Khóa luận Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2018 tại Thái Nguyên

Phần 1

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Cây ngô (Zea mays L.) thuộc chi Maydeae, họ hòa thảo Graminae, có

nguồn gốc từ Trung Mỹ, là một trong 3 cây lương thực quan trọng trong nền

kinh tế thế giới. Mặc dù chỉ có 17% tổng sản lượng ngô được sử dụng làm

lương thực, nhưng ngô là nguồn lương thực chính góp phần nuôi sống 1/3 dân

số thế giới, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Ngô là nguồn thức ăn cho

chăn nuôi, khoảng 70% chất tinh trong thức ăn chăn nuôi là từ ngô (Ngô Hữu

Tình, 2003)[13]. Ngoài ra ngô còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công

nghiệp thực phẩm - dược phẩm và công nghiệp nhẹ. Hạt ngô giàu chất

xơ, nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Trong công nghiệp

ngô được chuyển hóa thành chất dẻo hay vải sợi, xăng sinh học, rượu, cồn. Sử

dụng trong chế biến thực phẩm thực phẩm: canh ngô, cháo ngô. Đây là một lý

do quan trọng để phát triển và mở rộng diện tích trồng ngô.

Trên thế giới, ngô xếp thứ ba về diện tích và thứ nhất về năng suất.

Trong những năm gần đây diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới

liên tục tăng, năm 1980 diện tích trồng ngô chỉ khoảng 125,8 triệu ha với

năng suất 31,5 tạ/ha đạt tổng sản lượng là 396,96 triệu tấn, đến 2018 diện tích

ngô tăng lên đáng kể đạt 197,1 triệu ha, năng suất 57,5 tạ/ha và sản lượng đạt

1134,7 triệu tấn (FAO,2019)[21].

Ở Việt Nam, năm 2017, diện tích ngô của cả nước đã đạt 1099,2 nghìn

ha, trong đó diện tích ngô lai đã chiếm khoảng 95%, sản lượng ngô đạt 5109,3

nghìn tấn, năng suất 46,4 tạ/ha (Tổng Cục Thống kê, 2019)[13]. Ngô đã được

đánh giá là một trong những cây lương thực quan trọng trong cơ cấu cây trồng

của Việt Nam, đặc biệt ở các tỉnh Trung du và miền núi trong đó có Thái

Nguyên. Việc khai thác tiềm năng năng suất của cây ngô thông qua ưu thế lai

và đưa nhanh các giống ngô lai vào sản xuất trên quy mô rộng lớn là một2

trong những đóng góp quan trọng làm tăng năng suất và sản lượng lương thực

trên cả nước.

Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, có

điều kiện đất đai, khí hậu cận nhiệt đới ẩm tiêu biểu đại diện cho vùng. Đây

cũng là nơi có hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển trong đó ngô được

xem là một trong những cây trồng chính góp phần thúc đẩy sản xuất và nâng

cao đời sống cho người dân. Tuy nhiên, sản xuất ngô của tỉnh còn chưa thật

ổn định năng suất trung bình còn thấp so với khu vực khác, giá thành ngô còn

thấp, nhu cầu ngô cho thức ăn chăn nuôi vẫn chưa được đáp ứng đủ. Để góp

phần giảm hạn chế trên cần xác định giống ngô lai mới có năng suất cao, thích

nghi tốt với điều kiện sinh thái của từng vùng để có những hướng cụ thể từ

khi chọn vật liệu lai tạo giống đến sử dụng các biện pháp canh tác phù hợp

phát huy tối đa tiềm năng của từng giống, tại mỗi vùng sinh thái. Vì vậy phát

triển các giống có khả năng chống chịu tốt, cho năng suất cao sẽ góp phần cải

thiện năng suất và nâng cao sản lượng ngô của tỉnh.

Xuất phát từ những yêu cầu và cơ sở thực tiễn nêu trên tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một

số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2018 tại Thái Nguyên”.

Khóa luận Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2018 tại Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Khóa luận Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2018 tại Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Khóa luận Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2018 tại Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Khóa luận Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2018 tại Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Khóa luận Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2018 tại Thái Nguyên trang 5

Trang 5

Khóa luận Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2018 tại Thái Nguyên trang 6

Trang 6

Khóa luận Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2018 tại Thái Nguyên trang 7

Trang 7

Khóa luận Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2018 tại Thái Nguyên trang 8

Trang 8

Khóa luận Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2018 tại Thái Nguyên trang 9

Trang 9

Khóa luận Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2018 tại Thái Nguyên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 56 trang xuanhieu 2260
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2018 tại Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2018 tại Thái Nguyên

Khóa luận Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2018 tại Thái Nguyên
,40cm/ngày. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của các THL tham 
gia thí nghiệm sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng (P>0,05). 
Giai đoạn 50 ngày sau trồng 
Giai đoạn này bộ rễ đã phát triển hoàn thiện, rễ chân kiềng ăn sâu giúp 
cây đứng vững và tăng khả năng chống đổ. Tốc độ tăng trưởng của các THL, 
giống thí nghiệm dao động từ 4,34-5,93cm/ngày. Các THL thí nghiệm đều có 
tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao hơn giống đối chứng ở mức độ tin cây 
95%. 
 35 
Giai đoạn 60 ngày sau trồng 
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các THL tham gia thí nghiệm bắt 
đầu giảm so với 50 ngày sau trồng, chiều cao cây đi vào ổn định để cây tập 
trung dinh dưỡng để nuôi bông cờ và bắp. Tốc độ tăng trưởng của các THL 
biến động từ 4,30-5,55 cm/ngày. Riêng giống đối chứng, chiều cao cây vẫn 
tiếp tục tăng. Tốc độ tăng trưởng của các THL tham gia thí nghiệm sai khác 
không có ý nghĩa so với giống đối chứng (P>0,05). 
4.4. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các 
THL thí nghiệm 
4.4.1. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại 
Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu 
bệnh là một chỉ tiêu quan trọng không thể thiếu trong công tác chọn tạo giống ngô, 
nó biểu hiện sự thích nghi của giống với điều kiện môi trường, điều kiện sinh thái 
của vùng. Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu 
bệnh phụ thuộc nhiều vào giống, kỹ thuật canh tác và thời tiết khí hậu. 
Bảng 4.5. Đánh giá mức độ nhiễm sâu đục thân và khả năng chống đổ 
của các THL thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên 
THL/giống Sâu đục thân (điểm) Gãy thân (điểm) 
CNC292 1 1 
CNC352 2 1 
CNC1570 1 1 
CNC1618 1 1 
CNC5023 1 1 
CNC9943 1 1 
VS7295 1 1 
VN378 1 1 
CNC8824 1 1 
LVN399 1 1 
NK4300 (Đ/C) 2 1 
 36 
Sâu đục thân là loại sâu phá hoại ngô làm cho năng suất giảm mạnh. 
Khi còn non sâu cắn rách lá tạo thành một đường thẳng trên lá. Sâu 3 tuổi đục 
vào thân và bắp. Sâu phát triển mạnh nhất vào hai giai đoạn khi ngô 5-6 lá và 
lúc ngô trỗ cờ. Sâu có thể phát sinh rộng, có thể 3-4 lỗ đục trên thân dẫn đến 
cây phát triển kém, năng suất giảm, gặp mưa to gió lớn dễ đổ gãy. Bắp ngô 
giảm quá trình tích lũy vật chất nuôi hạt, bắp nhỏ, hạt lép. 
Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy: các THL, giống thí nghiệm bị nhiễm 
sâu đục thân ở mức độ nhẹ, đánh giá điểm 1-2. THL CNC352 mức độ nhiễm 
sâu đục thân đánh giá điểm 2 tương đương so với công thức đối chứng. Các 
THL còn lại trong thí nghiệm mức độ nhiễm sâu đục thân đánh giá điểm 1 tốt 
hơn so với công thức đối chứng. 
4.4.2. Khả năng chống đổ 
Ngô là cây trồng thuộc họ hòa thảo nhưng có sinh khối rất lớn. Hàng 
năm nước ta có rất nhiều đợt bão, khi gặp gió bão nguy cơ bị gãy đổ rất cao. 
Mưa bão và hạn hán xuất hiện nhiều trong năm ở các vùng khác nhau, chính 
vì vậy lựa chọn được các giống có khả năng chống đổ tốt luôn được các nhà 
chọn tạo giống quan tâm. 
Kết quả theo dõi khả năng chống đổ của các THL, giống thí nghiệm 
cho thấy các THL, giống thí nghiệm có khả năng chống đổ tốt, tỷ lệ gãy thân 
nhỏ hơn 5% nên đánh giá điểm 1. 
4.5. Trạng thái cây, độ bao bắp của các THL thí nghiệm 
 Trạng thái cây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá độ đồng đều, tính ổn định 
của giống. Độ bao bắp liên quan đến quá trình bảo quản sản phẩm sau thu 
hoạch. 
 37 
Bảng 4.6. Trạng thái cây và độ bao bắp 
của các THL thí nghiệm vu ̣Xuân 2018 tại Thái Nguyên 
THL, giống 
Trạng thái cây 
(điểm) 
Độ bao bắp 
(điểm) 
CNC292 1 2 
CNC532 1 2 
CNC1570 2 2 
CNC1618 2 1 
CNC5023 3 2 
CNC9943 1 2 
VS7295 3 2 
VN378 1 1 
CNC8824 2 2 
LVN399 2 2 
NK4300 (Đ/C) 2 2 
- Trạng thái cây: đánh giá bằng phương pháp cảm quan dựa vào độ 
đồng đều của cây, mức độ thiệt hại của sâu bệnh, đổ gãy. Thời điểm đánh giá 
là 2 tuần trước khi thu hoạch. Trạng thái cây của các THL, giống thí nghiệm 
được đánh giá điểm 1 - 3. THL CNC292; CNC352; CNC9943; VN378 có 
trạng thái cây được đánh giá ở thang điểm 1 tốt hơn so với công thức đối 
chứng. THL CNC5023, VS7295 trạng thái cây đánh giá điểm 3 kém hơn 
giống đối chứng. Các THL còn lại trạng thái cây đánh giá điểm 2 bằng giống 
đối chứng. 
- Độ bao bắp: là đặc trưng của từng THL. Lá bi có tác dụng ngăn cách 
hạt ngô với môi trường tác nhân gây hại bên ngoài như mưa, gió, sâu, bệnh 
độ bao bắp là tính trạng do đơn gen quy định nên ít ảnh hưởng bởi điều kiện 
môi trường. Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy THL VN378 và CNC1618 có độ bao 
bắp tốt đánh giá điểm 1. Các THL còn lại có độ bao bắp đánh giá thang điểm 
2 tương đương so với giống đối chứng. 
 38 
4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất của các THL thí nghiệm 
Năng suất là một chỉ tiêu quan trọng được cấu thành bởi nhiều yếu tố 
như: số bắp/cây, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng, chiều dài bắp, đường kính bắp, 
M1000 hạt, số bắp/câysự thay đổi của các yếu tố này đều ảnh hưởng đến 
năng suất. Các yếu tố cấu thành năng suất có thể ảnh hưởng bởi di truyền 
cũng như nhiều các yếu tố khác như: điều kiện canh tác, ngoại cảnh. 
- Số bắp/cây 
Số bắp/cây được quyết định bởi yếu tố di truyền, ngoài ra còn phụ 
thuộc vào kỹ thuật canh tác. Các nghiên cứu cho thấy đối với ngô lấy hạt số 
bắp yêu cầu là 1-2 bắp (thường là 1 bắp) để cây tập trung dinh dưỡng nuôi 
bắp. Số bắp trên cây của các THL dao động từ 0,89 - 1,02 bắp/cây. Kết quả 
xử lí thống kê cho thấy các THL tham gia thí nghiệm có số bắp trên cây sai 
khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng (P>0,05). 
- Chiều dài bắp 
Chiều dài bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền, điều kiện ngoại cảnh, 
kỹ thuật chăm sóc. Các THL có chiều dài bắp đạt trung bình từ 16,01-17,69 
cm. THL CNC292, VS7295 có chiều dài bắp đạt 16,38 và 16,40 cm tương 
đương với giống đối chứng. Các THL còn lại có chiều dài bắp dài hơn giống 
đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. 
- Đường kính bắp 
Đây là một trong những yếu tố quyết định số hạt trên bắp, đường kính 
bắp phụ thuộc vào giống và điều kiện canh tác. Đường kính bắp của các THL 
thí nghiệm dao động trong khoảng 4,71-5,20 cm. THL CNC1570; CNC1618; 
VS7295 có đường kính bắp đạt 5,09- 5,20 cm lớn hơn so với giống đối chứng. 
THL LVN399 đường kính bắp đạt 4,71 cm nhỏ hơn giống đối chứng. Các 
THL còn lại trong thí nghiệm có đường kính bắp tương đương so với giống 
đối chứng ở mức tin cậy 95%. 
 39 
Bảng 4.7. Các yếu tố cấu thành năng suất của các THL thí nghiệm 
vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên 
Tổ hợp lai 
Số 
bắp/cây 
(bắp) 
Chiều 
dài bắp 
(cm) 
Đường 
kính bắp 
(cm) 
Hàng/ 
Bắp 
(hàng) 
Hạt/ 
Hàng 
(hạt) 
M 
1000 
(gam) 
CNC292 1,02 16,38 5,08 14,00 36,90 355,02 
CNC352 0,97 16,91 4,96 13,20 36,13 379,56 
CNC1570 0,98 17,04 5,09 15,80 34,80 352,47 
CNC1618 0,89 17,59 5,20 15,67 33,60 364,14 
CNC5023 0,95 16,74 4,88 13,40 34,53 344,23 
CNC9943 0,97 17,18 4,93 13,93 35,83 372,21 
VS7295 0,96 16,40 5,10 12,93 33,77 423,86 
VN378 0,98 17,58 4,96 13,13 35,50 375,21 
CNC8824 0,99 16,85 5,05 15,27 34,60 357,82 
LVN399 0,92 17,69 4,71 14,20 34,63 324,25 
NK4300 
(Đ/C) 
0,93 16,01 4,92 14,27 34,87 323,05 
P >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 
CV% 5,0 2,6 1,9 3,7 2,0 7,9 
LSD05 - 0,74 0,16 0,90 1,20 48,38 
- Số hàng hạt /bắp 
Đây là yếu tố đặc trưng của giống. Qua số liệu bảng 4.7 cho thấy: 
Các THL tham gia thí nghiệm có số hàng hạt/bắp từ 12,93-15,80 hàng. THL 
CNC352, VS7295, VN378 có số hàng hạt/bắp ít hơn giống đối chứng. Các 
THL CNC1570, CNC1618, CNC8824 có số hàng hạt/bắp đạt 15,80 hàng, 
15,67 và 15,27 hàng nhiều hơn giống đối chứng. Các THL còn lại có số hàng 
hạt/bắp tương đương so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. 
 - Số hạt/hàng 
Số hạt/hàng phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống ngoài ra còn 
phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thụ phấn thụ tinh. Số hạt/hàng của các THL 
 40 
tham gia thí nghiệm dao động từ 33,60-36,90 hạt. THL CNC292, CNC352, có 
số hạt/hàng đạt 36,90 và 36,13 hạt nhiều hơn giống đối chứng. THL 
CNC1618 có số hạt trên hàng là 33,6 hạt ít hơn giống đối chứng. Các THL 
còn lại có số hạt/hàng 33,77-34,80 hạt tương đương so với giống đối chứng ở 
mức độ tin cậy 95%. 
- Khối lượng 1000 hạt (M1000) 
Khối lượng 1000 hạt là do đặc tính di truyền của giống quy định nhưng 
phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh như: khí hậu, thời tiết, đất đai, kỹ thuật 
canh tác...Khối lượng 1000 hạt có mối tương quan thuận với năng suất, khối 
lượng 1000 hạt cao thì có khả năng cho năng suất cao. 
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy khối lượng 1000 hạt của các THL thí 
nghiệm biến động từ 323,05-423,86 gam. THL CNC352, CNC9943, VS7295, 
VN378 có khối lượng 1000 hạt đạt 372,21 – 423,86 gam lớn hơn giống đối 
chứng, các THL còn lại có khối lượng 1000 hạt tương đương với giống đối 
chứng (P<0,05). 
4.7. Năng suất của các THL tham gia thí nghiệm 
Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất, quyết định giống tốt hay xấu. 
Mục đích hàng đầu của các nhà chọn giống hiện nay vẫn là chọn được giống 
có năng suất cao, nhằm đáp ứng nhu cầu ngô ngày một tăng. 
4.7.1. Năng suất lý thuyết (NSLT) 
NSLTcho biết tiềm năng năng suất của các giống trong những điều kiện 
trồng trọt nhất định. Các yếu tố cấu thành NSLT là số bắp/cây, số hàng/bắp, 
số hạt/hàng, M1000 hạt. Các yếu tố đó tỷ lệ thuận với NSLT, do đó để tạo ra 
giống có năng suất cao thì cần chú ý tác động tới các yếu tố này. 
Qua bảng số liệu 4.8 cho thấy năng suất lý thuyết của các THL, giống 
thí nghiệm biến động từ 83,29-107,60 tạ/ha. Các THL tham gia thí nghiệm có 
năng suất lý thuyết sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng 
(P>0,05). 
 41 
4.7.2. Năng suất thực thu (NSTT) 
Năng suất thực thu là mục đích cuối cùng mà các nhà chọn giống và 
người sản xuất hướng tới, NSTT là chỉ tiêu tổng hợp các yếu tố, phản ánh 
chính xác nhất về đặc tính di truyền, tình hình sinh trưởng, phát triển của 
giống trong điều kiện trồng trọt và sinh thái nhất định. Giống có tiềm năng 
năng suất cao chỉ có thể phát huy tiềm năng đó khi nuôi dưỡng trong điều 
kiện thích hợp. 
Năng suất thực thu của các THL trong thí nghiệm dao động từ 67,58-
90,50 tạ/ha. THL CNC292, CNC352, CNC9943, VN378 năng suất thực thu đạt 
88,59 - 90,50 tạ/ha cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các 
THL còn lại có năng suất thực thu tương đương với giống đối chứng. 
Bảng 4.8. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các THL 
vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên 
Đơn vị: tạ/ha 
THL/giống NSLT NSTT 
CNC292 107,60 88,59 
CNC352 99,59 90,48 
CNC1570 107,37 89,71 
CNC1618 97,06 82,00 
CNC5023 86,22 67,58 
CNC9943 102,43 90,31 
VS7295 101,26 82,39 
VN378 97,58 90,50 
CNC8824 106,18 85,58 
LVN399 83,29 73,02 
NK4300 (Đ/C) 89,08 75,50 
P >0,05 <0,05 
CV% 10,7 8,0 
LSD05 - 11,3 
 42 
Hình 4.2. NSLT và NSTT của các THL thí nghiệm vụ 
Xuân 2018 tại Thái Nguyên 
 43 
Phần 5 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
5.1. Kết luận 
Từ kết quả nghiên cứu quá trình sinh trưởng phát triển của các THL 
ngô thí nghiệm vụ Xuân năm 2018 chúng tôi rút ra kết luận như sau: 
- Các THL tham gia thí nghiệm đều có khả năng sinh trưởng, phát triển 
tốt, trỗ cờ, tung phấn, phun râu trong điều kiện thuận lợi ở vụ Xuân 2018 tại 
Thái Nguyên. Các THL thí nghiệm đều thuộc nhóm thời gian sinh trưởng 
trung bình phù hợp với vụ Xuân tại Thái Nguyên. 
- Đánh giá tình hình nhiễm sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh, chống 
đổ tốt đánh giá điểm 1 và nhiễm sâu đục thân đánh giá điểm 1-2. 
- Trong các THL thí nghiệm có 4 THL là CNC292, CNC352, 
CNC9943, VN378 năng suất thực thu đạt 88,59 - 90,50 tạ/ha cao hơn giống 
đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. 
5.2. Đề nghị 
Tiếp tục nghiên cứu ở vụ tiếp theo để có kết luận chắc chắn về khả 
năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các THL thí nghiệm. 
 44 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. Tài liệu tiếng Việt 
1. Ag Biotech Việt Nam (2013), “Các nhà khoa học thực hiện kỹ thuật 
Multigen cải thiện hàm lượng tinh bột ở ngô” 
2. Ag Biotech Việt Nam (2013), “Cấy gen HVA1 và mtlD vào cây ngô để 
giúp cây khống chế khô hạn và mặn” 
3. Ag Biotech Việt Nam (2015), “Phản ứng của ngô GM (DKC6575) trong 
điều kiện khô hạn” 
4. Bộ NN và PTNT (2011), Quy phạm khảo nghiệm giống ngô quốc gia 
QCVN 01-56-2011. 
5. Vi Hữu Cầu, Phan Thị Vân (2013), “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, 
phát triển và mối tương quan giữa các chỉ tiêu nông học với năng suất của 
một số giống ngô lai tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ 
Đại học Thái Nguyên, Tập 107, Số 07, Tr. 103 - 107. 
6. Kiều Xuân Đàm, Trần Trung Kiên, Phan Thị Thu Hằng (2017), “Nghiên 
cứu tính thích nghi và ổn định của các giống ngô lai tại một số tỉnh Đông 
Nam Bộ và Tây Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái 
Nguyên, Tập 171, Số 11/2017, Tr. 121-128. 
7. Trần Văn Điền, Ngô Thế Tuyến Dũng, “ Nghiên cứu khả năng sinh 
trưởng và phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại tỉnh Tuyên 
Quang”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 
119(05)/2014 
8. Trần Thị Giang Hảo (2013), Ngô lai VS36 đáp ứng yêu cầu của nông dân 
Võ Nhai, Trung tâm giống cây trồng Thái Nguyên. 
9. Dương Trung Kiên (2014), “Triển vọng từ giống ngô lai DK8868”, Trung 
tâm Khuyến Nông, Thái Nguyên. 
10. Trần Trung Kiên, Triệu Kim Huệ, Lê Kiều Oanh, Dương Ngọc Hưng, 
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai 
 45 
mới chọn tạo tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học 
Thái Nguyên, Tập 111(11)/2013.Tr.19-27. 
11. Nguyễn Đức Lương, Dương Văn Sơn, Lương Văn Hinh (2000). Giáo trình 
cây ngô. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 
12. Ngô Hữu Tình (1997), Cây ngô, Giáo trình cao học Nông nghiệp, NXB 
Nông nghiệp, Hà Nội, Tr.92. 
13. Ngô Hữu Tình (2003), Cây ngô, NXB Nghệ An. 
14. Ngô Hữu Tình (2009), Chọn lọc và lai tạo giống ngô, Nxb Nông nghiệp, 
Hà Nội. 
15. Tổng cục thống kê: Niên giám thống kê 2018. 
16. Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Thái nguyên 2018. 
17. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (2014), Giống ngô lai mới VS36, 
 ngày 14/8/2014 
18. Viện nghiên cứu ngô (2012), “Giống ngô lai đơn LVN885”, nmri.org.vn 
19. Hồ Cao Việt, Lê Văn Gia Nhỏ, Lê Quý Kha (2014), thị trường và lợi 
thế so sánh sản xuất ngô lai của Đồng bằng Sông Cửu Long. 
20. Trần Hồng Uy (1997), Báo cáo kết quả ngô lai ở Việt Nam, Báo cáo của 
Viện Nghiên cứu Ngô tại hội nghị tổng kết 5 năm phát triển ngô lai (1992- 
1996), Hà Nội. 
II. tài liệu tiếng anh 
21. FAO (2019), số liệu thống kê, www.faosat.fao.org. 
22. Graham Brookes, 2011), “Global impact of Biotech crop, economic & 
environmental effects 1996-2009 ", PG Economics UK, 2011. 
23. ISAAA (2017), “Tình hình canh tác cây trồng biến đổi gen trên toàn cầu năm 
2016”, https://croplifevietnam.org/tieng-viet-tom-tat-bao-cao-cua-isaaa.html 
24. ISAAA (2018), “Tình hình thương mại hóa cây trồng BĐG toàn cầu năm 
2017”, https://croplifevietnam.org/tieng-viet-tom-tat-bao-cao-cua-isaaa.html 
 PHỤ LỤC 
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA THÍ NGHIỆM 
 Thời kỳ cây con Thời kỳ vun-chăm sóc 
Thời kỳ trổ cờ-tung phấn-phun râu Thời kỳ thu hoạch 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_kha_nang_sinh_truong_phat_trien_cua_mot.pdf