Khóa luận Thực hiện chức trách, nhiệm vụ một kiểm lâm viên tại hạt kiểm lâm huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng

Phần 1

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của vấn đề thực hiện

Rừng là một nguồn tài nguyên quý giá của đất nước, là lá phổi xanh của

trái đất, rừng đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người và mọi sự

sống trên trái đất . Rừng là nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, cân bằng

hệ sinh thái, bảo vệ môi trường sống, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc

dân, gắn liền với đời sống nhân dân, Rừng có vai trò cung cấp lâm sản, đặc

sản ngoài gỗ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội trước hết là cung cấp gỗ

và lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho nhu cầu chung, cung cấp nguyên liệu cho

công nghiệp, cho xây dựng cơ bản, cung cấp dược liệu quý phục vụ cho nhu

cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe con người. Ngoài gia rừng còn có vai trò

to lớn là giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, điều hòa khí hậu, chống xói

mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, giảm thiểu lũ

Ngoài giá trị về kinh tế, môi trường, rừng còn có ý nghĩa quan trọng về

cảnh quan thiên nhiên, du lịch văn hoá, danh lam thắng cảnh, góp phần bảo vệ

quốc phòng an ninh. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa là một trong nhưng

quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới với sự đa dạng về chủng

loại, phong phú về thành phần động thực vật. Tuy nhiên chúng ta đang phải

đối mặt với một thực tế rất đáng lo ngại đó là sức ép về diện tích đất canh tác

ngày càng tăng đối với rừng. Mỗi năm trên thế giới có hàng triệu ha rừng bị

tàn phá nghiêm trọng, nhiều loài động thực vật đã vĩnh viễn mất đi, nguồn

gen các loài động thực vật quý hiếm ngày càng cạn kiệt. Hiện nay diện tích

rừng nước ta đã suy giảm đáng kể do nhiều nguyên nhân: dân số tăng nhanh,

nạn khai thác chặt phá rừng bừa bãi, tập quán canh tác của người dân. Sự suy

thoái nghiêm trọng về môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn

tài nguyên rừng. Những biến đổi này đã làm cho môi trường bị ô nhiễm, sự

nóng lên của trái đất, biến đổi khí hậu và nhiều sự biến đổi khác mà con người

không thể kiểm soát được. Những năm gần đây, tình trạng phá rừng xảy ra2

ngày một nhiều với các hành vi, thủ đoạn tinh vi làm nghèo tài nguyên rừng.

Việc bảo vệ rừng khó khăn, cơ chế chính sách trong quản lý, khai thác còn

nhiều bất cập. Nâng cao chất lượng rừng, ngăn chặn nạn phá rừng là việc làm

cấp bách hiện nay. Đó là một thách thức vô cùng to lớn đòi hỏi mỗi cá nhân,

tổ chức thuộc các cấp trong một quốc gia và trên thế giới nhận thức được vai

trò và nhiệm vụ của mình trong công tác phục hồi và phát triển rừng.

Do vậy công tác quản lí và bảo vệ rừng và nâng cao nhận thức,hiểu biết

của người dân là hết sức quan trọng.

Để thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ rừng, Ngày

04/10/2007 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN, quy định về nhiệm vụ công chức Kiểm lâm

địa bàn xã (thay thế Quyết định số 105/2000/QĐ-BNN ngày 17/10/2000), với

phương châm "Kiểm lâm bám dân, bám rừng, bám chính quyền cơ sở” để

tham mưu giúp chính quyền cơ sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về

rừng và đất lâm nghiệp theo Nghị định số 23/NĐ-CP ngày 23/3/2006 của

Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng. Mục tiêu

nhằm nâng cao năng lực Kiểm lâm viên, làm thay đổi căn bản công tác bảo vệ

rừng, chuyển hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong khâu lưu thông sang tổ chức

bảo vệ rừng tận gốc, giám sát nơi tiêu thụ, chế biến lâm sản; nâng cao năng

lực phòng cháy, chữa cháy rừng; nâng cao nhận thức của nhân dân để tham

gia bảo vệ và phát triển rừng; giúp người làm kinh tế rừng yên tâm đầu tư góp

phần làm tăng độ che phủ của rừng.

Kiểm lâm viên có vai trò quan trọng là cầu nối giữa lực lượng Kiểm lâm

với Kiểm lâm địa bàn và người dân một phần không thể thiếu trong việc bảo vệ

và phát triển rừng . Để bổ trợ cho những kiến thức đã học tại trường và để hiểu

rõ hơn công tác quản lý bảo vệ rừng của Kiểm lâm viên nên em đã chọn đề tài:

“Thực hiện chức trách, nhiệm vụ một Kiểm lâm viên tại hạt Kiểm lâm

huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng ”.

Khóa luận Thực hiện chức trách, nhiệm vụ một kiểm lâm viên tại hạt kiểm lâm huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng trang 1

Trang 1

Khóa luận Thực hiện chức trách, nhiệm vụ một kiểm lâm viên tại hạt kiểm lâm huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng trang 2

Trang 2

Khóa luận Thực hiện chức trách, nhiệm vụ một kiểm lâm viên tại hạt kiểm lâm huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng trang 3

Trang 3

Khóa luận Thực hiện chức trách, nhiệm vụ một kiểm lâm viên tại hạt kiểm lâm huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng trang 4

Trang 4

Khóa luận Thực hiện chức trách, nhiệm vụ một kiểm lâm viên tại hạt kiểm lâm huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng trang 5

Trang 5

Khóa luận Thực hiện chức trách, nhiệm vụ một kiểm lâm viên tại hạt kiểm lâm huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng trang 6

Trang 6

Khóa luận Thực hiện chức trách, nhiệm vụ một kiểm lâm viên tại hạt kiểm lâm huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng trang 7

Trang 7

Khóa luận Thực hiện chức trách, nhiệm vụ một kiểm lâm viên tại hạt kiểm lâm huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng trang 8

Trang 8

Khóa luận Thực hiện chức trách, nhiệm vụ một kiểm lâm viên tại hạt kiểm lâm huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng trang 9

Trang 9

Khóa luận Thực hiện chức trách, nhiệm vụ một kiểm lâm viên tại hạt kiểm lâm huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 62 trang xuanhieu 2600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện chức trách, nhiệm vụ một kiểm lâm viên tại hạt kiểm lâm huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Thực hiện chức trách, nhiệm vụ một kiểm lâm viên tại hạt kiểm lâm huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng

Khóa luận Thực hiện chức trách, nhiệm vụ một kiểm lâm viên tại hạt kiểm lâm huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng
ng gỗ 1310 30,0 - - - - - - 30,0 58,5 -28,5 
Rừng gỗ lá rộng TX hoặc 
nửa rụng lá 
1311 30,0 - - - - - - 30,0 58,5 -28,5 
2. Rừng tre nứa 1320 - - - - - - - - - - 
44 
3. Rừng hỗn giao gỗ và tre 
nứa 
1330 - - - - - - - - - - 
4. Rừng cau dừa 1340 - - - - - - - - - - 
IV. RỪNG GỖ TN PHÂN 
THEO TRỮ LƯỢNG 
1400 30,0 - - - - - - 30,0 58,5 -28,5 
1. Rừng giàu 1410 - - - - - - - - - - 
2. Rừng trung bình 1420 - - - - - - - - - - 
3. Rừng nghèo 1430 - - - - - - - - - - 
4. Rừng nghèo kiệt 1440 - - - - - - - - - - 
5. Rừng phục hồi 1450 30,0 - - - - - - 30,0 58,5 -28,5 
V. ĐẤT CHƯA CÓ 
RỪNG QH CHO LN 
2000 -17,4 12,6 - 12,6 - - - -30,0 -58,5 28,5 
1. Đất có rừng trồng chưa 
thành rừng 
2010 78,4 - - - 78,4 - - - - - 
2. Đất trống có cây gỗ tái 
sinh 
2020 -77,5 - - - -20,0 - - -57,5 -58,5 1,0 
3. Đất trống không có cây 
gỗ tái sinh 
2030 2,3 12,6 - 12,6 -12,3 - - 2,0 - 2,0 
4. Núi đá không cây 2040 -18,0 - - - -43,5 - - 25,5 - 25,5 
5. Đất có cây nông nghiệp 2050 -2,6 - - - -2,6 - - - - - 
6. Đất khác trong lâm 
nghiệp 
2060 - - - - - - - - - - 
(Nguồn: Hạt kiểm lâm Hà Quảng năm 2019) 
47 
Diễn biến rừng và đất rừng theo nguyên nhân được thể hiện ở bảng 4.12. 
Qua bảng cho thấy diện tích rừng tự nhiên tăng 30,0 ha, diện tích rừng tăng ở 
loại rừng thứ sinh (mọc lại). Rừng trồng giảm 12,6 ha do khai thác trắng. 
4.4. Bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát 
triển rừng tại Hà Quảng tỉnh Cao Bằng 
4.4.1 Bài học kinh nghiệm trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Hà 
Quảng tỉnh Cao Bằng 
Huyện Hà Quảng hiện có 35.566,51 ha rừng, trong đó có 958,41 ha đất 
chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp, có 34.608,10 ha rừng quy hoạch cho 
lâm nghiệp và phân bố trên địa bàn 19 xã, thị trấn, độ che phủ rừng năm 2018 
đạt 52,76%. 
Sau khi tham gia thực tập tại Hạt Kiểm lâm huyện Hà Quảng tôi đã 
được trải nghiệm là một kiểm lâm cơ động và kỹ thuật tôi đã rút ra cho mình 
một số bài học kinh nghiệm rất quý giá cho công việc trong tương lai. 
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về xã hội hóa nghề rừng, nâng cao 
trách nhiệm của Chính quyền địa phương các cấp trong quản lý nhà nước về 
bảo vệ và phát triển rừng, từ năm 2006 Chi cục Kiểm lâm đã phân công Kiểm 
lâm về phụ trách địa bàn xã, phường có rừng (gọi tắt là Kiểm lâm địa bàn) để 
giúp UBND xã, phường thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng 
và đất lâm nghiệp tại địa phương theo quy định tại Quyết định số 
83/2007/QĐ-BNN ngày 04/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát 
triển nông thôn. Hiện tại, trên địa bàn 19 xã, thị trấn có rừng của huyện đã bố 
trí 15 KLĐB phụ trách 19 xã, thị trấn. Trong số này có 04 KLĐB phụ trách 08 
xã và thị trấn (mỗi KLĐB phụ trách 02 xã và thị trấn giáp ranh, có diện tích 
rừng dưới 1.000 ha); có 12 KLĐB chuyên trách và 03 KLĐB bán chuyên 
trách; có 10 KLĐB đại học và 05 KLĐB trung cấp; kỹ năng tin học của 
KLĐB đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Việc bố trí KLĐB được thực hiện linh hoạt 
theo 03 hình thức: 
48 
- Kiểm lâm địa bàn chuyên trách: Là Kiểm lâm viên thuộc Hạt Kiểm 
lâm phân công về công tác tại UBND xã, Thị trấn với 100% quỹ thời gian 
hoạt động tại địa phương. 
- Kiểm lâm nghiệp vụ kiêm nhiệm công tác Kiểm lâm địa bàn: Là Kiểm 
lâm viên làm công tác quản lý bảo vệ rừng thuộc Hạt Kiểm lâm được phân 
công kiêm nhiệm phụ trách địa bàn xã với 50% quỹ thời gian hoạt động tại 
địa phương. 
- Kiểm lâm cơ động kiêm nhiệm công tác Kiểm lâm địa bàn: Là Kiểm 
lâm viên làm công tác tuần tra cơ động kiểm soát lâm sản và phòng cháy, 
chữa cháy rừng thuộc Hạt Kiểm lâm được phân công kiêm nhiệm phụ trách 
địa bàn xã với 50% quỹ thời gian hoạt động tại địa phương. 
Nhìn chung, qua quá trình hoạt động của Kiểm lâm tại huyện cho thấy 
KLĐB đã và đang thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm đúng với yêu cầu, 
quy định của ngành. KLĐB đã tham mưu cho UBND cấp xã, thị trấn tổ chức 
thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, qua đó 
vai trò trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và chính quyền cơ sở đã được nâng 
lên và có những chuyển biến tích cực, đến nay nhiều xã, phường đã chủ động 
xây dựng phương án, kế hoạch hàng năm về quản lý bảo vệ rừng, phát triển 
rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Các hoạt động đã được Kiểm lâm triển 
khai đồng bộ từ việc hướng dẫn chủ rừng xây dựng phương án, kế hoạch 
phòng cháy, chữa cháy rừng chủ động phòng ngừa thảm họa cháy rừng theo 
phương châm 4 tại chỗ; phối hợp với các lực lượng công an, quân sự, dân 
chính của địa phương thực hiện kiểm tra, truy quét rừng, phát hiện, ngăn chặn 
và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng; chủ trì thực hiện theo 
dõi diễn biến rừng, thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp, nắm tình hình 
quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của các chủ rừng để tham mưu, báo 
cáo theo quy định đến việc tham mưu UBND xã, thị trấn xác nhận lâm sản có 
nguồn gốc hợp pháp; tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng, 
49 
pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư 
và hướng dẫn xây dựng và thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong 
công đồng. 
Từ thực tiễn hoạt động của Kiểm lâm địa bàn trong thời gian qua cho 
thấy Hạt Kiểm lâm đã kịp thời nắm bắt chủ trương của ngành và triển khai 
nhiệm vụ Kiểm lâm đúng yêu cầu, đúng quy định, qua đó đã làm thay đổi cơ 
bản nhận thức, quan điểm về mô hình hoạt động của Kiểm lâm trong điều 
kiện mới. Hầu hết chính quyền địa phương đánh giá việc phân công Kiểm lâm 
về phụ trách địa bàn xã, thị trấn theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát 
triển nông thôn là một chủ trương đúng đắn, tạo ra chuyển biến tích cực trong 
nhận thức và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của lực lượng Kiểm lâm trong 
tình hình mới, tạo ra bước tiến mới trong công tác bảo vệ rừng từ cơ sở. Kiểm 
lâm góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng và chủ rừng trong 
việc tuần tra bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, đầu tư phát triển rừng; 
gắn kết hoạt động của Kiểm lâm với công tác tham mưu cho chính quyền địa 
phương tổ chức thực hiện toàn diện các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát 
triển rừng; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nhằm ngăn chặn có hiệu quả 
việc xâm hại rừng và giảm thiểu thiệt hại về tài nguyên và môi trường rừng. 
Tuy nhiên, qua 12 năm hoạt động, công tác Kiểm lâm huyện Hà Quảng 
còn một số hạn chế nhất định như: sinh hoạt, làm việc của Kiểm lâm chưa ổn 
định, quy định mà phải thường xuyên di chuyển giữa UBND xã, thị trấn với 
Hạt. Trạm Kiểm lâm để phù hợp với điều kiện sinh hoạt, làm việc; trang bị 
phương tiện làm việc, phương tiện đi lại, thiết bị kỹ thuật hiện trường còn 
thiếu; Điều kiện đi lại của Kiểm lâm trong xã, thị trấn chủ yếu là sử dụng xe 
máy của cá nhân Kiểm lâm còn hạn chế về kỹ năng hoạt động nghiệp vụ, 
chưa cập nhật thường xuyên các văn bản quy phạm pháp luật nên công tác 
tham mưu cho chính quyền có lúc chưa kịp thời; công tác chỉ đạo của cấp ủy 
Đảng, chính quyền địa phương một số nơi thiếu quan tâm, chưa thường xuyên 
50 
và thiếu quyết liệt trong việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước 
về bảo vệ và phát triển rừng; sự phối hợp giữa các lực lượng, các cơ quan 
chuyên môn của địa phương còn thiếu đồng bộ, vẫn còn một số địa phương 
coi nhiệm vụ bảo vệ rừng là của Kiểm lâm nên sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp 
ủy Đảng và chính quyền các cấp trong công tác kiểm tra, ngăn chặn các hành 
vi vi phạm pháp luật tại địa phương đôi lúc còn hạn chế. 
4.4.2 Đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng của Kiểm lâm tại 
Hà Quảng tỉnh Cao Bằng 
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm huyện Hà Quảng trong 
thời gian tới, cần phải triển khai thực hiện một số giải pháp: 
- Cần xác định xuyên suốt quan điểm, mục tiêu: Xây dựng đội ngũ 
Kiểm lâm địa bàn là công chức nhà nước thuộc biên chế của Hạt Kiểm lâm 
phân công về công tác tại địa bàn xã, phường có rừng, chịu sự quản lý, chỉ 
đạo của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, đồng thời chịu sự chỉ đạo và giám sát trực 
tiếp của cấp uỷ Đảng, UBND xã, thị trấn, thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy 
định của ngành; tăng cường sự phối hợp trách nhiệm giữa Hạt Kiểm lâm với 
UBND xã, thị trấn trong việc quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Kiểm 
lâm, gắn hoạt động của Kiểm lâm B với yêu cầu tham mưu cho UBND cấp 
xã, thị trấn tổ chức thực hiện toàn diện các hoạt động quản lý nhà nước về bảo 
vệ và phát triển rừng tại địa phương; nâng cao năng lực hoạt động của Kiểm 
lâm địa bàn thông qua việc đầu tư về nguồn nhân lực và phương tiện hoạt 
động để đảm bảo thực hiện tốt và toàn diện các nhiệm vụ được giao. 
- Tiếp tục rà soát sắp xếp, bố trí lại Kiểm lâm trên nguyên tắc: Hạt 
Kiểm lâm quyết định phân công trên cơ sở có sự thống nhất của Chi cục Kiểm 
lâm về nguyên tắc quản lý, tuyển dụng, điều động, phân công CCVC; bố trí 
Kiểm lâm theo chế độ chuyên trách đúng tiêu chuẩn, tiêu chí đối với quy định 
về sử dụng lao động và vị trí việc làm trong khối hành chính công; ưu tiên bố 
trí công chức Kiểm lâm cho vị trí Kiểm lâm; khi thực hiện luân chuyển, điều 
51 
động Kiểm lâm cần xem xét yếu tố thời gian có tính ổn định; đầu tư trang 
thiết bị thiết yếu đảm bảo cho Kiểm lâm làm việc có hiệu quả và sinh hoạt ổn 
định, yên tâm công tác tại các địa bàn phụ trách; tăng cường đào tạo, bồi 
dưỡng nghiệp vụ cho Kiểm lâm bằng nhiều hình thức và duy trì thường xuyên 
các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để đảm bảo thuần thục về nghiệp vụ; đồng thời 
tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, yêu ngành, yêu 
nghề cho công chức Kiểm lâm. 
- Các cấp chính quyền địa phương cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm 
quản lý nhà nước về lâm nghiệp của mình theo tinh thần nội dung phân cấp 
quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại Quyết định 07/2012/QĐ-TTg 
của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 08/02/2012. Xác định công tác bảo 
vệ rừng và PCCCR là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của chính quyền sở tại, 
trên cơ sở đó hỗ trợ tạo điều kiện cả về cơ sở vật chất, tinh thần và sử dụng 
lực lượng Kiểm lâm nói riêng tham mưu các cấp chính quyền hoàn thành tốt 
nhiệm vụ về công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp. 
4.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với bản thân trong thực hiện chức trách của 
Kiểm lâm viên hạt kiểm lâm 
 Trong khoảng thời gian thực tập vừa qua tại hạt kiểm lâm Huyện Hà 
Quảng, thời gian tuy không nhiều nhưng bản thân tôi nhận thấy rằng thực tập 
tốt nghiệp là một cơ hội cho sinh viên làm quen với với việc học hỏi được 
nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn, vận dụng được những kiến thức thự tế đã học 
trên ghế nhà trường và xử lí các tình huống vi phạm cụ thể về quản lí bảo vệ 
rừng, từ đó cải thiện hơn nền nếp sống của bản thân mình đồng thời giúp cho 
sinh viên hiểu rõ hơn về nghành nghề mình đang theo học, tạo cơ hội cho sinh 
viên tham gia vào việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của một kiểm lâm viên. 
 Chủ động là bài học lớn nhất và cũng là bài học mà bản thân tôi khi 
thực tập học hỏi được. Chủ động làm quen với mọi người, chủ động tìm hiểu 
công việc tại nơi thực tập, chủ động đề xuất và cùng làm việc với mọi người. 
52 
 Thực tập là chính khoảng thời gian tôi được học nghề từ thực tế và hiểu 
rõ hơn công việc mà mình sẽ làm sau khi rời khỏi nghế nhà trường, qua quá 
trình thực tập tôi đã học hỏi được những bài học kinh nghiệm quý giá từ thực 
tế. Đợt thực tập như vậy rất quan trọng đối với sinh vieentrong việc xác định 
hướng đi phù hợp trong nghề nghiệp của mình để chuẩn bị hành trang vào đời 
cũng như bắt đầu khởi nghiệp. Đặc biệt là rút ra sau quá trình tham gia thực 
tập tại hạt kiểm lâm Huyện Hà Quảng. 
53 
Phần 5 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
5.1. Kết luận 
 Qua tìm thực hiện công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng với cương 
vị của một kiểm lâm thực tập tại hạt kiểm lâm Hà Quảng, Cao Bằng tôi rút ra 
một số kết luận sau: 
- Kiểm lâm địa bàn huyện Hà Quảng đã tham gia tham mưu cho cấp xã, 
thị trấn xây dựng được 3 phương án QLBVR, 3 đội BVR và PCCCR cấp 
thôn, bản; Tổ chức được 5 lớp tuyên truyền với 250 lượt người tham gia. 
- Trong 4 tháng tham gia xử lý một số vụ vi phạm luật bảo vệ rừng. các 
vụ vi phạm chủ yếu là các lấy củi không xin phép. 
Xã Xuân Hòa có diện tích rừng lớn nhất là 2.320,78 ha, tiếp đến là xã 
Trường Hà là 2.017,12 ha; xã có diện tích rừng nhỏ nhất là Cải Viên là 267,91 ha. 
- Độ che phủ trung bình năm 2018 trên địa bàn huyện Hà Quảng đạt 52,67%. 
- Kiểm lâm viên của Hạt kiểm lâm đã thực hiện đúng chức trách, nhiệm 
vụ được giao và đạt kết quả tốt. 
5.2. Đề nghị 
Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm nhằm 
đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước. Huyện 
Hà Quảng cần có chính sách đãi ngộ công bằng, phù hợp nhằm thu hút và 
khuyến khích công chức kiểm lâm gắn bó với địa phương, yêu ngành, yêu 
nghề, cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban Bí thư (2017). Chỉ thị số 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của 
Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, ban hành 
ngày 12/01/2017. 
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007). Quyết định số 
83/2007/QĐ-BNN Về nhiệm vụ công chức Kiểm lâm địa bàn cấp xã, 
ban hành ngày 04/10/2017 
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010). Quyết định số 3569/QĐ-
BNN-TCCB về phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức 
Kiểm lâm và chủ rừng giai đoạn 2011-2015,ban hành ngày 31/12/2010. 
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015). Thông tư số 40/2015/TT-
BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2012/TT-
BNNPTN,ban hành ngày 21/10/2015 
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), “Nghị định 156/2018/NĐ-
CP là quy định cụ thể một số loại dịch vụ môi trường rừng” 
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), “Nghị định 156/2018/NĐ-
CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp” 
7. Chính phủ (2006). Nghị định số 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật Bảo vệ 
và phát triển rừng, ban hành ngày 03/03/2006 
8. Chính phủ (2017). Nghị quyết số 71/NQ-CP chương trình hành động của 
Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí 
thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với 
công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.ban hành ngày 08/08/2017. 
9. Chính phủ (2016). Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định về khoán rừng, 
vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, 
rừng phòng hộ và Công ty TNHH MTV Nông, lâm nghiệp Nhà nước, ban 
hành ngày 27/12/2016 
 10. Đỗ Hoàng Chung, Lê Sỹ Trung (2008). Nghiệp vụ hành chính kiểm lâm, 
Bài giảng Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên 
11. Thủ tướng Chính phủ (2016). Chỉ thị số 10/CT-TTg Về việc tăng cường 
các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng, ban hành ngày 
30/03/2016 
12 Quốc hội (2017), Luật số: 16/2017/QH14 Luật lâm nghiệp, Nhà xuất bản 
chính trị Quốc gia Hà Nội. 
13. UBND tỉnh Cao Bằng, Quyết định số 142/QĐ-UBND, Về việc phê duyệt 
kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện Hà Quảng 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_hien_chuc_trach_nhiem_vu_mot_kiem_lam_vien_ta.pdf