Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK Comnav T300 trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 49 tỷ lệ 1:1000 xã Bản Phiệt huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai

Phần 1

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý

giá của mỗi quốc gia, không có khả năng tái tạo, hạn chế về không gian và vô

hạn về thời gian sử dụng. Đất đai là cội nguồn của mọi hoạt động sống, đặc biệt

là hoạt động sống của con người, nếu không có đất sẽ không có sản xuất và

không có sự tồn tại của con người. Không những thế trong sự nghiệp của mỗi

quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đất luôn chiếm giữ một

vị trí quan trọng; đất là nguồn đầu vào của nhiều ngành kinh tế khác nhau; là tư

liệu sản xuất của ngành nông nghiệp. Xong sự phân bố các loại đất đai lại rất

khác nhau dẫn đến nảy sinh các mối quan hệ về đất đai cũng rất phức tạp, vấn

đề đặt ra ở đây là làm sao quản lý đất đai một cách có hiệu quả để góp phần

giải quyết tốt các quan hệ đất đai thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước.

Công tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đăng ký, cấp Giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất là những công việc chính của công tác quản lý

Nhà nước về đất đai đã được quy định trong Luật Đất Đai. Để quản lý đất đai

một cách chặt chẽ theo một hệ thống tư liệu mang tính khoa học và kỹ thuật

cao, cần thiết phải có bộ bản đồ địa chính chính quy và hồ sơ địa chính hoàn

chỉnh theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Để bảo vệ quỹ đất đai của địa phương cũng như để phục vụ tốt hơn cho

công tác quản lý đất đai thì bản đồ địa chính là một trong những tài liệu hết

sức cần thiết, vì nó là nguồn tài liệu cơ sở cung cấp thông tin cho người quản

lý, sử dụng đất đai, đồng thời là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính

mang tính pháp lý cao. Để phục vụ mục đích trên, được sự đồng ý của Sở Tài

nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, Công ty TNHH VIETMAP đã tổ chức

khảo sát, thu thập tài liệu lập Thiết kế kỹ thuật - Dự toán: đo vẽ bản đồ địa

chính xã Bản Phiệt huyện Bảo thắng tỉnh Lào Cai. Với tính cấp thiết của việc2

phải xây dựng hệ thống bản đồ địa chính cho toàn khu vực xã Bản phiệt, với

sự phân công, giúp đỡ của Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban

Chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên, Công ty TNHH VIETMAP, với sự

hướng dẫn của thầy giáo Th.sĩ Đỗ Sơn Tùng em tiến hành nghiên cứu đề tài

“Ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK Comnav T300 trong thành lập

bản đồ địa chính tờ số 49 tỷ lệ 1:1000 Xã Bản Phiệt huyện Bảo Thắng tỉnh

Lào cai”.

1.2. Mục tiêu của đề tài

Sử dụng máy GNSS-RTK và ứng dụng công nghệ tin học vào đo vẽ chi

tiết và Thành lập bản đồ địa chính theo các tỷ lệ 1:500, 1:1000,1:5000 . Hỗ

trợ việc quản lý hồ sơ địa chính và công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã

Bản Phiệt:

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Bản Phiệt

- Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai của xã Bản Phiệt

- Ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK Comnav T300 để thành lập

bản đồ địa chính tờ số 49 tỷ lệ 1:1000 xã Bản Phiệt

- Đánh giá thuận lợi khó khăn và đề xuất giải pháp

1.3. Ý nghĩa

- Giúp sử dụng thành thạo các phương pháp nhập số liệu, xử lý các số

liệu đo đạc, quy trình thành lập bản đồ địa chính từ số liệu đo đạc.

- Sản phẩm phải có độ chính xác cao theo yêu cầu trong quy phạm thành

lập bản đồ địa chính.

- Công tác quản lý nhà nước về đất đai một cách thống nhất và có hiệu quả

cao giữa Bản đồ địa chính và một số sản phẩm nhận được có khả năng kết hợp

với các phần mềm chuyên dụng khác để nâng cao khả năng truy xuất dữ liệu.

Bên cạnh đó, bản đồ địa chính có thể sử dụng làm bản đồ nền để biên tập các

loại bản đồ chuyên đề khác để phục cho các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu.

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK Comnav T300 trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 49 tỷ lệ 1:1000 xã Bản Phiệt huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai trang 1

Trang 1

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK Comnav T300 trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 49 tỷ lệ 1:1000 xã Bản Phiệt huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai trang 2

Trang 2

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK Comnav T300 trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 49 tỷ lệ 1:1000 xã Bản Phiệt huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai trang 3

Trang 3

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK Comnav T300 trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 49 tỷ lệ 1:1000 xã Bản Phiệt huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai trang 4

Trang 4

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK Comnav T300 trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 49 tỷ lệ 1:1000 xã Bản Phiệt huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai trang 5

Trang 5

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK Comnav T300 trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 49 tỷ lệ 1:1000 xã Bản Phiệt huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai trang 6

Trang 6

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK Comnav T300 trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 49 tỷ lệ 1:1000 xã Bản Phiệt huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai trang 7

Trang 7

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK Comnav T300 trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 49 tỷ lệ 1:1000 xã Bản Phiệt huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai trang 8

Trang 8

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK Comnav T300 trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 49 tỷ lệ 1:1000 xã Bản Phiệt huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai trang 9

Trang 9

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK Comnav T300 trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 49 tỷ lệ 1:1000 xã Bản Phiệt huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 67 trang xuanhieu 1940
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK Comnav T300 trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 49 tỷ lệ 1:1000 xã Bản Phiệt huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK Comnav T300 trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 49 tỷ lệ 1:1000 xã Bản Phiệt huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK Comnav T300 trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 49 tỷ lệ 1:1000 xã Bản Phiệt huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai
n tập BĐĐC, hoàn thiện các tờ địa chính 
theo quy phạm Bước 5: Hoàn thiện 
bản đồ 
Bản đồ địa chính 
 Trích xuất, hoàn thiện hệ thống hồ sơ theo 
quy định 
Báo cáo thuyết minh 
Nguồn dữ liệu do các cấp cung cấp 
Đánh giá, phân loại tài liệu 
Thiết kế thu mục lưu trữ 
Các tệp chuẩn cho bản đồ 
Đo vẽ chi tiết bằng công nghệ GNSS-RTK 
Xác định khu vực khu vực đo vẽ 
43 
4.3.1. Xây dựng thiết kế kỹ thuật- dự toán công trình 
- Nguồn tài liệu Bộ Tài nguyên Và Môi trường cung cấp.[3] 
- Nguồn tài liệu Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp 
- Nguồn tài liệu thu thập ở xã.[15] 
4.3.2. Công tác chuẩn bị 
Thiết kế thư mục lư trữ 
F:\>BAOTHANG 
Hình 4.3. Thư mục lưu trữ bản đồ 
Trong thư mục Tên xã chứa thư mục BackUp (để chứa các file tài liệu 
nháp nếu cần thiết) và các file *.dgn quy định tên như sau: 
+ TONGXA : Tổng bản đồ địa chính 
+ DC1 : Tờ bản đồ số 1 
Các tệp chuẩn của bản đồ 
Xác định khu vực đo vẽ 
4.3.3. Công tác ngoại nghiệp 
4.3.3.1. Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới thửa đất mốc 
giới thửa đất 
 Xác định ranh giới thửa đất 
- Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc 
(là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố... để 
được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng 
LAOCAI 
BAOTHANG 
BANPHIET 
BackUp 
44 
với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc 
giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch 
sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm 
căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng 
đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các 
giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực). 
- Ranh giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý 
và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực 
thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định 
hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất. 
Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có 
trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa 
đất để giải quyết. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian 
đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản 
lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể 
xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì được phép đo vẽ 
khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô 
tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo 
đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện các bước giải quyết 
tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền. 
 Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất 
Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được lập theo mẫu quy định tại 
Phụ lục số 11 kèm theo Thông tư này cho tất cả các thửa đất trừ các trường 
hợp sau đây: 
+ Thửa đất có giấy tờ thỏa thuận hoặc văn bản xác định ranh giới, mốc 
giớisử dụng đất có bản vẽ thể hiện rõ ranh giới sử dụng đất mà ranh giới hiện 
trạng của thửa đất không thay đổi so với bản vẽ trên giấy tờ đó. 
45 
+ Thửa đất có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất mà trong giấy tờ đó 
thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề và 
hiện trạng ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ hiện có. 
+ Đối với thửa đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, 
đất nuôi trồng thủy sản có bờ thửa hoặc cọc mốc cố định, rõ ràng trên thực địa 
thì không phải lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất nhưng sau khi 
có bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất phải công bố công khai tại trụ sở Ủy 
ban nhân dân cấp xã và khu dân cư trong thời gian tối thiểu là 10 ngày liên 
tục, đồng thời phải thông báo rộng rãi cho người sử dụng đất biết để kiểm tra, 
đối chiếu,hết thời gian công khai phải lập Biên bản xác nhận việc công khai 
bản đồ địa chính theo mẫu quy định tại Phụ lục số 14 kèm theo Thông tư 
25/2014/TT-BTNMT.[2] 
- Trường hợp trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất có sơ đồ thể hiện 
ranh giới thửa đất nhưng khác với ranh giới thửa đất theo hiện trạng khi đo vẽ 
thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất phải thể hiện ranh giới theo 
hiện trạng và ranh giới theo giấy tờ đó. 
- Trường hợp ranh giới thửa đất đang có tranh chấp thì trên Bản mô tả 
ranh giới, mốc giới thửa đất thể hiện đồng thời theo hiện trạng đang sử dụng, 
quản lý và theo ý kiến của các bên liên quan. 
- Trường hợp người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề vắng mặt 
trong suốt thời gian đo đạc thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô 
tả đã được các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác nhận. Đơn vị đo 
đạc có trách nhiệm chuyển Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất cho Ủy ban 
nhân dân cấp xã để thông báo (hoặc gửi) cho người sử dụng đất vắng mặt ký 
sau đó. 
4.3.3.2. Đo vẽ chi tiết bằng công nghệ GNSS-RTK (Máy RTK Comnav T300 
 Xác định lưới toạ độ Nhà nước, thiết lập vị trí, cài đặt trạm Base 
46 
 Xác định lưới toạ độ nhà nước: 
Việc xác định lưới toạ đô Nhà nước được xác định dựa trên các tài liệu 
liên quan tới việc xây dựng lưới toạ độ trước đó. Công tác xác định lưới toạ 
độ Nhà nước nhằm xây dựng tổng quan các khu vực đo vẽ chi tiết trong phạm 
vi cho phép. 
Hình 4.4. Điểm cơ sở địa chính hạng III 
(xã Bản Quẩn huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai) 
 Thiết lập vị trí, cài đặt trạm Base: 
- Yêu cầu đối với vị trí đặt trạm Base: 
 Quy trình cài đặt trạm Base (Đối với máy RTK Comnav T300): 
Bước 1: Cài đặt File đo 
Từ màn hình giao diện chính của sổ tay chọn: Wizard →Project 
→Select→New Project Điền tên file đo và nhấn OK 
47 
Hình 4.5. Màn hình giao diện sổ tay máy RTK 
Hình 4.6. Màn hình Menu Wizard 
48 
Hình 4.7. Giao diện file đo 
Hình 4.8. Tạo tên file đo 
Bước 2: Tạo hệ toạ độ VN-2000 
Trước khi tiến hành cài đặt ta cần tạo một hệ toạ độ VN-2000 cho máy. 
Trong Menu EGStar chọn Config → Coodinate System → ADD. Nhập các 
thông số theo quy phạm, nhập giá trị của 7 tham số sau đó chọn OK. Lưu ý, 
hệ tọa độ chuyển đổi VN-2000 chỉ cần tạo một lần để tiến hành đo vẽ theo 
khu vực và không cần cài đặt lại. 
49 
Hình 4.9. Cửa sổ Projection 
Hình 4.10. Tham số tính chuyển từ WSG-84 sang VN-2000 
Bước 3: Cài đặt kết nối Bluetooth 
Từ màn hình giao diện chính của sổ tay chọn: Config → Devie Config 
→ Bluetooth. Chọn máy cài Base rồi chọn Connect 
Hình 4.11. Giao diện kết nối Blutooth 
50 
Bước 4: Cài đặt các thông số trạm Base 
Từ giao diện EGStar chọn: Config → Devie Config → Instrument 
Config → Base Setting. Sau đó, thiết lập và nhập các giá trị tọa độ, độ cao của 
trạm Base. 
Hình 4.12. Cài đặt thông số cho trạm Base 
 Quá trình thiết lập các Rover 
 Đối với Rover dùng để thiết lập Base: 
Đối với Rover dùng để cài đặt trạm Base ta ngắt kết nối với trạm Base. 
Sau đó kết nối Bluetooth với 1 máy Rover hoàn thành quá trình cài đặt. 
 Đối với Rover không dùng thiết lập Base: 
Đối với Rover không dùng thiết lập Base ta thực hiện các bước tạo file 
đo, kết nối Bluetooth và tạo hệ tọa độ VN-2000 giống với quá trình thiết lập 
Base. Sau khi thiết lập xong ta có thể tiến hành đo vẽ chi tiết ngoài thực địa 
Hình 4.13. Màn hình sổ tay khi cài đặt xong 
51 
 Đo vẽ chi tiết ngoài thực địa 
Từ màn hình EGStar chọn: Survey -> Point survey màn hình sổ tay sẽ 
chuyển sang giao diện để tiến hành đo vẽ chi tiết. Đối với các điểm đo chi tiết 
trên sổ tay cần đạt các chỉ số: 
- Lời giải được chấp nhận: Fixed 
- Chỉ số Radio: > 1,5 
Ngoài ra, trong một số trường hợp đo vẽ có thể đo nếu các chỉ số không đạt. 
Hình 4.14. Đo chi tiết 
 Xử lý số liệu đo vẽ, ghép thửa đất 
 Xử lý số liệu đo vẽ 
Các dữ liệu đo vẽ chi tiết ngoài thực địa được chuẩn hóa thành các tệp 
lưu trữ trong bộ nhớ của sổ tay. Các dữ liệu về tọa độ điểm đo chi tiết được 
lưu dưới dạng file .dat. 
52 
Hình 4.15. Dữ liệu đo vẽ 
Dữ liệu đo vẽ được xử lý trên Microsoft Excel để lấy giá trị tọa độ điểm 
đo vẽ chi tiết để tiến hành đưa lên bản đồ. 
Hình 4.16. Dữ liệu xử lý trên Microsoft Excel 
53 
Hình 4.17. Số liệu đo vẽ chi tiêt 
 Ghép thửa đất 
Quá trình triển điểm đo chi tiết được thực hiện trên phần mềm và công 
cụ hỗ trợ Gcadas. 
Trên thanh công cụ Gcadas chọn: Bản đồ → Nhập số liệu đo đạc → 
Nhập số liệu đo đạc từ tệp văn bản → Chọn file số liệu và thông số → Triển 
điểm lên màn hình. Tiến hành ghép thửa đất theo hình thể khi đo vẽ. 
Hình 4.18. Triển điểm đo lên phần mềm gCdas 
54 
 Đối soát, biên tập nội dung thửa đất 
Tiến hành đối soát bản đồ ngoài thực địa, chỉnh lý các khu vực sai khác, 
thay đổi. Bổ sung chủ sử dụng đất và loại đất theo hiện trạng sử dụng. Gán 
nhãn thửa đất theo quy phạm. 
Hình 4.19. Thửa đất sau khi gán nhãn, đối soát, biên tập nội dung 
 Phân mảnh bản đồ địa chính, xử lý tiếp biên 
Tiến hành phân mảnh bản đồ địa chính theo các tỷ lệ 1:1000, 1:5000 và 
1:10000 theo quy phạm. Đối với xã Bản Phiệt tiến hành phân mảnh được 15 
tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500,50 tờ bản đổ tỷ lệ 1:1000 và 1 tờ tỷ lệ 1:10000. 
Bản đồ địa chính xã Bản Phiệt được tiếp biên giữa các mảnh tiếp giáp 
nhau trong địa giới hành chính và giữa các mảnh tiếp giáp nhau khác địa giới 
hành chính. 
 Biên tập, hoàn thiện bản đồ địa chính theo quy phạm 
Sử dụng phần mềm Microstation và công cụ Gcadas tiến hành biên tập 
nội dung bản đồ bao gồm: 
- Khung và trình bày khung bản đồ địa chính 
- Các yếu tố nội dung bản đồ được phân lớp theo đúng quy phạm 
- Nhãn thửa, số thứ tự thửa đất và thể hiện các thông tin thửa đất 
55 
- Ghi chú và ký hiệu bản đồ địa chính 
- Tính diện tích các thửa đất 
- Biên tập địa giới hành chính 
Hình 4.20. Tờ bản đồ hoàn chỉnh 
 Hoàn thiện bản đồ, hồ sơ pháp lý 
- Hoàn thiện, in ấn bản đồ : 
+ Biên tập các đối tượng chồng đè để tiến hành in ấn bản đồ địa chính 
+ Bản đồ địa chính dạng giấy được in màu trên giấy in vẽ bản đồ 
khổgiấy A0, có định lượng 120g/m2 trở lên, bằng máy chuyên dụng in bản 
đồ, chế độ in đạt độ phân giải tối thiểu 1200 x 600 dpi, mực in chất lượng cao, 
phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật máy. 
- Trích xuất, hoàn thiện hồ sơ: 
+ Tiến hành lập Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất theo 
mẫu quy định 
+ Tiến hành trích đo địa chính phụ vụ cấp giấy chứng nhận 
+ Lập sổ mục kê đất đai 
56 
- Kiểm tra nghiệm thu : 
Sau khi biên tập hoàn chỉnh, bản đồ này đã được in thử , tiến hành rà 
soát, kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ so với thực địa. Lựa 
chọn những thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản 
đồ. Sau đó chuyển khoảng cách đó ra thực địa đồng thời dùng thước dây đo 
khoảng cách chúng với nhau. Những sai số đều nằm trong giới hạn cho phép. 
Như vậy, độ chính xác của bản đồ sau khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật. 
4.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp 
 Thuận lợi: 
- Được Đảng ủy HĐND UBND cùng các đoàn thể xã tạo điều kiện tốt 
nhất trong suốt quá trình thời gian thực tập. 
- Nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo và cán bộ công ty hướng dẫn. 
- Cán bộ công nhân viên trong Sở Tài Nguyên Môi Trường, Phòng Tài 
Nguyên và Môi Trường của Tỉnh Lào Cai đều thân thiện, hòa nhã và nhiệt 
tình, luôn giúp đỡ, sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của sinh viên và hướng dẫn 
rất tận tình, cặn kẽ. 
- Nhờ có kỹ năng tiếp xúc cộng đồng đã học được thông qua các đợt 
thực tập nghề nghiệp nên khi xuống công ty thực tập không còn nhiều bỡ ngỡ. 
 Khó khăn 
 - Chưa có nhiều kỹ năng mềm và kiến thức còn hạn hẹp nên gặp nhiều 
khó khăn trong việc xử lý số liệu đo. 
 - Do đặc điểm địa hình của địa phương khá phức tạp nên gây khó 
khăn cho công tác đo đạc. 
 - Khí hậu khắc nghiệt bởi mưa thường xuyên.. 
 Giải pháp: 
 - Đẩy mạnh công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính là cấp thiết. 
 - Triển khai kế hoạch đo đạc phù hợp với địa hình, thời tiết của xã 
57 
Phần 5 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1. Kết luận 
Khoá luận tốt nghiệp là kết quả của không chỉ quá trình thực tập tốt 
nghiệp mà còn là kết quả của thời gian học tập lâu dài. Thời gian thực tập và 
viết khóa luận vừa qua đã giúp em ôn lại và bổ sung thêm nhiều kiến thức, 
đồng thời là cơ hội để tìm hiểu nghiên cứu những kĩ thuật, công nghệ và quy 
trình biên tập bản đồ mới và thực tế. Từ đó em đã rút ra cách tiếp cận, nghiên 
cứu và phương pháp giải quyết các yêu cầu của thực tiễn. Đề tài là thành quả 
của sự kết hợp những kiến thức chuyên môn đã tiếp thu và kiến thức tin học 
đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian và công sức. 
Sau khi đo vẽ toàn bộ diện tích Xã Bản Phiệt thu được kết quả như sau : 
Đối với thị xã Bản Phiệt tiến hành phân mảnh được 15 tờ bản đồ địa chính tỷ 
lệ 1:500, 50 tờ bản đổ tỷ lệ 1:1000 và 1 tờ tỷ lệ 1:10000. 
5.2. Kiến nghị 
- Phát triển nguồn nhân lực cho ngành địa chính, đào tạo những kỹ thuật 
viên sử dụng thành thạo phần mềm MicroStation, Gcadas và các modul, phần 
mềm khác có liên quan đến thành lập, biên tập bản đồ và không ngừng phổ 
biến, ứng dụng khoa học công nghệ mới. 
- Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ về đo đạc và bản đồ. Các bản đồ nên 
xử lý, biên tập trên Microstations v8i và gCadas để có một hệ thống dữ liệu 
thống nhất, đảm bảo cho việc lưu trữ, quản lý và khai thác. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1 . Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2014), Quy trình đo vẽ thành lập bản đồ 
địa chính. 
2 . Bộ Tài Nguyên và Môi trường,(2014), Thông tư 25/2014/TT-BTNMT 
3 . Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2014), Quy phạm thành lập bản đồ địa chính 
tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000,1:5000 và 1:10.000, Hà Nội. 
4 . Công nghệ đo RTK 
con-goi-la-do-rtk.htm 
5 . Công ty cổ phần TNHH VietMap, kế hoạch thi công, công tác: đo đạc chỉnh lí bản 
đồ địa chính, xây dựng csdl địa chính xã Bản Phiệt huyện Bảo Thắng tỉnh Lào 
Cai 
6 . Hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu GNSS (Global Navigation Satellite 
System – GNSS). 
7 . Lê Văn Thơ, (2005), Bài giảng môn học trắc địa I. Trường Đại học Nông 
lâm Thái Nguyên. 
8 . Luật đất đai 2013, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 
9 . Nguyễn Thị Kim Hiệp, Vũ Thanh Thủy, Võ Quốc Việt, Phan Đình Binh, 
Lê Văn Thơ, (2006), Giáo trình bản đồ địa chính, Thái Nguyên, Nxb 
Nông Nghiệp, Hà Nội. 
10 . Nguyễn Ngọc Anh, (2013), Bài giảng thực hành tin học chuyên ngành –
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 
11 . Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính 
phủ " Về thi hành Luật Đất đai ". 
12 . Tổng cục địa chính, Hướng dẫn sử dụng máy RTK GNSS. 
13 . Tổng cục địa chính, Hướng dẫn sử dụng phần mềm gCadas. 
 14 . Tổng cục Địa chính hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc 
gia VN-2000.Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 
2001 của 
15 . UBND xã Bản Phiệt, (2018), Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội. 
df 
16 . Vũ Thị Thanh Thủy (2009) Bài giảng trắc địa II – Trường Đại học Nông 
lâm Thái Nguyên 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_cong_nghe_tin_hoc_va_may_rtk_comnav_t300.pdf