Khóa luận Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom đàn hương tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

PHẦN 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Đàn hương (Santalum album) là loài cây thường xanh, sống bán ký

sinh với một số loài cây chủ, cây chỉ có thể sinh trưởng tốt khi bán ký sinh với

một số loại cây chủ nhất định ở các giai đoạn khác nhau. Đàn hương được

dùng để lấy gỗ và tinh dầu. Gỗ và lá Đàn hương chứa 3 - 6% tinh dầu dễ bay

hơi (chủ yếu là sesquiterpenols α- và β santalols), chất nhựa và tannins. Loài

cây này đã được trồng phổ biến ở nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Úc,

Indonesia.

Đàn hương là loài cây gỗ cho tinh dầu có giá trị kinh tế lớn, có nguồn

gốc ở Đông Timor, Ấn Độ, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân

Nam), Indonesia. Ở Việt Nam được cho là có phân bố ở Nghệ An, Hà Tĩnh,

Thanh Hóa. Bộ phận thường dùng là lõi của cây gỗ. Nếu Đàn hương trồng

được 40 năm tuổi thì cho gỗ quý, nhưng trồng từ 6 - 10 năm vẫn cho sản

phẩm đắt tiền và hiệu quả cao. Với mật độ trồng 1.000 cây/ha, cũng có nơi

trồng 2.000 cây/ha, sau khoảng 10 năm thu được lõi 30 kg/cây, giá bán

khoảng 500 USD/kg. Như vậy, sau 10 năm doanh thu khoảng 15.000

USD/cây, bình quân doanh thu gần 1,5 triệu USD/ha/năm, tương đương 27 tỷ

đồng/ha/năm, cao gấp hàng trăm lần các cây rừng khác (báo Nông nghiệp

Việt Nam, ngày 27/6/2014).

Hiện nay có 2 phương pháp tạo giống phổ biến: Phương pháp nhân

giống vô tính và phương pháp nhân giống hữu tính. Nhân giống vô tính phù

hợp với đặc tính của nhiều loài cây trồng, nhân giống vô tính đem lại hiệu

quả cao mà giá thành thấp, dễ tiến hành, cây con được tạo ra thích ứng rộng

với điều kiện ngoại cảnh đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong

thời gian qua. Việc nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom là một

hình thức đang được áp dụng phổ biến do có hệ số nhân giống cao, cây giữ2

được đặc điểm tốt của cây mẹ, cây con đồng đều thuận lợi cho việc chăm sóc,

sớm ra hoa kết quả với cây ăn quả và có thể sản xuất cây con theo quy mô

lớn. Do vậy mà phương pháp giâm hom đang được sử dụng nhiều trong công

tác giống cây trồng.

Hiện nay, giá bán tinh dầu Đàn hương trên thị trường thế giới đạt

khoảng 1.000 - 1.500 USD/lít, chúng thường được dùng trong công nghiệp

chế biến dược liệu, thực phẩm và mỹ phẩm làm hương liệu. Nhu cầu sử dung

tinh dầu Đàn hương rất lớn nhưng mới chỉ đáp ứng được khoảng 20%. Do đó

nghiên cứu phát triển Đàn Hương ở Việt Nam nhằm mục tiêu cung cấp tinh

dầu giá trị cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là hoàn toàn khả

thi. Từ những thực trạng nêu trên, đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom đàn

hương tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam” rất cần được thực hiện.

1.2.Mục tiêu

- Xác định được ảnh hưởng của loại thuốc kích thích và nồng độ thuốc

đến khả năng ra rễ của hom

- Xác định được ảnh hưởng của gía thể đến khả năng ra rễ của hom

- Xác định được ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng ra rễ của hom

- Xác định được ảnh hưởng của tuổi hom đến khả năng ra rễ của hom

1.3.Ý nghĩa của đề tài

- Ý nghĩa khoa học:

+ Củng cố kiến thức đã học, bổ sung kiến thức chuyên môn.

+ Việc nghiên cứu đề tài là cơ sở để đề xuất các biện pháp phòng trừ

bệnh hại trên cây đàn hương.

+ Biết cách tổng hợp, phân tích để viết báo cáo nghiên cứu khoa học.

- Ý nghĩa trong thực tiễn:

+ Qua quá trình thu thập, xử lý số liệu giúp tôi học hỏi và làm quen với

thực tế sản xuất và khoa học.3

+ Qua những đánh giá cụ thể về bệnh hại chúng ta có thể tìm ra được các

giải pháp cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động trồng cây và

phát triển cây đàn hương.

+ Làm cơ sở và tài liệu cho những đề tài và nghiên cứu có liên quan.

Khóa luận Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom đàn hương tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trang 1

Trang 1

Khóa luận Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom đàn hương tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trang 2

Trang 2

Khóa luận Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom đàn hương tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trang 3

Trang 3

Khóa luận Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom đàn hương tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trang 4

Trang 4

Khóa luận Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom đàn hương tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trang 5

Trang 5

Khóa luận Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom đàn hương tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trang 6

Trang 6

Khóa luận Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom đàn hương tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trang 7

Trang 7

Khóa luận Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom đàn hương tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trang 8

Trang 8

Khóa luận Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom đàn hương tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trang 9

Trang 9

Khóa luận Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom đàn hương tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 53 trang xuanhieu 3280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom đàn hương tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom đàn hương tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Khóa luận Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom đàn hương tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
0,09 5,4 
Đ-PB13 6,44 0,43 6,7 1,86 0,07 3,6 
Đ-PB14 5,66 0,39 6,8 1,74 0,06 3,3 
Đ-PB15 5,69 0,44 7,7 1,64 0,04 2,6 
Trung bình 6,10 
1,80 
Fpr 0,087 
0,711 
Lsd 0,56 
0,18 
Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy, sinh trưởng của cây ở giai đoạn 30 ngày 
tuổi có sự sai khác rõ giữa các nhân tố phân bón (Fpr < 0,001) nhưng giữa các 
loại đất và tương tác giữa đất với phân bón chưa thấy sai khác rõ. 
Cây con ở công thức bón MF1 tốt nhất, sinh trưởng chiều cao đạt 
6,62cm, vượt 8,9% so với công thức bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh và 
vượt 32,1% so với đối chứng; sinh trưởng đường kính cổ rễ đạt 1,92mm, vượt 
6,1% so với công thức bón phân Sông Gianh và 14,3% so với đối chứng 
không bón. 
Ngoài ra, việc bổ sung chế phẩm MF1 với một số vi sinh vật bảo vệ 
rừng đã giúp hạn chế bệnh hại. Tỷ lệ bị bệnh đốm lá ở công thức bón MF1 đã 
giảm so với công thức bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh và đối chứng 
35 
không bón tương ứng là 52,6% và 63,5%, tỷ lệ bị bệnh thối cổ rễ giảm tương 
ứng là 69,6% và 79,5%. 
Về tương tác giữa đất với phân bón: Kết quả thí nghiệm ở giai đoạn 30 
ngày tuổi tuy còn sớm nhưng đã xác định được các công thức cho sinh trưởng 
tốt nhất là Đ-PB10, Đ-PB11 và Đ-PB13. Sinh trưởng trung bình của ba công 
thức tốt nhất vượt so với trung bình chung của các công thức và trung bình 
của các công thức đối chứng trên 8,0%. 
4.4. Nghiên cứu xác định loài cây phù trợ cho cây hom Đàn hương bán ký 
sinh ở giai đoạn vườn ươm 
Sử dụng các cây hom Đàn hương 30 ngày tuổi đồng nhất về độ dài, đã 
ra rễ, thu từ cùng một nguồn cây mẹ lấy hom để cấy vào các bầu giá thể 30% 
phân hữu cơ hoai +70% đất đồi tầng B và cấy đồng thời các loại cây phù trợ. 
Kết quả đánh giá thí nghiệm sau 90 ngày, 120 ngày được tổng hợp trong các 
bảng dưới đây. 
Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả thí nghiệm cây phù trợ sau 90 ngày 
(So sánh bằng tiêu chuẩn Duncan với P < 0,05) 
Công thức 
Tỷ lệ cây sống 
(%) 
Chiều cao cây 
(cm) 
Sức sống 
Rệu 66,5 19,15 Rất tốt 
Rệu xanh 60,2 17,54 Rất tốt 
Dền cảnh 60,1 15,01 Tốt 
Dền cơm 35,6 12,02 Khá 
Đối chứng 28,0 11,05 Trung bình 
Lsd 12,25 0,82 
Fpr < 0,001 < 0,001 
36 
 Kết quả thí nghiệm chọn cây phù trợ cho cây Đàn hương cho thấy sau 
90 ngày, tỷ lệ cây sống khi trồng cùng Rệu, Rệu xanh và Dền cảnh đều rất 
cao, đạt trên 60%. Đồng thời sinh trưởng chiều cao của cây cũng rất tốt, đạt 
trên 15cm, sức sống của cây Đàn hương ở các công thức này đều tốt đến rất 
tốt. Do không có cây phù trợ, cây Đàn hương ở công thức đối chứng có sức 
sống trung bình, tỷ lệ cây sống chỉ đạt 28% (Bảng 4.5). 
 Việc xác định được cây phù trợ thích hợp cho cây hom Đàn hương là 
một nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn và cần thiết để hoàn thiện kỹ thuật nhân 
hom loài cây này. Kết quả nghiên cứu này tuy không cao bằng kết quả thí 
nghiệm cho cây hạt nhưng cũng tương đồng với các kết quả nghiên cứu đã 
được công bố, cây con Đàn hương đã được khẳng định tương đối khó gieo 
ươm, tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ tạo cây con thành công thấp. Đàn hương luôn cần 
sống bán ký sinh nên ở giai đoạn vườn ươm, cần phải trồng Đàn hương cùng 
các cây bổ trợ như Rệu, Dền cảnh để hình thành mối quan hệ bán ký sinh 
ban đầu. Ở giai đoạn rừng non, Đàn hương cần được trồng cùng các cây bổ 
trợ thuộc họ đậu như Đậu triều, Muồng đen, Bánh dầy để đảm bảo cây sinh 
trưởng tốt, Đến giai đoạn tuổi lớn hơn lại phải trồng cùng các cây bổ trợ khác, 
được gọi là cây bổ trợ dài hạn như Sưa, Trắc, Giáng hương (Radomiljac et 
al., 1998)[17]. 
Kết quả đánh giá thí nghiệm sau 120 ngày cho thấy tỷ lệ cây sống, 
chiều cao cây có sai khác rõ nhưng tỷ lệ cây sống ở các công thức và công 
thức đối chứng có xu hướng giảm nhưng Không đáng kể. Kết quả xử lý số 
liệu được tổng hợp trong bảng dưới đây 
37 
Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả thí nghiệm cây phù trợ sau 120 ngày 
(So sánh bằng tiêu chuẩn Duncan với P < 0,05) 
Công thức 
Tỷ lệ cây sống 
(%) 
Chiều cao cây 
(cm) 
Sức sống 
Rệu 66,1 26,25 Rất tốt 
Rệu xanh 60,1 25,58 Rất tốt 
Dền cảnh 60,1 23,14 Tốt 
Dền cơm 35,2 20,11 Khá 
Đối chứng 27,0 15,20 Trung bình 
Lsd 12,21 1,30 
Fpr < 0,001 < 0,001 
 Kết quả thí nghiệm chọn cây phù trợ cho thấy sau 120 ngày, tỷ lệ cây 
sống khi trồng cùng Rệu, Rệu xanh và Dền cảnh đều khá cao, vẫn đạt trên 
60%, vẫn duy trì được ưu thế với đối chứng như ở giai đoạn 90 ngày tuổi. 
Sinh trưởng chiều cao của cây ở các công thức này cũng rất tốt, đạt trên 
23cm, sức sống của cây hom Đàn hương ở các công thức này đều tốt đến rất 
tốt. Cây hom Đàn hương ở công thức đối chứng có sức sống trung bình, cây 
vàng, tỷ lệ cây sống giảm, chỉ còn 27% (Bảng 4.6). 
Vì vậy chi Rau rệu thường được sử dụng như là cây chủ đầu tiên cho 
gỗ đàn hương trong vườn ươm. Tăng trưởng của cây đàn hương là mạnh mẽ 
hơn khi chi Rau rệu được trồng trong túi và cây đàn hương sẽ phát triển tốt 
hơn khi cây con được trồng mà có cây ký chủ. 
Các ký chủ phải được thường xuyên cắt tỉa; nếu không, các chi Rau rệu 
có thể phát triển nhanh hơn đàn hương, cuối cùng giết chết nó. Đặc biệt là 
trong điều kiện ẩm ướt, thân cây của Chi Rau rệu có thể lấn át cây đàn hương, 
khiến nó bị thiếu ánh sáng và giảm sinh trưởng. 
Kết quả thí nghiệm chọn cây phù trợ 120 ngày cũng cho ta thấy được tỉ 
lệ cây cây sống khi trồng cùng cây Rệu cao hơn so với các cây còn lại rất rõ 
38 
rệt tỉ lệ sống so với cây Rệu xanh và Dền cảnh là 6% tỉ lệ sống đối với cây 
Dền cơm là 30.9% con những cây trông trong điều kiện sống không có cây kỹ 
sinh có tỉ lệ sống là 27,0% thấp hơn cây trồng với rau rệu là 39,1%. 
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được khi gieo trồng cây đàn hương 
cần có cây phù trợ trong thời gian còn trong vườn ươm và giúp chúng phát 
triển tốt hơn trong điều kiện có cây phù trợ đặc biệt là các loài như chi rau rệu 
và các loài dền.Chiều cao tỉ lệ sống được tăng lên rõ rệt khi chúng có cây phù 
trợ qua đó giúp ta gieo trồng tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn khi gieo trồng 
loài cây này. 
Hình 4.5: Cây kí chủ Rau rệu. 
 Ngoài ra cấy đàn hương còn có thể trồng cùng với các loài cây khác 
như cây đậu hay cây lạc dại.Cây đậu cây lạc dại là một loại cây bụi rậm có 
thời gian sống từ 3 đến 5 năm. Nó là một vật chủ trung gian rất phù hợp bởi vì 
nó là một cây họ đậu cố định đạm, không cạnh tranh với gỗ đàn hương cho 
ánh sáng và hiệu quả ức chế phát triển của cỏ dại. Cây này có thể phát triển tự 
nhiên bằng việc leo cành nên có thể thể dễ dàng loại bỏ để thay thế cây mới. 
 Cây vông có thể được sử dụng như một cây ký chủ trung gian và trồng 
1-2 m từ gỗ đàn hương, với điều kiện là nó thường xuyên được cắt tỉa. Ngoài 
ra, nó có thể được sử dụng như một cây ký chủ lâu dài trồng ít nhất 3-4 m từ 
gỗ đàn hương. Cây vông là một cây họ đậu mọc nhanh mà có thể thêm một 
39 
lượng đáng kể đạm cho đất. Tuy nhiên, đòi hỏi phải cắt tỉa cây vông thường 
xuyên để duy trì một kích thước có thể quản lý và đảm bảo rằng nó không 
cạnh tranh cùng cây đàn hương trong những năm đầu khi trồng. Các cành lá 
vông rất hữu ích như phân xanh. Một cây vông nên trồng làm cây ký chủ cho 
2-3 cây gỗ đàn hương. 
 Hiện nay cây Đàn hương ngày càng được trồng phổ biến trên nhiều tỉnh 
thành của cả nước như Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định,...Nó đem lại hiệu 
quả kinh tế giúp cải thiện cho nhiều hộ gia đình xóa đói, giảm nghèo. 
Hình 4.6: Ảnh cây Đàn hương được trồng ở Viện lâm nghiệp và trên thực địa 
 Đàn hương sẽ là một cây mà được nhiều người quan tâm tới khi nó 
càng ngày càng được phổ biến và được trồng thử nghiệm nhiều hơn.Qua đó 
người dân và các công ty sẽ nghiệp của ngành lâm nghiệp sẽ quan tâm và phát 
triển hơn về loài cây này. 
40 
PHẦN 5 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1. Kết luận 
Hom Đàn hương là một loại hom khó ra rễ. Khi nghiên cứu ảnh hưởng 
của loại thuốc kích thích đến khả năng ra rễ của hom Đàn hương cho thấy: 
thuốc kích thích ra rễ IBA có hiệu quả tốt khi giâm hom Đàn hương, tỷ lệ ra 
rễ trung bình ở các nồng độ IBA đạt 43,06%. Các chỉ tiêu về số rễ trung 
bình/hom (kết quả là 4,41%) và chiều dài rễ trung bình (5,08%) cũng đạt kết 
quả cao hơn so với các loại thuốc khác như : IAA,NAA,TTG,... 
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của nồng độ thuốc đến tỷ lệ hom ra rễ , 
số rễ và chiều dài trung bình cho thấy rằng: thuốc IAA và NAA kích thích 
hom ra rễ đạt hiệu quả cao nhất ở nồng độ 1.500 ppm, tỷ lệ ra rễ đều đạt trên 
50% trong đó, tỷ lệ hom Đàn hương ra rễ tốt nhất khi xử lý bằng thuốc IBA 
nồng độ 1.000 - 1.500 ppm. Ở nồng độ IBA 2.000 ppm, tỷ lệ ra rễ có xu 
hướng giảm. Các chỉ tiêu số rễ/hom và chiều dài rễ trung bình ở các công thức 
này đều rất tốt. 
Ba loài cây thân thảo gồm Rệu, Rệu xanh và Dền cảnh phù hợp để sử 
dụng làm cây phù trợ cho cây Đàn hương ở giai đoạn vườn ươm. Tỷ lệ cây 
Đàn hương còn sống khá cao, đạt trên từ 38,8 - 57,8% sau 150 ngày. Cây 
sinh trưởng tốt, chiều cao của cây ở các công thức này đạt trên 32 cm. 
Giâm hom trên giá thể gồm 30% phân hữu cơ hoai + 70% đất đồi tầng 
B cho thấy hom Đàn hương có tỷ lệ ra rễ cao nhất và cây hom khỏe, sinh 
trưởng tốt. Qua kết quả thí nghiệm trên cho thấy có thể giâm hom Đàn hương 
trên bầu đất nhằm giảm chi phí nhân công chuyển hom vào bầu sau khi đã ra rễ. 
Tỷ lệ sinh trưởng của hom Đàn hương còn chịu ảnh hưởng của đất và 
phân bón. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng: cây con ở công thức bón MF1 
tốt nhất, sinh trưởng chiều cao đạt 6,62cm, vượt 8,9% so với công thức bón 
phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh và vượt 32,1% so với đối chứng; sinh trưởng 
41 
đường kính cổ rễ đạt 1,92mm, vượt 6,1% so với công thức bón phân Sông 
Gianh và 14,3% so với đối chứng không bón. 
5.2. Kiến nghị 
Cần tiếp tục nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của các công thức cây 
phù trợ và công thức của các loại phân cũng như các loại đất để tìm ra công 
thức tốt nhất để giúp cho việc nhân giống cây càng ngày càng đạt hiệu quả 
cao hơn và giảm chi phí đối với nhân công cũng như cây giống.Và cũng cần 
nghiên cứu nhân giống cây Đàn hương với việc sử dụng các cây phù trợ phù 
hợp cho giai đoạn sau 5 tháng tuổi. 
Cũng như cần tiếp tục nghiên cứu bằng nhiều phương pháp để tìm ra 
giống cây thuần chủng, sạch bệnh, dễ trồng và dễ chăm sóc hơn. Có thể trồng 
được ở nhiều nơi với những điều kiên địa hình, khí hậu khác nhau. Mang lại 
hiệu quả kinh tế cao giúp cho cuộc sống người dân ổn định hơn. 
42 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tiếng Việt 
1. Phạm Thế Dũng, 2014. “Nghiên cứu nhân giống vô tính cây Cóc hành, 
Trôm phục vụ trồng rừng trên đất cát vùng khô hạn”. Tạp chí Khoa học 
Lâm nghiệp, (2), tr. 3264-3270. 
2. Nguyễn Thanh Minh, Đỗ Thị Ngọc Hà, 2017. “Kết quả nghiên cứu giâm 
hom Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai Rolfe)”, Tạp chí Khoa 
học Lâm nghiệp, số chuyên san, tr. 34-39. 
3. Vũ Thị Bích Hậu, Võ Quốc Bảo và Phạm Thị Kim Thoa, 2016. “Nghiên 
cứu nhân giống cây Hồng điệp (Gymnocladus chinensis) bằng phương 
pháp giâm hom”. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, (4), tr. 4579-4584. 
4. Chu Minh Khôi (2018). Giấc mơ phát triển cây Đàn hương. 
5. Hà Thu (2017). Nơi 'tiền mọc trên cây' ở Australia. 
https://agriviet.com/threads/gia-tri-that-cua-cay-dan-huong-tren-thi-
truong-the-gioi.284953/ 
6. Phạm Đức Tuấn và Vũ Văn Định (2014). Đàn hương "hoàng kim" thu 27 
tỷ/năm. Báo Nông nghiệp Việt Nam.https://nongnghiep.vn/dan-huong-
hoang-kim-thu-27-ty-nam-post127105.html 
7. https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_Ninh 
8. Lưu Thế Trung, Hoàng Trọng Thủy, Hoàng Thanh Trường và Châu Hoàng 
Vinh, 2013. “Kết quả giâm hom bạch đàn grandis (Eucalytus grandis L) 
tại Đà Lạt”. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, (1), tr. 2595-2600. 
Tiếng nước ngoài 
9. Annapurna, D., Rathore, T. S., & Joshi, G. (2004). Effect of container type 
and size on the growth and quality of seedlings of Indian sandalwood 
(Santalum album L.). Australian forestry, 67(2), 82-87. 
10. Burdock, G. A., & Carabin, I. G. (2008). Safety assessment of sandalwood 
43 
oil (Santalum album L.). Food and Chemical Toxicology, 46(2), 421-432. 
11. Kim, T. H., Ito, H., Hatano, T., Takayasu, J., Tokuda, H., Nishino, H.,... & 
Yoshida, T. (2006). New antitumor sesquiterpenoids from Santalum album 
of Indian origin. Tetrahedron, 62(29), 6981-6989. 
12. Li, S., Yang, Z., Xu, D., Zhang, N., Liu, X. (2015). Effects of water, 
nutrient and host on root growth and nutrient absorption of Santalum 
album seedling. Journal of Plant Resources and Environment, 24(1), 1674-
7895. 
13. Liu, X., Xu, D., Yang, Z., Zhang, N., & Pan, L. (2018). Investigation of 
Exogenous Benzyladenine on Growth, Biochemical Composition, 
Photosynthesis and Antioxidant Activity of Indian Sandalwood (Santalum 
album L.) Seedlings. Journal of Plant Growth Regulation, 1-11. 
14. Ouyang, Y., Zhang, X., Chen, Y., Da Silva, J. A. T., & Ma, G. (2016). 
Growth, photosynthesis and haustorial development of semiparasitic 
Santalum album L. penetrating into roots of three hosts: a comparative 
study. Trees, 30(1), 317-328. 
15. Radomiljac, A. M. (1998). The influence of pot host species, seedling age 
and supplementary nursery nutrition on Santalum album Linn. (Indian 
sandalwood) plantation establishment within the Ord River Irrigation Area, 
Western Australia. Forest ecology and management, 102(2-3), 193-201. 
16. Radomiljac, A. M., McComb, J. A., & McGrath, J. F. (1999). Intermediate 
host influences on the root hemi-parasite Santalum album L. biomass 
partitioning. Forest Ecology and Management, 113(2-3), 143-153. 
17. Radomiljac, A. M., McComb, J. A., & Shea, S. R. (1998). Field 
establishment of Santalum album L.–the effect of the time of introduction 
of a pot host (Alternanthera nana R. Br.). Forest ecology and 
management, 111(2-3), 107-118. 
18. Singh, C. K., Raj, S. R., Jaiswal, P. S., Patil, V. R., Punwar, B. S., Chavda, 
44 
J. C., & Subhash, N. (2016). Effect of plant growth regulators on in vitro 
plant regeneration of sandalwood (Santalum album L.) via organogenesis. 
Agroforestry systems, 90(2), 281-288. 
19. Sutheesh, V. K., Jijeesh, C. M., & Divya, T. P. (2016). Evaluation of 
organic and inorganic pre-treatments for better seed germination and 
seedling vigour in (Santalum album L.). Plant Archives, 16(1), 143-150. 
20. Tripathi, M. K., Bele, D., Tiwari, G., Patel, R. P., & Ahuja, A. (2017). 
High frequency in vitro regeneration of sandalwood (Santalum album 
Linn.). Medicinal Plants-International Journal of Phytomedicines and 
Related Industries, 9(3), 154-166. 
21. William, E.R. and Matheson, A.C., 1994. “Experimental Design and 
Analysis for Use in Tree Improvement”. CSIRO, Melbourn and ACIAR, 
174 p. 
22. Zhang, X., da Silva, J. A. T., Duan, J., Deng, R., Xu, X., & Ma, G. (2012). 
Endogenous hormone levels and anatomical characters of haustoria in 
Santalum album L. seedlings before and after attachment to the host. 
Journal of plant physiology, 169(9), 859-866. 
Xác nhận BCN khoa Giáo viên hướng dẫn 
TS. Nguyễn Minh Chí 
TS. Phạm Thu Hà 
Sinh viên TTTN 
Lường Đại Thược 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_ky_thuat_giam_hom_dan_huong_tai_vien_kh.pdf