Khóa luận Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây bản địa: Cẩm lai,3 Kim giao, Trai lí, Chò chỉ, Dẻ tại mô hình trồng rừng cây bản địa của khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên quý giá, là một bộ phận quan trọng của môi
trường sống, luôn gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi.
Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng
sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu,
đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì
tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói
mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn
nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí. Rừng không chỉ có giá trị về kinh
tế mà còn có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen,
bảo tồn đa dạng sinh học. Ngoài ra nó còn có giá trị trong việc bảo tồn nguồn
gen, cung cấp cho lĩnh vực dược học.
Trong sự phát triển của xã hội loài người, rừng được coi là một nguồn
tài nguyên có vai trò vô cùng quan trọng bởi những ảnh hưởng mang tính toàn
cầu của nó. Rừng không chỉ cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ mà còn có nhiều
ý nghĩa lớn hơn ở trong nhiều lĩnh vực như: Bảo vệ môi trường sinh thái, du
lịch cảnh quan, nghiên cứu khoa học, các giá trị nhân văn, .v.v.Tuy nhiên, sự
tàn phá rừng trong những năm gần đây đã ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống con
người, mất rừng gây nên sự biến đổi theo hướng tiêu cực của khí hậu toàn
cầu, đất đai bị rửa trôi xói mòn nặng nề, các lòng sông lòng hồ bị bồi lấp, an
ninh lương thực bị đe doạ, các sản phẩm từ rừng đang dần bị cạn kiệt trong
khi nhu cầu của xã hội luôn tăng theo thời gian,.v.v.Đứng trước tình hình đó,
trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, việc khôi phục lại lớp
thảm thực vật đã bị mất đi đang được coi là một yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ
hết với một yêu cầu bắt buộc là lớp thảm thực vật gây trồng được phải đảm
bảo chức năng bền vững lâu dài.2
Trong những năm gần đây, chính phủ đã có nhiều chương trình xúc tiến
đẩy mạnh quá trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc và trồng rừng
kinh tế với hiệu quả ban đầu tương đối khả quan. Song do chạy theo xu thế
phát triển kinh tế, vốn đầu tư còn hạn chế nên các chươngtrình trồng rừng ở
nước ta mới chỉ tập trung vào các loài cây mọc nhanh như: Keo, Bạch đàn, Bồ
đề,.v.v.những loài cây này mới chỉ đáp ứng được mục tiêu kinh tế chứ đáp
ứng được các yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, tính bền vững chưa
cao.Trong chiếnlược phát triển Lâm nghiệp, ngành Lâm nghiệp đã chú trọng
đến việc bảo tồn và phát triển các loài cây bản địa đang ngày càng bị thu hẹp
lại về cả diện tích cũng như số loài do những hiểu biết về chúng ngày càng
được hé mở.
Ngày nay, người ta đã biết được những lợi ích to lớn mà các loài cây
bản địa mang lại, không chỉ đơn thuần là cung cấp lâm đặc sản mà chúng còn
là những loài cây "của tự nhiên", có sự phát sinh và tiến hoá trong thời gian
dài nên có khả năng thích nghi cao với điều kiện nơi mọc và có tính bền vững
cao, "thân thiện với môi trường sinh thái". Ngoài ra, chúng mang những ý
nghĩa nhân văn to lớn trong đời sống của các cộng đồng dân cư sống gần
rừng, gắn liền với kiến thức bản địa và phong tục tập quán của họ, do vậy việc
đem gây trồng chúng cũng sẽ có nhiều phần lợi hơn. Trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên đã tiến hành gây trồng mô hình trồng một số loài cây bản
địa, theo đánh giá ban đầu, các mô hình này đã đạt được những thành công
nhất định. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu định lượng cụ thể
nào nhằm đánh giá tình hình sinh trưởng của các loài cây bản địa này mà mới
chỉ có điều tra sơ bộ để đánh giá và chọn ra một số loài có triển vọng tại khu
rừng trồng. Trước những thực trạng trên, để bảo vệ hợp lý tài nguyên rừng nói
chung và một số loài cây bản địa nói riêng, để nâng cao hiệu quả bảo tồn một
số loài cây bản địa tại mô hình trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, việc
thực hiện đề tài:“Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây bản địa: Cẩm lai,3
Kim giao, Trai lí, Chò chỉ, Dẻ tại mô hình trồng rừng cây bản địa của khoa
Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” là thực sự cần thiết
để đưa ra những đánh giá, giải pháp phù hợp trong việc phát triển, bảo vệ các
loài cây bản địa hiệu quả
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây bản địa: Cẩm lai,3 Kim giao, Trai lí, Chò chỉ, Dẻ tại mô hình trồng rừng cây bản địa của khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
cuộn lá 47 Từ bảng 4.4 kết quả điều tra thành phần sâu bệnh hại trên 5 loài trồng tại mô hình chuyển vị của khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã thu thập được 2 loại sâu bệnh hại đó là sâu cuộn lá và câu cấu xanh. Câu cấu xanh: - Có tên khoa học là Hypomeces squamosus thuộc họ Curculionidae, bộ cánh cứng Coleoptera. - Đặc điểm hình thái và tập quán sinh sống: Con trưởng thành có hình bầu dục, dài 10-14mm, toàn thân phủ một màu xanh vàng ánh kim óng ánh. Mắt lồi, miệng có vòi nhai. Trưởng thành đẻ trứng màu trắng ngà, hình bầu dục, dài 1mm rải rác trên mặt đất quanh gốc cây. Sâu non (ấu trùng) màu trắng ngà, mình cong, không có chân ngực và chân bụng, đầu màu nâu. Sâu non đẫy sức dài 15-20mm, sống trong đất ăn các chất hữu cơ mục nát hoặc rễ cây. Nhộng của câu cấu xanh là nhộng trần, màu trắng ngà, có mầm vòi rõ rệt. Giai đoạn trứng từ 11-12 ngày, sâu non có thể kéo dài trong nhiều tháng và giai đoạn nhộng khoảng 15 ngày. Sâu cuốn lá: - Tên khoa học là Cnaphalocrocis medinalin thuộc họ ngài sáng (Pyralidae) bộ cánh vẩy (Lepidoptera). - Đặc điểm hình thái và tập quán sinh sống: Bướm có chiều dài từ 10 – 12 mm. Cánh có màu vàng rơm, bìa cánh có màu nâu đậm. Bướm cái thường đẻ trứng ở các cây xanh tốt, rậm rạp gần bờ vườn, đường đi. Bướm bị thu hút bởi ánh sáng đèn, đời sống của bướm từ 7 -10 ngày. Trứng được đẻ rải rác hay thành từng cụm dọc theo gân chính của lá, trứng rất nhỏ, khó quan sát bằng mắt thường, thời gian trứng từ 4 -5 ngày. Sâu mới nở có màu trắng sữa, sâu lớn dài đến 19 mm, màu xanh lá mạ, gần hóa nhộng chuyển sang màu hồng, giai đoạn sâu từ 15 -20 ngày. Sâu tuổi lớn chuyển từ màu xanh sang 48 hồng và hoá nhộng ngay nơi sinh sống hoặc có thể nhả tơ, cắn đứt 2 mép lá và bịt lại thành bao kín để hoá nhộng bên trong, thời gian nhộng 6 – 7 ngày. Đối với loài Chò chỉ qua điều tra thu được tỷ lệ cây bị sâu hại là 26,31% chiếm 5 trên tổng số 19 cây còn sống. Đối với Cẩm lai tỷ lệ cây bị sâu hại là 33,33% chiếm 3 trên tổng số 9 cây còn sống. Vì 2 loại sâu hại này ít ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của Chò chỉ và Cẩm lai, số cây bị hại không nhiều và rải rác nên xếp vào cấp II mức độ gây hại nhẹ. Tiến hành điều tra, phòng trừ bằng biện pháp cơ giới như: Ngắt bỏ lá bị bệnh, làm cỏ sạch sẽ, đối với sâu hại bắt giết vào sáng sớm và chiều tối và không xử lý bằng phương pháp hóa học. Còn lại 3 loài bản địa khác đều sinh trưởng đều và tốt không có dấu hiệu sâu bệnh. 4.3. Đề xuất một số giải pháp Dựa trên kết quả nghiên cứu thực địa cho thấy sự sinh trưởng của các loài cây bản địa đang ở mức tốt, song vẫn bị ảnh hưởng bởi sự xâm lấn của cỏ dại và gia súc của người dân sống gần khu vực, chính vì vậy đề tài đã đưa ra các đề xuất nhằm giảm sự ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các loài cây bản địa họ đậu nói riêng và các loài bản địa khác nói chung. 4.3.1. Kỹ thuật Trong quá trình trồng và chăm sóc các loài cây bản địa việc biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý là hết sức quan trọng. Ở từng giai đoạn sinh trưởng nên áp dụng các biện pháp khác nhau cho phù hợp. - Trước tiên ở khâu chuẩn bị đất trồng cây: Chọn lập địa, xử lý thực bì, làm đất, cuốc hốcông việc này đòi hỏi người trồng phải tìm hiểu rõ loại đất trồng, tính chất đất cho phù hợp với cây trồng. Việc xử lý thực bì chính là phát dọn tất cả các loài cây bụi, thảm tươi có khả năng ảnh hưởng đến việc cạnh tranh dinh dưỡng với các loài cây bản địa được trồng. Mật độ trồng cũng rất quan trọng nên chọn mật độ trồng hợp lý đảm bảo cây không bị cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng. Tạo hố trồng sâu tại các khu vực có nhiều sỏi đá 49 40x40x80cm khoảng cách thông thường trồng giữa các hố trồng mật độ hợp lý là 3m x 3m. - Nên trồng cây họ đậu xen kẽ để hạn chế cỏ dại xấm lấn cũng như cải tạo đất tăng dinh dưỡng cho cây (lạc dại, đậu đỗ các loại ) - Tạo hệ thống tưới nước đầy đủ để hạn chế tác động thời tiết khô hạn và khô hanh. - Bón phân chu kỳ hàng tháng bằng phân bón thúc NPK vào 2 đợt tháng 10 và tháng 2 sau đợt mưa ẩm. - Xây dựng hàng dào để hạn chế sự xâm nhập của người dân và cả gia súc của người dân chăn thả gần đó. Giải pháp tạo nên một hiệu quả rất cao do cây được bảo vệ tốt đồng nghĩa sẽ có thể sinh trưởng một cách toàn vẹn nhất. 4.3.2. Về nguồn lực - Cần duy trì công tác chăm sóc bảo vệ thường xuyên làm cỏ theo định kỳ, bón phân tưới nước,thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại. Đặc biệt là mô hình gần khu dân cư cần phải kiểm tra nhằm hạn chế sự mất mát số lượng cây. Với diện tích mô hình rộng đòi hỏi người chăm sóc phải có thời gian, chăm chỉ mới hoàn thành được. 50 PHẦN 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua những nghiên cứu, đánh giá sinh trưởng của 5 loài cây bản địa trồng trong mô hình vườn cây bản địa tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đề tài rút ra một số kết luận sau đây: - Sinh trưởng về đường kính gốc D(0.0) của 5 loài bản địa dao động từ 0,349 đến 0,816 cm cao nhất ở loài Chò chỉ 0,816 cm, sau đó là Cẩm lai với tăng trưởng trung bình là 0,773 cm, Kim giao là 0,431 cm, Dẻ là 0,408 cm và thấp nhất ở cây Trai lí đều là 0,349 cm. - Sinh trưởng về chiều cao (Hvn)của 5 loài cây bản địa trong mô hình vườn cây bản địa sau điều tra số liệu, dao động từ 13,031 đến 41,611 cm và chiều cao vút gọn cao nhất là Cẩm lai đạt 41,611 cm, tiếp sau đó là Chò chỉ đạt 31,049 cm, Dẻ đạt 25,33 cm, Trai lí đạt 16,619 cm và thấp nhất là Kim giao với 13,031 cm. Các khâu chăm sóc và thời điểm trồng cây rất phù hợp do có lượng mưa và độ ẩm cao tốt cho cây sinh trưởng ở trong các giai đoạn. Từ những kết quả trên cho thấy các loài cây bản địa đang sinh trưởng khá tốt trong môi trường lập địa của mô hình vườn thực vật. Đã có thể sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cho sinh viên trong trường nhất là khoa Lâm Nghiệp. - Nhìn chung hầu hết các loại đều không bị sâu bệnh gây hại, riêng chỉ có 2 loài có xuất hiện sâu bệnh hại, trong đó Chò chỉ bị hại bởi câu cấu xanh và Cẩm lai bị hại bởi sâu cuộn lá. Đối với Chò chỉ qua điều tra thu được tỷ lệ cây bị sâu hại là 26,31% chiếm 5 trên tổng số 19 cây còn sống. Vì loại sâu hại này ít ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của Chò chỉ, số cây bị hại không nhiều và rải rác nên xếp vào cấp II mức độ gây hại nhẹ. 51 Loài Cẩm lai qua điều tra thấy được tỷ lệ số cây nhiễm bệnh là 33,33% chiếm 3 trên tổng số 9 cây còn sống xếp vào cấp II mức độ gây hại nhẹ. Tôi chỉ tiến hành điều tra, phòng trừ bằng biện pháp cơ giới như: Ngắt bỏ lá bị bệnh, làm cỏ sạch sẽ, đối với sâu hại bắt giết vào sáng sớm và chiều tối và không xử lý bằng phương pháp hóa học. Còn lại 3 loài bản địa khác đều sinh trưởng đều và tốt không có dấu hiệu sâu bệnh. 5.2. Tồn tại Do đối tượng là cây bản địa và thời gian sinh trưởng chậm nên để nhìn thấy kết quả hoàn toàn của đề tài trong một khoảng thời gian ngắn là rất khó. Do các loài cây bản địa được sưu tầm về từ các nơi khác nhau, trong thời điểm nhiệt độ nóng đỉnh điểm của miền bắc và còn được trồng tại vị trí cao, xa nguồn nước trong mô hình nên việc chăm sóc ở giai đoạn đầu gặp rất nhiều khó khăn. Do lứa tuổi của các loài cây bản địa nhỏ nên việc chăm sóc và bảo vệ gặp nhiều khó khăn như: Phòng tránh xâm lấn của cỏ và có thể là gia súc của người dân chăn thả gần đó. 5.3. Kiến nghị Cần mở rộng thêm các nghiên cứu để tiếp tục điều tra sinh trưởng của các loài cây bản địa nói riêng và các loài cây bản địa khác trong mô hình nói chung. Cần thêm kinh phí để thực hiện việc làm hàng rào bảo vệ ngăn cách giữa vườn thực vật và khu dân cư sống gần mô hình. Cần thêm kinh phí để thực hiện biện pháp ngăn chặn việc xâm lấn của cỏ đối với các loài cây bản địa và các loài cây bản địa khác trong vườn thực vật. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Bộ NN&PTNT (2004), Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, NXB Thống kê. 2. Bộ NN&PTNT (2010), Quyết định số 2140/QĐ – BNN – TCLN, ngày 9/8/2010 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2009, Hà Nội. 3. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Giáo trình thực vật rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Nguyễn Bá Chất (1996), “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và biện pháp kỹ thuật gây trồng loài lát hoa”, Luận án Tiến sỹ khoa học Lâm Nghiệp. 5. Lâm Phúc Cố (1995) “khi nghiên cứu một số loài cây bản địa được chọn trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà ở Púng Luông, Mù Cang Chải đã chọn được 4 loài cây bản địa là: Pơ mu (Fokieniahodginsic Henry et thomas), Tô Hạp Hương (Altingia takhtadjanii), Giổi (Tahauma Gioi A. Chev) và cây Song Mật (Calamus ealusetris)” 6. Lê Minh Cường (2007), “ Đánh giá khả năng sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ ở Đại Lải – Vĩnh Phúc làm cơ sở để chuyển hóa rừng trồng thuần loài thành rừng hỗn loài”, Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại Học Lâm Nghiệp, Hà Tây. 7. Hoàng Đức Doanh (2007), “Nghiên cứu đánh giá kết quả trồng rừng cây bản địa lá rộng trên đất trống đồi núi trọc tỉnh Quảng Trị”, Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại Học Lâm Nghiệp, Hà Tây. 8. La Quang Độ. Bài giảng thực vật rừng 9. Nguyễn Minh Đức (1998) nghiên cứu sinh trưởng loài Lim xanh tại vườn quốc gia Bến En – Thanh Hóa 53 10. Lê Tự Đức “Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa trồng dưới tán cây mọc nhanh tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La”, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học Lâm Nghiệp, Hà Tây. 11. Võ Đại Hải (1996), Nghiên cứu các dạng cấu trúc hợp lý cho rừng phòng hộ đầu nguồn ở Việt Nam. Luận án phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp. 12. Phạm Xuân Hoàn (2002), “ Đặc điểm một số nhân tố tiểu hoàn cảnh của rừng trồng thí nghiệm hỗn giao cây lá rộng nhiệt đới tại phân khu phục hồi sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng, Trường Đại Học Lâm Nghiệp, Hà Tây”. 13. Đỗ Công Huân (2015)“ Thử nghiệm trồng và bước đầu đánh giá sinh trưởng phát triển cây Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên” 14. Nguyễn Thế Hưng (2008), “Nghiên cứu khả năng giữ nước của các thảm thực vật giảm dần từ thảm cây bụi cao đến rừng trồng Keo, rừng trồng Bạch đàn và thấp nhất là thảm cây bụi thấp”. 15. Vi Hồng Khanh (2003), “ Đánh giá sinh trưởng của một số loài cây bản địa phục vụ công tác bảo tồn và phát triển rừng tại trung tâm nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh, Cầu Hai - Đoan Hùng - Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây”. 16. Phùng Ngọc Lan (1986) đã cho thấy rừng hỗn loài ở Núi Luốt (Trường Đại học Lâm nghiệp – Xuân Mai) giữa Thông đuôi ngựa với Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) và Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis) theo các tỷ lệ, mật độ, phương thức, thời điểm khác nhau. 17. Đỗ Thị Quế Lâm (2003), “Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái học của một số loài cây bản địa trồng dưới tán rừng Thông đuôi ngựa và Keo lá 54 tràm tại Núi Luốt Trường Đại Học Lâm Nghiệp”. Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại Học Lâm Nghiệp, Hà Tây. 18. Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải (1996), Kết quả bước đầu nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và các nguyên tắc xây dựng rừng phòng hộ . NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 19. Trần Ngũ Phương (2000), Một số vấn đề về rừng nhiệt đới ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Hồ Ngọc Sơn, (2015) Giáo trình Nguyên lý bảo tồn, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 21. Hoàng Văn Thắng (2007), “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng hỗn loài cây lá rộng bản địa cung cấp gỗ lớn ở Ngọc Lặc – Thanh Hóa và Cầu Hai – Phú Thọ”, Luận văn thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Tây. 22. Hoàng Văn Thắng và cộng sự (2005), “Nghiên cứu đánh giá rừng trồng hỗn giao dự án KFW ở Bắc Giang và Lạng Sơn”. 23. Nguyễn Đức Thế (2007), “Nghiên cứu sinh trưởng của Lát hoa, Trám trắng, Giổi xanh và Bạch đàn trồng thí nghiệm hỗn giao tại Đoan Hùng - Phú Thọ, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy, Phú Thọ”. 24. Lê Anh Tuấn (1999) đã nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu kỹ thuật gây trồng và sinh trưởng của một số loài cây bản địa trồng thử nghiệm tại Vườn thực vật - Vườn Quốc gia Cúc Phương”. 25. Bùi Trọng Thủy (2011), “Sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trồng dưới tán rừng thông Mã vĩ và thông nhựa tại Đại Lải - Vĩnh Phúc. Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ”. 26. Tên cây rừng Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp năm 2000. 27. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (2000), Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, HN. 55 II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 28. Forest Inventory and Planning Institute (1996), Vietnam Forest Trees, Agricultural Publishing House, Ha Noi. 29. Julian Evans (1982), Plantation Forestry in the tropics, Oxford University Press 30. Matthew J Kelly (1995), Experimental Designs for the Analysis of Inter – Species Interraction in Mixed Stands. 31. The Multi - Storied Forest Management in Malaysia, 1999. PHỤ LỤC Danh sách các loài cây trồng trong mô hình khoa lâm nghiệp STT Tên loài Tên danh pháp Số lượng Ngày trồng 1 Sao đen Hopea odorata 45 18/10/2017 2 Long não Cinnamamun camphora 19 18/10/2017 3 Giổi Michelia mediocris Dandy 18 18/10/2017 4 Ngọc am Cupressus funebris 21 18/10/2017 5 Bách xanh Calocedrus macrolepis 8 18/10/2017 6 Xoan Melia azedarach 39 18/10/2017 7 Lát hoa Chukrasia tabularis 30 18/10/2017 8 Dẻ Castanea sativa 12 18/10/2017 9 Re hương Cinnamomum parthenoxylon 30 18/10/2017 10 Gù hương Cinamomum balansae lecomte 30 18/10/2017 11 Đinh hương Syzygium aromaticum 128 18/10/2017 12 Thông tre Fodocarpus neriifolius 20 18/10/2017 13 Chò chỉ Parashorea chinensis 30 18/10/2017 14 Trai lí Fagraea fragrans 17 18/10/2017 15 Lim xanh Erythrophleum fordii 28 18/10/2017 16 Sưa đỏ Dalbergia tonkinensis 9 18/10/2017 17 Nghiến Burretiodendron hsienmu 29 18/10/2017 18 Kim giao Nageia fleuryi 20 18/10/2017 19 Cẩm lai Dalbergia bariaensis 16 18/10/2017 20 Gội nước Aphanamixis polystachya 17 18/10/2017 Biểu theo dõi sinh trưởng của cây STT Chò chỉ Kim giao D0 0 Hv n số lá D0 0 Hv n số lá D0 0 Hv n số lá D0 0 Hv n số lá D0 0 Hv n số lá Cây 1 Cây 2 Cây 3 Cây 4 Cây 5 Cây 6 Cây 7 Cây Cây Bảng thu thập số liệu đường kính sát gốc D00 Loài: Cây Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 Lần đo Lần đo 1 2 3 4 5 6 Bảng thu thập số liệu chiều cao Hvn Loài: Cây Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 Lần đo Lần đo 1 2 3 4 5 6 Bảng sâu bệnh hại STT Tên loài Triệu chứng Đánh giá 1 Kim giao (Nageia wallichiana) .. 2 3 .. . . 4 .. . 5 6 .. Dụng cụ đo: Thước dây và thước kẹp
File đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_sinh_truong_mot_so_loai_cay_ban_dia_cam.pdf