Khóa luận Thực hiện quy trình trồng cây Ớt Chuông tại farm 36, Moshav Tzofar, vùng Arava, Israel, năm 2018-2019

Phần 1

MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết:

Đối với cây trồng nói chung và các loại cây trồng nông nghiệp thời

vụ hay hàng năm nói riêng, trong suốt vòng đời của cây đều có quy trình

chăm sóc và tiêu thụ riêng và chịu sự tác động rất lớn của các yếu tố thời tiết,

khí hậu, đất đai. Một khâu trong những quy trình chăm sóc không tốt sẽ kéo

theo sự biến đổi về năng suất và sản lượng. Vì thế muốn có năng suất và sản

lượng phục vụ cho nhu cầu con người phải luôn luôn đổi mới quy trình chăm

sóc, tiêu thụ phù hợp với sự biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra nghiêm trọng.

Vì vậy nông nghiệp công nghệ cao ngày càng được ứng dụng nhất là

các nước phát triển như Nhật Bản, Israel, Mỹ. kết hợp những công nghệ mới,

tiên tiến để sản xuất như: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu

của quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến.), tự động hóa, công nghệ

thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học; các giống cây trồng,

vật nuôi năng suất, chất lượng cao. nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột

phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của

xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Ớt chuông (Capsicum annum L.) là quả của giống cây thuộc họ cà,

Cùng nhóm với ớt ngọt, đôi khi cũng được xếp vào nhóm ớt ít cay, là một loại

quả gia vị cũng như loại quả làm rau phổ biến trên thế giới. Thích hợp trong

khoảng từ 21 đến 29 độ C (70 đến 84 độ F) và luôn được dưỡng ẩm nhưng

không bị úng nước. Ớt chuông rất nhạy cảm với độ ẩm dư thừa và nhiệt độ

cao. Ớt chuông có nhiều màu như: xanh, đỏ, vàng.2

Ớt chuông có nguồn gốc từ Trung Mỹ, Me-xi-co và phần phía Bắc Nam

Mỹ. Hạt ớt chuông đầu tiên được mang đến đất nước Tây Ban Nha vào

khoảng năm 1493, sau đó lan rộng ra khắp châu Âu, châu Phi và châu Á. Hiện

nay, Trung quốc là đất nước dẫn đầu về lượng ớt chuông xuất khẩu, sau đó là

Me-xi-co và Indonexia.

Ngày nay nó được trồng khắp nơi trên thế giới và được sử dụng làm

gia vị, rau, và thuốc. Ớt chuông là một loại quả rất giàu các chất chống oxi

hóa và nhiều loại vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin K,.Theo các tài

liệu khoa học thì cứ 100g ớt chuông thì có chứa 120mg vitamin C, là thực

phẩm rất giàu chất xơ Ớt chuông xanh chứa flavonoid gấp 5 - 8 lần ớt chuông

đỏ, trong khi ớt đỏ lại chứa betacaroten gấp 9 lần ớt chuông xanh.

Israel được biết đến là một nước phần lớn diện tích là sa mạc, thiên

nhiên hết sức khắc nghiệt, là quốc gia chỉ có diện tích trên 20,000 km2 hơn

60% là sa mạc, lượng mưa trong năm vào khoảng 50mm. Tuy nhiên, lại là đất

nước có nền nông nghiệp phát triển bậc nhất nhờ ứng dụng công nghệ cao vào

sản xuất. Vì vậy tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực hiện quy trình trồng cây

Ớt Chuông tại farm 36, Moshav Tzofar, vùng Arava, Israel, năm 2018 –

2019”.

Khóa luận Thực hiện quy trình trồng cây Ớt Chuông tại farm 36, Moshav Tzofar, vùng Arava, Israel, năm 2018-2019 trang 1

Trang 1

Khóa luận Thực hiện quy trình trồng cây Ớt Chuông tại farm 36, Moshav Tzofar, vùng Arava, Israel, năm 2018-2019 trang 2

Trang 2

Khóa luận Thực hiện quy trình trồng cây Ớt Chuông tại farm 36, Moshav Tzofar, vùng Arava, Israel, năm 2018-2019 trang 3

Trang 3

Khóa luận Thực hiện quy trình trồng cây Ớt Chuông tại farm 36, Moshav Tzofar, vùng Arava, Israel, năm 2018-2019 trang 4

Trang 4

Khóa luận Thực hiện quy trình trồng cây Ớt Chuông tại farm 36, Moshav Tzofar, vùng Arava, Israel, năm 2018-2019 trang 5

Trang 5

Khóa luận Thực hiện quy trình trồng cây Ớt Chuông tại farm 36, Moshav Tzofar, vùng Arava, Israel, năm 2018-2019 trang 6

Trang 6

Khóa luận Thực hiện quy trình trồng cây Ớt Chuông tại farm 36, Moshav Tzofar, vùng Arava, Israel, năm 2018-2019 trang 7

Trang 7

Khóa luận Thực hiện quy trình trồng cây Ớt Chuông tại farm 36, Moshav Tzofar, vùng Arava, Israel, năm 2018-2019 trang 8

Trang 8

Khóa luận Thực hiện quy trình trồng cây Ớt Chuông tại farm 36, Moshav Tzofar, vùng Arava, Israel, năm 2018-2019 trang 9

Trang 9

Khóa luận Thực hiện quy trình trồng cây Ớt Chuông tại farm 36, Moshav Tzofar, vùng Arava, Israel, năm 2018-2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 81 trang xuanhieu 3100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện quy trình trồng cây Ớt Chuông tại farm 36, Moshav Tzofar, vùng Arava, Israel, năm 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Thực hiện quy trình trồng cây Ớt Chuông tại farm 36, Moshav Tzofar, vùng Arava, Israel, năm 2018-2019

Khóa luận Thực hiện quy trình trồng cây Ớt Chuông tại farm 36, Moshav Tzofar, vùng Arava, Israel, năm 2018-2019
c cách mạng với sự phát hiện 
của Simcha Blass, một kỹ sư Israel. Việc tưới nước nhỏ giọt chậm và đều đặn 
dẫn đến khả năng kích thích tăng trưởng đáng kể trên thực vật. Từ phát hiện 
trên, S.Blass đã chế tạo ra một loại ống dẫn nước có các đầu tưới từ từ, nhỏ 
từng giọt nước theo tỷ lệ tối ưu cho từng loại cây trồng. 
 Các mô hình tưới nhỏ giọt mới nhất của Israel hiện nay là công nghệ tự 
làm sạch đường ống và duy trì tốc độ dòng chảy thống nhất, bất kể chất lượng 
 60 
nước và áp suất nước trong hệ thống tưới như thế nào. Các cánh đồng của 
Israel được trang bị mạng lưới đường ống dẫn nước, có các ống nhỏ như mao 
mạch dẫn tới từng gốc cây. Hệ thống này được điều khiển bằng máy tính, tự 
động đóng mở van tưới khi độ ẩm của rễ cây đạt tới mức nhất định. Hệ thống 
tưới nhỏ giọt này còn kiêm luôn nhiệm vụ bón phân. Người sử dụng pha phân 
bón vào bể chứa nước, phân bón sẽ theo mạng lưới tới từng bộ rễ của cây. 
Nhờ thực hiện hệ thống tưới nhỏ giọt, nông dân Israel đã tiết kiệm tới 60% 
lượng nước tưới. 
 - Sản xuất nông nghiệp ở Israel được ứng dụng công nghệ thông tin. 
 Từ những năm 90 của thế kỷ XX, chính phủ Israel đã không ngừng đầu 
tư mạnh mẽ để nông dân tiếp cận các ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện nay, 
hầu như toàn bộ các khâu từ canh tác đến thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ ở 
Israel đều được áp dụng công nghệ thông tin. Người nông dân có thể tự quản 
lý toàn bộ các khâu sản xuất với diện tích canh tác 5 - 6 nghìn ha mà không 
còn phải làm việc ngoài đồng ruộng. Theo đó, chỉ cần một chiếc máy tính 
bảng hay điện thoại thông minh có kết nối mạng, các thiết bị cảm ứng và phần 
mềm điều khiển tự động từ xa sẽ giúp nông dân biết về việc vườn cây cần bón 
phân gì, số lượng bao nhiêu; diện tích nào cần tưới nước và tưới bao nhiêu. 
Căn cứ vào các dữ liệu đó, máy tính sẽ cho nông dân biết cần phải điều chỉnh 
các chỉ tiêu nào, mọi hoạt động đều được điều khiển thông qua các thiết bị 
thông minh. 
 61 
Hình 2.15: Ảnh hệ thống đóng gói ớt chuông tại Israel 
Ngoài ra, để hỗ trợ nông dân xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới, 
chính phủ nước này cũng chủ trương đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị trực tiếp 
sản phẩm ra các thị trường tiềm năng thông qua mạng internet. Kết quả là, 
nông sản của Israel luôn có mặt ở những thị trường khó tính nhất thế giới, 
khoảng 60% tổng sản lượng hoa sản xuất ra được bán trực tiếp từ nông dân 
cho các nhà đấu giá hoa ở Tây Âu; 20% còn lại xuất sang các thị trường 
truyền thống như Đông Âu, Mỹ; một phần nhỏ bán sang Châu Á - chủ yếu là 
Nhật Bản. 
- Sản xuất nông nghiệp ở Israel được ứng dụng công nghệ sinh học. 
 Để giải quyết vấn đề bảo vệ thực vật mà vẫn thân thiện với môi trường, 
Công ty chuyển giao công nghệ của Đại học Hebrew đã phát triển và thương 
mại hóa các sản phẩm thuốc diệt cỏ chậm phát tán vào đất, và thuốc trừ sâu 
không gây tổn hại cho côn trùng có ích. Họ sản xuất các túi thuốc diệt cỏ có 
tính chất vật lý giống đất sét, mang điện tích âm để phát tán thuốc vào đất 
chậm và có thể kiểm soát, làm giảm thẩm thấu vào các lớp đất sâu hơn trong 
khi vẫn duy trì tác động diệt cỏ trên lớp đất bề mặt. 
 62 
 Điều này làm tăng hiệu quả diệt cỏ và giảm liều lượng thuốc cần thiết, 
lại ít hại cho đất canh tác. Với thuốc trừ sâu, các kỹ sư Israel chế tạo ra các 
loại thuốc đặc chủng chỉ tác động đến một hoặc một số loài sâu bệnh mà 
không có tác dụng đến các loài côn trùng khác. Điều này làm giảm tác động 
của thuốc trừ sâu đối với các côn trùng có ích, đảm bảo đa dạng sinh học và 
bảo vệ môi trường. 
 Tại Đại học Hebrew, hai nhà khoa học nông nghiệp Ilan Sela và Haim D. 
Rabinowitch đã phát triển công nghệ TraitUP, công nghệ này cho phép cấy 
ghép vật liệu di truyền vào hạt giống mà không ảnh hưởng đến cấu trúc phân 
tử di truyền (ADN) gốc của chúng, đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng hạt 
giống cây trồng ngay trước khi chúng được gieo trồng. Với công nghệ này, 
các nhà khoa học có thể đưa các đặc tính về kháng sâu bệnh, tăng cường các 
đặc điểm thích nghi với thổ nhưỡng và khí hậu vào các hạt giống để nâng cao 
chất lượng cây trồng. 
Ví dụ: lai tạo ra giống khoai tây có thể phát triển mạnh trong khí hậu 
nóng khô và có thể tưới bằng nước mặn; lai tạo ra các giống côn trùng có ích 
nhằm giải quyết vấn đề kiểm soát sâu bệnh tuân theo các nguyên lý sinh thái 
học tự nhiên; lai tạo ra các giống côn trùng chuyên biệt như giống ong vò vẽ 
chuyên thực hiện thụ phấn tự nhiên trong môi trýờng nhà kính; lai tạo ðýợc 
giống nhện kích thýớc chỉ dài 2mm hình quả lê màu cam, hiện đang là giải 
pháp hiệu quả nhất để kiểm soát tình trạng bọ ký sinh trên cây trồng, kể cả các 
loại bọ tàn phá cây trồng nông nghiệp vốn rất khó bị loại trừ bằng các phương 
pháp hóa học... Các sản phẩm sinh học đã cho phép nông dân Israel giảm tới 
75% sử dụng lượng thuốc trừ sâu hóa học tới 75% trong canh tác. 
 63 
- Sản xuất nông nghiệp ở Israel được sử dụng công nghệ bảo quản sau 
thu hoạch. 
 Chính phủ Israel đã thành lập Viện Nghiên cứu Khoa học thực phẩm và 
sản phẩm sau thu hoạch thuộc Tổ chức Nghiên cứu nông nghiệp (ARO). Tại 
đây, các nhà khoa học cho ra đời nhiều công nghệ bảo quản giúp nông sản 
được tươi ngon trong thời gian dài và vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng cao. 
Chẳng hạn như phương pháp bảo quản khoai tây không sử dụng hóa chất. 
Phương pháp này giảm đáng kể tỉ lệ nảy mầm trong quá trình lưu trữ với bí 
quyết chính là ở thành phần dầu bạc hà; tăng thời hạn sử dụng cho quả lựu 
tới 4 tháng mà vẫn duy trì lượng dinh dưỡng, sử dụng các túi khí vi đục 
hay các hệ thống sưởi ấm giúp giải quyết vấn đề về hình thức cảm quan 
bên ngoài cho hành tây và tiêu 
- Israel có sản phẩm kén tồn trữ lương thực (một giải pháp đơn giản, rẻ 
tiền để tồn trữ lương thực sau thu hoạch một cách hiệu quả nhất). Sản phẩm 
này chỉ đơn giản là một chiếc túi khổng lồ (do giáo sư công nghệ thực thẩm 
quốc tế Shlomo Navarro thiết kế), giúp lương thực tránh được việc tiếp xúc 
với không khí và độ ẩm. Sản phẩm này đã khắc phục được những hạn chế của 
các phương pháp tồn trữ lương thực truyền thống, vốn làm 50% lượng ngũ 
cốc thu hoạch được và 100% sản lượng đậu bị tổn thất do côn trùng và ẩm 
mốc (vì nông dân chỉ tồn trữ lương thực họ thu hoạch được bằng các phương 
tiện thô sơ như giỏ, bồ, túi, bao tải, những thứ không thể bảo vệ lương thực 
của họ thoát khỏi côn trùng, các tác nhân gây hại từ bên ngoài đối với nông 
sản phẩm). 
Ngoài ra, Israel còn có các công nghệ mới khác như: công nghệ kéo dài 
tuổi thọ của táo Granny Smith, công nghệ phát triển loại ngũ cốc giàu protein 
đặc biệt cho thức ăn gia súc (ngũ cốc này giúp tăng sản lượng sữa), công nghệ 
không sử dụng biến đổi gien (GMO) với tên gọi Enhanced Ploidy (EP) có thể 
giúp tăng sản lượng các loại cây trồng, như ngô lên tới 50%. 
 64 
- Chính sách đầu tư nghiên cứu và phát triển cho sản xuất nông 
nghiệp. 
Lĩnh vực nông nghiệp hiện nay của Israel hầu như gắn chặt với sự liên 
kết giữa 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp). Họ 
phối hợp với nhau nhằm tìm kiếm các giải pháp để giải quyết các vấn đề trong 
nông nghiệp mà nước này gặp phải (các vấn đề từ giống di truyền, kiểm soát 
bệnh dịch tới canh tác trên đất cằn). 
Trong mỗi đại nông trại hay làng nông nghiệp ở Israel đều có sự xuất 
hiện của các phòng nghiên cứu hoặc đại diện của các viện khoa học. Các nhà 
khoa học thuộc các trung tâm tập trung vào việc nghiên cứu sức đề kháng hạn 
hán trong thực vật, tạo ra các giống rau và cây trồng mới với năng suất cao, 
cũng như các phương pháp kiểm soát sinh học và chống sâu bệnh, sử dụng ít 
hóa chất, công nghệ tưới nước hiệu quả, bảo quản sau thu hoạch... Những 
giống cây mới hay các nghiên cứu mới về công nghệ mới của các nhà khoa 
học đều được áp dụng thử nghiệm với một số nhỏ hộ nông dân bằng nguồn 
vốn hỗ trợ của hệ thống tài chính vi mô, hoặc từ chính quỹ của viện thí 
nghiệm, sau đó mới được triển khai đại trà. 
 Nhờ vậy, các phát kiến khoa học và công nghệ của Israel không chỉ 
phục vụ nông nghiệp trong nước, mà rất nhiều trong số đó đã được xuất 
khẩu ra nước ngoài. 
4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế sản xuất và thực hiện đề tài 
- Bài học về trồng cây trái mùa 
Mùa đông ở châu Âu và Nga phủ tuyết nhưng ở Israel chính là thời 
gian thu hoạch. Ở châu Âu, Nga vào mùa đông thực phẩm khan hiếm, phải 
nhập khẩu rau củ qua từ Tây Ban Nha, tuy nhiên vẫn không đủ. Israel nhân vị 
trí địa lý thuận lợi, chỉ 2-3 ngày đi tàu là đến cảng Hi Lạp, Pháp, họ đã xuất 
khẩu hàng ngàn tấn rau củ, hoa và cá cảnh mỗi năm đến đó. 
 65 
Tương tự gần Việt Nam là Trung Quốc thị trường 1,5 tỷ dân, nếu chọn 
lựa xuất khẩu nên chọn loại cây quả nào mà mùa đông Trung Quốc khan hiếm. 
Thu hoạch sớm hơn mùa vụ để giá cao hơn 
Nếu trồng nho, nho ra đúng dịp lễ lớn sẽ bán được giá hơn khi không 
có ngày lễ nào. Nếu mùa thu hoạch nho đúng vụ sau lễ 20-30 ngày, thì cũng 
là lúc nho Nam Mỹ hay châu Âu thu hoạch thì giá nho sẽ rất thấp, cạnh tranh 
không nổi với thị trường nho nhập khẩu hay các farm khác. Người nông dân 
Israel đã tìm cách cho nho ra hoa sớm hơn bằng cách dựa vào tập tính phát 
triển của nho. Họ cho phủ nilon sáng màu hấp ánh nắng tốt, không mở 
cửa tránh thoát nhiệt. Lúc này nhiệt độ trong farm tăng khiến cây nho 
nghĩ rằng mùa đông đã qua đi, bắt đầu ra hoa kết trái, mặc cho thời tiết 
bên ngoài vẫn lạnh. 
Tương tự với các loại quả khác, khi điều khiển được những yếu tố bên 
ngoài sản xuất được quả trái vụ sẽ tăng giá trị kinh tế cao hơn. 
Nghiên cứu giống phù hợp với thời tiết, thổ nhưỡng đất đai 
 Sa mạc ở Israel toàn sỏi đá, rất khó để trồng và phát triển nông nghiệp 
rau củ quả như các nước khác. Sau chiến tranh họ mua đất từ Jordan đổ lên sa 
mạc và tiến hành trồng các loại lương thực, rau củ. Sau này họ còn lấy đất từ 
các núi lửa, loại đất này cung cấp chất dinh dưỡng rất tốt. Các farm trên sa 
mạc, đất ở đó rất đặc biệt: loại đất khô cứng nhưng khi gặp nước thì mềm 
nhũng ra, giữ nước đủ tốt trong thời tiết nắng nóng, khô hạn. 
Các moshav, kibbutz cách nhau 10-20km tuy nhiên mỗi nơi trồng các 
loại cây khác nhau vì thời tiết, nhiệt độ khác nhau. Chẳng hạn moshav Paran 
thời tiết mát mẻ hơn trồng chủ yếu ớt ngọt, hoa. Moshav Ein Yahav hay 
Hatzeva trồng được những loại cây ưa nóng như dưa lưới, dưa hấu, nho, 
kibbutz Eilot trồng nhiều là chà là. 
 66 
Các cây giống được nghiên cứu sao cho hội đủ các điều kiện sau: ngon, 
đẹp, năng suất cao, kháng bệnh tốt, dễ chăm sóc, thu hoạch đặc biệt phải 
chịu nhiệt tốt. Do dày công nghiên cứu nên các hạt giống ở Israel rất đắt đỏ , 
các loại giống nổi tiếng là lựu đỏ, ớt ngọt, cà chua bi 
Chính sách phát triển và quản lý nghiêm ngặt 
Cách đây 50 năm nhờ những chính sách phát triển nông nghiệp và đầu 
tư nghiên cứu của vào MOP mà nông nghiệp Israel phát triển. Các luật áp đặt 
vào người nông dân canh tác rất khắc khe dù là trồng hay chăn nuôi. Vì chỉ 
cần một người nông dân xuất khẩu 1 lô hàng gặp vấn đề vi rút, sâu bệnh là 
cả đất nước khó để có đơn hàng tiếp theo từ châu Âu hay Mỹ. Nếu farmer nào 
nguồn hàng có nguồn virut, sâu bệnh nguy hiểm thì tịch thu giấy phép. Nhờ 
những điều này mà khách hàng yên tâm khi nhập hàng từ Israel. 
Chính phủ kiểm soát luôn nguồn lao động. Nếu farmer có những chính 
sách gian dối, người lao động bị các vấn đề lương thấp, thì chính phủ sẽ 
không cung cấp lao động nữa. Có trường hợp người lao động chết vì tai nạn 
lao động, nếu chết quá 2 người, farmer đi ở tù, vì đây được xem như trách 
nhiệm của farmer. 
Công nghệ quản lý lao động ở Israel 
Bên cạnh hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống tưới nước và chất dinh 
dưỡng tự động thông qua đám mây của Technion, Các farmer Israel còn sử 
dụng ứng dụng trên điện thoại dùng để quản lý người lao động. Sau mỗi khi 
thu hoạch xong, người lao động sẽ scan mã vạch trên hộp riêng của từng 
farm, từ đó người quản lý sẽ biết được mỗi người lao động thu hoạch bao 
nhiêu hộp một ngày, đã làm xong tới chỗ nào, farm số mấy, tiến độ công 
việc như thế nào. Như vậy khó có lao động được quản lý chặt chẽ và có 
trách nhiệm hơn với công việc của mình. 
 67 
Phần 5 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
5.1. Kết luận 
 - Sau 1 vụ tham gia trực tiếp sản xuất ớt chuông công nghệ cao tại farm 
Green Arava, moshav Tzofar, Israel, em đã nắm được quy trình sản xuất, các 
thao tác kỹ thuật từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch, phân loại đến 
đóng gói và tiêu thụ sản phẩm của farm. 
 - Hiểu biết thêm về hệ thống nhà lưới, nhà kính tại Isael 
 - Để sản xuất ớt chuông đạt năng suất cao, an toàn cho người sản 
xuất, tiêu thụ và môi trường những cá nhân, tổ chức hoạt động nông 
nghiệp tại Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng mô hình sản xuất ớt chuông 
trong nhà lưới nhà kính. 
5.2. Đề nghị 
Khoa Nông học nói riêng và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 
nói chung tiếp tục kết hợp với Trung tâm đào tạo và phát triển Quốc tế (ITC) 
tiếp tục tạo điều kiện cho các sinh viên thực tập tại các trang trại nước ngoài 
để học hỏi kiến thức về nền nông nghiệp công nghệ cao, trau dồi kinh 
nghiệm, nâng cao tay nghề cho sinh viên. 
 Từ đó áp dụng vào thực tiễn sản xuất tại Việt Nam nhằm nâng cao năng 
suất, chất lượng giúp cho các sản phẩm nông nghiệp mang thương hiệu Việt 
Nam có thể vươn ra các thị trường nươc ngoài. 
 68 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. Tài liệu tiếng Việt 
1. Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp (PTS. Mai Thị Phương Anh, NXB 
Nông nghiệp Hà Nội -1999) 
2. Giáo trình cao học nông nghiệp (Tác giả: Mai Thị Phương Anh, Trần Văn 
Lài, Trần Khắc Thi . NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1996.) 
3. Bài giảng Nguyên lý sản xuất cây trồng trong nhà nhà lưới, nhà kính 
(ThsHà Việt Long -Khoa Nông học – Trường Đại học Nông Lâm – Thái 
Nguyên) 
II. Tài liệu Israel 
1. Số liệu và thông tin thị trường do chủ farm cung cấp. 
2. Dữ liệu cung cấp từ AICAT. 
III. Tài liệu điện tử 
1.  
2.
pdf 
3.  
4. https://www.actahort.org/books/1015/1015_1.htm 
5.  
6. https://vi.wikipedia.org/wiki/Israel 
7. https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BB%9At_chu%C3%B4ng 
8.Tổng cục Thống kê (2016), Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, Nxb Thống 
kê, Hà Nội. 
9. Nguyễn Thế Đồng (2013), Sản xuất và tiêu thụ bền vững ở Việt Nam - thực 
trạng và giải pháp, http:/vea.gov.vn/vn/truyenthong/aspx. 
 69 
10. Thu Hường (2016), “Đột nhập” ngôi nhà kính trồng rau sạch hiện đại bậc 
nhất Việt Nam,  
9/7/2016. Việt Nam học Israel làm nông nghiệp công nghệ 
cao,  /21822294.epi. 
11. Kinh nghiệm của Israel về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông 
nghiệp,  70730.html, 19/10/2015. 
12. Một nông dân Israel nuôi 100 người, 40 triệu nông dân Việt Nam vẫn tự 
cung tự cấp,  04/7/2017. 
13. Kim Ngọc (2017), Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp 
sạch của Israel,  2785122/, 
23/202/2017. 
14. Dương Trang (2017), Câu chuyện thần kỳ của nông nghiệp 
Israel,  181582.html. 
15. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (2015), Thu hút đầu tư vào nông nghiệp: Ngành 
lớn, doanh nghiệp siêu nhỏ, 
te/922194.tpo. 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_hien_quy_trinh_trong_cay_ot_chuong_tai_farm_3.pdf