Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và thành lập bản đồ số bằng máy toàn đạc điện tử South tờ số 38 tỷ lệ 1/2000 xã Biên Sơn – Huyện Lục Ngạn – Tỉnh Bắc Giang
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý
giá của mỗi quốc gia, không có khả năng tái tạo, hạn chế về không gian và vô
hạn về thời gian sử dụng. Đất đai là yếu tố duy nhất của sự sống, nếu không
có đất sẽ không có sản xuất và cũng không có sự tồn tại của con người. Cho
nên việc bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai là một vấn đề hết sức quan trọng.
Công tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đăng ký, cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là những công việc chính của công tác
quản lý Nhà nước về đất đai đã được quy định trong Luật Đất Đai. Để quản lý
đất đai một cách chặt chẽ theo một hệ thống tư liệu mang tính khoa học và kỹ
thuật cao, cần thiết phải có bộ bản đồ địa chính chính quy và hồ sơ địa chính
hoàn chỉnh theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Để bảo vệ quỹ đất đai của địa phương cũng như để phục vụ tốt hơn cho
công tác quản lý đất đai thì bản đồ địa chính là một trong những tài liệu hết
sức cần thiết, vì nó là nguồn tài liệu cơ sở cung cấp thông tin cho người quản
lý, sử dụng đất đai, đồng thời là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính
mang tính pháp lý cao. Với tính chất hết sức quan trọng của hệ thống bản đồ
địa chính.
Để phục vụ mục đích trên, được sự đồng ý của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Bắc Giang, Công ty cổ phần TNMT Phương Bắc đã tổ chức khảo
sát, thu thập tài liệu lập Thiết kế kỹ thuật - Dự toán: Đo vẽ bản đồ địa chính
3 tỷ lệ 1/1000 - 1/2000 - 1/5000, cấp giấy chứng nhận xã Biên Sơn, huyện
Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Với tính cấp thiết của việc phải xây dựng hệ thống
bản đồ địa chính cho toàn khu vực xã Biên Sơn, với sự phân công, giúp đỡ
của Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban Chủ nhiệm Khoa Quản lý
Tài nguyên, Công ty cổ phần TNMT Phương Bắc với sự hướng dẫn của thầy2
giáo PGS-TS Nguyễn Khắc Thái Sơn em tiến hành nghiên cứu đề tài “Ứng
dụng công nghệ tin học và thành lập bản đồ số bằng máy toàn đạc điện tử
South tờ số 38 tỷ lệ 1/2000 xã Biên Sơn – huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Ứng dụng phần mềm tin học và máy toàn đạc điện tử vào thành lập lưới
khống chế đo vẽ, đo vẽ chi tiết và biên tập một tờ bản đồ địa chính tỉ lệ
1:2000 tại xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, Hỗ trợ việc quản lý
hồ sơ địa chính và công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Nghiên cứu khả năng ứng dụng của phần mềm tin học bao gồm hệ
thống phần mềm Trắc địa, máy Toàn đạc điện tử trong công tác thành lập bản
đồ địa chính và quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên đất xã Biên Sơn.
Hỗ trợ việc quản lý hồ sơ địa chính và công tác quản lý nhà nước về đất
đai cho UBND các cấp.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Trong học tập và nghiên cứu khoa học.
+ Nắm vững các kiến thức về xây dựng cơ sở dữ liệu trên công nghệ GIS.
+ Sử dụng thành thạo công nghệ GIS.
+ Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục
vụ cho công tác nghiên cứu sau này.
+ Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học tập vào nghiên cứu.
+ Giúp sinh viên thu thập được những kinh nghiệm và kiến thức thực tế,
củng cố và hoàn thiện kiến thức đã học.
- Trong thực tiễn.
+ Qua nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong công
tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý Nhà nước về
đất đai được nhanh hơn đầy đủ hơn và chính xác hơn.
+ Phục vụ tốt cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo công
nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và thành lập bản đồ số bằng máy toàn đạc điện tử South tờ số 38 tỷ lệ 1/2000 xã Biên Sơn – Huyện Lục Ngạn – Tỉnh Bắc Giang
điểm 4.3.1.2 Bố trí và đo vẽ đường chuyền kinh vĩ Dựa trên các tư liệu đã có là bản đồ hiện trạng sử dụng đất, kết hợp với việc đi khảo sát thực địa, tiến hành xây dựng lưới khống chế đo vẽ cho khu vực toàn xã. Trước tiên dựa vào sự phân bố của các điểm địa chính cấp cao kết hợp 42 với điều kiện địa hình để phân khu thành lập các dạng lưới khống chế đo vẽ cho phù hợp, điểm khởi và khép của lưới đo vẽ là các điểm địa chính cấp II trở lên. Lưới khống chế đo vẽ toàn bộ khu vực xã Biên Sơn gồm 179 điểm, trong đó có 4 điểm địa chính cơ sở hạng III và 20 điểm địa chính cơ sở hạng IV đã biết được dùng làm các điểm khởi tính cho các dạng đường chuyền. Lưới được xây dựng theo phương pháp toàn đạc sử dụng máy đo GPS Huace - X20 (Số máy :951815,925104,101540,951646,954945,951633,951811) với 2 lượt đo đi và đo về, mỗi lần với 2 nửa lần đo, đảm bảo theo đúng quy trình, quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 4.3.1.3. Bình sai lưới kinh vĩ - Trút số liệu đo từ máy GPS Huace – X20 bằng phần mềmCompass. - Từ số liệu đo đạc lưới kinh vĩ đã tiến hành sử dụng phần mềm bình sai GPSurvey 2.35 để bình sai lưới kinh vĩ. 4.3.2. Đo vẽ chi tiết, biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation và Famis 4.3.2.1. Đo vẽ chi tiết Sau khi có kết quả bình sai lưới ta có được tọa độ chính xác của các điểm lưới, tiến hành đo chi tiết. - Khi đo vẽ chi tiết, tùy theo yêu cầu độ chính xác bản đồ cần lập và phương pháp đo vẽ lập bản đồ địa chính mà lựa chọn loại máy đo, độ chính xác lý thuyết theo lý lịch của máy đo cho phù hợp và phải quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật dự toán công trình. - Đo vẽ đường địa giới hành chính. + Trước khi đo vẽ chi tiết, ta phải phối hợp với cán bộ địa chính cấp xã dẫn đạc xác định đường địa giới hành chính trên thực địa theo thực tế đang quản lý và thông tin trên hồ sơ địa giới hành chính. + Việc đo vẽ chi tiết đường địa giới hành chính thực hiện theo ranh giới thực tế đnag quản lý tại thực địa với độ chính xác tương đương với điểm đo chi tiết. - Đo vẽ ranh giới thửa đất được thực hiện theo hiện trạng thực tế đang sử dụng, quản lý đã được xác định. 43 - Đo vẽ nhà ở, công trình xây dựng khác thực hiện theo đường ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý tại thực địa với độ chính xác tương đương với điểm đo vẽ chi tiết. Tiến hành trút số liệu đo chi tiết trong má bằng phần mềm ra máy tính để xử lý số liệu: - Bước 1: Sử dụng phần mềm trút số liệu từ máy đo điện tử TOPCON : Chọn received and convert FC5 data to ASC format. Phần mềm sẽ trút tất cả các số liệu đo trong file mà ta lựa chọn. Hình 4.1: Làm việc với phần mềm T-COM Hình 4.2: Phần mềm chạy ra các số liệu đo được trong máy 44 - Bước 2: Tiến hành xử lý số liệu đo xong phần mềm sẽ cho ra kết quả là file số liệu có đuôi .asc. Hình 4.3: File số liệu có đuôi .sl - Bước 3: Ta chuyển file số liệu đuôi .asc sang file số liệu có đuôi .tcm bằng file TCON có kèm theo trong phần mềm T-COM để cho ra được file điểm đo cụ thể. Hình 4.4: File số liệu có đuôi .tcm 45 Hình 4.5: Nhập số liệu bằng phần mềm Microstation - Bước 4: Khi kiểm tra,chỉnh sửa xong file có đuôi .tcm tiếp tục tiến hành chuyển sang file có đuôi .txt để có được tọa độ các điểm chi tiết, tương ứng và có thể nhập trực tiếp số liệu đo trên phần mềm Microstation. 4.3.2.2. Ứng dụng phần mềm Microstation và Famis thành lập bản đồ địa chính Nhập số liệu đo Khi xử lý được file số liệu điểm chi tiết có đuôi .txt ta tiến hành triển điểm lên bản vẽ. Khởi động Microstation, tạo file bản vẽ mới chọn ( Select ) file chuẩn có đầy đủ các thông số cài đặt. - Tìm dẫn đến ổ, thư mục, file chứa số liệu cần triển điểm lên bản vẽ : Hình 4.6: Chọn ổ chứa file số liệu .txt 46 Chọn đúng đường dẫn chứa file số liệu chi tiết có đuôi .txt ta được một file bản vẽ chứa các tâm điểm chi tiết, đây chính là vị trí các điểm cần xác định ở ngoài thực địa và đã được tính toạ độ và độ cao theo hệ thống toạ độ VN2000. Để biết được thứ tự các điểm nối với nhau thành các ranh thửa đúng như ngoài thực địa ta tiến hành triển điểm chi tiết lên bản vẽ: Hình 4.7: Triển điểm chi tiết lên bản vẽ Thành lập bản vẽ. Từ các điểm chi tiết và bản vẽ sơ hoạ ngoài thực địa ta sử dụng thanh công cụ vẽ đường thẳng Place Smartline và chọn lớp cho từng đối tượng của chương trình Micorstation để nối các điểm đo chi tiết. Lần lượt thực hiện các công việc nối điểm theo bản vẽ sơ hoạ của tờ bản đồ khu vực xã Biên Sơn, ta thu được bản vẽ của khu vực đo vẽ. Lúc này các thửa đất trên bản vẽ thể hiện rõ vị trí hình dạng và một số địa vật đặc trưng của khu đo. Hình 4.8: Một góc tờ bản đồ trong quá trình nối điểm 47 Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ. Để có thể thực hiện các nhóm chức năng của phần mềm cơ sở dữ liệu bản đồ như đánh số thửa, tính diện tích tự động ta phải tạo được tâm thửa ( topology). Công việc chuyển sang bước tiếp theo. Sửa lỗi. Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ ( không gian ) đã được chuẩn hóa. Nó không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý, mô tả vị trí, kích thước, hình dạng của từng đối tượng bản đồ riêng rẽ mà còn còn mô tả quan hệ không gian giữa chúng với nhau như nối nhau, kề nhau. Chức năng này rất quan trọng trong công việc xây dựng bản đồ. Sau khi đóng vùng sửa lỗi, topology là mô hình đảm bảo việc tự động tính diên tích, là đầu vào của các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa đất, tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhãn thửa. Như đã nói ở trên tâm thửa chỉ được tạo khi các thửa đã đóng vùng hay khép kín. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẽ không tránh khỏi sai sót. Famis cung cấp cho chúng ta một chức năng tự động tìm và sửa lỗi. Tính năng này gồm 2 công cụ MRFClean và MRF Flag Editor. Phần mềm MRFClean dùng để kiểm tra lỗi tự động, nhận diện và đánh dấu vị trí các điểm cuối tự do bằng một ký hiệu (chữ D), tự động tạo các điểm giao giữa các đường cắt nhau; xóa những đường, những điểm trùng nhau. Hình 4.9: Tự động tìm, sửa lỗi Clean 48 Các lỗi còn lại phải tiếp tục dùng chức năng MRF Flag Editor để sửa. Kích chuột vào nút Next để hiển thị các lỗi mà chức năng MRF Flag báo màn hình bản đồ xuất hiện, nơi nào có chữ D là nơi đó còn lỗi, cần tự sửa bằng tay sử dụng thanh công cụ modifi của Microstaion với các chức năng như vươn dai đối tượng, cắt đối tượng. Các hình minh hoạ dưới đây là hình thanh công cụ Modifi của Microstaion và những lỗi được tính năng sửa lỗi MRF Flag báo để sửa cùng với các hình minh hoạ các thửa đất sau khi được sửa lỗi. Hình 4.10: Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất Hình 4.11: Các thửa đất sau khi được sửa lỗi 49 Chia mảnh bản đồ. Sau khi sửa hết các lỗi trên bản đồ, ta tiến hành tạo bảng chắp và chia mảnh bản đồ. Chia mảnh bản đồ địa chính để ta biên tập được các loại bản đồ có tỉ lệ khác nhau. Tại đây ta chọn tỷ lệ, loại bản đồ, vị trí mảnh và phương pháp chia mảnh. Ví dụ như xã Biên Sơn sẽ có 2 tỷ lệ bản đồ là 1:1000 và tỷ lệ 1:2000. Hình 4.12: Bản đồ sau khi phân mảnh Tiến hành biên tập mảnh bản đồ. - Tạo vùng. Chọn Level cần tạo vùng (ở đây là level của thửa đất) nếu nhiều lớp tham gia tính diện tích thửa đất thì ta phải tạo tất cả các lớp và mỗi lớp cách nhau bằng dấu phẩy. Sau đó chương trình tự tạo lớp tâm thửa cho từng thửa đất. Tạo vùng xong ta vào Cơ sở dữ liệu bản đồ chọn quản lý bản đồ để kết nối với cơ sở dữ liệu mới có thể thực hiện được các bước tiếp theo. 50 Hình 4.13: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa - Đánh số thửa. Số thứ tự của thửa đất được coi như một tên riêng của thửa đất. Nó được dùng trong quản lý đất đai, được ghi trong các hồ sơ địa chính liên quan như: Bản vẽ gốc, bản đồ địa chính gốc, hồ sơ kỹ thuật thửa đất, các loại bảng thống kê .v.v Tại mục bắt đầu từ chọn 1, chọn khoảng băng rộng theo chiều ngang tại mục độ rộng là 20, chọn kiểu đánh đánh tất cả, chọn kiểu đánh zích zắc, kích 51 vào hộp thoại Đánh số thửa. Chương trình sẽ thực hiện đánh số thửa cho từng thửa đất từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Hình 4.14: Đánh số thửa tự động - Gán dữ liệu từ nhãn. Để phục vụ cho việc thành lập các tài liệu quản lý đất và các loại hồ sơ địa chính, bước gán dữ liệu từ nhãn này cung cấp đầy đủ các thông tin số liệu cho việc thành lập các loại hồ sơ địa chính. Trước khi tiến hành bước này các thông tin thửa đất phải được thu thập đầy đủ và được gắn nằm trong các thửa. Các lớp thông tin của thửa đất được gắn bằng lớp nào thì bước gán thông tin từ nhãn sẽ tiến hành gán nhãn bằng lớp đó. Hình 4.15: Thửa đất sau khi được gán dữ liệu từ nhãn 52 Trong bước gắn nhãn thửa ta gắn ( họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất, địa chỉ ) bằng lớp 53 do vậy ta gán thông tin từ nhãn lớp 53 cho hai loại thông tin (họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất), và gán địa chỉ chủ sử dụng đất bằng lớp 52, vvv.... gán xong các lớp thông tin ta phải kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ. - Vẽ nhãn thửa. Vẽ nhãn thửa là một trong nhưng công cụ thường dùng để hiển thị các dữ liệu thuộc tính thành các đối tượng đồ hoạ theo một cách định dạng cho trước. Có thể có rất nhiều dữ liệu thuộc tính đi kèm theo tại một thời điểm không thể hiển thị được tất cả các dữ liệu. Hình 4.16: Vẽ nhãn thửa Đánh dấu vào vẽ tự động rồi vẽ nhãn chương trình sẽ tự động vẽ nhãn toàn bộ bản đồ với mục đích sử dụng là mục đích lúc tạo tâm thửa và số thửa ứng với số thửa đã đánh. - Sửa bảng nhãn thửa. Để đảm bảo cho đầy đủ các thông tin địa chính được cập nhật trong file báo cáo, ta phải kiểm tra bảng nhãn thửa xem file báo cáo đã cập nhật đầy đủ hay chưa. Có nhưng trường hợp các thông tin của thửa đất khi gắn bị chồng đè lên ranh thửa, do vậy khi gán nhãn thửa file báo cáo sẽ không cập nhật được các thộng tin vào bản nhãn. Sửa bảng nhãn thửa để kiểm tra bảng cơ sở dữ liệu địa chính xem các thông tin trong bảng đã đầy đủ chưa nêu thiếu ta có đầy đủ các cửa sổ cho phép 53 ta thay đổi bổ sung các thông tin như (Tên chủ sử dụng, địa chỉ chủ sử dụng đất, xứ đồng, loại đất) sửa chữa bổ sung xong ta ghi lại và báo cáo vào file (báo cáo) để thông tin được cập nhật đầy đủ. Hình 4.17: Sửa bảng nhãn thửa - Tạo khung bản đồ địa chính. Tạo khung bản đồ bao gồm: Viền khung, các điểm chia tọa độ, thanh tỉ lệ, bảng ghi chi tiết thông tin của các nhãn thửa nhỏ và các thông tin như ngày, tháng, tên cơ quan lập bản đồ, cơ quan kiểm tra và các thông tin liên quan khác trong thành lập bản đồ. Khung bản đồ địa chính cần phải tạo ra với vị trí và cách thể hiện theo đúng quy định trong pham vi thành lập bản đồ địa chính của Bộ TN & MT ban hành. Hình 4.18: Tạo khung bản đồ địa chính 54 Hình 4.19: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh Khi ta ấn vào nút ‘ Chọn bản đồ ‘ và chọn điểm trên màn hình thì toạ độ góc khung của bản đồ xẽ hiên lên. Đây là các toạ độ được tính dựa trên các tham số tỷ lệ sau khi hoàn tất các quá trình cơ bản nêu trên. Đến đây ta đã hoàn thành công việc ứng dụng phần mềm Microstation, Famis thành lập bản đồ địa chính tờ số 38 tỷ lệ 1:2000 xã Biên Sơn từ số liệu đo chi tiết. Kiểm tra kết quả đo. Sau khi biên tập hoàn chỉnh, bản đồ này đã được in thử , tiến hành rà soát, kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ so với thực địa. Lựa chon những thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản đồ, sau đó chuyển khoảng cách đó ra thực địa. Đo dải thửa, đo đường thằng đồng thời dùng thước dây đo khoảng cách ngoài thực địa rồi so sánh kết quả giữa thực địa và trong bản đồ. Những sai số đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, độ chính xác của bản đồ sau khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật. 55 In bản đồ. Khi bản đồ đã được kiểm tra hoàn chỉnh và độ chính xác đạt yêu cầu kỹ thuật, lúc này tiến hành in chính thức bản đồ này. 4.4. Đánh giá, nhận xét kết quả thành lập tờ bản đồ địa chính số 18 từ số liệu đo chi tiết Kết quả: + Thành lập được lưới khống chế đo vẽ xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. + Thành lập được bản đồ địa chính số 38 qua các số liệu đo chi tiết trong quá trình đo đạc. + Bản mô tả xác định ranh giới, mốc giới thửa đất, sổ nhật ký trạm đo lập đúng mẫu, đúng quy định, có đầy đủ chữ ký xác nhận, đồng ý của các cấp có liên quan. + Ranh giới, loại đất được đo vẽ và thể hiện phù hợp với hiện trạng sử dụng. Nhận xét: + Trong quá trình đo đạc còn gặp đôi chút khó khăn do địa hình phức tạp, diện tích lớn, tranh chấp đất gây cản trở việc đo đạc. + Thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công việc đo đạc đã xuống cấp làm chậm tiến độ khi đo đạc ở khu vực khó khăn, đòi hỏi độ chính xác cao. 56 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Sau khi đo vẽ toàn bộ diện tích xã Biên Sơn thu được kết quả như sau : - Thành lập được lưới khống chế đo vẽ bao gồm: 38 điểm địa chính và 156 điểm lưới kinh vĩ có độ chính xác cao. - Tổng số tờ bản đồ địa chính của toàn xã là 73 tờ: 24 tờ tỷ lệ 1: 1000, 46 tờ tỷ lệ 1: 2000 , 3 tờ tỷ lệ 1:5000 - Tờ bản đồ địa chính số 38 và các tờ bản đồ còn lại đã hoàn thành khi kết thúc đợt thực tập và được xử lý, biên tập theo phần mềm MicroStationSE, FAMIS đã đạt kết quả tốt. 5.2. Đề nghị - Phát triển nguồn nhân lực cho ngành địa chính, đào tạo những kỹ thuật viên sử dụng thành thạo phần mềm MicroStation, Famis và các modul, phần mềm khác có liên quan đến thành lập, biên tập bản đồ và không ngừng phổ biến, ứng dụng khoa học công nghệ mới. - Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ về đo đạc và bản đồ. Các bản đồ nên xử lý, biên tập trên Famis để có một hệ thống dữ liệu thống nhất, đảm bảo cho việc lưu trữ, quản lý và khai thác. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Công ty cổ phần TNMT Phương Bắc(2018), kế hoạch thi công,công tác: đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, xây dựng csdl địa chính xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn [2] UBND xã Biên Sơn(2018), Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh [3] UBND xã Biên Sơn(2018), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Website: da-t-nong-nghie-p-xa-huo-ng-thuo-ng-huye-n-do-ng-hy-ti-nh-tha-i- nguyen.htm [4] Lê Văn Thơ (2009), Bài giảng môn trắc địa I – Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang [5] Vũ Thị Thanh Thủy (2009) Bài giảng trắc địa II – Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang [6] TT25-2014 ngày 19/05/2014, Quy định về thành lập BĐĐC, Bộ TN&MT [7] TT 05/2009/TT-BTNMT ngµy 1/6/2009,Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính, Bộ TN & MT [8] Luật đất đai 2013 ngày 29/11/2013 [9] Tổng cục địa chính, Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử [10] Tổng cục địa chính. Hướng dẫn sử dụng phần mềm famis – caddb [11] Nguyễn Ngọc Anh, (2013), Bài giảng thực hành tin học chuyên ngành – Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang [12] Nguyễn Thị Kim Hiệp (Chủ biên) Vũ Thanh Thủy, Võ Quốc Việt, Phan Đình Binh, Lê Văn Thơ, Giáo trình bản đồ địa chính. (2006) Nxb Nông nghiệp Hà Nội
File đính kèm:
- khoa_luan_ung_dung_cong_nghe_tin_hoc_va_thanh_lap_ban_do_so.pdf