 
mảnh bản đồ 
- Từ cửa sổ Gcadas chọn bản đồ → Bản đồ tổng → tạo bản đồ phân mảnh. 
Tại đây ta chọn tỷ lệ, loại bản đồ, vị trí mảnh và phương pháp chia mảnh. 
43 
Hình 4.6: Bản đồ sau khi phân mảnh 
4.4.6. Thực hiện trên một mảnh bản đồ 
* Tạo vùng 
Chọn Level cần tạo vùng (ở đây là level của thửa đất) nếu nhiều lớp tham 
gia tính diện tích thửa đất thì ta phải tạo tất cả các lớp và mỗi lớp cách nhau bằng 
dấu phẩy. Sau đó chương trình tự tạo lớp tâm thửa cho từng thửa đất. 
* Đánh số thửa 
Từ menu Gcadas chọn bản đồ→ bản đồ tổng→ đánh số liệu tờ bản đồ. 
Hình 4.7: bật chứng năng Đánh số thửa tự động 
Sau khi chọn chức năng đánh số liệu tờ bản đồ hiện gia bảng và thực 
hiện chọn thông số phù hợp và chọn chức năng sửa lối tự động 
44 
Hình 4.8: Bảng các chứng năng Đánh số thửa tự động 
Chương trình sẽ thực hiện đánh số thửa từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. 
* Gán dữ liệu từ nhãn 
Để phục vụ cho việc thành lập các tài liệu quản lý đất và các loại hồ sơ 
địa chinh, bước gán dữ liệu từ nhãn này cung cấp đầy đủ các thông tin số liệu 
cho việc tành lập các loại hồ sơ địa chính. 
Trước khi tiến hành bước này các thông tin thửa đất phải được thu thập 
đầy đủ và được gắn nằm trong các thửa. 
Các lớp thông tin của thửa đất được gắn bằng lớp nào thì bước gán 
thông tin từ nhãn xẽ tiên hành gán nhãn bằng lớp đó. 
* Vẽ, sửa bảng nhãn thửa: 
- Vẽ nhãn thửa 
Vẽ nhãn thửa là một trong nhưng công cụ thường dùng để hiển thị các 
dữ liệu thuộc tính thành các đối tượng đồ hoạ theo một cách định dạng cho 
trước. Có thể có rất nhiều dữ liệu thuộc tính đi kèm theo tại một thời điểm 
không thể hiển thị được tất cả các dữ liệu. 
45 
Sử dụng công cụ vẽ nhãn thửa trong Gcadas, từ thanh công cụ Gcadas 
chọn bản đồ→ bản đồ địa chính→ vẽ nhã địa chính. 
Hình 4.9: Vẽ nhã địa chính 
Hình 4.10: bản chỉnh các thông số vẽ nhãn thửa 
46 
Đánh dấu vào vẽ tự động rồi vẽ nhãn chương trình sẽ tự động vẽ nhãn 
toàn bộ bản đồ với mục đích sử dụng là mục đích lúc tạo tâm thửa và số thửa 
ứng với số thửa đã đánh. 
* Sửa bảng nhãn thửa 
Để đảm bảo cho đầy đủ các thông tin địa chính được cập nhật trong file 
báo cáo, ta phải kiểm tra bảng nhan thửa xem file báo cáo đã cập nhật đầy đủ 
hay chưa. Có nhưng trường hợp các thông tin của thửa đất khi gắn bị chồng 
đè lên ranh thửa, do vậy khi gán nhãn thửa file báo cáo sẽ không cập nhật 
được các thộng tin vào bản nhãn. 
Kiểm tra bảng cơ sở dữ liệu địa chính xem các thông tin trong bảng đã 
đầy đủ chưa nêu thiếu ta có đầy đủ các cửa sổ cho phép ta thay đổi bổ sung 
các thông tin như (Tên chủ sử dụng, địa chỉ chủ sử dụng đất, xứ đồng, loại 
đất) sửa chữa bổ sung xong ta ghi lại và báo cáo vào file (báo cáo.TXT) để 
thông tin được cập nhật đầy đủ. 
* Tạo khung bản đồ địa chính 
Khung bản đồ địa chính cần phải tạo ra với vị trí và cách thể hiện theo 
đúng quy định trong pham vi thành lập bản đồ địa chính của Bộ TN – MT ban hành. 
Từ menu chọn bản đồ → Bản đồ địa chính → vẽ khung bản đồ. 
Hình 4.11: Tạo khung bản đồ địa chính 
47 
Hình 4.12: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh 
Khi ta ấn vào nút ‘ Chọn bản đồ ‘ và chọn điểm trên màn hình thì toạ 
độ góc khung của bản đồ sẽ hiện lên. Đây là các toạ độ được tính dựa trên các 
tham số tỷ lệ. Sau khi hoàn tất các quá trình cơ bản nêu trên. Đã hoàn thành 
công việc ứng dụng phần mềm Gcadas, Microstation V8i xây dựng bản đồ địa 
chính từ số liệu đo chi tiết. 
48 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Sau thời gian nghiên cứu để thực hiện đề tài ứng dụng phần mềm 
Microstation Vi8 và Gcadas để thành lập bản đồ địa chính thị trấn Phố Lu, 
huyện Bảo Thắng, tỉnh Lao Cai em rút ra một số kết luận sau: 
 - Thị trấn Phố Lu có địa hình khá phức tập, các loại địa hình phân bố 
không đồng đều do đó gây khó khăn trong việc đo vẽ thành lập bản đồ. 
 - Thị trấn Phố Lu có tổng diện tích đất tự nhiên: 1642,13 ha. Trong đó: 
Đất nông nghiệp, lâm nghiệp: 28,72 ha chiếm 1,74% tổng diện tích đất tự 
nhiên; Đất phi nông nghiệp: 66,34 ha chiếm 4,04% tổng diện tích đất tự nhiên; 
Đất chưa sử dụng: 1,66 ha chiếm 0,10% tổng diện tích đất tự nhiên. 
 - Đo vẽ chi tiết: Việc đo vẽ chi tiết sử dụng máy toàn đạc điện tử SOUTH 
B305 với độ chính xác cao; kết quả đo được ghi trực tiếp trong bộ nhớ của máy 
 - Ứng dụng phần mềm MicrostationV8i và Gcadas thành lập bản đồ địa 
chính từ số liệu đo chi tiết, kết quả thành lập được: 
 + 1 tờ bản đồ địa chính số 61 tỷ lệ 1/500 có 248 thửa với tổng diện tích 
là 4,3 ha. 
2. Kiến nghị 
Sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, em có những kiến nghị 
dưới đây: 
- Tích cực cập nhật các thông tin về phần mềm hỗ trợ trong quản lý đất đai. 
 - Sử dụng tờ bản đồ địa chính tờ 61 vừa thành lập trên đây của thị trấn Phố 
Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai vào công tác quản lý nhà nước về đất đai 
49 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2008), Quy phạm Thành lập Bản đồ địa 
chính năm 2008. 
2. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2008), Quyết định 08/2008/QĐ- 
BTNMT ngày 10/11/2008 - Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 
1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:50000; 1:10000. 
3. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2014), Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 
19/05/2014 - Quy định về thành lập BĐĐC. 
4. Công Ty trách hiệm hữu hạn Việt Map kế hoạch thi công: Thực hiện công 
tác công đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, và xây dựng cơ sở dữ liệu 
quản lý đất đai tại thị trấn phố lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. 
5. Lê Văn Thơ (2009), Bài giảng môn trắc địa I – Trường Đại học Nông 
lâm Thái Nguyên. 
6. Nguyễn Ngọc Anh (2013), Bài giảng thực hành tin học chuyên ngành – 
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 
7. Nguyễn Thị Kim Hiệp (Chủ biên) Vũ Thanh Thủy, Võ Quốc Việt, 
Phan Đình Binh, Lê Văn Thơ, Giáo trình bản đồ địa chính. (2006) 
Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 
8. Quốc Hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam (1992), Hiến pháp năm 1992, 
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
9. Quốc Hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam (2013), Luật Đất đai năm 
2013, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 
10. Tổng cục địa chính (2000), Công nghệ thành lập bản đồ địa chính bằng 
máy toàn đạc điện tử. 
11. Tổng cục Địa chính, Thông tư số 973/2001/TT – TCĐC về việc hướng dẫn 
áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN2000 ngày 20 tháng 6 năm 
2001 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường). 
50 
12. Trang web của Bộ Tài nguyên và môi trường: http:// www.monre.gov.vn. 
13. Trang web của Cục đo đạc và bản đồ Việt Nam: http:// www.dosm.gov.vn 
14. Viện nghiên cứu địa chính Hướng dẫn sử dụng phần mềm Microstation 
v8i để thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội 
15. Vũ Thị Thanh Thủy (2009), Bài giảng trắc địa II – Trường Đại học 
Nông lâm Thái Nguyên. 
PHỤ LỤC 
51 
1. Phụ lục 1: Sơ đồ lưới khống chế thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, 
tỉnh Lào Cai 
2. Phụ lục 2: Trích dẫn số liệu đo đạc chi tiết 
3. Phụ lục 3: Sơ đồ phân mảnh bản đồ địa chính thị trấn Phố Lu, huyện 
Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 
4. Phụ lục 4: Tờ bản đồ địa chính số 61 của thị trấn Phố Lu, huyện Bảo 
Thắng, tỉnh Lào Cai. 
52 
PHỤ LỤC 1 
SƠ ĐỒ LƯỚI KHỐNG CHẾ THỊ TRẤN PHỐ LU 
53 
PHỤ LỤC 2 
TRÍCH DẪN SỐ LIỆU ĐO ĐẠC CHI TIẾT 
Tên điểm Tọa độ X (m) Tọa độ Y (m) 
KV1 2469991,541 441289,227 
KV2 2469992,421 441287,633 
KV3 2469991,882 441288,66 
KV4 2469982,084 441282,91 
KV5 2469982,495 441281,969 
KV6 2469980,162 441282,112 
KV7 2469980,348 441281,248 
KV8 2469979,793 441283,052 
KV9 2469981,13 441283,364 
KV10 2469976,202 441291,251 
KV11 2469975,135 441290,709 
KV12 2469969,804 441299,681 
KV13 2469968,844 441299,066 
KV14 2469965,98 441302,599 
KV15 2469965,213 441302,05 
KV16 2469962,524 441304,405 
KV17 2469957,937 441306,113 
KV18 2469977,613 441317,198 
KV19 2469972,797 441279,307 
KV20 2469973,067 441278,528 
KV21 2469973,405 441277,852 
KV22 2469970,733 441276,809 
KV23 2469969,906 441278,522 
KV24 2469962,863 441285,91 
KV25 2469953,746 441295,5 
KV26 2469958,103 441302,12 
KV27 2469955,633 441304,338 
KV28 2469946,058 441291,949 
KV29 2469947,233 441290,572 
KV30 2469950,816 441294,339 
54 
PHỤ LỤC 3 
SƠ ĐỒ PHÂN MẢNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH THỊ TRẤN PHỐ LU 
55 
PHỤ LỤC 4 
TỜ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH SỐ 61 THỊ TRẤN PHỐ LU 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_phan_mem_microstation_v8i_va_gcadas_thanh.pdf