Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy đo GNSS RTK thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 71 tỷ lệ 1:1000 xã Lục Sơn - Huyện Lục Nam – Tỉnh Bắc Giang

PHẦN 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý

giá của mỗi quốc gia. Đất đai là yếu tố duy nhất của sự sống, nếu không có

đất sẽ không có sản xuất và cũng không có sự tồn tại của con người. Cho nên

việc bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai là một vấn đề hết sức quan trọng.

Trong cuộc sống đất đai đóng vai trò là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể

thiếu được trong cuộc sống hàng ngày với các hoạt động sản xuất công

nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và cả sinh hoạt của mình, con người đã tác

động trực tiếp vào đất đai, làm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên và đôi khi làm

giảm dần tính bền vững của đất đai. Ngoài ra hiện tượng xói mòn đất, thoái

hoá đất và sa mạc hoá ngày càng diễn ra nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu

nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngoài ra đất đai còn là thành quả cách

mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Cho nên, vì thế thế hệ hôm nay và

cả các thế hệ mai sau chúng ta phải đoàn kết để sử dụng hợp lý và hiệu quả

nguồn tài nguyên đất đai cũng như bảo vệ chúng khỏi nguy cơ thoái hoá đang

ngày một rõ rệt như hiện nay.

Công tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đăng ký, cấp Giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất là những công việc chính của công tác quản lý Nhà

nước về đất đai đã được quy định trong Luật Đất đai năm 2013. Đây là chủ trương

lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong các nhu cầu cấp bách của ngành Địa

chính trong cả nước nói chung và của tỉnh Bắc Giang nói riêng. Để quản lý đất đai

một cách chặt chẽ theo một hệ thống tư liệu mang tính khoa học và kỹ thuật cao,

cần thiết phải có bộ bản đồ địa chính chính quy và hồ sơ địa chính hoàn chỉnh theo

quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.2

Hiện nay dưới những hoạt động của con người và những thay đổi của

tự nhiên làm cho đất đai có những biến đổi không ngừng do đó. Để bảo vệ

quỹ đất đai cũng như để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý đất đai thì bản

đồ địa chính là một trong những tài liệu hết sức cần thiết, vì nó là nguồn tài

liệu cơ sở cung cấp thông tin cho người quản lý, sử dụng đất đai, đồng thời là

tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính mang tính pháp lý cao. Với tính

chất hết sức quan trọng của hệ thống bản đồ địa chính.

Để phục vụ mục đích trên, được sự đồng ý của Sở Tài nguyên và Môi

trường tỉnh Bắc Giang, Phòng quản lý các dự án đo đạc và bản đồ công ty

TNHH VietMap đã tổ chức khảo sát, thu thập tài liệu lập Thiết kế kỹ thuật -

Dự toán: Đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

xã Lục Sơn , huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, đã tiến hành xây dựng hệ

thống bản đồ địa chính cho các địa xã, phường trên địa bàn tỉnh trong đó có

xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang.

Với tính cấp thiết của việc phải xây dựng hệ thống bản đồ địa chính

cho toàn khu vực xã Lục Sơn, với sự phân công, giúp đỡ của Ban giám hiệu

nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, công ty TNHH

VietMap với sự hướng dẫn của thầy giáo ThS. Nguyễn Qúy Ly em tiến hành

nghiên cứu đề tài “Ứng dụng công nghệ tin học và máy đo GNSS RTK

thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 71 tỷ lệ 1:1000 xã

Lục Sơn - huyện Lục Nam – Tỉnh Bắc Giang”

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy đo GNSS RTK thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 71 tỷ lệ 1:1000 xã Lục Sơn - Huyện Lục Nam – Tỉnh Bắc Giang trang 1

Trang 1

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy đo GNSS RTK thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 71 tỷ lệ 1:1000 xã Lục Sơn - Huyện Lục Nam – Tỉnh Bắc Giang trang 2

Trang 2

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy đo GNSS RTK thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 71 tỷ lệ 1:1000 xã Lục Sơn - Huyện Lục Nam – Tỉnh Bắc Giang trang 3

Trang 3

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy đo GNSS RTK thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 71 tỷ lệ 1:1000 xã Lục Sơn - Huyện Lục Nam – Tỉnh Bắc Giang trang 4

Trang 4

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy đo GNSS RTK thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 71 tỷ lệ 1:1000 xã Lục Sơn - Huyện Lục Nam – Tỉnh Bắc Giang trang 5

Trang 5

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy đo GNSS RTK thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 71 tỷ lệ 1:1000 xã Lục Sơn - Huyện Lục Nam – Tỉnh Bắc Giang trang 6

Trang 6

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy đo GNSS RTK thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 71 tỷ lệ 1:1000 xã Lục Sơn - Huyện Lục Nam – Tỉnh Bắc Giang trang 7

Trang 7

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy đo GNSS RTK thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 71 tỷ lệ 1:1000 xã Lục Sơn - Huyện Lục Nam – Tỉnh Bắc Giang trang 8

Trang 8

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy đo GNSS RTK thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 71 tỷ lệ 1:1000 xã Lục Sơn - Huyện Lục Nam – Tỉnh Bắc Giang trang 9

Trang 9

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy đo GNSS RTK thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 71 tỷ lệ 1:1000 xã Lục Sơn - Huyện Lục Nam – Tỉnh Bắc Giang trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 52 trang xuanhieu 2661
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy đo GNSS RTK thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 71 tỷ lệ 1:1000 xã Lục Sơn - Huyện Lục Nam – Tỉnh Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy đo GNSS RTK thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 71 tỷ lệ 1:1000 xã Lục Sơn - Huyện Lục Nam – Tỉnh Bắc Giang

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy đo GNSS RTK thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính tờ số 71 tỷ lệ 1:1000 xã Lục Sơn - Huyện Lục Nam – Tỉnh Bắc Giang
ược tiến hành như sau. 
I. Quá trình trút số liệu từ máy GNSS South S82 vào máy tính: 
II. Máy GNSS được kết nối với máy tính thông qua cổng trút USB tìm 
đến file job, tìm ngày đo và copy 
III. Chọn kiểu trút “Recevied and convert FC5 data to ASC format” 
Nhập tên file (tên file là ngày đo) Nhập tốc độ trút (2400-4800-9600...) Nhập 
độ dài ký tự (8). rồi tiến hành xử lý số liệu 
4.3. Ứng dụng phần mềm Famis và Microstation thành lập bản đồ địa 
chính 
 - Cấu trúc File dữ liệu từ máy GNSS 
Trong quá trình đo vẽ chi tiết đã sử dụng máy GNSS South S82.Sau đây 
là cấu trúc của file dữ liệu. 
Cấu trúc của file có dạng như sau: 
Hình 4.1: Cấu trúc file dữ liệu từ máy đo điện tử 
 26 
- Xử lý số liệu 
Sau khi số liệu được trút từ máy RTK sang máy vi tính ta lưu vào file 
“số liệu đo” tên (03042018.dat) như ví dụ trên là file số liệu có tên là 
03042018 ( có nghĩa là số liệu đo vào ngày 03 tháng 04 năm 2018) 
Sau khi đã lưu vào file “số liệu đo” , ta copy file dữ liệu có đuôi “.dat” 
vào file “số liệu xử lý”. 
Hình 4.2: File số liệu sau copy sang sau khi đã có file “.dat” thì ta phải tiếp 
tục đổi đuôi định dạng về “.txt” qua phần mềm Excel. 
Hình 4.3: Phần mềm đổi định dạng file số liệu sau khi đi đo về ta sử lý số 
liệu ra bảng “.txt” 
27 
Hình: 4.4: file số liệu sau khi đổi 
- Sau khi sử lý xong số liệu ta trút điểm đo nên bản vẽ bằng phần mềm 
Famis và Microstation 
4.3.1. Nhập dữ liệu trị đo vào máy 
a) Khởi động phần mềm FAMIS: 
Vào thực đơn Utilities /MDL Application chọn nút Browse ở hộp thoại 
rồi tìm đến mục C:Famis\Famis.ma, chọn OK để chạy FAMIS. 
Sau khi khởi động phần mềm Famis, nhập tên đơn vị hành chính: 
 - Nhập tên xã : Lục Sơn 
 - Nhập tên huyện : Lục Nam 
 - Nhập tên tỉnh : Bắc Giang 
 28 
b) Nhập số liệu trị đo 
+ Chọn Menu → 
+ Chọn Menu → 
Hình 4.5.Nhập trị đo 
Hiển thị trên màn hình nhập số liệu từ số liệu gốc, tìm đến thư mực 
D:SoLieu\LucSon.txt, nhấn . Kết thúc lệnh trên màn hình sẽ hiển thị 
các điểm đo chi tiết. 
Hình 4.6.Kết quả nhập số liệu trị đo 
29 
4.3.2. Hiển thị, tạo mô tả trị đo 
4.3.2. Hiển thị,tạo mô tả trị đo 
4.3.2.1. Hiển thị trị đo 
Các dữ liệu có trong file trị đo có thể hiển thị ra màn hình qua chức 
năng [Hiển thị], cho phép ta hiển thị các lớp thông tin file trị đo. 
Menu: Chọn 
 Hình 4.7. Bảng chức năng hiển thị trị đo 
Các lớp thông tin trị đo gồm 
 - : thể hiện dưới dạng một ký hiệu. 
 - : thể hiện dưới dạng một ký hiệu . 
 - Các đối tượng đồ họa được vẽ tự động sau quá trình xử lý mã, do 
người dùng tự vẽ qua những công cụ xử lý đồ họa của Microstation. 
 - Các chữ mô tả số hiệu trạm, điểm đo. 
 - Các chữ mô tả của mã điểm đo. 
4.3.2.2. Tạo mô tả trị đo 
 Đây là một chức năng tạo ra các đối tượng chữ (text) để mô tả thông tin 
đi kèm theo các trạm đo, điểm đo chi tiết. 
 Menu: Chọn → 
 30 
Hình 4.8. Chức năng tạo mô tả trị đo 
 - Chức năng giúp xác định vị trí đặt (text) mô tả thông tin đi kèm theo 
với các trạm đo, điểm đo chi tiết. 
 + Vị trí đặt chữ mô tả trị đo từ vị trí của trị đo được khai báo ở mục 
 + Kích thước của đối tượng chữ được lựa chọn qua mục . 
 + Lớp đối tượng dạng chữ được thể hiện qua mục . 
 + Màu của đối tượng chữ được lựa chọn qua mục . 
 + Nội dung cần hiển thị nhãn của trị đo được lựa chọn qua mục . 
 Ấn , trên màn hình sẽ xuất hiện nhãn của trị đo. 
Hình 4.9: Kết quả tạo mô tả trị đo 
31 
4.3.3. Tạo bản vẽ từ trị đo (nối điểm). 
 Từ các điểm đo chi tiết, dựa vào sơ đồ và số liệu điểm đã vẽ trong quá 
trình đo vẽ để thành lập bản đồ địa chính. 
 Trước khi nối điểm ta cần phải lựa chọn kiểu đường, lớp cho các đối 
tượng khác nhau như : Ranh giới thửa đất, ranh giới các loại đất khác nhau 
trên cùng thửa đất, ranh giới các công trình xây dựng trên đất, ranh giới giao thông 
 Nối điểm đo bằng cách sử dụng lệnh vẽ đoạn thẳng Place line trong 
Microstation để nối các điểm theo sơ đồ nối một cách chính xác. Trong quá 
trình nối phải luôn sử dụng chế độ “Snap” (chế độ bắt điểm), bắt chính xác 
vào các điểm đo. 
Hình 4.10: Kết quả nối điểm 
4.3.4. Tạo Topology 
 Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu không gian đã được chuẩn hóa trên 
toàn thế giới. Mô hình không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý mô tả về vị trí, 
kích thước, hình dạng của từng đối tượng riêng lẻ mà còn mô tả quan hệ 
không gian giữa các đối tượng như quan hệ kề nhau, liền nhau.... 
 32 
 Chọn → → <Kết nối cơ 
sở dữ liệu> nhấn OK: đây là chức năng liên kết bản đồ hiện thời với cơ sở dữ 
liệu của nó. 
4.3.5. Sửa lỗi 
a) Ta tiến hành sửa lỗi thông tin chức năng MRFCLEAN. Trên thanh 
công cụ của FAMIS chọn: 
 → → <Tự động tìm, sửa 
lỗi(CLEAN)> 
Trên màn hình hiển thị hộp thoại MRF Clean V8.0.1. 
Hình 4.11: Sửa lỗi tự động Clean 
Chọn hiển thị cửa sổ MRF Clean Parameters. Ở cửa sổ 
này chọn hiển thị cửa sổ MRF Clean Setup Tolerances. 
 Nhập hệ số cho lớp bản đồ cần sửa lỗi tại ô là (0.1 mm x 
M/1000). Với M là mẫu số tỷ lệ bản đồ. Sau đó chọn . 
 Đóng các cửa sổ trên để trở về cửa sổ giao diện MRF Clean V8.0.1. 
 Chọn ở cửa sổ này. Sau khi chọn Clean xong sẽ xuất hiện hộp 
thoại MRF Flag Editor v8.0.1. 
33 
b) Sửa lỗi Flag 
→ → 
Hình 4.12: Bảng hiển thị vị trí các lỗi 
4.3.6. Tạo vùng 
Menu: Chọn Tạo Topology → Tạo vùng 
Hình 4.13.Tạo vùng 
Để tạo Topology các đối tượng vùng cần phải đảm bảo những yêu cầu sau: 
 + Không chứa các điểm cuối tự do. 
 + Tại các đường giao nhau phải có điểm nút. 
 + Một vùng phải được tạo từ nhiều đường khép kín. 
 34 
Hình 4.14: Kết quả tạo vùng 
4.3.5. Kiểm tra, đối soát ngoài thực địa 
 Trong quá trình đo vẽ ngoại nghiệp và thành lập bản vẽ trị đo không thể 
tránh khỏi những sai sót. Vì vậy để đảm bảo độ chính xác cho bản vẽ thì phải 
tiến hành kiểm tra, đối soát ngoài thực địa bằng cách in bản vẽ đã được thành lập 
ở trên và đem ra ngoài thực địa để kiểm tra. Kiểm tra, đối soát ngoài thực địa 
hình thể của các thửa đất, mức độ chi tiết của các địa vật, nếu có sai sót so với 
thực địa cần đánh dấu những điểm nối nhầm sau đó chỉnh sửa lại trên bản đồ. 
4.3.7. Phân mảnh bản đồ địa chính 
Menu: Chọn → 
 Đây là chức năng tạo một file mới lưu thành bản đồ địa chính từ bản đồ 
nền. Bản đồ địa chính được xác định theo một khung cho trước. Vị trí khung 
được xác định theo phương pháp chia mảnh và tỷ lệ bản đồ. Các thửa được 
chuyển sang bản đồ địa chính theo nguyên tắc diện tích lớn nhất: Thửa đất 
được chuyển sang là những thửa đất nằm gọn trong khung bản đồ và những 
thửa có phần diện tích lớn nhất so với phần còn lại bị cắt khung. 
35 
Hình 4.15: Sơ đồ phân mảnh bản đồ địa chính xã Lục Sơn 
 Bản đồ xã Lục Sơn được phân thành từ 107 mảnh bản đồ địa chính. Do 
thời gian có hạn, nên trong bài khóa luận này, em xin được trình bày quy trình 
ứng dụng phần mềm Microstation và Famis thành lập tờ bản đồ địa chính, mảnh 
bản đồ địa chính tờ 71 của xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. 
4.3.8. Đánh số thửa tự động, gán thông tin địa chính ban đầu 
4.3.8.1. Đánh số thửa 
Đánh số thửa cho thửa đất trên từng tờ bản đồ địa chính được tiến hành 
sau khi tạo vùng. Famis đánh số thửa từ trái sang phải, từ trên xuống dưới .Vị 
trí thửa được xác định qua vị trí điểm đặc trưng,các thửa tham gia vào đánh số 
có thể là toàn bộ thửa trên file bản đồ hiện thời hoặc trong một vùng nào đó 
mà người dùng định nghĩa(fence). 
Menu: Chọn Bản đồ địa chính → Đánh số thửa tự động 
Hình 4.16. Đánh số thửa tự động 
 36 
4.3.8.2. Gán thông tin địa chính ban đầu 
Để dễ dàng trong việc tra cứu thông tin về một thửa đất bất kì trên bản 
đồ, tiến hành nhập thông tin cho tất cả các thửa. 
Chức năng này cho phép chúng ta có thể nhập thông tin của thửa đất 
như: loại đất, tên chử sử dụng, địa chỉ Ngoài ra trong phần sửa nhãn thửa 
này còn cho phép chúng ta xuất thông tin của các thửa đất ra file .txt bằng 
cách chọn mục báo cáo. File này còn có thể mở bằng Excel giúp chúng ta có 
thể thống kê một cách thuận tiện. Sử dụng chức năng nhập thông tin cho thửa 
đất ta chọn chức năng gán thông tin Địa chính ban đầu - Sửa bảng nhãn thửa 
từ menu. 
Menu: Chọn → <Gán dữ liệu 
từ nhãn> 
Hình 4.17. Gắn thông tin thửa đất 
4.3.8. Vẽ nhãn thửa, tạo khung bản đồ địa chính 
4.3.8.3. Vẽ nhãn thửa 
 - Vẽ nhãn thửa: Một đối tượng bản đồ có thể có rất nhiều thuộc tính đi 
kèm, tại một thời điểm không thể hiển thị hết tất cả các dữ liệu thuộc tính ra 
được. Vì vậy chức năng vẽ nhãn sẽ cung cấp cho người sử dụng một công cụ 
để vẽ ra màn hình một số loại dữ liệu thuộc tính cho người sử dụng tự định 
nghĩa và theo một dạng cho trước 
37 
 Menu: Chọn → → <Tạo bản đồ 
địa chính> 
Hình 4.18: Vẽ nhãn thửa 
Nhãn được tạo ra lấy từ nguồn dữ liệu trong cơ sở dữ liệu bản đồ địa 
chính. Chọn trường hiển thị là số thửa. 
Hình 4.19: Kết quả sau khi vẽ nhãn thửa 
4.3.8.4. Tạo khung bản đồ địa chính 
- Tạo khung bản đồ địa chính: Chức năng tạo ra khung bản đồ địa chính 
với vị trí và cách thể hiện theo đúng quy phạm quy định 
 38 
Ngoài ra chức năng này còn cho phép phá khung bản đồ trong những 
trường hợp cần thiết. 
 Menu: Chọn → 
Hình 4.20.Tạo khung bản đồ địa chính 
 Sau khi tạo khung thì ta có kết quả là tờ bản đồ địa chính tờ 71 của xã 
Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang như hình 4.17: 
Hình 4.21: Kết quả tạo khung bản đồ địa chính tờ 71 – xã Lục Sơn 
39 
4.3.9. Kiểm tra kết quả đo 
Sau khi biên tập hoàn chỉnh, bản đồ này đã được in thử , tiến hành rà 
soát, kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ so với thực địa. Lựa 
chọn những thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản 
đồ. Sau đó chuyển khoảng cách đó ra thực địa đồng thời dùng thước dây đo 
khoảng cách ngoài thực địa và so sánh kết quả giữa chúng với nhau. Những 
sai số đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, độ chính xác của bản đồ sau 
khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật. 
4.3.10. In bản đồ 
Khi bản đồ đã được kiểm tra hoàn chỉnh và độ chính xác đạt yêu cầu kỹ 
thuật, lúc này tiến hành in chính thức bản đồ này. 
4.4.11. Giao nộp sản phẩm 
1 đĩa CD 
 01 bản đồ đã đo vẽ chỉnh lý (Mảnh bản đồ số 71) 
Bảng 4.2: Kết quả thống kê diện tích đất (mảnh bản đồ số 71) 
STT Loại đất Ký hiệu Số 
thửa 
Diện tích (m2) 
1 Đất ở nông thôn ONT 4 16.098,6 
2 Đất lúa LUC 3 574,7 
3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 3 1674,9 
4 Đất bằng hàng năm khác BHK 5 6833,8 
5 Đất trồng cây lâu năm CLN 106 63.362,8 
6 Đất chưa sử dụng BCS 4 77,1 
4.4. Thuận lợi và khó khăn khi xây dựng lưới khống chế tại xã Lục Sơn 
 4.4.1. Thuận lợi 
- Thời gian đo từ tháng 02đến tháng 0 4 năm 2018 có thời tiết rất thuận 
lợi cho việc đo GNSS. - Nguồn nhân lực, trang thiết bị đầy đủ: số lượng 04 
người có trình độ chuyên môn trong đo đạc, có 1 trạm base và 2 rover, máy vi 
 40 
tính 04 máy, máy in Canon LBP 2900 1 máy, và các thiết bị phần mềm kỹ 
thuật khác. 
- Trong quá trình thi công được sự đồng tình và giúp đỡ của chính quyền 
và đa số người dân địa phương. - Nền địa hình tương đối ổn định cho việc 
chôn mốc tránh mốc bị mất, sai lệch. 
 4.4.2. Khó khăn 
 - Địa hình của xã tương đối phức tạp: Có đồng ruộng trũng, đồi núi xen 
kẽ cánh đồng gây khó khăn cho việc thiết kế lưới. Thời gian di chuyển đến 
các điểm mốc kéo dài làm tăng sai số khi đo. Yêu cầu trình độ chuyên môn 
nghiệp vụ trong đo đạc và sử dụng thành thạo phần mềm bình sai. Tín hiệu vệ 
tinh yếu. Yêu cầu lớn về trang thiết bị: máy đo GNSS, máy tính, máy in... 
4.4.3. Giải pháp khắc phục 
- Cung cấp đầy đủ nguồn nhân lực và trang thiết bị trong quá trình đo vẽ. 
- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn trong công tác đo đạc 
sử dụng phần mềm bình sai. Tránh các sai số trong quá trình đo như: giảm 
thời gian di chuyển giữa các điểm mốc, vị trí mốc thông thoáng, thời tiết 
thoáng mát. Đề nghị Trung tâm công nghệ Thông tin phối hợp với UBND xã 
Lục Sơn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đo vẽ và thành lập bản đồ địa 
chính tại địa phương. 
41 
PHẦN 5 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1. Kết luận 
Bản đồ địa chính của xã Lục Sơn được trung tâm đo đạc bản đồ đo vẽ 
đã quá cũ và có nhiều thay đổi không đáp ứng được nhu cầu quản lý đất đai 
của phường nên Công ty TNHH VietMap được sự phê duyệt của cấp trên tiến 
hành đo vẽ thành lập bản đồ địa chính cho toàn xã Lục Sơn. 
Sau khi tiến hành đo vẽ và chỉnh lý lại toàn bộ diện tích của xã Lục 
Sơn, sau khi đo vẽ và chỉnh lý thu được kết quả như sau: 
- Thành lập lưới đo vẽ bao gồm: 04 điểm địa chính và 20 điểm GNSS 
có độ chính xác cao. 
- Tổng số tờ bản đồ địa chính của toàn xã: 107 tờ tỷ lệ 1: 1000. 
- Đã thành lập được một mảnh bản đồ địa chính thuộc xã Lục Sơn 
huyện Lục Nam Tỉnh Bắc Giang, tờ bản đồ này đã được đo đạc, xử lý, biên 
tập theo phần mềm MicroStation, Famis đã đạt kết quả tốt. 
5.2. Kiến nghị 
Phát triển nguồn nhân lực cho ngành địa chính, đào tạo những kỹ thuật 
viên sử dụng thành thạo phần mềm MicroStation, Famis và các modul, phần 
mềm khác có liên quan đến thành lập, biên tập bản đồ và không ngừng phổ 
biến, ứng dụng khoa học công nghệ mới. 
- Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ về đo đạc và bản đồ. Các bản đồ nên 
xử lý, biên tập trên Famis để có một hệ thống dữ liệu thống nhất, đảm bảo cho 
việc lưu trữ, quản lý và khai thác. 
- Nhà nước cần tập trung kinh phí đầu tư xây dựng quy trình công nghệ 
tiên tiến, thống nhất các văn bản pháp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển 
của ngành. 
- Nhà nước cần quan tâm bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp 
vụ cho tất cả đội ngũ làm công tác quản lý đất đai các câp, tạo điều kiện phát 
triển ngành Quản lý đất đai để bắt kịp tiến độ công nghiệp hóa hiện đại hóa 
đất nước. 
 42 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, (2005), Quy trình đo vẽ thành lập bản 
đồ địa chính, Hà Nội. 
2. Công ty cổ phần TNHH VietMap, kế hoạch thi công,công tác: đo đạc chỉnh 
lý bản đồ địa chính, xây dựng csdl địa chính xã Lục Sơn Huyện Lục Nam 
Tỉnh Bắc Giang. 
3.Luật đất đai 2013 ngày 29/11/2013. 
4. Luật đất đai 2013,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
5. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 Nghị định Chính phủ về 
thi hành Luật Đất đai. 
6. Quyết định 08/2008/QĐ- BTNMT ngày 10/11/2008 Quy phạm thành lập 
bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:50000; 1:10000. 
7. Tổng cục Địa chính, (1999), Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500; 1:1000; 
1:2000; 1:5000. 
8. Tổng cục địa chính, Hướng dẫn sử dụng máy RTK GNSS. 
9. Tổng cục địa chính, Hướng dẫn sử dụng máy RTK GNSS. 
10. Thông tư 55/2013/TT-BTNMT Quy định về chia mảnh, đánh số mảnh bản 
đồ địa chính. 
11.TT 05/2009/TT-BTNMT ngày 1/6/2009,Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và 
nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính, Bộ TN & MT. 
12. TT25-2014 ngày 19/05/2014, Quy định về thành lập BĐĐC, Bộ TN&MT. 
13. Viện nghiên cứu Địa chính, (2002), Hướng dẫn sử dụng phần mềm 
MicroStation & Mappingoffice để thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội. 
14. Vũ Thị Thanh Thủy, Lê Văn Thơ, Phan Đình Binh, Nguyễn Ngọc Anh, 
(2008), Giáo trình trắc địa cơ sở, NXB Nông Nghiệp – HN. 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_cong_nghe_tin_hoc_va_may_do_gnss_rtk_thuc.pdf