Khóa luận Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

PHẦN 1

MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài

Rừng và đất rừng Việt Nam chiếm khoảng 2/3 tổng diện tích tự nhiên

của đất nước, đó là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng và là cơ

hội tạo việc làm cho nhiều người thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Nhằm góp

phần đẩy nhanh tốc độ phục hồi và phát triển rừng, trong những năm qua

Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, đầu tư thực hiện nhiều

chương trình, dự án, áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó phát triển lâm

nghiệp đã được quan tâm chú trọng hơn như đầu tư thực hiện Chương trình

327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

Để tăng tỷ lệ che phủ đất trống đồi núi trọc, tạo thêm công ăn việc

làm cho người dân sống ở miền núi, đặc biệt là đồng bào sống trong và gần

rừng đồng thời đáp ứng được nhu cầu về gỗ cho ngành công nghiệp chế biến

gỗ, thì việc trồng rừng bằng các loài cây có giá trị kinh tế cao và thời gian

sinh trưởng nhanh là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) là loài cây lá rộng, mọc

nhanh, mọc được trên nhiều loại đất, có biên độ sinh thái rộng, phù hợp cho

trồng rừng trên quy mô lớn.

Ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy, ván

nhân tạo, gỗ của loài cây này còn được sử dụng cho các mục đích khác như

xây dựng, trang trí nội thất, gỗ củi. Đây cũng là loài cây có nốt sần chứa cả

Rhizobium và Bradyrhiobium, có khả năng tổng hợp nitơ tự do trong không

khí rất cao, có khả năng thích ứng với nhiều điều kiện khí hậu đất đai ở nước

ta từ vùng cát ven biển tương đối khô hạn đến vùng núi thấp dưới 400m ở Tây

Nguyên. Keo Tai tượng đã được lấy giống để gây trồng ở nhiều nơi. Nếu

nguồn giống tốt, điều kiện sinh thái và lập địa phù hợp sẽ tạo ra khối lượng gỗ2

lớn không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu

sang nước ngoài.

Việc gieo ươm là một công việc vô cùng quan trong trong ngành lâm

nghiệp, quy định những nguyên tắc, nội dung và kỹ thuật trồng rừng Keo tai

tượng gồm các khâu: xác định điều kiện trồng, giống, tạo cây con, trồng rừng,

chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ nhằm cung cấp gỗ nhỏ kết hợp gỗ lớn và tạo

cây đến trước cho trồng rừng cây bản địa.

Hướng dẫn kỹ thuật này là cơ sở để xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật

và lập kế hoạch cụ thể trồng cây Keo tai tượng, cũng là cơ sở để quản lý và

nghiệm thu cho các đơn vị thuộc các chương trình trồng rừng.

Với những đặc điểm như vậy, Keo tai tượng là một trong những

loài cây đáp ứng được mục tiêu của trồng rừng sản xuất của nước ta trong

giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Đây là loài cây có khả năng thích ứng

lớn có thể trồng trên đất trống đồi núi trọc, vừa có khả năng cung cấp gỗ

nguyên liệu vừa có khả năng cung cấp gỗ lớn có giá trị để làm đồ mộc .

Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài “Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm

sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên” được đặt ra là hết sức cần thiết nhằm giúp ta hiểu rõ hơn về đặc

điểm sinh trưởng của loài cây này đồng thời góp phần đẩy nhanh tốc độ phát

triển lâm nghiệp của vùng

Khóa luận Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Khóa luận Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Khóa luận Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Khóa luận Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Khóa luận Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trang 5

Trang 5

Khóa luận Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trang 6

Trang 6

Khóa luận Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trang 7

Trang 7

Khóa luận Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trang 8

Trang 8

Khóa luận Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trang 9

Trang 9

Khóa luận Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 53 trang xuanhieu 2280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Khóa luận Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
hông mọc, lấy hạt bóc ra xem thấy phôi hạt bị thối có màu 
trắng đục bóc ra thấy mềm, vậy lúc này vật gây bệnh đã xâm nhập vào cây 
mới nhô lên khỏi mặt đất làm cho cây mầm bị khô héo hoặc lở loét, cây 
không có khả năng quang hợp và cây bị chết. 
+ Đổ non: cây con còn non phần thân chưa hóa gỗ, bị vật gây bệnh xâm 
nhập vào gốc sát phần túi bầu làm cho các tế bào vỏ rễ bị thối có màu nâu đến 
nâu đen, bộ rễ không hình thành được rễ, cổ rễ bị teo thắt, rễ không còn khả 
năng hút, dẫn nước và dinh dưỡng để nuôi cây nên cây bị héo đổ gục rồi chết. 
+ Chết đứng: vật gây bệnh xâm nhập vào phần cổ rễ cây, trường hợp 
này cây không bị đổ gục mà cây héo dần dần rồi chết khô đứng. 
Hình 4.12: Bệnh lở cổ rễ trên lá Keo 
* Sâu hại lá keo: Trong giai đoạn vườn ươm, do lá non lên rất nhiều 
sâu hại lá, chủ yếu là loại sâu ăn lá như: sâu đo, sâu xám và cấu cấu 
- Đặc điểm gây hại: Sâu kèn gây hại làm lá bị những đốm khô và thủng, 
mất khả năng quang hợp, cây trở nên còi cọc. Sâu non tuổi 1 đến tuổi 3 chỉ ăn 
 32 
lớp biểu bì của lá, các tuổi sau ăn lá thành các lỗ hoặc ăn hết lá chỉ để lại gân 
lá hoặc ăn cụt ngọn non. 
- Phân bố sâu trên các luống cây được đánh giá sơ bộ để làm cơ chọn 
biện pháp phòng trừ thủ công hay hóa học, loại thuốc thích hợp. Kết quả đánh 
giá sơ bộ như sau: 
Bảng 4.3. Phân bố sâu hại lá keo 
TTODB Số cây/1ODB Số cây bị sâu P% Phân bố 
1 9315 116 1.25 cá thể 
2 9315 204 2.19 cá thể 
3 9315 135 1.45 cá thể 
4 9315 205 2.20 cá thể 
5 9315 197 2.11 cá thể 
6 9315 177 1.90 cá thể 
7 9315 151 1.62 cá thể 
8 9315 167 1.79 cá thể 
9 9315 166 1.78 cá thể 
Qua bảng phân bố sâu hại cho thấy sâu hại là ít chủ yếu trên một số cá 
thể trong một luống và một số luống xuất hiện sâu, có nhiều luống không có 
xuất hiện sâu hại. 
Qua điều tra cho ta thấy một số loại sâu gây hại cho lá keo như: sâu đo 
và sâu xám, câu cấu. Chúng thường ăn lá Keo non và làm ảnh hưởng tới sự 
 33 
phát triển của Keo. Mật độ gây hại của chúng cũng chỉ nằm ở mức độ hại nhẹ 
khoảng 1-3% và được xếp vào mức độ phân cá thể. 
Hình 4.13: Một số sâu hại lá keo phổ biến 
B. Kỹ thuật phòng trừ một số loại sâu, bệnh hại. 
1. Các biện pháp chung tại vườn ươm 
Các biện pháp kỹ thuật canh tác ở vườn ươm nhằm cải thiện điều kiện 
sinh trưởng, phát triển của cây hay nói cách khác là cải thiện hệ sinh thái của 
cây, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây, gây 
bất lợi cho sự phát sinh phát triển của vật gây bệnh. 
Gieo ươm đúng thời vụ: tránh gieo ươm vào mùa sâu bệnh hại phát 
triển, đối với cây keo tai tượng thời vụ gieo trồng thích hợp nhất là tháng 9-
10. Không gieo ươm trên lập địa thoát nước kém, bị úng ngập trong mùa mưa 
vì ở điều kiện ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. vườn 
ươm phải có nguồn nước tưới tiêu đầy đủ phục vụ cho việc tưới cây và chăm 
sóc cây con đảm bảo cho cây con được cung cấp đủ nước để sinh trưởng, phát 
triển tốt. loại đất phù hợp để gieo ươm keo tai tượng là loại đất có thành phần 
cơ giới nhẹ, đất hơi chua (pH từ 4,5-5). 
 34 
Không gieo ươm với mật độ quá cao ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát 
triển của cây con. Mật độ cao dẫn đến cạnh tranh dinh dưỡng, cây trồng ít 
nhận được ánh sáng, sinh trưởng kém dẫn đến bệnh hại xâm nhập. mật độ 
gieo thích hợp của keo tai tượng là 1kg hạt gieo trên 10-15m2 đất. 
2. Bệnh lở cổ rễ cây Keo tai tượng. 
+ Loại thuốc: SUNPHAT Đồng 98% (Dùng pha chế dung dịch 
BOREAUX) 
+ Kỹ thuật phun thuốc, phòng trừ: Pha 01 gói (20g) cho bình 16-20 lít 
nước. Phun 400-600 lít thuốc pha/ha. Phun ướt đều trên cây và vùng gốc rễ, 
thời gian cách ly 2 ngày: 
Hình 4.14: Hình pha chế dung dịch bordeaux 
3. Bệnh phấn trắng lá keo tai tượng 
- Loại thuốc: Anvil 5sc, là sản phẩm của công ty thuộc tập đoàn 
Syngenta hoặc Daconin 75WP. 
- Kỹ thuật phun thuốc, phòng trừ : 
 35 
+ Thời điểm phun trong ngày: phun vào ban đêm (từ 16h ngày hôm 
trước đến 9h sáng ngày hôm sau). Do thời điểm này thời tiết thường lặng gió 
nên tiến độ phun tăng gấp đôi so với trước (25 – 30 ha/ngày). 
Hình 4.15: Dùng loại thuốc AnVil 5SC và Daconil 75WP + RidomiGold 
+ Liều lượng, nồng độ phun: thuốc sử dụng: Anvil 5SC nồng độ 0,2 – 
0,3% kết hợp với chất bám dính (1 lít/ha). 
+ Cách pha phun: Pha 10ml cho 1 bình 10 lít nước, phun 2 bình cho 1 
sào (360m2) 
+ Lượng nước pha phun: 400-600 lít/ha, phun khi bệnh mới xuất hiện 
5-10%, nếu bệnh nặng có thể phun nhắc lại sao 7-10 ngày. 
+ Thời gian cách ly: 7 ngày. 
Lưu ý: Có thể trộn chung 2 loại thuốc trên tăng hiệu quả chữa bệnh lên 
rõ rệt. 
4. Sâu hại lá 
- Thường xuyên vệ sinh vườn ươm sạch cỏ tránh nơi trú ẩn của các loài 
sâu hại trong vườn ươm. có thể tác động bằng cách thường xuyên kiểm tra và 
 36 
bắt giết sâu nếu số lượng sâu lây lan quá nhiều thì cần phun thuốc trừ sâu 
bằng một số loại thuốc hóa học. 
- Loại thuốc : RiDoMiGold 68WG Công ty TNHH syngenta Việt Nam 
- Kỹ thuật phun thuốc, phòng trừ : 
Để thuốc có tác dụng tốt, phải kiểm tra bệnh thường xuyên, khi thấy 
bệnh chớm phát sinh thì phải phun thuốc kịp thời. 
Nếu để trừ bệnh thì phun 7-10 ngày 1 lần, nếu để phòng bệnh thì phun 
1 tháng 1 lần. Phun thuốc bám đều trên cả hai mặt lá, trên cành và thân. 
Hình 4.16: Hình ảnh loại thuốc ABATIMEC 3.6EC và thuốc trừ sâu 
 KARATIMEC Gold 2EC 
4.3. Đánh giá tỉ lệ sông cây con và xác định tiêu chuẩn cây con xuất vườn 
phục vụ trồng rừng 
4.3.1. Tỷ lệ sống của cây con theo thời gian 
Sau khi gieo ươm thường xuyên theo dõi để đánh giá tỉ lệ sống để tra 
dặm kịp thời, đặc biệt lần đo cuối cùng sau khi tỉa, dặm, kết quả đánh giá làm 
cơ sở cho xác định được số lượng cây con trong hồ sơ biên bản thẩm định để 
cấp chứng chỉ lô cây con xuất vườn. 
 37 
Kết quả được theo dõi sau gieo ươm 5 ngày, 10 ngày, 15 ngày và lần 
cuối (sau khi tỉa dặm). Kết quả mô tả theo biểu đồ 4.13 như sau: 
31% 
47% 
73% 
95% 
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 
tỉ
 lệ
 s
ố
n
g(
%
) 
lần điều tra 
tỉ lệ sống 
Hình 4.17: Tỷ lệ sống qua các lần đánh giá 
4.3.2. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn phục vụ trồng rừng 
Vườn ươm sau 4-6 tháng cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn, cây đạt tiêu 
chuẩn xuất vườn có đầy đủ các tiêu chuẩn sau: 
Biên bản kiểm tra của cơ quan nhà nước (sở NN & PTNT về chi cục 
kiểm lâm) 
- Tiêu chuẩn Doo ≥ 0.25cm, Hvn ≥ 30cm, kích thước túi bầu 7x12cm 
- 15-30 ngày trước khi cây xuất vườn thì tiến hành đảo bầu xén rễ, 
trước khi đảo bầu phải tưới ẩm cho bầu đất rồi mới tiến hành đảo bầu. Chọn 
bầu cây đạt tiêu chuẩn để trồng xếp riêng, loại bỏ bầu cây không đạt tiêu 
chuẩn. Trên một luống xếp bầu cây theo thứ tự từ cây to đến nhỏ dần sang 
một bên theo chiều ngang. 
- Kĩ thuật xếp cây vào túi vận chuyển đến nơi trồng rừng 
* Bước 1: Tưới nước 
+ Yêu cầu: tưới cho luống cây trước 1/2 đến 1 ngày 
+ Lượng nước tưới 4 – 5 l/m2 
* Bước 2: Bứng cây 
 38 
+ Thao tác: Tay không thuận đỡ bầu, tay thuận cầm bay, ấn một lực 
mạnh dưới đáy bầu rồi đẩy nhẹ lên, lấy bầu ra khỏi luống 
+ Yêu cầu: Tránh làm tổn thương đến cây, vỡ bầu 
- Vận chuyển cây, xếp cây 
+ Nếu chuyển thủ công 
Xếp cây vào túi nilon: cây giống được xếp vào túi nilon loại 5 cân, mỗi 
túi xếp 50 cây Keo, mỗi túi xếp làm 3 lớp cây, mỗi lớp cây xếp thành 3 hàng, 
mỗi hàng xếp 6 cây, lớp cây cuối cùng xếp thêm 2 cây lẻ. Yêu cầu xếp cây 
đúg kỹ thuật theo từng lớp từng hàng thì cây không bị dập nát, gẫy ngọn và 
kiểm soát được lượng cây đem trồng 
Hình 1.18: xuất cây ra khỏi vườn ươm 
4.4. Bài học kinh nghiệm 
Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện quy trình gieo ươm và chăm sóc 
cây Keo tai tượng tại vườn ươm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên 
trong từ tháng 12/17 đến tháng 5 năm 2018 tôi đã học được các kỹ thuật để 
gieo ươm và chăm sóc một vườn ươm cây keo tai tượng như sau: 
- Kỹ thuật làm đất đóng bầu, xếp bầu và tạo luống để gieo ươm cây 
Keo tai tượng. Đất đóng bầu phải là đất ở dưới tán rùng tầng B, bầu phải được 
 39 
xếp sole nhau để hạn chế các khe hở bầu và chặt bầu hơn, tạo luống có chiều 
rộng phù hợp từ 0,8-1m để thuận tiện chăm sóc cây con. 
- Kỹ thuật xử lý hạt giống cây Keo tai tượng trước khi đem gieo vào 
bầu để hạt có tỉ lệ nảy mầm tốt nhất 
- Kỹ thuật tra hạt Keo tai tượng: Cách tra hạt, số hạt /bầu. 
- Kỹ thuật chăm sóc cây con Keo tai tượng, các biện pháp canh tác như: 
tưới nước, nhổ cỏ, xới đất, bón phân, tỉa thưa, kỹ thuật đảo bầu. 
- Kỹ thuật theo dõi và phòng trừ sâu bệnh hại, các loại sâu bệnh hại 
chính, các biện pháp phòng trừ và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hại. 
- Kỹ thuật xác định cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn, xếp cây, vận chuyển 
cây đến nơi trồng rừng 
- Học được cách xây dựng hồ sơ nguồn gốc cây giống, thủ tục hợp 
pháp để kinh doanh cây con giống trên thị trường 
 40 
PHẦN 5 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
5.1. Kết luận 
Qua thời gian điều tra và theo dõi thành phần loại bệnh hại Keo tai 
tượng trong giai đoạn vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi 
đã thu được kết quả như sau. 
* Thực hiện các bước quy trình thực hiện gieo ươm 
- Nguồn gốc hạt giống cây Keo tai tượng nhập Úc được gieo tai vườn 
ươm có chứng nhận nguồn gốc lô hạt giống số 282_6270 ngày 03/10/2017 
- Kĩ thuật đóng bầu gieo ươm, bầu ươm được đóng trước khi gieo hạt 
10-15 ngày, vỏ bầu được làm bằng Polyetylen màu đen, cỡ bầu 7x12cm, loại 
đất sử dụng đóng bầu là đất dưới tán rừng có phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình. 
- Kĩ thuật ngâm ủ hạt giống, hạt giống được ngâm với nước sôi 100 độ 
với lượng nước gấp đôi hạt, ngâm cho tới khi nước nguội và rửa bằng nước 
sạch rồi ủ trong bảo tải hoặc túi vải, sau 10-12 giờ rửa chua bằng nước lã 
- Kĩ thuật tra hạt vào bầu, hạt sau khi được ngâm ủ chọn những hạt nhú 
mầm, đạt tiêu chuẩn thì đem ra tra hạt 
* Thực hiện chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm 
* Kĩ thuật theo dõi và phòng trừ sâu bệnh hại cây con trong giai 
đoạn vườn ươm; Điều tra và phát hiện được một số loại bệnh hại Keo tai 
tượng phổ biến và mức độ hại trung bình của các loại bệnh hại qua các lần 
điều tra như sau: 
• Bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng có mức độ hại cao phân bố ở mức 
(>25% Đều). 
• Bệnh lở cổ rễ cây Keo tại tượng có mức độ hại vừa phải, phân bố ở 
mức cá thể. 
• Bệnh sâu hại lá cây Keo tai tượng cũng ở mức nhẹ vừa phải, phân bố 
trong ở mức cá thể. 
 41 
Qua quá trình sử dụng thuốc hóa học và đánh giá hiệu quả khi sử dụng 
các biện pháp phòng trừ: 
• Đối với bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng loại thuốc cho kết quả cao 
nhất là AnvilR 5sc + Daconil 75 WP. Đối với bệnh lở cổ rễ và bệnh sâu hại lá 
ta sử dụng loại thuốc Boocdo. 
Ngoài ra cần chú ý các biện pháp khác hỗ trợ phòng trừ sâu bệnh hại 
như: Biện pháp canh tác ở vườn ươm (Gieo ươm đúng thời vụ, Che nắng cho 
cây con, chăm sóc, bón phân, chống rét) 
• Biện pháp cơ giới vật lý: Thường xuyên theo dõi, tiêu hủy cây bị 
bệnh, bắt giết 1 số loài sâu ăn lá 
* Học được kinh nghiệm về sản xuất 1 loại cây con cụ thể và các thủ 
tục, điều kiện để xuất vườn cây con giống theo quy định hợp pháp. 
5.2. Đề nghị 
Hiện nay trên địa bàn Thái Nguyên loài Keo được trồng chính với diện 
tích lớn. Để góp phần cho việc sản xuất giống đạt hiệu quả và chất lượng cây 
con được nâng cao thì việc chăm sóc, điều tra, theo dõi bệnh hại để phát hiện 
sớm giảm thiểu tổn thất do bệnh hại gây ra. 
Điều tra xác định nguyên nhân gây bệnh, nghiên cứu quá trình phát 
sinh phát triển để đưa ra biện pháp phòng trừ phù hợp. 
Cần tiếp tục đưa ra những đề tài nghiên cứu sâu, rộng hơn về bệnh hại 
ở nhiều vùng, nhiều địa phương khác. 
Cần có đầy đủ dụng cụ để phục vụ cho việc nghiên cứu thuận tiện và 
chính xác hơn. 
Đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiêu đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây 
sinh trưởng, phát triển tốt.. 
 42 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đặng Kim Tuyến (2000), Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, “Thử 
nghiệm một số loại thuộc hóa học phòng trừ bệnh phấn trắng lá Keo” tại 
vườn ươm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 
2. Trương Thị Hạnh (2012), Đề tài tốt nghiệp-Đại Học Nông Lâm Thái 
Nguyên, “Điều tra thành phần bệnh hại cây con ở giai đoạn vườn ươm tại 
Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên”. 
3. Ngô Thị Hợi (2011), Đề tài tốt nghiệp- Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, 
“Điều tra thành phần bệnh hại cây con tại vườn ươm Trường Đại Học 
Nông Lâm Thái Nguyên”. 
4. Nguyễn Thế Nhã, Trần Văn Mão (2001), “Điều tra dự tính dự báo sâu 
bệnh trong Lâm nghiệp”.NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 
5. Nguồn giống cây trồng Nam bộ 
6. Nguyễn Thế Nhã,Trần Văn Mão (2001), “Kĩ thuật chăm sóc cây keo”.NXB 
Nông Nghiệp, Hà Nội. 
7. Đào Hồng Thuận (2008), Luận văn Thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp,“Điều 
tra thành phần bệnh hại cây con và chăm sóc cây con” 
8. Phạm Quang Thu, “Nghiên cứu quy trình gieo ươm keo tai tượng ở Lâm 
trường Đạ Tẻh tỉnh Lâm Đồng” 
9. Kiều Thị Lan, Khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu một số biện pháp phòng 
trừ bệnh hại Keo tai tượng giai đoạn vườn ươm” 
10. Trần Văn Mão (1997), “Kỹ thuật theo dõi và phòng trừ sâu bệnh trong 
giai đoạn vườn ươm”, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 
11. Nguyễn Thế Nhã. “Chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm”, NXB Nông 
Nghiệp, Hà Nội. 
12. Trần Công Loanh (1992), “Kỹ thuật chăm sóc Keo tai tượng giai đoạn 
vườn ươm”, Trường Đại Học Lâm Nghiệp Xuân Mai, NXB Nông Nghiệp, 
Hà Nội. 
 Phụ lục 01 
CÂU HỎI PHỎNG VẤN 
Người phỏng vấn:Thời gian: 
Người được phỏng vấn:Năm sinh:... 
Địa chỉ:...Kết quả:. 
1. Nguồn gốc hạt giống được lấy ở đâu? 
2. Hạt được xử lý trước khi gieo như thế nào? 
3. Thời điểm xử lý? 
4. Kĩ thuật tra hạt như thế nào? 
5. Kĩ thuật tra dặm cây con làm như thế nào? 
6. Kĩ thuật chăm sóc, bón phân qua lá được tiến hành ra sao? 
7. Kĩ thuật đảo bầu được làm như thế nào? 
8. Kĩ thuật điều tra và đánh giá sâu, bệnh hại cây con? 
9. Kĩ thuật phòng trừ sâu bệnh hại được tiến hành vào thời điểm nào? Ra sao? 
10. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn 
 Người phỏng vấn Người được phỏng vấn 
 Phụ lục 02 
HỒ SƠ THEO DÕI TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP 
Loài cây: .Nguồn gốc lô hạt:Phương pháp nhân giống: 
TT Thông tin chính 
Luống 
thứ.. 
Luống 
thứ.. 
Luống 
thứ.. 
Luống 
thứ.. 
Luống 
thứ.. 
Luống 
thứ.. 
1 Thời gian đóng bầu 
 2 Số lượng bầu/ luống 
 3 Ngày tra hạt 
 4 Ngày nảy mầm 
5 
Tỷ lệ nảy mầm (5 ngày/ 10 
ds/ 15ds) %, lần cuối 
6 Ngày dặm lần . 
7 Ngày dặm lần . 
8 Ngày dặm lần .. 
9 Ngày đảo bầu 
10 
Sâu bệnh hại và xử lý thuốc 
lần 1 
 TT Thông tin chính 
Luống 
thứ.. 
Luống 
thứ.. 
Luống 
thứ.. 
Luống 
thứ.. 
Luống 
thứ.. 
Luống 
thứ.. 
+ Loại sâu (Thuốc xử lý) 
+ Loại bệnh (Thuốc xử lý) 
11 
Sâu bệnh hại và xử lý thuốc 
lần 2 
+ Loại sâu (Thuốc xử lý) 
+ Loại bệnh (Thuốc xử lý) 
 12 Chăm sóc, bón thúc lần 1 
13 Chăm sóc, bón thúc lần 2 
 Cán bộ vườn ươm 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_theo_doi_quy_trinh_gieo_uom_va_cham_soc_cay_keo_ta.pdf