Khóa luận Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông mới tại xã Trung Phúc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Phần 1

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã xác định “Hiện

nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vị

trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa của đất nước”. Trong thời gian qua, các cấp, các ngành từ trung ương đến

địa phương đã không ngừng triển khai các chương trình, dự án nhằm thúc đẩy

và phát triển nông nghiệp, nông thôn hướng tới chủ động giải quyết thiết thực

các vấn đề đời sống và đáp ứng nhu cầu cho nông dân, đảm bảo phát triển bền

vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với

yêu cầu hội nhập kinh tế, quốc tế. Nước ta là một nước nông nghiệp, do lịch

sử quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước nên phần lớn dân cư nước ta

sống quần tụ theo từng dòng họ theo phạm vi làng, xã. Cùng với nền văn

minh lúa nước, làng, xã đã trở thành nét văn hóa riêng biệt của người Việt

Nam từ muôn đời nay. Trong tiến trình phát triển, nông thôn vừa là nơi cung

cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp

chế biến, nông sản hàng hóa cho xuất khẩu, nhân lực cho các hoạt động kinh

tế và đời sống đô thị, vừa là thị trường tiêu thụ hàng hóa do các nhà máy ở

thành phố sản xuất ra Nhận thấy vai trò rất quan trọng của nông thôn cho

nên Đảng và Nhà nước ta đã và đang ban hành các chính sách để phát triển

nông thôn, qua đó nâng cao đời sống của người dân. Để phát triển vùng nông

thôn một cách toàn diện và bền vững, Đảng và Nhà nước đã đưa ra chương

trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 trên phạm vi cả nước với

mục đích thay đổi tất cả bộ mặt của các vùng nông thôn. Chương trình được

thực hiện đã tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng

cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Cùng với đó, xã Trung Phúc, huyện

Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đã tiến hành thực hiện chương trình xây dựng

nông thôn mới theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, với mục2

tiêu đến năm 2022, xã Trung Phúc cơ bản hoàn thành các tiêu chí nông thôn

mới. Sau hơn 8 năm triển khai xây dựng, xã Trung Phúc đã đạt được nhiều

kết quả tích cực, tăng cường được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của

Đảng và Nhà nước, thúc đẩy được sự tham gia của người dân vào xây dựng

và phát triển nông thôn.

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nơi nhận thức của người dân về xây dựng

nông thôn mới còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được sự tham gia của người

dân trong xây dựng và phát triển nông thôn. Vấn đề tăng cường sự tham gia

của người dân thực hiện chủ yếu thông qua một số mô hình phát triển nông

thôn mới vẫn chưa được cụ thể hoá một cách chi tiết, chưa mô phỏng nó

thành phương pháp để thực hiện có tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp với tình

hình thực tế.

Xuất phát từ những yêu cầu về phát triển nông thôn mới và tình hình

trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự tham gia của người

dân trong xây dựng nông mới tại xã Trung Phúc, huyện Trùng Khánh,

tỉnh Cao Bằng”.

Khóa luận Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông mới tại xã Trung Phúc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng trang 1

Trang 1

Khóa luận Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông mới tại xã Trung Phúc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng trang 2

Trang 2

Khóa luận Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông mới tại xã Trung Phúc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng trang 3

Trang 3

Khóa luận Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông mới tại xã Trung Phúc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng trang 4

Trang 4

Khóa luận Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông mới tại xã Trung Phúc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng trang 5

Trang 5

Khóa luận Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông mới tại xã Trung Phúc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng trang 6

Trang 6

Khóa luận Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông mới tại xã Trung Phúc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng trang 7

Trang 7

Khóa luận Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông mới tại xã Trung Phúc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng trang 8

Trang 8

Khóa luận Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông mới tại xã Trung Phúc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng trang 9

Trang 9

Khóa luận Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông mới tại xã Trung Phúc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 86 trang xuanhieu 2460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông mới tại xã Trung Phúc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông mới tại xã Trung Phúc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Khóa luận Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông mới tại xã Trung Phúc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
 cho nhân dân và cộng đồng tham gia thực hiện 
các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung, tham gia thực 
hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nói riêng. Ngoài công tác vận 
động quần chúng, các tổ chức và đoàn thể còn trực tiếp tham gia vào công tác 
quản lý chương trình xây dựng nông thôn mới, từ khâu xác định quy hoạch và 
kế hoạch, đề xuất các vấn đề và các hạng mục công trình cho đến quản lý 
giám sát việc thực hiện chương trình. Những đề xuất về quy hoạch, kế hoạch 
phát triển do các tổ chức đoàn thể xã hội đề xuất thực chất là những ý kiến 
của các hội viên, người dân tham gia các đoàn thể này. Đây là một trong 
những kênh thông tin trong vai trò tham gia của quần chúng vào công tác xây 
dựng nông thôn mới. 
64 
PHẦN 5 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1. Kết Luận 
Trong suốt thời gian thực tập và nghiên cứu tại xã Trung Phúc, huyện 
Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, được sự giúp đỡ tận tình của UBND xã Trung 
Phúc cùng các hộ dân trên địa bàn xã, đến nay tôi đã hoàn thành báo cáo thực 
tập với đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong 
xây dựng NTM tại xã Trung Phúc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”, 
tôi rút ra kết luận như sau: 
 Nhận thức và đánh giá của người dân về xây dựng nông thôn mới: Kết 
quả điều tra cho thấy, đa số người dân ở địa bàn nghiên cứu đã có những hiểu 
biết cơ bản về nông thôn mới và những chủ trương, chính sách của Đảng và 
Nhà nước, của cấp ủy và chính quyền địa phương mình về xây dựng nông 
thôn mới (có 90% số hộ được điều tra hiểu biết về NTM, chỉ có 10% số hộ 
được điều tra có nghe nhưng chưa rõ về xây dựng NTM). 
 Sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Qua khảo sát 
cho thấy, người dân tại các địa phương đã tham gia rất nhiệt tình vào công tác 
thông tin tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới cao nhất là thôn Tân Lập 
và thôn Nà Luộc với 90%, tiếp đến là thôn Keo Hin với 80%, ) bằng nhiều 
hình thức hiệu quả như tuyên truyền bằng lời nói, treo băng zôn, khẩu hiệu và 
viết tin bài cho Đài phát thanh địa phương. 
Tỷ lệ người dân được tham gia thảo luận chiến lược phát triển, việc lập 
kế hoạch và công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới tương đối cao thôn 
Tân Lập 85%, thôn Nà Luộc 80%, thôn Keo Hin 70%. 
Người dân tham gia nhiệt tình vào các mô hình sản xuất, các lớp tập 
huấn khoa học - kỹ thuật. Lớp tập huấn kỹ thuật đưa giống lúa vào sản xuất 
có số người dân tham gia nhất, tiếp đến là lớp kỹ thuật nuôi và phòng bệnh 
cho gia súc gia cầm, cuối cùng là lớp kỹ thuật giám sát thi công công trình xây 
dựng cơ bản. 
65 
Người dân đã tích cực tham gia hiến đất, đóng góp kinh phí và ngày 
công lao động cho các hoạt động xây dựng các công trình nông thôn. Cả 3 
thôn được điều tra đều tham gia hiến đất cho xây dựng các công trình nông 
thôn ( thôn Tân Lập với tổng 186,7 m2, thôn Keo Hin 183,2m2, thôn Nà Luộc 
177m2 ). Các hộ dân trong 3 thôn được điều tra tham gia đóng góp kinh phí 
xây dựng các công trình nông thôn khá cao với tổng số tiền là 36 triệu đồng. 
Trong tổng số 60 hộ được điều tra, người dân đã tích cực tham gia công lao 
động vào xây dựng các công trình nông thôn, với tổng 1.020 công lao động và 
tổng giá trị lên đến 153 triệu đồng. 
Người dân đã tích cực tham gia vào giám sát xây dựng nông thôn mới ( 
thôn Keo Hin và thôn Nà Luộc 95%, thôn Tân Lập 90% ). Bên cạnh đó, người 
dân còn tích cực tham gia quản lý tài sản chung của thôn, xã hình thành trong 
quá trình xây dựng nông thôn mới, cao nhất là tại thôn Keo Hin 95%, tiếp đến 
là thôn Tân Lập 90%, cuối cùng là thôn Nà Luộc 85%. 
 Kết quả đạt được sau khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn 
mới: Đến nay, xã Trung Phúc đã hoàn thành 10/19 tiêu chí về xây dựng nông 
thôn mới, mục tiêu đến năm 2022 xã sẽ cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí về 
xây dựng NTM. 
Bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi lớn, văn hoá xã hội ngày càng phát 
triển, an ninh, chính trị - trật tự, an toàn xã hội được ổn định và giữ vững, đời 
sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. 
5.2. Kiến nghị 
5.2.1. Đối với các cấp chính quyền 
5.2.1.1. Đối với Nhà nước 
- Tăng cường công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới thông 
qua các tổ chức xã hội, người dân và các phương tiện thông tin đại chúng. 
- Có các chính sách, giải pháp phù hợp với điều kiện của người dân như: 
đẩy mạnh công tác khuyến nông, tập huấn khoa học kỹ thuật cho người dân. 
66 
- Nâng cao trình độ dân trí thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến 
thức cho người dân. 
5.2.1.2. Đối với các cấp chính quyền địa phương 
- Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước 
tới người dân, từ đó nâng cao ý thức của họ và khuyến khích họ cùng tham 
gia vào quá trình triển khai chương trình. 
- Thực hiện 5 nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng 
nông thôn mới, đô thị văn minh”. 
- Mở thêm các lớp đào tạo, dạy nghề cho người dân giúp họ có công việc 
và thu nhập ổn định. 
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện những sai 
lầm để khắc phục, đồng thời khen thưởng động viên những tấm gương tốt, 
việc tốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới. 
5.2.2. Đối với người dân 
- Tích cực tham gia các lớp tập huấn, lớp đào tạo nghề, nâng cao trình độ 
chuyên môn, không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức, đồng thời chủ động 
chuyển đổi ngành nghề phù hợp với điều kiện hiện tại của gia đình. 
- Tham gia vào lựa chọn những công việc gì cần làm trước và việc gì 
làm sau để thiết thực với yêu cầu của người dân trong xã và phù hợp với khả 
năng, điều kiện của địa phương. 
- Phát huy vai trò làm chủ của mình trong quá trình xây dựng nông thôn 
mới. Đó là tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới như 
tuyên truyền vận động mọi người tham gia xây dựng nông thôn mới, tự 
nguyện đóng góp sức người, sức của, quản lý những tài sản công cộng. 
- Có ý thức tự giác trong các hoạt động xây dưng NTM. 
67 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. Tài liệu tiếng Việt 
1. Bộ NN & PTNT, (2017) Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông 
nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện Bộ tiêu chí 
Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 
2. Bộ NN & PTNT (2016), ”Chương trình phát triển nông thôn làng xã mới 
giai đoạn 2016-2020”. 
3. Bộ NN & PTNT, (2011) Điều 2 Thông tư liên tịch số 
26/2011/TTLTBNNPTNT-BKHDT-BTC. 
4. Bộ NN & PTNT, tháng 8/2009: “Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn 
mới cấp xã”. 
5. Hoàng Thị Dung (2015), luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu sự tham gia của 
người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, 
tỉnh Lạng Sơn”, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên. 
6. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 
2008 ”Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, 
nông dân và nông thôn” Hà Nội, 2008. 
7. Hội nghị toàn quốc sơ kết thực hiện Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị về xây 
dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ngày 4/3/2002. 
8. Lê Ngọc Luân (2014), Luận văn tốt nghiệp ”Sự tham gia của người dân và 
các tổ chức xã hội trong xây dựng NTM ở xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh 
Bắc Kạn”, Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên, Thái Nguyên. 
9. Đinh Ngọc Lan & Vũ Thị Hiền (2016), giáo trình Phát triển nông thôn, 
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 
10. Bùi Minh Tân (2013), Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu sự tham gia của cộng 
đồng trong việc xây dựng NTM trên địa bàn huyện Kim Bôi - Tỉnh Hòa 
Bình”, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên. 
68 
11. Trung tâm thông tin NN&PTNT - Bộ Nông nghiệp và PTNT (2002), phát 
triển nông nghiệp bằng phong trào nông thôn mới (Saemaul) ở Hàn Quốc, Hà 
Nội 
12. UBND xã Trung Phúc, báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu Kinh tế - 
Xã hội, QP-AN năm 2018; Phương hướng mục tiêu nhiệm vụ năm 2019. 
13. UBND xã Trung Phúc, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG 
xây dựng nông thôn mới năm 2018, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện năm 
2019. 
II. Tài liệu Internet 
14. Ban chỉ đạo xây dựng NTM 
duong-ban-tom-tat. 
15. Hàn Quốc và một thập kỷ làm mới nông thôn 
16. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới, 
dung-nong-thon-moi-o-mot-so-nuoc-tren-the-gioi.htm 
17. Kinh nghiệm xây dựng NTM của tỉnh Cao Bằng 
va-giam-ngheo-ben-vung/6563/kinh-nghiem-xay-dụng-nong-thon-moi 
18. Nhìn lại mô hình “Nông thôn mới” của Hàn Quốc 
quoc.manh4vn.35CB4FA5.html 
19. Nông thôn mới https://nongnghiep.vn/nong-thon-moi-10-15.html 
20. Nội dung xây dựng nông thôn mới là gì? 
21. Sổ tay phát triển cộng đồng 
https://www.jica.go.jp/partner/ngo_support/japandesk/ku57pq00001xamy3-
att/jd_vietnam_05_01.pdf 
69 
22. Tình hình xây dựng NTM tại Việt Nam 
23. Tạp chí Cộng Sản - Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta hiện nay 
thon/2008/1625/Xay-dung-mo-hinh-nong-thon-moi-o-nuoc-ta-hien-nay.aspx 
24. Xây dựng nông thôn mới: Sự tham gia của người dân đóng vai trò chủ đạo, 
nong-thon-moi-Su-tham-gia-cua-nguoi-dan-dong-vai-tro-chudao/4482812.cpj 
25. Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta hiện nay 
nongthon/2008/1625/Xay-dung-mo-hinh-nong-thon-moi-o-nuoc-ta-hien 
26. vai tro của chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới 
the-cua-nguoi-dan-trong-xay-dung-nong-thon-moi.html 
27. Xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa.  
PHIẾU ĐIỀU TRA VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG 
NÔNG THÔN MỚI 
I. Thông tin chung về hộ điều tra 
Họ và tên chủ hộ:  
 Tuổi:.. Giới tính: Nam/nữ 
 Dân tộc:. Tôn giáo 
 Trình độ văn hóa:.. Địa chỉ: Thôn...xã 
Trung Phúc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 
Nghề nghiệp:... 
Loại hộ: 
II. Hoạt động kinh tế chủ yếu của gia đình 
2.1. Nhân khẩu và lao động 
1. Số lao động trong gia đình 
Chỉ tiêu Tổng Nam Nữ 
Số khẩu trong gia đình 
Số người trong độ tuổi lao động 
Số người trên độ tuổi lao động 
Số người dưới độ tuổi lao động 
 (Lao động trong độ tuổi: Nam từ 15 - 60, nữ từ 15 - 55) 
2. Hộ có khó khăn về lao động không? 
Không Có 
 Nếu có thì: 
a. Trình độ lao động thấp 
b. Hay ốm đau 
c. Thiếu lao động 
2.2. Thu nhập 
3. Thu nhập của gia đình trong năm 2017: .................................................. 
Nguồn thu nhập Đơn vị tính Số tiền Ghi chú 
Nông lâm, thủy sản 
Công nghiệp, xây dựng 
Thương mại, dịch vụ 
Nghề khác 
Tổng 
- Thu nhập bình quân/người/năm của gia đình: .............................................. 
III.Sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới 
4.Ông (bà) có được biết chủ trương chính sách của nhà nước về xây dựng 
mô hình xây dựng NTM ở xã ta chưa? 
 5. Nếu có, ông (bà) đó biết qua kênh thông tin nào? 
 a. Từ chính quyề 
 b. Qua các tổ chức, đoàn thể của đị 
 c. Phương tiện thông tin đạ 
 d. Nhận được qua các nguồ 
 6. Ông (bà) đã bao giờ tiếp xúc với cán bộ phát triển nông thôn chưa? 
 ỉnh thoả ờ 
7. Ông (bà) có tự nguyện tham gia vào quá trình xây dựng NTM không? 
 a. Tự nguyệ 
 b. Tham gia cũng được, không tham gia cũng đượ 
 c. Bắt buộc tham gia 
8. Nếu không tham gia thì vì sao? 
b. Không có thờ 
c. Không được chọ 
d. Không được hỗ trợ 
Khác ................................................................................................ 
9. Nếu có thì ông (bà) tham gia xây dựng vì lý do gì? 
a. Được người dân trong thôn lựa chọ 
b. Vì mụ 
c. Vì sự phát triển chung của cộng đồ 
d. Tự nguyệ 
 Khác .......................................................................................... 
10. Ông (bà) có tham gia tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây 
dựng nông thôn mới không? 
Nếu có hình thức tuyên truyền là gì? 
a. Tuyên truyền Miệ 
b. Treo băng zôn, khẩu hiệ 
c. Viết tin, bài cho Đài phát thanh đị 
11. Vai trò của ban xây dựng NTM trong việc lập kế hoạch phát triển 
thôn, bản là 
a. Rất quan trọng 
b. Quan trọng 
c. Bình thường 
d. Không quan trọng 
e. Không quan tâm 
12. Ông (bà) đánh giá như thế nào về hoạt động của ban quản lý xây 
dựng NTM? 
a. Rất hiệu quả 
b. Hiệu quả 
c. Bình thường 
d. Không hiệu quả 
13. Ban chỉ đạo xây dựng NTM làm việc như thế nào trong các hoạt 
động? 
a. Rất tốt 
b. Tốt 
c. Bình thường 
d. Yếu kém 
14. Ông (bà) cho biết xã, xóm có thường tổ chức họp về chương trình 
dựng 
mô hình NTM? 
a. Có b. Không 
15. Trong các cuộc họp đó, ông (bà) có được tự do phát biểu, tham gia 
đóng góp ý kiến không? 
a. Có b. Không 
Nếu có, mức độ ông (bà) tham gia ý kiến như thế nào? 
a. Tham gia nhiệ 
b. Lắng nghe, quan sát, ít tham gia ý kiế 
c. Thụ động nghe theo những ngườ 
16. Những công việc ông (bà) tham gia vào mô hình NTM 
a. Bầu ban quản lý xây dự 
c. Tập huấn khuyến nông, khuyế 
d. Đóng góp ý kiến và lựa chọn nội dung thực hiệ 
e. Xây dựng kế hoạ 
f. Trực tiếp thi công, thực hiệ 
g. Thảo luận chiến lược phát triể 
h............................................................................................. 
17. Ông (bà) có tham gia thảo luận chiến lược phát triển, việc lập kế 
hoạch và công tác quy hoạch xây dựng NTM không ? 
18. Gia đình ông (bà) tham gia xây dựng nông thôn mới bằng hình thức 
nào? 
a. Hiến đất, vật kiế 
b. Đóng góp tiền, tài sả 
c. Đóng góp công lao độ 
d. Tất cả các hình thứ 
19. Gia đình ông (bà) tham gia, đóng góp như thế nào vào từng hoạt 
động? 
Hoạt động 
Tiền 
mặt 
(1000đ) 
Hiến 
đất 
(m2) 
Lao động 
Số 
người 
tham 
gia 
Số ngày 
công lao 
động 
Đơn giá 
bình 
quân 
(1000đ/n
gày) 
Thành 
tiền 
(1000đ) 
Xây dựng 
nhà làm 
việc, hội 
trường, nhà 
văn hóa 
Xây dựng 
kênh mương 
Xây dựng 
đường giao 
thông 
Các hoạt 
động khác 
20. Ông (bà) có tham gia giám sát các hoạt động xây dựng nông thôn mới 
không? 
a. Có 
 b. Không 
 Nếu có, ông (bà) giám sát hoạt động nào? 
a. Xây dựng nhà văn hóa 
b. Xây dựng đườ 
c. Xây dựng, cải tạo kênh mương, trạ 
d. Hoạt động khác 
Nếu không tại sao? 
a. Thôn đã có Ban giám sát 
b. Không quan tâm 
21. Ông (bà) có tham gia vào công tác quản lý tài sản chung của thôn 
không? 
Nếu có hình thức quản lý là gì?.......................................................................... 
22. Gia đình ông (bà) tham gia lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật nào? 
a. Kỹthuật nuôi và phòng bệnh cholợn, gà, vị 
b. Kỹ thuật đưa giống lúa mới vào sản xuấ 
c. Kỹ thuật giám sát thi công công trình xây dựng cơ bả 
23. Theo ông (bà) những kết quả mà chương trình xây dựng nông thôn 
mới đã mang lại là gì? (Xếp theo thứ tự quan trọng từ 1 - n)? 
a. Phát triển kinh tế, tăng thu nhậ 
b. Chất lượng đời sống tinh thần, vật chất được n 
c. Cải thiện cảnh quan môi trườ 
d. Tính dân chủ ở địa phương đượ 
e. Tăng cường sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồ 
24. Theo ông (bà) những khó khăn khi tham gia xây dựng nông thôn mới 
làgì? 
... 
... 
25. Theo ông (bà), để xây dựng nông thôn mới được phát triển bền vững 
và lâu dài tại địa phương cần phải làm gì? 
26. Ông (bà) có đề xuất hay kiến nghị gì không? 
 Trung Phúc, ngày......tháng ...... năm 2019 
 Người điều tra 
 Nông Thị Yến 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_su_tham_gia_cua_nguoi_dan_trong_xay_dun.pdf