Khóa luận Thực trạng, giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng

Phần 1

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi bò nói riêng là một bộ phận chính trong

hệ thống canh nông của người nông dân. Nó có vai trò thiết thực trong các hộ gia

đình và đem lại một nguồn thu nhập bằng tiền đáng kể cho rất nhiều người. Nếu

phát triển nghề này sẽ cơ bản giúp người dân tăng thu nhập nhanh, khắc phục cơ

bản sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên một cách nặng nề, đặc biệt các xã vùng

cao miền núi, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào vùng cao nói riêng, góp

phần tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân.

Tuy nhiên, chăn nuôi bò nước ta hiện nay chưa đạt mức chăn nuôi tiên tiến, quy

mô lớn, mang tính sản xuất hàng hoá cao, đặc biệt ở các huyện vùng cao. Bên cạnh

đó, một trong những trở ngại lớn đối với hoạt động phát triển sản xuất sản phẩm này

nữa là mối quan ngại của người dân khâu tiêu thụ sản phẩm.

Xã Lương Thông là một xã miền núi của huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng, có

diện tích tự nhiên là 69,76 km2, trong đó có một diện tích đáng kể để chăn nuôi và

sản xuất thức ăn gia súc. Điều kiện khí hậu tương đối phù hợp với việc phát triển

các giống vật nuôi. Đây là điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi để xã phát triển chăn

nuôi theo hướng hàng hoá. Bên cạnh đó, điều kiện xã hội có một thế mạnh lớn về

nhân lực giá nhân công rẻ, người dân có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi.

Mặc dù có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, điều kiện sống của người dân còn

gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là người dân ở các xã vùng cao. Một trong những

khó khăn lớn của người dân là lựa chọn sản phẩm sản xuất, tìm đầu ra và nâng cao

giá trị gia tăng cho các sản phẩm chăn nuôi được sản xuất tại địa phương. Những

tồn tại này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình mở rộng quy mô sản xuất,

nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác lợi thế so sánh của đại phương. Vì vậy,

vấn đề phát triển chăn nuôi bò là vấn đề mà cả người dân và lãnh đạo địa phương

rất quan tâm. Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó tôi chọn đề tài “Thực trạng, giải

pháp phát triển mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, huyện

Thông Nông, tỉnh Cao Bằng” làm khóa luận tốt nghiệp.2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi bò tại xã Lương Thông.

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi bò của xã Lương

Thông trong thời gian tới.

1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

1.3.1. Ý nghĩa khoa học

- Là nguồn cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu về sau:

- Củng cố kiến thức thực tiến trong lĩnh vực nông nghiệp về sau.

- Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương nghiên cứu.

- Nâng cao kiến thức kĩ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế cho công

tác nghiên cứu sau này.

- Xác định cơ sở khoa học, làm sáng tỏ lý luận về phương thức phát triển

chăn nuôi bò tại địa phương.

- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài nghiên cứu và đánh giá một cách tổng quát hiệu quả hoạt động sản

xuất, tiêu thụ sản phẩm từ bò cho người dân chăn nuôi bò tại xã Lương Thông, từ

đó nhận thức được vị trí của chăn nuôi bò đối với sự phát triển kinh tế của địa

phương. Qua kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ

cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện và các cơ quan liên quan trong việc phát triển

kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại địa phuơng nhằm góp phần nâng

cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp nông hộ, đặc biệt là người dân chăn nuôi bò.

1.3.3. Ý nghĩa đối với sinh viên

Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với

thực tế, giúp sinh viên củng cố kiến thức, kỹ năng học. Đồng thời có cơ hội vận

dụng vào thực tế.

Khóa luận Thực trạng, giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trang 1

Trang 1

Khóa luận Thực trạng, giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trang 2

Trang 2

Khóa luận Thực trạng, giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trang 3

Trang 3

Khóa luận Thực trạng, giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trang 4

Trang 4

Khóa luận Thực trạng, giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trang 5

Trang 5

Khóa luận Thực trạng, giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trang 6

Trang 6

Khóa luận Thực trạng, giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trang 7

Trang 7

Khóa luận Thực trạng, giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trang 8

Trang 8

Khóa luận Thực trạng, giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trang 9

Trang 9

Khóa luận Thực trạng, giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 94 trang xuanhieu 5800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng, giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Thực trạng, giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng

Khóa luận Thực trạng, giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng
 đến đầu tư, chăm sóc vật nuôi và giao thương sản phẩm hàng hóa giữa các 
vùng. Công tác khuyến nông chưa thực sự hiệu quả, đa số sử dụng lao động là 
người già và trẻ em chưa được tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn 
nuôi. 2) Về khoa học kỹ thuật, chất lượng con giống thấp, chủ yếu là giống bò vàng 
địa phương (94,12%), việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác giống rất hạn 
chế; Người dân chưa chú trọng đến việc bảo đảm chất dinh dưỡng cho bò; Bên cạnh 
đó tập quán chăn nuôi theo phương thức quảng canh (chiếm 55%) đã làm năng suất, 
chất lượng và hiệu quả chăn nuôi bò chưa cao; Hoạt động của mạng lưới thú y có 
thể đảm bảo được cho công tác phòng chữa bệnh cho bò, nhưng ý thức của người 
dân về công tác phòng chữa bệnh cho bò chưa cao, hầu hết các hộ dân chưa tự chữa 
được một số bệnh thông thường cho bò và công tác kiểm dịch chưa chặt chẽ; (4) 
Thị trường tiêu thụ sản phẩm bò của xã “đóng”, người dân ít được tiếp cận với các 
thông tin thị trường chính thức, sản phẩm chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ bởi các 
sản phẩm bò của Trung Quốc và các vùng khác; (5) Việc triển khai một số chính 
sách cho phát triển chăn nuôi bò của xã còn chậm, xã chưa có chính sách đầu tư 
chiều sâu cho phát triển chăn nuôi bò. 
 3. Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, 
ngành chăn nuôi bò của xã Lương Thôngcó rất nhiều cơ hội để phát triển như tiếp 
cận ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi, thị trường tiêu thụ rộng lớn 
hơn, bên cạnh đó cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như sự cạnh tranh, nhu 
cầu thị hiếu người tiêu dùng ngày càng cao, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực 
phẩmVới đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của xã Lương Thônghiện 
nay, trong thời gian tới giai đoan 2020-2025 không thể ứng dụng ngay các quy trình 
chăn nuôi tiên tiến vào chăn nuôi bò của xã mà cần phải có sự chuyển đổi dần từng bước. 
4. Để đạt được mục tiêu phát triển chăn nuôi bò ở xã Lương Thôngtrong thời 
gian tới, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp pháp đã đề ra, đó là: (1) Thực 
hiện tốt công tác quy hoạch vùng chăn nuôi, phát triển chăn nuôi thâm canh ở 
những xã gần trung tâm xã có lợi thế về vốn đầu tư, thị trường, trình độ dân trí cao 
80 
nhưng diện tích chăn thả bị hạn chế; (2) Người dân được tiếp cận và áp dụng tốt tiến 
bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi bò để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm như: 
Quan tâm đầu tư cải tạo đàn bò vàng địa phương theo hướng lai với giống bò ngoại; 
Đảm bảo ổn định và chủ động nguồn thức ăn cho đàn bò đặc biệt là các vùng chăn 
nuôi bò tập trung; Thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng và tăng cường vệ 
sinh phòng dịch cho đàn bò; Tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật 
cho người dân thông qua hệ thống khuyến nông với nội dung và phương pháp phù 
hợp điều kiện thực tế của người dân ở từng khu vực; (3) Tổ chức sản xuất chăn nuôi 
bò hàng hóa tập trung trên cơ sở hướng dẫn hộ chăn nuôi với quy mô phù hợp, 
khuyến khích các hộ chăn nuôi theo kiểu trang trại với quy mô lớn và các hình thức 
chăn nuôi khác như hợp tác xã, liên doanh liên kết; (4) Xây dựng thị trường tiêu thụ 
sản phẩm ổn định bằng việc củng cố thị trường trong xã kết hợp với công tác xúc 
tiến thương mại xây dựng thị trường ngoài xã; (5) Xây dựng và thực hiện tốt một số 
chính sách kinh tế và tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước cho phát triển chăn nuôi bò. 
5.2. Kiến nghị 
* Đối với Nhà nước 
- Tăng mức đầu tư vốn ngân sách Nhà nước hàng năm cho chương trình phát 
triển chăn nuôi bò như hỗ trợ con giống, chi phí xây chuồng trại cho người nghèo, 
hỗ trợ công tác cải tạo đàn bò và đầu tư một số hạng mục cơ sở hạ tầng phát triển 
chăn nuôi bò. 
- Quy định thuế suất nhập khẩu bằng 0% đối với trang thiết bị, vật tư kỹ 
thuật phục vụ cho công tác lai tạo và nhân giống trong chăn nuôi 
- Có chính sách khuyến khích chuyển phần diện tích đất lâm nghiệp thích 
hợp sang diện tích đất chăn nuôi bò, chủ trang trại được thuê đất lâu dài để đầu tư 
phát triển chăn nuôi bò. 
- Xây dựng một hệ thống theo dõi an toàn thực phẩm và đặt ra những hình 
phạt nặng với các hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. 
Khuyến khích việc hình thành các hệ thống kiểm tra chất lượng có sự tham gia của 
nhiều bên. 
81 
* Đối với chính quyền địa phương 
- Tiến hành quy hoạch tổng thể và tiến tới quy hoạch chi tiết vùng chăn nuôi 
bò một cách hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo an toàn vệ sinh sản 
phẩm trong chăn nuôi bò. 
- Mở rộng và nâng cao chất lượng công tác khuyến nông đến từng tiểu vùng, 
từng hộ chăn nuôi. Đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa trung tâm khuyến 
nông với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, 
các hiệp hội nghề nghiệp.. chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi đến 
người dân. 
- Sửa chữa, hoàn thiện và xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho phát 
triển chăn nuôi bò lâu dài và bền vững. 
- Có kế hoạch quản lý điều hành các dự án, tránh chồng chéo các dự án 
trong vùng, đảm bảo các dự án triển khai đều mang lại hiệu quả. 
- Tăng cường đầu tư cho trung tâm giống vật nuôi của tỉnh nhằm nâng cao chất 
lượng của việc nuôi giữ nguồn gen gốc, cải tạo giống và nhân giống. Trung tâm giống 
có nhiệm vụ tham mưu cho công tác giống vật nuôi trong tỉnh. 
* Đối với hộ chăn nuôi bò 
- Tăng cường học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, chủ động tìm kiếm thông tin trên 
sách báo, tạp chí, tivi, đài, internet để nâng cao kiến thức kỹ thuật chăn nuôi bò; tiếp 
cận được các thông tin thị trường có độ tin cậy cao và nâng cao công tác quản lý 
trong chăn nuôi. 
- Tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò, bảo đảm an toàn thực 
phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái. 
- Quan tâm công tác bảo vệ, cải tạo đồng cỏ chăn nuôi, chú trọng chế biến, 
bảo quản và bổ sung thức ăn cho bò, đặc biệt vào vụ đông. 
82 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn (2003), Chính sách phát triển chăn 
nuôi giai đoạn 1990-2002, NXB nông nghiệp, Hà nội 
2. Cục chăn nuôi (2015), Tình hình chăn nuôi bò 2010-2015 và định hướng 
phát triển giai đoạn 2016-2020. Hà Nội. 
3. Cục chăn nuôi (2016), Đề án phát triển chăn nuôi bò Việt Nam giai đoạn 
2017-2020, Hà Nội. 
4. Cục thống kê Cao Bằng (từ năm 2016-2018), Niên giám thống kê từ năm 
2016-2018, Cao Bằng. 
5. Nguyễn Văn Chung (2016), Một số giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi 
bò ở tỉnh Lạng Sơn, luận án tốt nghiệp tiến sĩ, Đại học nông nghiệp I, 
Hà Nội 
6. Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Sinh Cúc, Hoàng Vĩnh Lê (1998), Thực trạng 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn việt Nam, NXB 
thống kê, Hà Nội. 
7. Lê Viết Ly (1995), Nuôi bò và nhưng kết quả nghiên cứu bước đầu ở Việt 
Nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội. 
8. Hoàng Mạnh Quân (2000), Một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật chủ yếu phát 
triển chăn nuôi bò ở hộ nông dân tỉnh Quảng Bình, luận án tốt nghiệp 
tiến sĩ, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội 
9. Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm và Lê Văn Ban 
(2001), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, NXB nông nghiệp, Hà Nội. 
10. Lê Văn Thông, Lê Hồng Mận (2001), Nuôi bò và phòng chữa bệnh 
thường gặp, NXB lao động xã hội, Hà Nội. 
11. Nguyễn Văn Thưởng (1999), Kỹ thuật nuôi bò sữa, bò ở gia đình, NXB 
nông nghiệp, Hà Nội. 
12. Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm (2004), Giáo trình chăn nuôi trâu bò 
83 
(cao học), NXB nông nghiệp, Hà Nội 
13. Nguyễn Hồng Tuấn (2016), nghiên cứu nhu cầu chăn nuôi trâu bò của xã 
Lương Thông, Hội thảo phát triển ngành chăn nuôi xã Lương Thông 
ngày 18/11/2016, Lương Thông . 
14. Phòng nông nghiệp xã Lương Thông(các năm 2016, 2017, 2018), Báo cáo tổng 
kết tình hình thực hiện công tác các năm 2016, 2017, 2018, Lương Thông. 
15. Phòng thống kê (2016, 2017, 2018), Báo cáo số liệu thống kê các năm 2016, 
2017, 2018, Lương Thông. 
16. Trạm thú y (2018), Báo cáo tổng kết công tác thú y năm 2018, Lương Thông. 
17. UBND xã Lương Thông(các năm 2016, 2017, 2018), Báo cáo tổng kết nhiệm 
vụ phát triển kinh tế xã hội các năm 2016, 2017, 2018, Lương Thông. 
18. UBND xã Lương Thông(2015), Định hướng phát triển xã Lương Thông 
giai đoạn 2016-2020, Lương Thông. 
19. Viện chăn nuôi (2001), Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, 
gia cầm Việt Nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội. 
20. Viện dinh dưỡng – Bộ y tế (2003), Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị 
cho người Việt Nam, NXB y học, Hà Nội. . 
 PHỤ LỤC 
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN 
Số.. Ngày phỏng vấn//. 
Tình hình cơ bản của hộ 
- Họ tên chủ hộ............................Nam (Nữ).....Tuổi...................................... 
- Dân tộc......................................................................................................... 
- Trình độ văn hóa........................................................................................... 
- Trình độ chuyên môn.................................................................................... 
- Địa chi: Xóm.............................................Xã................................................ 
- Tình hình nhân khẩu: 
 + Lao động trong độ tuổi............... 
 + Lao động dưới độ tuổi................ 
 + Lao động trên độ tuổi ................ 
Xin ông (bà) vui lòng cho biết một số thông tin vè tình hình chăn nuôi bò như sau: 
1. Hiện gia định có chăn nuôi bò không? Có  ; Không  
Lý do vì sao có nuôi (không nuôi)........................................................................... 
2 - Hiện nay đàn bò của gia đình có bao nhiêu con? Con. 
Trong đó có: 
. Con trâu, bò cái đang ở độ tuổi sinh sản (Đã đẻ được 1 lứa trở lên). 
..Con bò cái dưới 18 tháng tuổi (1 tuổi rưỡi). 
..Con bò cái lai sind đang sinh sản 
. Con bò đực dùng để làm giống. 
...Con bò đực vừa dùng để làm giống vừa dùng để cày kéo. 
 Con bò đực dưới 18 tháng tuổi. 
 Con bò đực giống lai sind. 
3 - Hiện nay gia đình đang sử dụng cách nào để phối giống cho bò cái? 
Nhờ cán bộ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò cái. ...  
Dắt trâu, bò cái đến các hộ có bò đực giống đẹp để cho phối.  
Để trâu, bò cái tự phối giống với những con bò đực ở trong đàn/thôn/xã  
4 - Số nghé, bê đẻ ra thường gia đình nuôi sống được bao nhiêu %? 
Trên 90%.......... 70 đến 80%........ Dưới 60%...........  
5 - Trâu và bò thường chết do các nguyên nhân nào? 
 Dịch bệnh.. .  Nuôi dưỡng không tốt  
Thời tiết giá rét..  Không rõ nguyên nhân..  
6 - Gia đình thường cho bò ăn những loại thức ăn nào? 
Cỏ mọc trong tự nhiên.  ; Thân cây ngô đã thu bắp  
Cỏ trồng  ; Thân cây lạc, cây đậu phơi khô cho ăn dần..  
Thức ăn tinh bột (Bột ngô, cám gạo, bột sắn) do gia đình làm ra  
Thức ăn tinh bột (Bột ngô, cám gạo, bột sắn) mua về.  ; Lá mía..  
Thức ăn hỗn hợp (Cám hỗn hợp mua ở thị trường)..  ; Muối...  
Rơm lúa (được phơi khô và dự trữ cho ăn dần).   ; Bột khoáng  
URE được ủ cùng với rơm hoặc chế biến thành bánh dinh dưỡng 
Thức ăn củ quả: (Củ sắn, Củ khoai lang, Bí ngô)...  
7. Gia đình chăn nuôi bò theo cách thức nào: 
Thả tự nhiên trên đồi. 
Nuôi chăn thả không cho ăn thêm tại chuồng.. 
Nuôi chăn thả chăn ăn thêm cỏ tươi tại chuồng... 
Nuôi chăn thả có cho ăn thêm thức ăn tinh tại chuồng.......  
Nuôi chăn dắt có bổ xung cả thức ăn tinh và cỏ xanh tại chuồng..  
8. Theo gia đình những tháng nào trong năm nhiều thức ăn nhất?....................... 
Những tháng nào trong năm khan hiếm thức ăn nhất?....................................... 
9. Theo gia đình có cần thiết phải trồng cỏ để chăn nuôi trâu, bò không? 
Cần thiết  không cần thiết 
 (Nếu gia đình cho là không cần thiết) Xin vui lòng cho biết lý do vì sao không 
cần thiết phải trồng cỏ để làm thức ăn cho trâu, bò?............................................... 
10 - Gia đình có sẵn sàng đổi mới cách chăn nuôi không? Có........ Không...... 
Tại sao?................................................................................................................... 
11. Gia đình cho biết dịch bênh có thường xảy ra với đàn bò của xóm và các vùng lân cận 
không?Có  Không  
Gia đình có biết đó là dịch bệnh gì không?............................................................. 
12 - Khi bò bị bệnh gia đình thường làm thế nào thế nào? 
 Bán bò  ;Tự mua thuốc về chữa  ; Mới cán bộ thú y để chữa..  
13. Chính quyền địa phương đã có những biện pháp gì để ngăn chặn dịch bệnh? 
............................................................................................................................. 
 14. Gia đình tiêm phòng cho đàn bò bao nhiêu lần trong 1 năm?.........vào những tháng 
nào?.... Chi phí cho 1 lần tiêm bao nhiêu.......................................... 
15. Gia đình đã được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò chưa? 
Rồi  Chưa  
Thường do ai tổ chức?........................................................................................ 
16. Trong quá trình nuôi, gia đình thường bán bò ở thời điểm nào? 
Thời điểm có giá bán cao.... 
Thời điểm thiếu thức ăn và hay bị dịch bệnh.. 
Lúc nào gia đình cần tiền thì gọi người để bán .. 
Gia đình thường bán bò bao nhiêu năm tuổi? 
Dưới 1 năm tuổi. Giá bán?.................... 
Từ 1 đến 2 năm tuổi.  Giá bán?..................... 
Trên 2 năm tuổi. Giá bán?.................... 
Gia đình có thường xuyên biết giá cả của bò trên thị trường không? 
 Có............... Không........................  
Nếu có biết thì thường biết qua nguồn thông tin nào? 
 Qua người chăn nuôi khác  Qua phương tiện thông tin...... 
Qua những người buôn bò........... 
Cách định giá bán của gia đình và bà con trong vùng thế nào?.......................... 
17. - Gia đình thường bán bò cho ai? 
- Người chăn nuôi khác. ...  
- Người buôn ở địa phương (Trong xã hoặc xã khác).............  
- Những người chuyên giết mổ bò trong huyện..  
- Những người khác huyện đến mua.. 
18 - Những con bò của gia đình chăn nuôi ra có dễ bán không? 
Rất dễ bán.  Dễ bán .  Rất khó bán  
19. Những khoản thu nhập và chi phí liên quan đến hoạt động chăn nuôi trâu, bò của gia 
đình 
- Thu nhập từ trâu, bò bình quân. 
 - Chi phí con giống 
 -Chi phí thức ăn. 
 Chi phí thuốc thú y 
 Công LĐ thuê ngoài.. 
20. Hiện gia đình và các hộ trong vùng chăn nuôi con gì mang lại thu nhập cao 
nhất?........................................................................................................................ 
21- Nếu tự đầu tư về vốn, lao động và với điều kiện hiện có gia đình có thể nuôi 
thêm bao nhiêu con bò?......................con 
22. Hiện gia đình và các hộ trong vùng có những thuận lợi và khó khăn gì trong 
 chăn nuôi bò? 
Thuận lợi 
Khó khăn  
23. Gia đình có kiến nghị hoặc đề xuất gì với chính quyền địa phương và nhà 
nước để phát triển chăn nuôi bò?............................................................................ 
Xin chân thành cảm ơn anh (chị) đã cung cấp đầy đủ thông tin để tôi hoàn thành đề tài 
nghiên cứu ! 
Người khảo sát Người được hỏi 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_giai_phap_phat_trien_mo_hinh_chan_nuoi.pdf