Khóa luận Tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất bánh mì của Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan

PHẦN 1

MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài.

Bánh mì là sản phẩm chế biến từ bột mỳ hoặc bột ngũ cốc được nhào với

nước, muối và nấm men để lên men cho nở xốp, sau đó được nướng hoặc hấp

chín. Khoảng một nửa dân số thế giới dử dụng bánh mì làm lương thực chính.

Hiện nay trên thị trường bánh mì rất đa dạng về hình dạng và công thức chế

biến tùy theo nhu cầu của người tiêu dùng từng vùng. Nguồn nguyên liệu để

làm bánh mì cũng được lựa chọn một cách cẩn thận, tùy từng loại bánh mì mà

có thể chọn những nguyên liệu tốt nhất, phù hợp nhất.

Lúa mì được trồng bởi người nông dân, lúa mì phát triển ở vùng Lưỡng

Hà và Ai Cập. Ban đầu người ta chỉ dùng lua mì làm lương thực để ăn hàng

ngày. Khoảng 1000 năm trước công nguyên người ta phát hiện ra rằng loại ngũ

cốc này có thể tạo thành khối khi trộn bột với nước và tạo thành bánh khi được

lên men, khi được lên men sẽ làm cho bột nở ra và bên trong có các bong bóng

khí. Sau đó kỹ thuật làm bánh ngày càng phát triển và nhanh chóng lan sang

các nước có biên giới giáp với Địa Trung Hải. Ngày nay bánh mì đã phổ biến

rộng rãi trên toàn thế giới, kể cả nhiều nước không trồng được lúa mì.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bánh mì, được phân loại chính

dựa trên các tiêu chí sau:

- Theo màu sắc:

+ Bánh mì trắng (làm từ lúa mì vàng và lúa mì trắng);

+ Bánh mì đen ( làm từ bột thô của lúa mì đen)

- Theo thành phần nguyên liệu:

+ Bánh mì truyền thống;

+ Bánh mì có nhân;

+ Bánh mì nhanh.2

- Theo thành phần dinh dưỡng:

+ Bánh mì gầy: Bao gồm các loại bánh mì trong thành phần chứ rất ít

hoặc không chứa các chất béo như dầu ăn, bơ, trứng, đường, sữa.

+ Bánh mì béo: Bao gồm các loại bánh mà trong thành phần có chưa

nhiều chất béo như bơ, đường, trứng, sữa.

Bánh mì có giá trị guxit cao và luôn đứng vị trí số một trong bảng xếp

hạng thực phẩm đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể. Loại bánh baguette

cung cấp cho con người 255Kcal trên mỗi 100gram sản phẩm. Bánh mì chứa

8% protein, ngũ cốc chứa 10% năng lượng dưới hình thức là protein, do đó sử

dụng bánh mì góp phần đảm bảo nhu cầu protein của cơ thể.

Bánh mì nguyên chất là món ăn ít lipit, ít chất béo. Trong lúa mì chỉ chứa

2-4% chất béo ở trong mầm hạt, tuy nhiên trong quá trình chế biến thì hầu như

mầm hạt đã được loại bỏ trong quá trình chế biến bột. Do đó bánh mì có giá trị

dinh dưỡng phù hợp để khắc phục sự mất cân bằng trong chế độ ăn uống

thường có nhiều chất béo của chúng ta.

Bánh mì giúp chúng ta có làn da đẹp do trong bánh mì có chứa nhiều

protein thực vật, bốn lát bánh mì trắng mỗi ngày có thể cung cấp 1/4 lượng

protein cho phụ nữ và 1/5 cho nam giới. Bánh mì còn cung cấp một lượng lớn

canxi cho cơ thể, trung bình bốn lát bánh mì trắng cung cấp 164mg canxi(

giống như 100g sữa chua) trong khẩu phần 800mg canxi cần thiết mỗi ngày, vì

vậy bánh mì bổ sung lượng lớn canxi giúp xương chắc khỏe. Từ năm 1953

chất sắt đã được thêm vào bột bánh mì, vì vậy bánh mì cũng cung cấp sắt cho

cơ thể giúp cơ thể khỏe mạnh. Trong bánh mì có chứa axit folic, folate giúp cải

thiện tâm trạng. Ngoài ra bánh mì là một loại lương thực có chứa ít chất béo và

có chứa chất xơ, vì vậy bánh mì là thực phẩm tốt cho tiêu hóa và tốt cho người

đang có nhu cầu giảm cân.

Công ty thực phẩm Bình Vinh là một công ty sản xuất các loại thực phẩm

cung cấp cho chuỗi cửa hàng tiện lợi, các sản phẩm của công ty được thị3

trường đón nhận rộng rãi, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một trong số các mặt

hàng đem lại hiệu quả cao nhất là bánh mì, Để thấy rõ được giá trị và hiệu

quả kinh tế của việc sản xuất bánh mì và tìm hiểu việc tổ chức sản xuất

như thế nào cho hiệu quả em tiến hành thực hiện đề tài “Tìm hiểu công

tác tổ chức sản xuất bánh mì của công ty TNHH thực phẩm Bình Vinh,

Đài Loan

Khóa luận Tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất bánh mì của Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan trang 1

Trang 1

Khóa luận Tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất bánh mì của Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan trang 2

Trang 2

Khóa luận Tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất bánh mì của Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan trang 3

Trang 3

Khóa luận Tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất bánh mì của Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan trang 4

Trang 4

Khóa luận Tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất bánh mì của Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan trang 5

Trang 5

Khóa luận Tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất bánh mì của Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan trang 6

Trang 6

Khóa luận Tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất bánh mì của Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan trang 7

Trang 7

Khóa luận Tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất bánh mì của Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan trang 8

Trang 8

Khóa luận Tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất bánh mì của Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan trang 9

Trang 9

Khóa luận Tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất bánh mì của Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 53 trang xuanhieu 3060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất bánh mì của Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất bánh mì của Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan

Khóa luận Tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất bánh mì của Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan
h dân đến trung 
bình. Do sản phẩm bánh mì, bánh ngọt của tôi là mới lạ, nếu giá cao thì người 
tiêu dùng sẽ e ngại khi lựa chọn sản phẩm của tôi và họ sẽ phải cân nhắc so với 
các sản phẩm tương tự của những người sản xuất khác. Sản phẩm tốt, giá cả hợp 
lý sẽ giúp tôi nhanh chóng đưa được sản phẩm đến rộng rãi người tiêu dùng. 
 Phân phối(Place): Chọn các địa điểm phân phối sản phẩm ban đầu một 
cách hợp lý có vai trò vô cùng quan trọng để người tiêu dùng biết đến sản 
phẩm một cách nhanh nhất và nhiều người biết đến nhất. Do đó tôi chọn các 
siêu thị ở trung tâm khu dân cư, các cửa hàng bán lẻ ở những điểm dừng chân 
du lịch và các chợ 
 Truyền thông (Promotion): 
- Hiện nay mạng xã hội rất phổ biến đối với tất cả mọi người, vì vậy sản 
phẩm được quảng bá qua mạng xã hội sẽ được đông đảo mọi người biết đến. 
Người tiêu dùng có thể nhìn thấy điểm khác biệt của sản phẩm dù chưa mua 
sản phẩm thông qua các hình ảnh, đoạn phim ngắn được quảng bá trên mạng 
xã hội. 
- Trở thành thành viên và giới thiệu sản phẩm qua các chợ truyền thông 
trực tuyến trên mạng internet như shopee, sendo,... 
33 
- Thiết kế Logo, hình ảnh, thông tin sản phẩm đặt tại những nơi triển lãm 
sản phẩm địa phương, hội chợ thương mại,... 
3.2.5.Quan hệ khách hàng 
Không chỉ quan tâm đến việc bán được sản phẩm, tôi còn quan tâm đến 
khách hàng sau khi mua sản phẩm của tôi. Ngoài việc tặng thêm cho khách 
hàng những món quà nhỏ có ý nghĩa, tôi sẽ cung cấp những phiếu đánh giá về 
sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và thăm dò ý kiến, mong muốn 
của khách hàng đối với nhà sản xuất. Sẵn sàng nhận lỗi và đền bù cho khách 
hàng nếu sản phẩm có lỗi. 
3.3.Các hoạt động chính 
3.3.1.Nguồn lực 
 Nguồn lực được hiểu là tất cả các yếu tố, lợi thế, tiềm năng để tạo ra sản 
phẩm. Đối với mô hình sản xuất bánh mì bánh ngọt nhân hoa quả gồm các loại 
nguồn lực sau: 
- Nguồn lực con người 
- Nguồn vốn 
- Thông tin, kiến thức 
- Nguồn nguyên liệu 
- Nguồn vật liệu: Các thiết bị, máy móc cần thiết trong quá trình sản xuất 
- Cơ sở hạ tầng: Nhà xưởng, nhà kho 
3.3.2.Các hoạt động chính 
3.3.2.1.Chuẩn bị cơ sở hạ tầng 
 Để sản xuất bánh mì, ta cần 4 phòng với các chức năng sau: 
- Phòng bảo quản nguyên liệu: Tất cả các nguyên liệu trước khi chế biến 
được bảo quản ở phòng bảo quản 
- Phòng nướng: Là nơi diễn ra tất cả các hoạt động sản xuất bánh mì từ 
khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. 
- Phòng kiểm tra đóng gói: Kiểm tra, đóng gói và hoàn thiện sản phẩm với 
nhiệt độ phòng trung bình là từ 5 °C đến 10°C 
34 
- Phòng bảo quản sản phẩm: Là nơi bảo quản sản phẩm sau khi hoàn thiện 
đóng gói, trước khi được đưa ra thị trường. 
3.3.2.2.Chuẩn bị thiết bị. 
* Các thiết bị để sản xuất bánh mì gồm có: 
Bảng 3.1. Các thiết bị để sản xuất bánh mì 
STT Tên thiết bị Số lượng 
1 Máy trộn bột 1 
2 Nồi nấu nguyên liệu 1 
3 Xe để khay lò nướng 1 
4 Lò nướng bánh 1 
5 Máy kiểm tra 1 
6 Máy đóng gói 1 
3.3.2.3.Nguồn nước 
Nguồn nước sử dụng sản xuất là nguồn nước máy, đảm bảo sạch đáp 
ứng tiêu chuẩn cho phép của BYT. 
3.3.2.4.Nguyên liệu chế biến 
- Sử dụng các loại nguyên liệu từ các cơ sở, công ty có thông tin rõ ràng, 
đảm bảo chất lượng tốt, và hợp vệ sinh 
- Tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương. Các sản phẩm từ cây 
ăn quả phải đảm bảo tiêu chí là sản phẩm sạch, không dùng thuốc trừ cỏ trong 
sản xuất, không sử dụng chất kích thích sản phẩm; Không sử dụng các chất bảo 
quản mà bộ y tế không cho phép. Sản phẩm phải được thu hoạch đúng thời 
điểm, không quá sớm, cũng không được quá muộn so với độ chín của hoa quả. 
3.3.2.5.Kiểm tra, bảo quản trước chế biến 
35 
- Các sản phẩm sau khi được thu mua và chuyển đến cơ sở chế biến cần 
được kiểm tra lại, đảm bảo về số lượng và chất lượng trước khi nhập kho bảo 
quản. 
3.3.2.6 Tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh 
- Tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất chính cần thực hiện đúng 
quy trình, và đúng theo tiêu chuẩn 
- Có sự phân công công việc rõ ràng, có sự quản lý và giám sát quá trình 
sản xuất đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đạt chuẩn yêu cầu. 
- Trong quá trình sản xuất, công đoạn nào làm hỏng thì sản phẩm hỏng 
cần phải được loại bỏ, không được phép đưa tới công đoạn sau. 
- Kiểm tra tạp chất và trọng lượng sản phẩm trước khi đóng gói tạo thành 
sản phẩm hoàn chỉnh. 
3.3.2.7. Bảo quản sản phẩm 
- Sau khi hoàn thiện sản phẩm, sản phẩm được bảo quản trong kho lạnh 
trong khoảng nhiệt độ từ 2°C đến 8°C, trước khi được đưa đến các điểm tiêu 
thụ sản phẩm. 
- Đối với người tiêu dùng: Nên bảo quản sản phẩm trong ngăn mát của tủ 
lạnh gia đình, nếu sản phẩm đã mở và dùng không hết thì có thể gói kín lại và 
bảo quản trong tủ lạnh. Không nên để sản phẩm ở môi trường có nhiệt độ cao. 
3.4. Đối tác 
Trong sản xuất và kinh doanh bánh mì, đối tác được chia thành 2 phía như sau: 
* Phía cung ứng dịch vụ đầu vào bao gồm: 
- Các công ty cung cấp các loại bột ngũ cốc. 
- Các công ty, trang trại cung cấp trứng, sữa. 
- Các công ty cung ứng thiết bị, máy móc sản xuất bánh mì 
* Khách hàng: 
- Các siêu thị; Các trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm địa phương 
- Các chợ đầu mối, các cửa hàng bán lẻ 
36 
- Các trường nội trú trên địa bàn tỉnh Hà Giang 
3.5. Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn 
3.5.1. Dự trù kinh phí 
 Chi phí được hiểu là toàn bộ các hoạt động, các chi tiêu liên quan đến tiền 
mặt để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Ở dự án này, gồm có các 
chi phí như sau: 
- Chi phí đầu tư ban đầu: 77.000.000 VNĐ, trong đó chi phí khấu hao TSCĐ 
hàng tháng la.7.656.000 VNĐ 
 - Chi phí biến đổi hàng tháng: 33.600000VNĐ 
3.5.2. Doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn 
3.5.2.1. Kết quả dự án 
- Dự tính sau khi dự án đi vào hoạt động, doanh nghiệp sẽ cung cấp ra thị 
trường trung bình 300 đơn vị sản phẩm mỗi ngày, với giá trung bình như sau: 
Bảng 3.2. Doanh thu bình quân một ngày 
STT Mức giá ( 1 ĐVSP) Sản lượng Tổng 
1 15000 50 750.000 
2 5000 200 1000.000 
3 10.000 50 500.000 
Tổng 2250.000 
> Doanh thu hàng tháng là 2250.000 x 30 = 67500.000 (VNĐ) 
Ta có công thức tính lợi nhuận: Pr = TR – TC ,trong đó: 
- Pr: Lợi nhuận thực tế doanh nghiệp 
- TR: Tổng doanh thu trong một thời kỳ xác định 
- TC: Chi phí ( bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi) 
> Lợi nhuận hàng tháng là 
 Pr = 67500.000 – (.7.656.000 + 33.600.000) = 26244.000/ tháng (VNĐ) 
Với vốn đầu tư ban đầu là 77.000.000(VNĐ) vậy thì thời gian hoàn vốn 
sẽ là 77000000/26244000 ≈ 3 (tháng). 
37 
* Nhận xét: tuy chi phí biến đổi hang tháng tương đối lớn nhưng với 
doanh thu hàng tháng là 67.500.000 và lợi nhuận là 26.244.000. Với chi phí 
ban đầu là 77.000.000 vậy thì thời gian hoàn vốn là: 77.000.000/26.244.000 
= 2.934(khoảng 3 tháng)tháng là sẽ hoàn vốn đầu tư.Sau khi hoàn vốn 
doánh nghiệp có thể tái đầu tư mở rộng sản xuất. Vậy đây là dự án có thể 
thực hiện được. 
3.6.Phân tích ưu, nhược điểm của ý tưởng bằng SWOT 
Bảng 3.2. Phân tích ưu, nhược điểm của ý tưởng bằng SWOT 
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) 
+ Được tham gia trực tiếp vào quá trình 
sản xuất ra sản phẩm từ công đoạn đầu 
tiên đến công đoạn cuối cùng trong quá 
trình thực tập 
+ Có ý chí ham học hỏi, nhanh nhẹn, năng 
động, sáng tạo 
+ Trình độ chuyên môn hạn chế, chưa 
có kinh nghiệm trong sản xuất, quản lý, 
vận hành doanh nghiệp. 
+ Thiếu nguồn vốn để hoạt động 
Cơ hội (O) Thách thức (T) 
+ Nhà nước có chính sách ưu đãi cho 
thanh niên khởi nghiệp, phát triển kinh tế 
tại địa phương 
+ Cuộc sống của người dân ngày càng 
phát triển, thu nhập tăng. Nhu cầu tiêu thụ 
các sản phẩm, hàng hóa cũng tăng 
+ Huyện Yên Minh nằm trong 4 huyện 
thuộc khu công viên địa chất, Cao nguyên 
đá Đồng Văn, hàng năm đón lượng khách 
du lịch lớn; Những năm gần đây lượng 
khách du lịch đến với Hà Giang tăng mạnh 
+ Nguồn lao động tại địa phương dồi dào, 
giá rẻ 
+ Hà Giang là một tỉnh giáp biên giới 
với Trung Quốc, các mặt hàng nội địa 
luôn phải cạnh tranh gay gắt với các 
mặt hàng được nhập từ Trung Quốc; 
Từ cạnh tranh về gía cả, mẫu mã đến 
chất lượng. 
+ Chưa có thương hiệu trên thị trường, 
nên sản phẩm phải cạnh tranh với các 
công ty, cơ sở sản xuất tương tự đã có 
uy tin lâu năm trên thị trường 
+ Vùng nguyên liệu còn mang tính đơn 
lẻ, chưa quy hoạch được vùng nguyên 
liệu có chất lượng cao 
38 
3.7.Những rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện ý tưởng, và giải pháp giảm 
thiểu rủi ro. 
3.7.1.Rủi ro trong sản xuất 
- Người lao động chưa có kinh nghiệm trong sản xuất bánh mì, chưa 
được đào tạo các kiến thức và kỹ năng cần thiết. 
- Tất cả các công đoạn trong sản xuất và bảo quản đều đòi hỏi tính chính 
xác cao, tuân thủ những quy định khắt khe là một sự rủi ro và khó khăn lớn đối 
với tất cả lao động chưa có kinh nghiệm. 
 Giải pháp : Đào tạo những kiến thức, kỹ thuật cần thiết đối với người 
lao động. Tham gia đồng thời giám sát và hướng dẫn người lao động trong quá 
trình sản xuất. 
3.7.2.Rủi ro đầu ra 
- Người tiêu dùng còn lo ngại về giá cả cũng như chất lượng sản phẩm. 
- Các đối tác kinh doanh sản phẩm đầu ra có thể phá vỡ hợp đồng, gây 
thiệt hại nặng nề cho người sản xuất. 
 Giải pháp: 
 + Quảng bá sản phẩm trong các sự kiện, lễ hội du lịch, ẩm thực của địa 
phương đề tạo uy tín cho sản phẩm. 
 + Soạn thảo hợp đồng rõ ràng, cụ thể để tránh sự phá vỡ hợp đồng, gây 
thiệt hại về uy tín của đôi bên 
3.7.3.Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh 
Nhiều cơ sở sản xuất bánh mì, bánh ngọt đã tồn tại lâu năm, có uy tín 
trên thị trường, vì vậy sản xuất bánh mì nhân hoa quả sẽ gặp phải sự cạnh tranh 
mạnh với các cơ sở sản xuất khác. 
Giải pháp: Tập trung tạo sự khác biệt về kiểu dáng, chất lượng, thành 
phần, mẫu mã,... cho sản phẩm. 
3.7.4.Rủi ro từ môi trường tự nhiên. 
Trong sản xuất có sử dụng nguồn nguyên liệu trực tiếp của người dân tại 
địa phương, do vậy nếu có bất kỳ sự ảnh hưởng nào từ thiên tai, dịch bệnh gây 
39 
hại đến cây ăn quả sẽ làm cho chất lượng hoa quả bị ảnh hưởng, đồng thời giá 
cả cũng biến động 
Giải pháp: Nhắc nhở người dân chủ động đề phòng thiên tai, dịch bệnh. 
Thực hiện các biện pháp chăm sóc bảo quản cẩn thận tránh tối đa thiệt hại 
3.8.Những kiến nghị nhằm hỗ trợ cho ý tưởng được thực hiện 
- Thiết lập kế hoạch kinh doanh cụ thể theo từng giai đoạn thời gian và 
theo từng loại mặt hàng 
- Nâng cao trình độ dân trí thông qua đẩy mạnh công tác đào tạo các kiến 
thức về khoa học kỹ thuật cho người dân 
- Mở rộng các chương trình cho vay vốn tín dụng thông qua các quỹ tín 
dụng với lãi xuất ưu đãi, thời gian hợp lý và thủ tục đơn giản. 
- Kiến nghị chính quyền địa phương hỗ trợ tìm kiếm và liên kết với các 
nhà phân phối tạo thị trường đầu ra ổn định cho người dân sản xuất 
40 
PHẦN 4 
 KẾT LUẬN 
4.1. Kết quả đạt được tại cơ sở thực tập 
Trên cơ sở tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất bánh ngọt của công ty 
TNHH thực phẩm Bình Vinh tại quận Đào Viên, Đài Loan, em rút ra một số 
kết luận như sau: 
- Quá trình thành lập và phát triển: Công ty TNHH thực phẩm Bình Vinh 
(Ping Roun Food) nằm ở thị trấn Đại Khê, quận Đào Viên được thành lập vào 
tháng 4 năm 2004, là sự hợp tác của công ty với các chuỗi cửa hàng tiện lợi 
(family mart). Tháng 1 năm 2015 công ty thành lập thêm một chi nhánh tại 
Hsinchu ( nhà máy Xinfeng) chính thức gia nhập sản xuất. 
 Ở Việt Nam vào năm 2007 công ty thành lập một xưởng tại thành phố 
Hồ Chí Minh 
 - Các bộ phận của công ty: Bộ phận Kinh doanh; Tài chính- kế toán; Nhân 
sự; Nghiên cứu và phát triển: Cung ứng- xuất nhập khẩu; Bộ phận sản xuất 
 - Điểm đặc biệt trong thị trường đầu ra của công ty: Công ty liên kết trực 
tiếp với chuỗi của hàng tiện lợi Family mark, là chuỗi của hàng lớn thứ 2 tại 
Đài Loan (đầu ra ổn định, có uy tín đối với người tiêu dùng, công ty không tốn 
kinh phí marketing) 
- Quy trình sản xuất bánh ngọt: 5 giai đoạnTrộn bột, nướng bánh, nấu 
nhân bánh, hoàn thiện. đóng gói 
4.2. Kết quả dự kiến đạt được sau quá trình thực tập và thực hiện dự án 
- Xây dựng thành công doanh nghiệp sản xuất bánh mì nhân hoa quả, tạo 
được uy tín và thương hiệu trên thị trường 
- Doanh nghiệp năng động, hiện đại và mới lạ, mở rộng quy mô sản xuất 
và liên kết với một số doanh nghiệp có uy tín 
41 
- Giải quyết được nhu cầu công việc của bản thân và một phần nhu cầu 
việc làm của người dân địa phương. Tạo thu nhập ổn định cho gia đình em và 
người lao động 
- Giải quyết được nhu cầu đầu ra của các mặt hàng hoa quả tại địa phương 
với mức giá ổn định 
42 
PHỤ LỤC 
1. Các bảng chi phí 
Bảng 1. Chi phí đầu tư ban đầu 
Khoản mục 
Giá trị 
(triệu đồng) 
Số 
lượng 
Thành tiền 
(triệu đồng) 
Ghi chú 
Giấy phép đăng ký kinh 
doanh và các giấy phép khác 
 2 
Thiết bị cho sản xuất 
(Máy trộn, lò nướng, nồi, 
máy đóng gói,...) 
 48.5 
Khấu hao trong 
10 năm 
Máy in, máy tính 10 1 10 
Khấu hao trong 5 
năm 
Điện thoại 1 5 5 
Khấu hao trong 5 
năm 
Áo đồng phục nhân viên 0.5 2 1 
Rổ đựng bánh 200 2 
Chi phí marketing (tờ rơi, 
khuyến mãi) 
 2 
Tờ rơi, Băng rôn, 
quảng cáo 
Chi phí phát sinh khác 5 
Tổng chi phí đầu tư ban 
đầu 
 77 
43 
Bảng 2. Chi phí cố định hàng tháng 
ST
T 
Khoản mục 
Thành 
tiền 
1 Tổng chi phí khấu hao TSCĐ 656.000 
2 Lương nhân viên 5.000.000 
3 Marketing (khuyến mãi, phát triển thương hiệu điện tử) 1.000.000 
4 Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới 1.000.000 
Tổng 7.656.000 
Bảng 3. Chi phí biến đổi hàng tháng 
STT Khoản mục Thành tiền 
1 Nguyên liệu bột 3.600.000 
2 Trứng 6.000.000 
3 Sữa 15.000.000 
4 Hoa quả 6.000.000 
5 Nguyên liệu phụ khác 3.000.000 
4 Tổng 33.6.000.000 
44 
Bảng 4: Mức giới hạn tối đa của một số phụ gia trong sản xuất bánh mì 
1. enzym 
Mức tối đa cho phép trong 
sản phẩm cuối cùng 
Enzym amylaza từ Aspergillus niger 
GMP 
Enzym amylaza từ Aspergillus oryzae 
Enzym phân giải protein từ Bacillus subtilis 
Enzym phân giải protein từ Aspergillus oryzae 
2. Tác nhân xử lý bột 
Axit – Ascorbit và các muối Natri và kali của chúng 300/kg 
L-xystein hidroclorua 90mg/kg 
Sulfual dioxit (trong bột chỉ dùng làm bánh bích 
quy và bột nhào) 
200mg.kg 
Mono- canxi phosphat 2500mg/kg 
Lexithin 2000mg/kg 
Clo chiếm tỷ lệ cao trong bánh 2500mg/kg 
Clo dioxit dùng cho các sản phẩm bánh có dùng 
men nở 
30mg/kg 
Benzol peroxit 60mg/kg 
Azodicacboamit dùng cho bánh mì được lên men 45mg/kg 
45 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH: 
to-chuc-cua-cong-ty-tnhh-la-gi.html 
2. Phân tích nội bộ của doanh nghiệp, phân tích đánh giá các nguồn lực: 
nghiep---phan-tich-danh-gia-cac-nguon-luc 
3. Các phương pháp kiểm nghiệm vi sinh vật thực phẩm: 
https://tailieu.vn/doc/chuong-6-cac-phuong-phap-kiem-nghiem-vi-sinh-vat-
thuc-pham-796953.html 
4. Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam 4259- 2008 về bột mì: 
codex-stan-152-1985-rev-1-1995-ve-bot-my.html 
5. Tài liệu cách tính hiệu quả chọn lọc: 
https://tailieu.vn/tag/cach-tinh-hieu-qua-kinh-te.html 
6. Tài liệu khóa luận của các khóa trước 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_cong_tac_to_chuc_san_xuat_banh_mi_cua_con.pdf