Khóa luận Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn phường Quang Vinh, thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2014-2018
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên sẵn có mà thiên nhiên đã ban tặng cho con
người, đó là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Nó có vai trò
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, mọi hoạt động kinh tế - xã hội của
con người, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn
hóa, an ninh, quốc phòng điều đó thể hiện rõ tầm quan trọng của đất đai trong
cuộc sống xã hội. Đất đai là nguồn tài nguyên hữu hạn, không thể tái tạo được,
có vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển theo ý muốn chủ quan
của con người nhưng lại vô hạn về mặt thời gian nếu sử dụng hợp lý, cải tạo bồi
bổ thường xuyên thì giá trị mà đất mang lại càng tăng, đối với mỗi quốc gia nếu
xét về mặt diện tích thì nó bị giới hạn bởi đường biên giới giữa các quốc gia, là
vấn đề liên quan đến tình hình ổn định chính trị, kinh tế - xã hội của mỗi quốc
gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy hiện nay ở nhiều nước trên Thế giới
đã ghi nhận vấn đề đất đai vào hiến pháp của Nhà nước.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế quốc dân trong điều
kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, các công trình đô thị,
công trình dân cư phát triển với quy mô và tốc độ ngày càng lớn, đòi hỏi công
tác quản lý đất đai phải thực hiện tiết kiệm và hiệu quả; đảm bảo hài hoà lợi ích
giữa Nhà nước với người sử dụng đất, đồng thời thúc đẩy hình thành thị trường
bất động sản công khai và lành mạnh trên cơ sở kinh tế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước.
Từ những năm đầu thập kỷ 90, kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ
nghĩa đã và đang thu được những thành công về kinh tế đáng kể, đó là tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế cao và kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh. Vào những năm gần đây
kinh tế nước ta có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt là từ khi chúng ta ra nhập
tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tổng sản phẩm trong nước bình quân tăng
nhanh, chất lượng cuộc sống từng bước được nâng cao . Tuy nhiên, bên cạnh2
sự phát triển về kinh tế là sự bùng nổ dân số và tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng,
hình thành các khu đô thị, các khu công nghiệp lớn gây biến động đất đai tại các
địa phương.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, tốc độ đô thị hóa của thành phố
Thái Nguyên diễn ra mạnh mẽ và càng ngày càng sâu rộng hơn. Quá trình đô thị
hóa đã làm đất đai khu vực biến động mạnh cả về mục đích sử dụng và đối tượng
sử dụng đất. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp thay vào đó là các
khu đô thị tăng lên. Việc quản lý, sử dụng đất trở lên phức tạp hơn, việc mua
bán, trao đổi, chuyển mục đích trái phép diễn ra ngoài tầm kiểm soát của Nhà
nước. Giá cả đất đai khu đô thị trên thị trường thường tăng cao và có những biến
động phức tạp. Ngoài ra, sự phát triển của các khu đô thị đã thu hút lực lượng
lao động lớn từ nông thôn ra thành thị gây lên sự bất ổn xã hội như: giải quyết
việc làm, nhu cầu đất ở, ô nhiễm môi trường .
Quang Vinh là một đơn vị hành chính cấp phường thuộc thành phố Thái
Nguyên tỉnh Thái Nguyên. Cũng giống như toàn thành phố, quá trình đô thị hóa
ở đây đã làm đất đai khu vực biến động mạnh cả về mục đích sử dụng và đối
tượng sử dụng đất. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp thay vào đó
là các khu đô thị tăng lên. Việc quản lý, sử dụng đất trở lên phức tạp hơn, việc
mua bán, trao đổi, chuyển mục đích trái phép diễn ra ngoài tầm kiểm soát của
Nhà nước. Giá cả đất đai khu đô thị trên thị trường thường tăng cao và có những
biến động phức tạp. Ngoài ra, sự phát triển của các khu đô thị đã thu hút lực
lượng lao động lớn từ nông thôn ra thành thị gây lên sự bất ổn xã hội như: giải
quyết việc làm, nhu cầu đất ở, ô nhiễm môi trường .
Vì vậy, nghiên cứu thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải
pháp góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nhà nước về đất đai; nâng
cao tính khả thi của việc sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao; tạo cơ sở pháp lý
vững chắc để các tổ chức kinh tế, cá nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình
về sử dụng đất đối với nhà nước; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một yêu cầu cấp bách
hiện nay.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn phường Quang Vinh, thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2014-2018
đai trong xã hội, để người sử dụng đất nhận thức đúng đắn quyền và nghĩa vụ của họ. người sử dụng đất cần nhận thức đúng đắn đất đai là tài sản vô giá của quốc gia, đặc biệt là đất nông nghiệp. * Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường: + Cần nâng cao nhận thức cho người dân trong việc bảo vệ môi trường sống. Đồng thời chính quyền huyện cũng cần nâng cấp và làm mới hệ thống cống cũng như xây dựng nhà máy xử lý nước thải của các hợp tác xã, đô thị và của người dân trên địa bàn. 69 + Đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện quy ước, cam kết về bảo vệ môi trường và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm. * Giải pháp ổn định đất nông nghiệp, nhất là đất lúa: Để đảm bảo giữ vững an ninh lương thực về lâu dài cần nghiên cứu, thực hiện một hệ thống các nhóm giải pháp tích cực, đồng bộ từ sản xuất đến quản lý thị trường. Trong các nhóm giải pháp đó, trước hết và quan trọng nhất là cần tập trung phát triển sản xuất lương thực theo hướng ổn định diện tích và thâm canh tăng năng xuất cây lương thực (lúa, ngô). Các giải pháp chủ yếu là: Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đất nào, cây ấy. Quy hoạch sử dụng đất gắn với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Trên cơ sở đó bổ sung, điều chỉnh quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trên vùng đất phù hợp với phương châm ổn định đất trồng lúa lâu dài, khắc phục tình trạng chuyển đổi, san nhượng tự phát. Đổi mới phương thức quản lý đất nông nghiệp, quản lý chặt, bảo vệ toàn bộ đất lúa hiện có. Nghiêm cấm việc chuyển đất 2 vụ lúa ăn chắc sang các mục đích khác ngoài quy hoạch của Nhà nước. Để thực hiện giải pháp này, đề nghị bổ sung vào Luật đất đai một số quy định nghiêm ngặt về quản lý và bảo về đất lúa, coi đất lúa là tài sản quốc gia, không được xâm phạm. Cùng với Luật, ngành Tài nguyên và Môi trường cần đổi mới phương thức quản lý đất nông nghiệp nói chung, đất trồng lúa nói riêng theo hình thức thích hợp. Hướng lâu dài là chuyển từ phương pháp quản lý đất đai hành chính sang quản lý thị trường đất đai. Việc cấp phép cho các dự án đàu tư, xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng như chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lúa sang các loại đất khác nhất thiết phải theo quy hoạch thống nhất của Nhà nước và đền bù theo giá thị trường, có sự tham gia của hộ nông dân. Đổi mới chính sách tài chính về đất đai theo hướng thu hẹp khoảng cách về giá đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Quá trình thu hồi đất nông nghiệp của hộ nông dân để xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu dịch vụ cao cấp, đô thị hóa, xây dựng kết cấu hạ tầng cần thự hiện theo cách thức: Xóa bỏ cơ chế 2 giá, thực hiện 1 giá đất khi thu hồi đền bù theo giá thị trường. Giải pháp này khắc phục được nhược điểm hiện nay là các 70 doanh nghiệp được nhận đất nông nghiệp đền bù theo giá nhà nước quá thấp nhưng khi biến thành đất phi nông nghiệp, kinh doanh bất động sản, họ mua đi bán lại, bán cho người tiêu dùng, trong đó có hộ nông dân bị thu hồi đất với giá cao gấp hàng trăm lần, gây thiệt thòi cho nông dân mất đất. Giá đất nông nghiệp quá thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí quá thấp hoặc quy hoạch treo quá nhiều. Cách thức giải quyết theo hướng: Giá cả đất đai theo giá thị trường, nông dân có quyền tham gia thương thảo giá đất nông nghiệp thu hồi; cho thuê đất nông dân có quyền được hưởng tỷ lệ từ tiền thuê đất hàng năm. Thực hiện chính sách tài chính cần thiết để bảo vệ môi trường sinh thái đất đai, nguồn nước, hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, bảo vệ độ phì của đất nông nghiệp, nhất là đất lúa hiện có. Khuyến khích tăng vụ lúa, ngô và các cây lương thực có hạt khác bằng các biện pháp kinh tế, tài chính và khoa học kỹ thuật thích hợp. Thâm canh cây lương thực. Giải pháp kỹ thuật là đầu tư chiều sâu, ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi để tăng năng suất đi đôi với tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí trung gian, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Để thực hiện các giải pháp trên đây, nhất thiết phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước các cấp về đất đai. Vai trò đó thể hiện chủ yếu trên các mặt: Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp gắn với quy hoạch đất đai nói chung phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn công nghiệp hóa và hội nhập. Bổ sung, sửa đổi Luật đất đai và các chính sách kinh tế tài chính, liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng, quyền và giá chuyên nhượng cho thuê đất nông nghiệp của Nhà nước và hộ nông dân, trách nhiệm của các doanh nghiệp thuê mướn sử dụng, đền bù đất nghiệp, nhất là đất lúa. Tăng cường vai trò lãnh đạo, trình độ quản lý kinh tế của cán bộ, công chức các tổ chức Đảng và bộ máy chính quyền các cấp. Chống đầu cơ, buôn bán đất nông nghiệp, nhất là đất lúa với mọi hình thức và mức độ. 71 4.4.2. Giải pháp cho các hộ nông dân Tăng cường, tập trung đầu tư phát triển những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng nông sản phẩm. Trong quá trình đầu tư sản xuất các hộ phải xác định phương án sản xuất kinh doanh, tính toán sơ bộ các khoản chi phí đầu tư để xác định lượng vốn cần đầu tư, từ đó xác định vốn vay cho phù hợp. Tích cực học hỏi kinh nghiệm của các cán bộ nông dân sản xuất giỏi. 72 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận - Phường Quang Vinh là một trung tâm của Thành phố, có lợi thế về vị trí địa lý quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Trong giai đoạn 2014 - 2018 Phường đã có những bước phát triển vượt bậc đáng ghi nhận. Sự phát triển khởi sắc đó đã và đang tác động mạnh mẽ đến quá trình sử dụng đất của địa phương. - Thực trạng sử dụng đất trong giai đoạn 2014 – 2018 cho thấy xu hướng phát triển phù hợp với sự phát triển của thành phố. Tỷ lệ đất nông nghiệp so với đất phi nông nghiệp ngày càng nhỏ hơn, điều này cho thấy tốc độ phát triển đô thị hóa của phường là rất tốt và ngày càng phát triển. - Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dung đất trong giai đoạn 2014 - 2018 cho thấy đất nông nghiệp giảm theo thời gian. Trong đó, diện tích giảm do chuyển đổi chủ yếu là đất trồng lúa, cây hằng năm. Tương tự như vậy đất phi nông nghiệp cũng tăng đều tập trung chuyển vào đất ở đô thị và chuyên dùng, đất sản xuất kinh doanh. - Có 3 nhóm yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuyển mục đích sử dụng đất, đó là gia tăng dân số và việc làm, quá trình đô thị hoá và bản thân người sử dụng đất. Mỗi một yếu tố có tác động khác nhau đến những loại đất bị chuyển đổi khác nhau. - Trong giải pháp đề xuất, chủ yếu là các giải pháp nhằm giúp người dân bị chuyển đổi đất tìm cơ hội phát triển kinh tế gia đình nhằm ổn định xã hội và góp phần phát triển huyện trong tương lai. 5.2. Đề nghị Tăng cường hơn nữa về quản lý nhà nước về đất đai nhằm điều hành đúng hướng sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho phát triển của Phường trong các giai đoạn tiếp theo. Cụ thể: - Đối với thành phố: cần thường xuyên chỉ đạo, từng bước cụ thể hoá các chính sách hỗ trợ kinh tế hộ nông dân. Đồng thời trong quá trình thực hiện quy hoạch cần tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung các chính sách cho phù hợp với tình hình kinh tế của vùng. 73 - Đối với ngành quản lý Tài nguyên và Môi trường: Cần phải tăng cường công tác hoàn thiện các quy trình thu hồi đất, quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng và công tác đo đạc bản đồ nhằm hoàn thiện một cách tối ưu cho công tác này khi triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn. - Đối với hộ nông dân: Các hộ cần mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn đầu tư sản xuất nhằm nâng cao đời sống sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Đình Chuyên (2008),"Đô thị hóa - nhân tố tác động mạnh tới quản lý, sử dụng đất đai ở nước ta trong thời kỳ đổi mới”, Tài nguyên và Môi trường,(4), 48-49-50-53. 2. Nguyễn Thị Dung (2010) “ Tác động cơ chế chính sách pháp luật đất đai trên thị trường bất động sản” 3. Đảng cộng sản Việt Nam (2011) “ Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, NXB Chính trị quốc gia tr 35,78,136 4. Lý Văn Hào (2013) “ Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008-2012 5. Nguyễn Thị Song Hiền (2009), “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tới sinh kế của người bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp góp phần cải thiện đời sống, việc làm". Báo cáo Đề tài cấp tỉnh. 6. Đào Thị Thanh Lam (2013), “Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất”. Luận văn thạc sĩ. 7. Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ, Về việc Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 9. Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 1 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ –CP và nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của chính phủ 10. Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên Môi trường quy định về hồ sơ giao đất,cho thuê đất ,chuyển đổi mục đích sử dụng đất,thu hồi đất 11. Trịnh Văn Toàn (2012), "Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư vùng Đồng bằng Sông Hồng". Báo cáo đề tài cấp trường. 12. Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoach, kế hoạch sử dụng đất. 13. Phòng TN&MT thành phố Thái Nguyên (2018), Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất 2014 – 2018. 14. Phòng TN&MT thành phố Thái Nguyên (2018), Kiểm kê diện tích đất nông nghiệp (2014 - 2018). 15. UBND phường Quang Vinh (2018) Báo cáo Cơ cấu diện tích mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng và quản lý đất PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA Ý kiến nhận xét của người dân về công tác chuyển mục đích sử dụng đất tại phường Quang Vinh I. Thông tin chung về người được phỏng vấn Họ và tên: .......................................................................................... Giới tính:............................................................................................ Tuổi: .................................................................................................. Nghề nghiệp: .... Trình độ học vấn:. ............................................. Địa chỉ: .............................................................................................. II. Nội dung phỏng vấn 1. Theo ông (bà) thì khi chuyển mục đích sử dụng đất thì có cần phải xin phép cơ quan nhà nước không? Có Không 2. Ông (bà) đã chuyển mục đích sử dụng đất của mình lần nào chưa? Đã chuyển Chưa chuyển 3. Nếu có thì loại đất ông bà chuyển mục đích sử dụng là đất gi? Chuyển sang mục đích sử dụng nào? Diện tích đất chuyển đó ông bà có làm hồ sơ xin phép chuyển hay không? Có Không 4. Ông bà có biết gì về các quy định trong chuyển mục đích sử dụng đất không? Có Không Tại sao? ....................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 5. Theo ông bà thì khi chuyển mục đích sử dụng đất có bị nộp tiền không? Có Không 6. Đó là những loại chi phí nào? Chi phí thẩm định hồ sơ khi chuyển mục đích sử dụng đất Tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất Chi phí khác 7. Khi chuyển đất trồng màu sang làm đất để xây nhà ở thì có cần phải xin phép không? Có Không 8. Xã và huyện có tổ chức phổ biến và tuyên truyền pháp luật đất đai đến người dân ở trong khu vực không? Có Không 9. Cơ quan quản lí nhà nước nào có quyền cho phép ông bà chuyển mục đích sử dụng đất? UBND huyện Phòng tài nguyên môi trường UBND xã UBND tỉnh 10. Ông bà có biết gì về các giấy tờ trong hồ sơ và thủ tục khi chuyển mục đích sử dụng đất không? Có không 11. Thái độ của cán bộ quản lí đối với công tác tiếp dân khi đến làm thủ thục chuyển mục đích sử dụng đất? Chuyên nghiệp, nhiệt tình hương dẫn Từ chối, thiếu chuên nghiệp 12. Khi được trả kết quả chuyển mục đích sử dụng đất có đúng như trong giấy hẹn không? Có Không 13. Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo cơ chế một cửa có thuận lợi không? Có Không 14. Ông bà gặp phải khó khăn gì trong quá trình chuyển mục đích sử dụng đất? Chưa hiểu rõ quy định về các giấy tờ trong hồ sơ Đi lại nhiều lần không giải quyết được 15. Ông (bà) có ý kiến đóng góp gì để công tác quản lí đất đai của địa phương diễn ra tốt hơn? . . . Ngày tháng 11 năm 2018 Người phỏng vấn Người được phỏng vấn PHIẾU ĐIỀU TRA Ý kiến nhận xét của cán bộ quản lí về công tác chuyển mục đích sử dụng đất tại phường Quang Vinh I. Thông tin chung Họ và tên: .................................................................................. Tuổi: .......................................................................................... Chức vụ: .................................................................................... Nơi làm việc: ............................................................................. Trình độ: .................................................................................... II. Nội dung phỏng vấn 1) Người dân có làm hồ sơ chuyển mục đích theo đúng quy định không? Có Không 2) Theo ông (bà) người dân có hiểu biết về các quy định trong chuyển mục đích sử dụng đất không? Đa số hiểu biết Ít người hiểu biết Tất cả đều không biết 3) Theo ông (bà) người dân có nắm rõ quy định về các giấy tờ thủ tục trong chuyển mục đích sử dụng đất không? Đa số nắm rõ Ít người nắm rõ Tất cả đều không nắm rõ 4) Theo ông (bà) người dân có sử đất đúng mục đích đã xin chuyển không? Có Không 5) Kết quả giải quyết hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất có được trả đúng thời hạn không? Có Không 6) Theo ông (bà) thì có còn tình trạng người dân chuyển mục đích sử dụng đất mà không xin phép cơ quan nhà nước không? Có Không 7) Theo ông (bà) việc giải quyết hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất cho người dân hay gặp khó khăn gì? Người dân chưa nắm rõ giấy tờ thủ tục Khối lượng công việc nhiều 8) Huyện và xã đã tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai đến tất cả người dân chưa? Có Không 9) Ông (bà) có ý kiến đóng ghóp gì cho công tác chuyển mục đích sử dụng đất diễn ra tốt hơn? Ngày tháng 11 năm 2018 Người phỏng vấn Người được phỏng vấn
File đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_thuc_trang_chuyen_doi_muc_dich_su_dung.pdf