Khóa luận Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã Xuân Nội

Phần 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Sinh kế bền vững đang là một mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay

của con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời

sống của con người nhưng vẫn đảm bảo được việc bảo vệ môi trường. Hiện

nay, tại các địa phương đã có nhiều chương trình, tổ chức nhằm cải thiện đời

sống của người dân. Thực tế cho thấy, việc lựa chọn những hoạt động sinh kế

của người dân chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã

hội, yếu tố con người, vật chất, cơ sở hạ tầng. Việc đánh giá hiệu quả các hoạt

động sinh kế trở nên quan trọng và cần thiết, biết được những mặt đã làm tốt

để phát triển và những điều chưa phù hợp với địa phương từ đó đưa ra các biện

pháp giải quyết và hướng tới những hoạt động mới phù hợp với địa phương để

đạt hiệu quả cao nhất.

Theo số liệu Tổng cục thống kê (năm 2019), nước ta là một nước nông

nghiệp với 63.149.249 người sinh sống tại nông thôn, chiếm 65,6% dân số

sống ở khu vực nông thôn và gần 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông

nghiệp. Khu vực nông thôn có khoảng 13 triệu hộ, trong đó có khoảng hơn 11

triệu hộ chuyên sản xuất nông nghiệp. Với trình độ dân trí và tập quán canh tác

còn hạn chế nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập còn thấp, tình trạng đói

nghèo vẫn diễn ra rộng khắp các khu vực. Xây dựng các chiến lược sinh kế bền

vững và xóa đói giảm nghèo là những chính sách hỗ trợ cơ bản hướng vào phát

triển con người, nhất là người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, để cho người nghèo có cơ hội và điều

kiện tiếp cận các nguồn lực để phát triển sản xuất tự vươn lên thoát khỏi đói

nghèo, có một cuộc sống ổn định hơn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, người dân

còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực để phát triển kinh tế.2

Họ ít có khả năng tiếp cận với các nguồn lực như tài chính, thông tin, cơ sở vật

chất để phát triển.

Để cải thiện sinh kế cho nông dân nghèo vùng núi cần có sự quan tâm của

nhà nước và các tổ chức xã hội, thông qua các hoạt động, thông qua hệ thống

cây trồng, vật nuôi tổng hợp, phát triển sản xuất bền vững và sử dụng các cây

trồng lương thực, thức ăn chăn nuôi, cần được đầu tư cả về vốn, vật tư nông

nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật, để phát triển nông nghiệp nông thôn, phát

triển các hoạt động sinh kế, giúp người nông dân cải thiện cuộc sống. Qua đó ta

thấy rằng sinh kế bền vững đang là một mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay

của con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời

sống của con người nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môi trường

tự nhiên. Xã Xuân nội là xã vùng núi còn gặp nhiều khó khan về kinh tế, đời

sống người dân còn gặp nhiều khó khăn vậy nên trong những năm qua tại xã

Xuân Nội đã có những hoạt động sinh kế mới, đạt năng suất và hiệu quả khá

lớn, rất phù hợp với tình hình và điều kiện tự nhiên của địa phương, góp phần

làm phong phú những phương thức sinh kế của người dân. Vì vậy đây là cơ sở

cho việc xây dựng một mô hình phát triển kinh tế, thu nhập cho người dân miền

núi xã Xuân Nội nói riêng cũng như người dân khác trong địa bàn sống ở miền

núi khác trong tỉnh nói chung. Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu

đề tài: “Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã Xuân

Nội, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”.

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã Xuân Nội trang 1

Trang 1

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã Xuân Nội trang 2

Trang 2

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã Xuân Nội trang 3

Trang 3

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã Xuân Nội trang 4

Trang 4

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã Xuân Nội trang 5

Trang 5

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã Xuân Nội trang 6

Trang 6

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã Xuân Nội trang 7

Trang 7

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã Xuân Nội trang 8

Trang 8

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã Xuân Nội trang 9

Trang 9

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã Xuân Nội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 73 trang xuanhieu 1780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã Xuân Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã Xuân Nội

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã Xuân Nội
hung về tình hình kinh tế của người dân trên địa bàn xã còn khó 
khăn, người dân còn thiếu vốn để đầu tư vào sản xuất. Cần nhiều hơn những 
chương trình hỗ trợ người dân vay vốn để người dân có vốn đầu tư vào hoạt 
động sản xuất nông nghiệp để đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế tôt hơn. 
54 
4.6. Các giải pháp phát triển sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất 
cho người dân xã Xuân Nội 
4.6.1. Quan điểm định hướng chiến lược sinh kế bền vững 
Hướng tới một chiến lược sinh kế bền vững là điều thường xuyên được 
nhắc đến trên các diễn đàn hội nghị quốc tế cũng như ở các hội nghị mang tầm 
quốc gia, đối tượng đặc biệt ở đây là những người có hoàn cảnh đặc biệt khó 
khăn, xây dựng một mô hình sinh kế bền vững nhằm hướng tới một sự phát 
triển bền vững cho con người. Phát triển không đơn thuần là phát triển kinh tế 
mà song song với nó là tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Ngày nay, khi con 
người đang gánh chịu những hậu quả của các cuộc thảm họa của thiên nhiên, 
các cuộc khủng hoảng kinh tế thì phát triển bền vững là một mục tiêu quan 
trọng, việc phát triển mô hình sinh kế bền vững cũng là một phương thức trong 
chiến lược xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, chất lượng cuộc sống của 
con người, đây là một hương tiếp cận mới trong phát triển nông thôn và xóa 
đói giảm nghèo. Tiếp cận này nhằm mục đích phê phán quan điểm hiện đại hóa 
trong lí thuyết phát triển và đặt con người trong vị trí trung tâm, hướng về cộng 
đồng với sự phát triển bền vững thỏa mãn ở hiện tại và đáp ứng nhu cầu trong 
tương lai. 
Chiến lược sinh kế được xem như là những quyết định trong việc lựa 
chọn, kết hợp và quản lý các nguồn vốn sinh kế của con người nhằm để kiếm 
sống. Kết quả sinh kế con người hướng tới được thể hiện qua các yếu tố: 
* Sự hưng thịnh hơn: bao gồm sự gia tăng về mức thu nhập, cơ hội việc 
làm và nguồn vốn tài chính nâng cao. 
* Đời sống được nâng cao: ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền, 
mức sống còn được đánh giá bằng các giá trị của những hàng hóa phi vật chất 
khác, mức độ đánh giá còn được thể hiện trên phương diện giáo dục, y tế, khả 
năng sử dụng các dịch vụ xã hội của hộ gia đình. 
55 
* Khả năng tổn thương được giảm: người nghèo luôn phải sống trong 
trạng thái dễ bị tổn thương. Bởi vây, sự ưu tiên của họ là tập trung cho việc bảo 
vệ gia đình mình thoát khỏi những mối hiểm họa tiềm ẩn, thay vì phát triển 
những cơ hội của mình. Việc giảm tổn thương nằm trong sự ổn định giá cả thị 
trường, khả năng kiểm soát dịch bệnh, khả năng chống chọi với thiên tai. 
* An ninh lương thực được củng cố: An ninh lương thực là một vấn đề 
cốt lõi trong phát triển con người, tránh sự tổn thương và nghèo đói. Việc tăng 
cường an ninh lương thực có thể được thực hiện nhiều cách như tăng khả năng 
tiếp cận nguồn tài nguyên đất, tăng nguồn thu nhập của người dân...vv 
* Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên: việc phát triển cần đi đôi 
với tái tạo và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, tránh sự ô nhiễm môi trường. 
Những chỉ tiêu trên đây là những mong muốn về một kết quả con người 
cần đạt được, đồng thời cũng biểu hiện của một sinh kế bền vững. Một sinh kế 
được xem là bền vững khi nó đối phó và phục hồi được những áp lực, cú sốc và 
có thể duy trì, nâng cao khả năng về tài chính cũng như cơ sở hạ tầng ở cả hiện tại 
và trong tương lai mà không làm tổn hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
4.7. Các giải pháp khả thi trong lựa chọn sinh kế bền vững cho người dân 
xã Xuân Nội 
4.7.1. Giải pháp về phát triển nguồn lực con người 
Thay đổi về nhận thức cho người dân tại xã Xuân Nội, cho người dân 
thấy được tầm quan trọng của việc học hỏi và tiếp thu thêm kiến thức cho bản 
thân để từ đó thay đổi suy nghĩ. Nâng cao trình độ dân trí cho người dân tại địa 
phương, đẩy mạnh vấn đề giáo dục các thế hệ sau này. Một khi trình độ của họ 
được nâng cao thì họ có cơ hội hơn trong việc lựa chọn cho mình hoạt động 
sinh kế phù hợp với sở thích của bản thân đồng thời có nguồn thu nhập và có ý 
thức hơn trong cách phân bổ chi tiêu hợp lý, khoa học hơn. Như vậy đời sống 
được nâng cao, con người có điều kiện chăm lo cho bản thân cả phát triển toàn 
diện cả thể xác lẫn tinh thần. 
56 
Chính quyền địa phương cũng như người dân giúp đỡ lẫn nhau trong 
việc sản xuất. Chính quyền cần chỉ dẫn cho người dân những kĩ thuật canh tác 
mới hiệu quả để năng xuất sản lượng cây trồng được tăng cao. Các hộ nông 
dân chia sẻ lẫn nhau về kinh nghiệm sản xuất để cùng nhau phát triển. 
4.7.2. Giải pháp về chính sách về vốn 
Cần đa dạng hóa các loại hình hỗ trợ tín dụng cho người dân; mở rộng 
hoạt động tín dụng cho hộ dân nghèo, về số lượng tiền vay, thủ tục và thời hạn 
vay, phải gắn chặt với các đoàn thể, chính quyền địa phương và hệ thống 
khuyến nông, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của người dân; Hỗ trợ cho những 
hộ dân thiếu tư liệu, thiếu đất hoặc không có đất sản xuất bằng vốn vay ưu đãi, 
cấp đất sản xuất phù hợp với địa bàn, ngành nghề và điều kiện sản xuất cụ thể. 
Điều này góp phần vào củng cố và hỗ trợ nguồn vốn tài chính cho người dân 
không đủ năng lực và điều kiện phát triển mô hình sinh kế bền vững. 
4.7.3. Giải pháp phòng ngừa các dịch bệnh 
 Chính quyền địa phương cần đưa ra các giải pháp phòng ngừa và xử lí 
triệt để dịch bệnh, tuyền truyền cho người dân các cách thức phương pháp 
phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh để người dân yên tâm hơn khi đầu tư vào 
sản xuất và đạt được năng suất cao hơn về sau. 
57 
Phần 5 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1. Kết luận 
 Xã Xuân Nội là một xã vùng cao của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao 
Bằng. với diện tích đất canh tác ít, địa hình đồi núi dốc, xen lẫn với thung lũng 
bằng phẳng, đời sống của nhân dân trong xã chủ yếu trông vào sản xuất nông 
nghiệp, khí hậu thời tiết thay đổi không lường trước, dịch bệnh hoành hành gây 
ảnh hưởng và thiệt hại cho người dân tại xã. 
* Về nguồn lực sinh kế 
- Nguồn lực con người: đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sinh kế 
bởi con người là chủ thể của mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo ra thu 
nhập. Mà xã Xuân Nội có lực lượng lao động khá dồi dào trung bình mỗi hộ 
gia đình có 2 lao động chính trở lên, số người trong độ tuổi lao động khá cao, 
độ tuổi trung bình của chủ hộ từ 37 đến 38 tuổi. Trình độ học vấn của người 
dân tương đối cao, phần lớn người dân được đi học hết bậc trung học. Đó là 
một thế mạnh để thực hiện tốt các hoạt động sinh kế. Tuy nhiên khả nhận thức 
và sáng tạo của người dân chưa được cao, cho nên vẫn hoạt động sinh kế theo 
hướng truyền thống chưa tiếp cận và thực hiện các hoạt động sinh kế mới. 
-Nguồn lực xã hội: Mức độ tham gia của người dân vào các tổ chức 
đoàn thể là tương đối. Có hơn 70% các hộ nông dân tham gia vào hội nông 
dân, và hộ phụ nữ. Bên cạnh đó hội người cao tuổi và đoàn thanh niên có mức 
độ tham gia còn thấp vì vậy người dân tại xã cần tham gia nhiều hơn vào các 
hoạt động tập thể để từ đó cùng nhau chia sẻ, trao đổi với nhau những hướng 
sản xuất hoạt động sinh kế có hiệu quả, đem lại lợi ích lớn hơn cho gia đình và 
địa phương. 
- Nguồn lực tự nhiên: Diện tích đất tại địa bàn xã bình quân theo xóm và 
nhóm hộ là 22.916,7m2, tuy nhiên bình quân diện tích đất canh tác theo xóm và 
58 
nhóm hộ còn hạn chế 10.691,7m2 nên người dân cần bố trí cây trồng hợp lý và 
tận dụng tối đa diện tích đất sản xuất để đem lại hiệu quả cao nhất. 
- Nguồn lực vật chất: Về cơ sở hạ tầng ở địa phương đã được cải thiện 
đáng kể. Người dân đã có ý thức được việc đầu tư vào các máy móc sản xuất 
có 100% số hộ đã đầu tư vào máy móc sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra người 
dân cũng đầu tư thêm các máy móc, thiết bị điện tử phục vụ sinh hoạt hằng 
ngày để có chất lượng cuộc sống tốt hơn và đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn. 
Chất lượng nhà ở của người dân đã được đảm bảo an toàn, không còn tình 
trạng nhà ở tạm bợ và chất lượng kém. 
- Nguồn lực tài chính: Trên địa bàn xã còn rất ít nguồn tài chính hỗ trợ 
cho người dân vay vốn để đầu tư vào sản xuất. Chính quyền cần đang dạng 
hơn các nguồn vay để người dân có được vốn đầu tư vào sản xuất. 
* Về hoạt động sinh kế của người dân tại xã Xuân Nội. 
- Hoạt động nông nghiệp: Người dân tại xã những năm gần đây còn gặp 
nhiều khó khăn. Diện tích đất còn thiếu khiến cho người dân khó có thể mở rộng 
quy mô và phát triển các loại cậy trồng khác. Bên cạnh đó, dịch bệnh trên cả cây 
trồng và vật nuôi đang là mối lo ngại lớn nhất của người dân tại địa bàn xã vì nó 
gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng cây trồng và thiệt hại lớn về vật nuôi. 
- Hoạt động phi nông nghiệp: Người dân tại xã Xuân Nội chủ yếu là 
hoạt động nông nghiệp nên hoạt động phi nông nghiệp tại xã còn kém phát 
triển và rất ít các hộ có hoạt động phi nông nghiệp. 
5.2. Kiến nghị 
 * Đối với nhà nước 
Nhà nước cần có quy hoạch, đầu tư phát triển cơ sở hạn tầng, có những 
chính sách hỗ trợ và phát triển sinh kế cho người dân, đa dạng nguồn vốn vay 
cho người dân đê người dân có thêm vốn đầu tư vào nông nghiệp. 
* Đối với chính quyền địa phương 
Triển khai các giải pháp về sinh kế cho người dân, tạo điều kiện tốt nhất 
cho người nông dân ổn định và phát triển sinh kế. Đồng thời, có chính sách tạo 
59 
nguồn vốn và tiếp cận dễ dàng cho hộ nông dân để họ đầu tư vào hoạt động 
sản xuất kinh doanh, phát triển hoạt động sinh kế. 
Mở các lớp tập huấn, tuyên truyền cho người dân về các hoạt động sinh 
kế mới, các hướng hoạt động sản xuất hiện đại để người dân học hỏi và thực 
hiện, từ đó phát triển sinh kế và sản xuất. 
* Đối với người dân: 
- Để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập thì các hộ phải biết bố trí cây 
trồng, vật nuôi hợp lý, đầu tư đúng hướng để đem lại hiệu quả cao nhất. Đối với hộ 
nghèo cần tận dụng nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, nâng dần mức thu lên. 
- Hướng tới việc xây dựng sinh kế mang tính bền vững, đào tạo, tập huấn 
nâng cao những kỹ năng, phương thức trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói 
riêng và các hoạt động sinh kế hộ nói chung. Đồng thời tập trung nâng cao năng 
lực cho tầng lớp thanh niên để thay đổi sinh kế trong thời gian gần. 
- Cần hướng tới những hình thức tiên tiến hiện nay trong việc sản xuất 
nông nghiệp, nên từ bỏ việc sản xuất nông nghiệp theo hướng truyền thống vì 
hiệu quả kinh tế đem lại không cao, cuộc sống không được cải thiện. 
- Nâng cao dân trí, tham gia vào các hoạt động chia sẻ kiến thức về việc 
sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại từ đó áp dụng vào cuộc sống hàng 
ngày để ngày càng phát triển hơn về kinh tế. 
- Để cải thiện về thu nhập, người dân có thể học các nghành nghề được 
đào tạo ở bên ngoài để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Khi có được thu nhập 
từ một nguồn khác thì lúc đó có thêm vốn để đầu tư vào trồng trọt chăn nuôi 
đem năng suất cao, cải thiện hơn về kinh tế. 
- Học hỏi các kiến thức về việc phòng chống dịch bệnh, thiên tai để chủ 
động hơn trong việc xử lí khi gặp khó khăn. 
60 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. Tài liệu tiếng việt 
1. Nguyễn Đức Minh (2011), Đánh giá hoạt động sinh kế của ngu ̛ời dân miền 
núi thôn 1 - 5, Cẩm So ̛n, Anh So ̛n, Nghệ An, Báo cáo tốt nghiệp, Đại học 
Khoa Học Huế 
2. Nông Tuyết Phượng, 2015. Nghiên cứu hoạt động sinh kế và thu nhập của 
người dân xã Phong Nặm, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. 
3. TTCP, (2015) Quyết định số 59/2015/QĐ – TTg ngày 19/11/2015 về việc 
ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. 
4. Dương Văn Sơn và Nguyễn Trường Kháng (2010), giáo trình xã hội học 
nông thôn, NXB Quốc Gia, Hà Nội 
5. Đào Thế Tuấn, 1997, Kinh tế hộ nông dân, nhà xuất bản Quốc gia 
6. Lê Đình Thắng (1993), phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa, 
NXB nông nghiệp Hà Nội 
7. Lê Duy Thường (2014), Đánh giá các hoạt động sinh kế của đồng bào dân 
tộc thiểu số tại Huyện Võ Nhai-Tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ, Đại học 
Nông Lâm Thái Nguyên 
8. Nguyễn Thanh Tùng (2019), Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm 
cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân Xã Đông Hà, Huyện Quản Bạ, Tỉnh 
Hà Giang, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 
9. UBND xã Xuân Nội (2017) “Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế, xã hội”. 
10. UBND xã Xuân Nội (2018) "Báo cáo tổng kết tình hinh kinh tế, xã hội". 
11. UBND xã Xuân Nội (2019) “Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế, xã hội”. 
II. Tài liệu nước ngoài 
12. Brundtland, G. (1987). Report of the World Commission on Environment 
and Development: Our Common Future. United Nations General Assembly 
document A/42/427 
61 
13. Chamber, R and R. Conway (1992) Sustainable rural livelihooods: practial 
concepts for the 21st century IDS Discussion paper No 296 
14. ELLIS, F. (2000), Rural Livelihoods and Diversity in Developing 
Countries. Oxford: Oxford University Press. 
15. Scoones, I., Sustainable Rural Livelihood : A Framework for Analysis, 
Working paper 72, UK: Institute of Development Studies. 
( 1998 
 PHỤ LỤC 01 
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG NGHIỆP 
Ngày điều tra: ..................................... 
Thôn/xóm: 
Xã: Huyện: ........................................ 
I. Thông tin chung về hộ 
1. Thông tin chủ hộ 
Họ và tên chủ hộ:Giới tính: ....................................... 
Tuổi: ........................... 
Dân tộc:.. 
Trình độ học vấn: 
2. Thông tin chung hộ gia đình: 
- Số nhân khẩu:. 
- Số trẻ em đi học: ........................................... 
- Số người trong độ tuổi lao động: 
- Nghề nghiệp chính (thuần nông/hỗn hợp/phi nông):. 
- Phân loại kinh tế hộ (giàu/khá/TB/cận nghèo/nghèo):.. 
II. Thông tin về lựclượngsảnxuấtvà giá trị sảnxuấtcủahộ 
1. Thông tin lực lượng sản xuất 
- Số lao động trong nông – nghiệp: . 
- Số lao động phi nông nghiệp:. 
- Số lao động đã được đào tạo nghề:Ngành nghề đào tạo:. 
2. Thông tin giá trị sản xuất 
-Tổng diện tích đất đai: .(m2) 
- Đất canh tác: .(m2) 
- Gia đình có vay vốn không? (có/không): . 
- Số tiền vay vốn:............... 
- Nguồn vay: . 
 3. Cây trồng và giá trị sản xuất 
STT Cây trồng Diện tích (m2) 
Giá trị sản xuất/năm 
(1000 đ) 
1 Lúa 
2 Ngô 
3 Đậu đỗ các loại 
4 Rau 
5 
Cây khác (nêu rõ) 
. 
 Khó khăn, trở ngại của gia đình trong trồng trọt là gì? 
4. Vật nuôi và giá trị sản xuất 
STT Vật nuôi chính Số lượng 
Giá trị sản xuất/năm 
 (1000 đ) 
1 Lợn 
2 Gia xúc (trâu, bò) 
3 Gia cầm (gà, vịt) 
4 
Vật nuôi khác 
(nêu rõ)  
Khó khăn, trở ngại của gia đình trong chăn nuôi là gì? 
.. 
 5. Máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp và một số tài sản của hộ 
STT 
Loại máy móc, 
thiết bị 
Số lượng (chiếc) 
Tình trạng sử dụng 
(tốt/không tốt) 
1 Máy làm đất (cày/bừa) 
2 Máy tuốt lúa 
3 
Máy khác 
(nêu rõ). 
4 Xe máy 
5 Tivi 
6 Tủ lạnh 
- Tình trạng nhà ở hiện tại (kiên cố/bán kiên cố):.......... 
III. Thu nhập của hộ 
1. Thu nhập 
STT Nguồn thu Số tiền (triệu đồng) 
1 Trồng trọt 
2 Chăn nuôi 
3 Lương 
4 Nguồn khác (ghi rõ).. 
Tổng thu nhập:. 
Kiến nghị, nghị mong muốn của gia đình:....................... 
.. 
Người phỏng vấn Người được phỏng vấn 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_thuc_trang_sinh_ke_cua_nguoi_dan_mien_n.pdf