Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên năm 2018
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn
tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Đó là tư liệu
sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là
địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh
quốc phòng. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương có một quỹ đất đai nhất định được
giới hạn bởi diện tích, ranh giới, vị trí.Việc sử dụng và quản lý quỹ đất đai
này được thực hiện theo quy định của nhà nước, tuân thủ luật đất đai và
những văn bản pháp lý có liên quan. Luật đất đai năm 2013 ra đời đã xác định
đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước thống nhất quản lý. Để đảm bảo
tính thống nhất trong công tác quản lý đất đai thì công tác đăng ký và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất phải được thực hiện nghiêm túc. Công tác này
không chỉ đảm bảo sự thống nhất quản lý mà còn bảo đảm các quyền lợi và
nghĩa vụ cho người sử dụng, giúp cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư, sản
xuất, xây dựng các công trình. Hiện nay vấn đề về đất đai là vấn đề được
nhiều người quan tâm, tranh chấp, khiếu nại, lấn chiếm đất đai thường xuyên
xảy ra và việc giải quyết vấn đề này cực kỳ nan giải do thiếu giấy tờ pháp lý.
Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như ngày nay đã
làm cho thị trường bất động sản trở nên sôi động, trong đó đất đai là hàng
hoá chủ yếu của thị trường này. Nhưng thực tế trong thị trường này thị trường
ngầm phát triển rất mạnh mẽ. Đó là vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay. Để
đảm bảo cho thị trường này hoạt động công khai, minh bạch thì yêu cầu công
tác đăng ký cấp giấy chứng nhận phải được tiến hành. Ngoài ra một vấn đề
quan trọng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giúp cho nhà
nước có cơ sở pháp lý trong việc thu tiền sử dụng đất, tăng nguồn ngân sách2
cho nhà nước. Có thể thấy rằng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất ở nước ta vẫn còn chậm, thiếu sự đồng đều, ở các vùng khác nhau thì tiến
độ cũng khác nhau do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan ở từng địa
phương. Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đã và đang thực hiện tốt.
Được sự nhất trí của ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, sự phân công của khoa Quản lý Tài nguyên - Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và dưới sự hướng dẫn của: Th.S Nguyễn Đình Thi. Em tiến hành thực
hiện đề tài "Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
năm 2018".
1.2. Mục tiêu thực hiện
- Nắm được quy trình cấp GCNQSDĐ cụ thể tại các xóm thuộc xã Phù
Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
- Phân loại được hồ sơ thiếu các giấy tờ cần có cho việc cấp
GCNQSDĐ
- Đánh giá tìm ra những thuận lợi,khó khăn trong khi thực hiện công tác
rà soát và cấp GCNQSDĐ.
- Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, đưa ra những đề xuất, các
giải pháp có tính khả thi khi thực hiện công tác rà soát cấp GCNQSDĐ trên
địa bàn xã.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Bổ sung hoàn thiện kiến thức đã được học trong nhà trường cho bản
thân. Đồng thời tiếp cận và thấy được những thuận lợi và khó khăn của công
tác cấp GCNQSD đất đai trong thực tế. Nắm vững những quy định của Luật3
Đất đai 2013 và các văn bản dưới Luật về đất đai của Trung ương và địa
phương về cấp GCNQSDĐ.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Qua quá trình nghiên cứu rà soát hồ sơ cấp GCNQSDĐ sẽ thấy được
những việc đã làm được và chưa làm được trong quá trình thực hiện, từ đó rút
ra những kinh nghiệm và tìm những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế
nhằm thúc đẩy công tác rà soát và thực hiện cấp GCNQSDĐ nói riêng và
công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung được tốt hơn.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên năm 2018
ả tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn; Tổ trưởng Tổ cấp giấy chứng nhận niêm yết công khai tại nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố (hoặc địa điểm Tổ cấp giấy chứng nhận làm việc) và có trách nhiệm tiếp thu, giải đáp ý kiến của nhân dân trong quá trình công khai. Trường hợp có vướng mắc không giải đáp được thì ghi nhận ý kiến của nhân dân, gửi ban chỉ đạo cấp xã xem xét, giải quyết. - Tài liệu công khai gồm: Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận và Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận theo mẫu ban hành kèm theo Hướng dẫn số 206/HD-TNMT ngày 28/3/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường. - Thời gian công khai kết quả họp xét cấp giấy chứng nhận và giải quyết vướng mắc là 15 ngày kể từ ngày niêm yết công khai. - Kết thúc thời gian công khai phải được lập thành biên bản theo mẫu ban hành kèm theo Hướng dẫn số 206/HD-TNMT ngày 28/3/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường. Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ, lập Tờ trình - Căn cứ kết quả công khai Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và lập Tờ trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cấp giấy chứng nhận. - Hồ sơ kèm theo tờ trình gồm: + Biểu tổng hợp thông tin và kết quả xét, cấp giấy chứng nhận của Ban chỉ đạo cấp xã . + Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. + Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. 36 + Biên bản họp xét cấp giấy chứng nhân của ban chỉ đạo cấp xã. + Biên bản kết thúc việc công khai hồ sơ. + Phiếu ý kiến thẩm định của cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường. + Túi hồ sơ kê khai đất đai của hộ gia đình, cá nhân + Tài liệu dạng số nếu thực hiện trên máy tính. Bước 5: Tiếp nhận hồ sơ và viết giấy chứng nhận - Văn phòng đăng ký thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra về số lượng hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã nộp về. Việc tiếp nhận hồ sơ phải được lập sổ ghi rõ người nhận, người nộp, thời gian nộp, số lượng, loại hồ sơ nộp và ghi phiếu tiếp nhận cho người đến nộp hồ sơ. - Việc viết giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hướng dẫn số 206/HD-TNMT ngày 28/3/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường. Đối với những nơi chưa có bản đồ địa chính thì sơ đồ trên trang 3 của Giấy chứng nhận thể hiện sơ họa theo sơ đồ tự đo vẽ của chủ sử dụng đất và ghi rõ tên của các chủ sử dụng đất liền kề, không ghi kích thước các cạnh thửa đất (có giấy chứng nhận viết mẫu kèm theo). - Sau khi hoàn thành việc viết giấy chứng nhận văn phòng đăng ký cấp huyện phải lập sổ Mục kê, Địa chính và sổ Cấp giấy chứng nhận theo quy định để quản lý. 4.3.2. Kết quả quá trình thực hiện rà soát hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp GCNQSDĐ tại một số thôn trên địa bàn xã Phù Ủng năm 2018 - Tiến hành rà soát hồ sơ từng hộ từng thôn theo hồ sơ người sử dụng đất đã nộp. 37 Bảng 4.2. Bảng tổng hợp số liệu các hộ gia đình, cá nhân tham gia kê khai cấp GCNQSDĐ ở một số thôn thuộc xã Phù Ủng năm 2018 Tổng số hộ tham gia kê khai cấp mới GCNQSDĐ trên cả bốn thôn là 461 hộ với 564 thửa đất, tổng diện tích kê khai là 211344.9 m2. Trong đó xóm có diện tích kê khai nhiều nhất là xóm Huệ Lai với diện tích là141497.9 m2.Xómcó diện tích kê khai ít nhất là thôn Đồng Mái với diện tích là 15401.9 m2. Các hộ chủ yếu kê khai cấp mới GCNQSDĐ đối với các loại đất sau: đất ở nông thôn (ONT), đất chuyên trồng lúa nước (LUC), đất trồng cây lâu năm (CLN) và đất nôi trồng thủy sản (NTS). STT Thôn Số hộ kê khai Số thửa Loại đất Diện tích(m2) 1 Thôn Đồng Mái 86 88 ONT 33454.1 5 NTS 1947.8 Tổng 93 15401.9 2 Thôn Hồng Lương 106 113 ONT 51565.1 3 CLN 1058.1 5 NTS 1821.9 Tổng 121 54445.1 3 Thôn Huệ Lai 269 301 ONT 121017.4 2 LUC 1602.3 5 CLN 1827 42 NTS 17051.2 Tổng 350 141497.9 Thôn Đồng Mái có 86 hộ kê khai cấp mới với 93 thửa đất, diện tích kê khai là 15401.9 m2. Trong đó: Đất ONT 88 thửa, diện tích 33454.1 m2; NTS 5 thửa, diện tích 1947.8m2. 38 Thôn Hồng Lương có 106 hộ kê khai cấp mới với 121 thửa đất, diện tích kê khai là 54445.1m2. Trong đó: Đất ONT 113 thửa, diện tích 51565.1m2; CLN3 thửa, diện tích 1058.1m2 và 5 thửa NTS diện tích 1821.9m2. Thôn Huệ Lai có 269 hộ kê khai cấp mới với 350 thửa đất, diện tích kê khai là 141497.9m2. Trong đó: Đất ONT 301 thửa, diện tích 121017.4m2; LUC 2 thửa , diện tích 1602.3 m2.CLN 5 thửa , diện tích 1827m2 và NTS 42 thửa , diện tích 17051.2m2. - Tiến hành công khai hồ sơ cấp GCNQSDĐ + Sau khi hoàn thiện hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân tổ công tác thông qua UBND xã Phù Ủng tiến hành công khai hồ sơ cấp GCNQSDĐ theo quy định. + Thời gian công khai là 15 ngày làm việc. + Sau thời gian công khai hồ sơ thu được kết quả như sau: Qua bảng 4.3 cho thấy: Tổng số các thửa đất có đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ của cả 4thôn là 381 thửa với diện tích đủ điều kiên cấp GCNQSDĐ là 158465.8 m2. Thôn có nhiều thửa đất có đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ là thôn Huệ Lai với 239 thửa, đồng thời cũng là xóm có diện tích đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ lớn nhất là 97993.3 m2. 39 Bảng 4.3. Tổng hợp số thửa đất đủ điều kiện cấpGCNQSDĐ STT Thôn Số hộ đủ điều kiện Số thửa Loại đất Diện tích(m2) 1 Thôn Đồng Mái 68 66 ONT 24371.3 2 NTS 430.5 Tổng 68 24801.8 2 Thôn Hồng Lương 74 71 ONT 34395.2 2 CLN 498 1 NTS 777.5 Tổng 74 35670.7 3 Thôn Huệ Lai 239 199 ONT 82036.3 1 LUC 740.6 5 CLN 1827 34 NTS 13389.4 Tổng 239 97993.3 Thôn có ít hộ có đủ điều cấp GCNQSDĐ là thôn Đồng Mái với 68 thửa, đồng thời cũng là xóm có diện tích để điều kiện cấp GCNQSDĐ ít nhất là 24801.8 m2. 40 Bảng 4.4. Tổng hợp số thửa đất không đủ điều kiện cấpGCNQSDĐ STT Thôn Số hộ đủ điều kiện Số thửa Loại đất Diện tích (m2) 1 Thôn Đồng Mái 25 21 ONT 9085 1 CLN 167.9 3 NTS 1517.3 Tổng 25 10770.2 2 Thôn Hồng Lương 47 42 ONT 17169.9 1 CLN 560.1 4 NTS 1044.4 Tổng 47 18774.4 3 Thôn Huệ Lai 111 102 ONT 38981.1 1 LUC 861.7 8 NTS 3661.8 Tổng 111 43504.6 Qua bảng 4.4 cho thấy: Tổng số thửa đất không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ ở cả 4 thôn là 183 hộ với tổng diện tích là 73049.2m2. Thôn có nhiều thửa đất không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ là thôn Huệ Lai là 111 thửa với diện tích là 43504.6m2. Thôn có ít thửa đất không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ nhất là thôn Đồng Mái là 25 thửa với diện tích là 10770.2 m2.Thôn ít diện tích không đủ điều kiện cấp GCNQSDD nhất là thôn Đồng Mái với diện tích là10770.2 m2. 41 Bảng 4.5. Một số ví dụ về trường hợp không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ STT Tên chủ sử dụng Số tờ Số thửa MĐSD Diện tích (m2) Xóm Nguyên nhân 1 Trần Văn Toàn và Phạm Thị Chuyên 44 3 ONT 246.0 Đồng Mái Bs CMND vợ 2 Trương Văn Phó và Nguyễn Thị Hải 44 94 ONT 478.7 Đồng Mái Thiếu chữ kí giáp ranh, CMND vợ 3 Chu Xuân Toàn và Nguyễn Thị Quỳnh Trang 45 4 ONT 514.4 Đồng Mái Bs SHK mang tên vợ 4 Phạm Văn Mấy và Nguyễn Thị Là 44 29 ONT 557.4 Đồng Mái Bs CMND vợ 5 Tống Văn Hộ và Đặng Thị Chi 44 91 ONT 438.3 Đồng Mái Thiếu chữ kí người dẫn đạc 6 Vũ Văn Mạnh 35 125 ONT 406.5 Hồng Lương Bs GCNQSDD 7 Nguyễn Hữu Tho 35 64 ONT 404.5 Hồng Lương Bs GCNQSDD, CMND vợ 8 Mai Văn Luyện 35 66 ONT 281.7 Hồng Lương Bs GCNQSDD 9 Nguyễn Văn Chức 35 36 ONT 403.5 Hồng Lương Bs GCNQSDD, CMND chồng 10 Nguyễn Xuân Bo 35 20 ONT 604.7 Hồng Lương Bs GCNQSDD 11 Phạm Văn Thuấn và Lê Thị Nhạn 19 130 197.0 ONT Huệ Lai Thiếu KQDD, bản mô tả 12 Đào Văn Đọc và Đỗ Thị Thiệu 19 231 435.3 ONT+CLN Huệ Lai Bs 2 GCNQSDD 13 Đào Xuân Duy và Đỗ Thị Mến 15 89 651.5 ONT+CLN Huệ Lai Thiếu GCNQSDD, người dẫn đạc 14 Nguyễn Văn Quân và Trần Thị Loan 19 139 340.1 ONT Huệ Lai Bs 2 GCNQSDD 15 Đỗ Văn Tấn và Trần Thị Loan 15 49 477.7 ONT Huệ Lai Bs 2 GCNQSDD 42 Qua bảng 4.5 cho thấy: Một số hộ điển hình không được cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Các hộ này không được cấp GCNQSDĐ vì các lý do như Thiếu chữ kí giáp ranh,chữ kí người dẫn đạc,chữ kí người sử dụng đất, thiếu CMNTND , thiếu các loại giấy tờ kèm theo hồ sơ,còn một số hộ gia đình không hợp tác với tổ công tác để thực hiện kê khai cấp GCNQSDĐ. 4.4. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác rà soát hồ sơ địa chính phục vụ cấp GCNQSD đất tại xã Phù Ủng 4.4.1. Những thuận lợi - Có đầy đủ bản đồ địa chính và bản đồ dải thửa 299 để tiến hành chồng ghép bản đồ và so sánh bản đồ địa chính với bản đồ dải thửa 299. Ngoài ra còn có bản đồ quy hoạch sử dụng đất. - Có đầy đủ thông tin về đất đai như sổ kê địa chính, sổ mục kê đất - Có sự phối hợp nhiệt tình của chính quyền địa phương. - Có đầy đủ văn bản hướng dẫn thực hiện cấp GCNQSD đất. 4.4.2. Những khó khăn - Việc xác định nguồn gốc sử dụng đất, thời điểm sử dụng đất của chính quyền xã còn chậm. - Tình trạng lấn chiếm đất công, tự chuyển mục đích sử dụng đất; tự ý chia tách, chuyển nhượng đất đai bất hợp pháp; vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai. - Việc xác định nguyên nhân hồ sơ không đủ điều kiện còn khó khăn vì khi nhận hồ sơ không ghi rõ là hồ sơ đã có giấy tờ gì và thiếu giấy tờ gì. - Hồ sơ thiếu chữ kí trong các giấy tờ liên quan rất nhiều. 43 4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác rà soát hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấpGCNQSDĐ tại xã Phù Ủng 4.5.1. Giải pháp chung - Chính quyền địa phương cần Phát hiện nhanh chóng, chính xác và những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn giao thông, ngăn chặn kịp thời các công trình xây dựng trái phép trên đất để bảo vệ hành lang bảo vệ an toàn công trình, buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm để hạn chế các trường hợp khác xảy ra. - Dựa trên nhu cầu và quyền lợi, lợi ích của người dân UBND xã phải tiến hành điều chỉnh quy hoạch hoặc hủy bỏ những quy hoạch không khả thi để cấp GCN cho người sử dụng đất. - Cần có chính sách mới cho phép cấp GCNQSD đất theo hiện trạng sử dụng đất đối với các hộ gia đình có đất được dồn điền đổi thửa theo quy định của pháp luật. - Nhanh chóng rà soát lại nguồn gốc sử dụng đất và thông báo người dân nộp đủ hồ sơ để tiến hành cấp giấy. - Khi thu hồ sơ cần ghi chú hồ sơ đã có gì và thiếu gì. 4.5.1. Giải pháp cụ thể cho từng trường hợp khó khăn trong việc rà soát - Đối với hộ gia đình đang có tranh chấp, gia đình chưa thống nhất: Cần tăng cường công tác tuyền truyền và phổ biến chính sách pháp luật đến người dân để người dân hiểu được việc cấp giấy chứng nhận là quyền lợi của họ. Đối với các hộ đang có tranh chấp, UBND xã sẽ thành lập tổ công tác hòa giải vận động các hộ và xác định lại nguồn gốc thửa đất dựa vào các tài liệu của xã, các giấy tờ của chủ sử dụng đất tranh chấp, kết hợp thông tin khác để đối chiếu tài liệu nhằm giải quyết một các hợp lý. Sau đó giao cho bộ phận Địa chính tiến hành xét cấp cho các hộ. 44 - Đối với các hộ gia đình lấn chiếm đất công: Đối với các hộ tăng diện tích mà sử dụng ổn định trước ngày 1/7/2004 nay vẫn phù hợp quy hoạch khu dân cư thì cho các hộ được nộp tiền sử dụng đất để hợp thức. Còn đối với các hộ phần diện tích tăng mà nằm vào quy hoạch thì vận động các hộ giải phóng mặt bằng phần đất lấn chiếm và chỉ cấp GCN cho các hộ này đúng với phần diện tích hợp pháp của mình. - Việc xác định nguyên nhân hồ sơ không đủ điều kiện còn khó khăn vì khi nhận hồ sơ không ghi rõ là hồ sơ đã có giấy tờ gì và thiếu giấy tờ gì.Vậy nên khi kê khai và thu hồ sơ của người dân thì nên ghi rõ những hồ sơ đó có giấy tờ gì và thiếu giấy tờ gì,đề nghị người dân bổ sung luôn. - Chữ kí của chủ sử dụng đất,người dẫn đạc và các bên liên quan cần nhanh chóng bổ sung. 45 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua quá trình thực tập về đề tài:"Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên năm 2018". Em xin rút ra một số kết luận sau: - Tổng số hộ tham gia kê khai trên địa bàn 4 thôn là 461 hộ với 564 thửa đất, tổng diện tích kê khai là 211344.9 m2. - Tổng số các thửa đất có đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ của cả 4 thôn là 381 thửa với diện tích đủ điều kiên cấp GCNQSDĐ là 158465.8 m2. - Tổng số thửa đất không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ ở cả 4 thôn là 183 hộ với tổng diện tích là 73049.2 m2. 5.2. Kiến nghị Để đẩy nhanh tiến độ rà soát hồ sơ địa chính phục vụ cấp giấy chứng nhận trên địa bàn xã cần: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, vận động người sử dụng đất đặc biệt là hộ gia đình, cá nhân lập thủ tục kê khai đăng ký cấp GCN. - Công khai hóa đầy đủ quy định, thủ tục hành chính, thuế, lệ phí phải nộp theo quy định của nhà nước để góp phần tăng hiệu quả của quá trình giải quyết các yêu cầu của nhân dân. - UBND xã Phù Ủng cần tổ chức thông báo, phổ biến, tuyên truyền chính sách phấp Luật đất đai tới từng người dân để họ hiểu rõ ý nghĩa của công tác đắng kí đất đai và cấp GCN QSDĐ. 46 - Ban kê khai và thu hồ sơ của chủ sử dụng đất cần kiểm tra kĩ hồ sơ của người dân nếu thiếu thì nhắc người nhanh chóng hoàn thiện. - Hoàn thiện chữ kí người dẫn đạc và các chữ kí liên quan trong giấy tờ ngay khi đi đo đạc và trước thời gian cấp giấy. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tài liệu ấn hành. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính. Tài liệu ấn hành. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016) Báo cáo của Tổng cục quản lý đất đai năm 2016 về lĩnh vực đất đai ( giao/nam-20165-ca-nuoc-da-cap-42-3-trieu-giay-chung-nhan-quyen- su-dung-dat-365129.html). Ngày 12/06/2016. 4. Chính phủ (2014) Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai. 5. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Bài giảng quản lý nhà nước về đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 6. Phù Ủng (2017) Tình hình Kinh tế - Xã hội xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên năm 2017. 7. Quốc Hội (2013), Nước CHXHCNVN, Luật đất đai 2013 NXB chính trị gia, Hà Nội. Tài liệu ấn hành. 8. Thiết kế kỹ thuật – dự toán đo đạc lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai; lập hồ sơ địa chính; cấp và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xây dựng CSDL và tích hợp CSDL địa chính khu đất dân cư cho 21 xã, thị trấn huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên 9. UBND xã Phù Ủng (2018),thống kê, kiểm kê diện tích đất đai năm 2018.
File đính kèm:
- khoa_luan_ra_soat_hoan_thien_ho_so_dia_chinh_phuc_vu_cong_ta.pdf