Khóa luận Nghiên cứu hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của các chủng vi sinh vật sinh màng nhầy được phân lập từ các mẫu đất dưới tán rừng thông nhựa (Pinus merkusii Jungh et de Vries) ở Hoành Bồ, Quảng Ninh
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Vi sinh vật là những sinh vật đơn bào có kích thước nhỏ, không quan
sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi. Thuật ngữ vi sinh vật
không tương đương với bất kỳ đơn vị phân loại nào trong phân loại khoa học.
Nó bao gồm cả virus, vi khuẩn, archaea, vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh
.v.v. Vi sinh vật là một thế giới sinh vật vô cùng nhỏ bé ta không thể quan sát
thấy bằng mắt thường. Nó phân bố ở khắp mọi nơi, trong đất, trong nước,
trong không khí, trong thực phẩm . Nó có mặt ở dưới những độ sâu tăm tối
của đại dương. Bào tử của nó tung bay trên những tầng cao của bầu khí
quyển, chu du theo những đám mây. Nó sống được trên kính, trên da, trên
giấy, trên những thiết bị bằng kim loại .
Vi sinh vật màng nhầy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiên
nhiên cũng như trong cuộc sống của con người. Chế phẩm vi sinh vật sinh
màng nhầy tăng khả năng giữ nước đối với cây trồng ở vùng khô hạn, tăng
khả năng sinh trưởng và giảm chi phí trong sản xuất Lâm nghiệp Trong đất
nhóm vi sinh vật sinh màng nhầy (polysacarit) có vai trò quan trọng trong
việc giữa ẩm đất và vật liệu cháy dưới tán rừng Nhóm sinh màng nhầy bao
gồm: Lipomyces, Bacillus, Azotobacter, Beijerinckia, Enterobacter Các
nhóm vi sinh vật này, trong quá trình sinh trưởng phát triển, đã tiết ra
polysacarit sinh học. Khi có mặt Ca++, các polysacarit sẽ cùng tác động tương
hỗ trong đất, giúp gắn kết các hạt đất, các hạt cát với nhau để tạo thành một
cấu tượng ổn định và bền vững. Do đó đất có khả năng tăng độ kết cấu, có
khả năng giữ nước, chống rửa trôi, làm giảm sự bay hơi nước2
Xuất phát từ những thực tế đó tôi chọn đề tài “Nghiên cứu hưởng của
một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của các chủng vi sinh vật sinh
màng nhầy được phân lập từ các mẫu đất dưới tán rừng thông nhựa (Pinus
merkusii Jungh et de Vries) ở Hoành Bồ, Quảng Ninh ” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp đại học, đó cũng là một hướng mới và rất cần thiết với thực
tiễn, đề xuất các phương pháp phân lập, tuyển chọn các vi sinh vật màng nhầy
có hoạt tính cao để sử dụng trong sản xuất chế phẩm sinh học tạo các chế
phẩm sinh học phục vụ cho hoạt động sản xuất lâm nghiệp đạt được năng
xuất cao
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng
của các chủng VSV sinh màng nhầy.
1.3. Ý nghĩa của luận án
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Là cơ sở khoa học để tạo chế phẩm sinh học từ một số chủng vi khuẩn
sinh màng nhầy cải tạo đất dưới tán rừng thông nhựa.
- Giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và tăng
các kỹ năng thực hành trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Phân lập được một số loại VSV sinh màng nhầy phân hủy nhanh vật
liệu khô dễ cháy dưới tán rừng thông nhằm hạn chế khả năng cháy rừng.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Là cơ sở ban đầu nghiên cứu các điều kiện tối ưu cho sinh trưởng và
phát triển của các vi sinh vật sinh màng nhầy
- Là cơ sở để sản xuất chế phẩm sinh học nhằm cải tạo đât phục vụ
trong sản xuất lâm nghiệp
- Nâng cao chất lượng và sản lượng của sản xuất lâm nghiệp hiện tại và trong
tương lai, góp phần nâng cao dinh dưỡng đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nghiên cứu hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của các chủng vi sinh vật sinh màng nhầy được phân lập từ các mẫu đất dưới tán rừng thông nhựa (Pinus merkusii Jungh et de Vries) ở Hoành Bồ, Quảng Ninh
tây 200 gam Glucose 20 gam Nước 1000 ml Khoai tây rửa sạch để cả vỏ, cắt thành khối có kích thước 1x1x1cm, cho vào đun cùng 1000 ml nước, đun sôi trong 30 phút. Lọc lấy nước trong, cho thêm nước để đủ 1000 ml. Sau đó cho D-glucose vào khuấy cho tan đều,cho vào 10 bình tam loại 250 ml nút bông và quấn giấy ở miệng bình, hấp khử trùng ở 1210C trong thời gian 20 phút (thí nghiệm được lặp lại 3 lần). + Môi trường King’B không agar thành phần gồm: K2HPO4 0,15 gam MgSO4.7H2O 0,15 gam Peptone 20 gam Glycerol 10 ml H2O 1000 ml Sau khi hấp khử trùng ở 1210C trong thời gian 20 phút sau đó để các bình môi trường vào trong tủ cấy, khử trùng các dụng cụ cần thiết và tiến hành trước ngọn lửa đèn cồn. + Môi trường NB không agar thành phần gồm: Môi trường – thịt – pepton có thành phần: Nước thịt 1000ml Pepton 10g, pH=7; 24 Môi trường được hấp khử trùng 1 atm/30 phút. Lấy từng loại chủng có hiệu lực cao, dùng que cấy khử trùng lấy từng loại VK sinh màng nhầy cho vào mỗi bình môi trường. Với mỗi loại lấy 1 vòng que cấy để đảm bảo lượng VK sinh màng nhầy đưa vào môi trường không quá ít. Nút bông và ghi rõ ký hiệu của từng loại. Cho các bình vào máy lắc, lắc với tốc độ 150 vòng/phút ở 280C với thời gian lắc 72 giờ. Lấy các bình đã lắc mỗi loại ra một ít làm mẫu trang trên môi trường PDA, đếm số lạc khuẩn hữu hiệu bằng phương pháp pha loãng tới hạn (Nguyễn Lân Dũng và Phạm Văn Ty, 1998); (Phạm Quang Thu và Nguyễn Thị Thúy Nga, 2007). 3.4.2. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của ẩm độ đến sự sinh trưởng của các chủng VSV sinh màng nhầy - Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của ẩm độ không khí đến sinh trưởng của hệ sợi nấm, khuẩn lạc VSV. Ẩm độ không khí cũng là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của VSV. Phương pháp được tiến hành theo Both.C pha NaCl với các nồng độ khác nhau trong bình hút ẩm để tạo môi trường không khí có độ ẩm không khí (RH%) khác nhau cụ thể như sau : Công thức CT1 CT2 Ct3 CT4 CT5 NaCl(g/100ml) 0 8 16 24 32 RH% 100 95 90 85 80 Dung dịch pha xong đổ vào bình hút ẩm, mỗi bình 500ml. Cấy nấm vào chính giữa đĩa thạch PDA, mỗi bình hút ẩm đặt 10 đĩa thạch đã cấy nấm, đậy nắp lại để trong tối ở nhiệt độ phòng, đo kết quả sau 14 ngày. Thí nghiệm lặp lại 3 lần. Đo đường kính trug bình của hệ sợi nấm làm kết quả đánh giá sự phát triển của nấm gây bệnh. 25 Hình 3.1: Máy lắc nhân sinh khối 3.4.3. Phương pháp xác định nhiệt độ sinh trưởng phù hợp : Được tiến hành với 8 công thức ở các thang nhiệt độ khác nhau (50C± 1, 100C± 1, 150C± 1, 200C± 1, 250C± 1, 300C± 1, 350C± 1, 400C± 1) mỗi công thức 5 đĩa Petri, thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Cấy một lượng VK sinh màng nhầy như nhau (1/3 vòng que cấy) vào chính giữa các đĩa Petri chứa môi trường Asby hoặc để ở các nhiệt độ khác nhau.Theo dõi và ghi lại đường kính (đo hai chiều vuông góc rồi lấy trị số trung bình) phát triển của khuẩn lạc. Qua đó đánh giá mức độ phát triển của các chủng VSV ở các điều kiện khác nhau. 26 Hình 3.2: Kính hiển vi sử dụng trong phòng thí nghiệm 27 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Dựa trên cơ sở các kết quả thí nghiệm trước kia của Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng đã phân lập được 20 chủng Vi sinh vật sinh màng nhầy từ các mẫu đất thu thập từ rừng thông nhựa trên địa bàn huyện Hoành Bồ: Bảng 4.1: Các chủng VSV sinh màng nhầy đã được phân lập STT Mẫu Địa điểm thu mẫu Ký hiệu chủng VSV phân lập đươc 1 HB16 Hoành Bồ - Quảng Ninh P16; P16.1 2 HB17 Hoành Bồ - Quảng Ninh _ 3 HB18 Hoành Bồ - Quảng Ninh _ 4 HB19 Hoành Bồ - Quảng Ninh P19 5 HB20 Hoành Bồ - Quảng Ninh _ 6 HB21 Hoành Bồ - Quảng Ninh P21 7 HB22 Hoành Bồ - Quảng Ninh - 8 HB40 Hoành Bồ - Quảng Ninh P40 9 HB41 Hoành Bồ - Quảng Ninh P41 10 HB42 Hoành Bồ - Quảng Ninh _ 11 HB43 Hoành Bồ - Quảng Ninh P43 12 HB44 Hoành Bồ - Quảng Ninh P44 13 HB45 Hoành Bồ - Quảng Ninh _ 14 HB46 Hoành Bồ - Quảng Ninh _ 15 HB47 Hoành Bồ - Quảng Ninh P47 16 HB48 Hoành Bồ - Quảng Ninh _ 17 HB49 Hoành Bồ - Quảng Ninh _ 18 HB50 Hoành Bồ - Quảng Ninh _ 19 HB51 Hoành Bồ - Quảng Ninh P51 20 HB52 Hoành Bồ - Quảng Ninh P52 Từ 20 mẫu đất thu thập trên địa bàn huyện Hoành Bồ - Quảng Ninh, tiến hành phân lập được 11 chủng Vi sinh vật sinh màng nhầy. 28 P16 P16.1 P19 P21 P41 P44 Hình 4.1: Một số chủng VSV sinh màng nhầy 4.1. Kết quả xác định độ nhớt và hàm lượng Polysaccaride của các chủng VSV sinh màng nhầy Căn cứ vào phân lập tuyển chọn các chủng vi sinh VSV sinh màng nhầy trong phòng thí nghiệm đã tiến hành sử dụng 11 chủng VSV sinh màng nhầy để đánh giá độ nhớt và hàm lượng polysaccarits tạo được thành, kết quả được trình bày qua bảng 4.2. Bảng 4.2: Độ nhớt của 11 chủng VSV sinh màng nhầy STT Ký hiệu mẫu Độ nhớt (centipoise, cP) 1 P40 9 2 P41 7 3 P43 8 4 P47 5 5 P51 2 6 P52 8 7 P16 3 8 P16.1 4 9 P19 2 10 P21 1 11 P44 3 29 Từ kết quả thí nghiệm và bảng 4.2 ta có biểu đồ hình 4.2 Hình 4.2. Biểu đồ khả năng tạo độ nhớt của các chủng VSV sinh màng nhầy Hình 4.3. Khả năng sinh polysaccarit của chủng P16.1 và P51 Theo bảng số liệu 4.2 và biểu đồ hình 4.2 ta thấy cả 11chủng đều có khả năng tạo độ nhớt, trong đó: Chủng P40 sản sinh ra lượng Polysaccarrit lớn nhất, đạt 9 centipoise. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 P40 P41 P43 P47 P51 P52 P16 P16.1 P19 P21 P44 Độ nhớt (centipoise, cP) Độ nhớt (centipoise, cP) 30 Chủng P21 sản sinh ra lượng Polysaccarrit ít nhất, đạt 1 centipoise. Hai chủng P43 và P52 đều sản sinh được lượng Polysaccarrit là 8 centipoise. Các chủng còn lại sản sinh lượng Polysaccarrit ở mức độ trung bình 3-5 centipose. P.43 P.52 P.40 P.51 Hình 4.4: Các chủng vi khuẩn sinh màng nhầy tiến hành nghiên cứu 4.2. Kết quả xác đinh môi trường nhân sinh khối phù hợp Thí nghiệm chỉ thực hiện đối với 3 chủng VSV có khả năng sinh màng nhày có chỉ số độ nhớt cao nhất: P.40; P.43; P.52. Mỗi chủng vi khuẩn có môi trường dinh dưỡng phù hợp khác nhau được thể hiện ở khả năng sinh trưởng (mật độ lạc khuẩn hữu hiệu trên 1 ml dung dịch nuôi cấy là lớn nhất). Chính vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến mật độ khuẩn lạc giúp chúng ta biết được trên môi trường nào 31 vi khuẩn có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhất, từ đó xác định được môi trường nhân sinh tốt nhất. Thí nghiệm được thực hiện trên 3 môi trường dinh dưỡng khác nhau, kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.3. Bảng 4.3: Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến môi trường mật độ vi khuấn sinh màng nhầy TT Môi trường nhân sinh khối Mật độ tế bào hữu hiệu của các chủng vi khuẩn sinh màng nhầy (CFU/ml) P.43 P.40 P.52 1 Môi trường PD 3.9 x 109 5.4 x 109 6.7 x 109 2 Môi trường Hansen 5.7 x 109 7.2 x 109 5.2 x 109 3 Môi trường King’ B không có agar 5.3x 109 5.9 x 109 5.5 x 109 Qua thí nghiệm đã tiến hành ở 3 MT khác nhau và kết quả ở bảng 4.3 ta có biểu đồ hình 4.3. Hình 4.5. Biều đồ mức độ phát triển của các chủng vi sinh vật ở các môi trường nhân sinh khối khác nhau 0 1 2 3 4 5 6 7 8 P.43 P.40 P.52 MT PD MT Hansen MT King' B 32 Qua bảng số liệu bảng 4.3 và hình 4.5 cho thấy các chủng khuẩn sinh màng nhầy này đều có khả năng sinh trưởng ở 3 môi trường dinh dưỡng. Ngoài ra bảng số liệu cho thấy có sự chênh lệch về mật độ khuẩn lạc của cácchủng khi được nuôi cấy ở các môi trường khác nhau: - Đối với 2 chủng P40 và P43 mật độ tế bào cao nhất khi nuôi cấy trong môi trường Hansen, mật độ tế bào đạt tới 5.7*109 và 7.2*109 CFU/ml. - Chủng P52 ở môi trường PD cho thấy mật độ tế bào đạt cao nhất 6.7*109 CFU/ml. Kết luận: Qua kết quả thí nghiệm đã tiến hành và số liệu ở bảng 4.3 cho thấy MT Hansen là MT tốt nhất để nuôi cấy chủng P40 và P43, còn MT PD là môi trường thích hợp để nuôi cấy chủng P52. MT King’B không agar MT Hansen MT PD Hình 4.6. Mật độ khuẩn lạc của chủng P43 ở 3 môi trường nuôi cấy 4.3. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của các chủng VSV sinh màng nhầy Sự phù hợp của nhiệt độ đến từng chủng VSV biểu hiện ở khả năng sinh trưởng của chúng (mật độ khuẩn lạc hữu hiệu trên 1ml dung dịch nuôi cấy là lớn nhất). Ở mỗi loài vi khuẩn thì sự phù hợp với các nhiệt độ là khác nhau để đảm bảo được mật độ khuẩn lạc hữu hiệu tối ưu thí nghiệm được thực 33 hiện trên 8 chế độ nhiệt độ khác nhau: 50C, 100C, 150C, 200C, 250C, 300C, 350C, 400C kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.4. Bảng 4.4: Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy đến mật độ tế bào vi khuẩn sinh màng nhầy TT Chủng VSV Mật độ tế bào hữu hiệu của các chủng VSV (cfu/ml) 5oC 10oC 15oC 20oC 25oC 30oC 35oC 40oC 1 P43 6,3.104 7,4.105 7,1.107 9,7.108 3,8.109 2,5.109 8,2.107 8,5.107 2 P40 6,7.104 6,8.105 6,8.107 1,9.109 4,1.109 3,5.109 7,9.107 6,8.107 3 P52 6,1.104 5,5.105 5,4.107 8,7.108 2,3.109 1,1.109 8,3.107 9,7.107 Thí nghiệm xác định nhiệt độ nuôi cấy phù hợp với các chủng vi khuẩn sinh màng nhầy được thực hiện ở 8 thang nhiệt độ từ 5 đến 40 độ C. Qua bảng số liệu ta có thể thấy rằng các chủng vi sinh vật đều có thể sinh trưởng được trong khoảng nhiệt độ từ 5 đến 400C. Nhưng khi ở điều kiện nhiệt độ 5 và 100C các chủng VSV phát triển kém, mật dộ tế bào chỉ đạt được 105CFU/ml. Khi thí nghiệm tăng nhiệt độ từ 10 đến 250C mật độ tế bào ở từng thang nhiệt độ cũng tăng lên. Mật độ tế bào đạt cao nhất khi nuôi cấy ở 25oC. Khi tăng nhiệt độ lên trên 250C mật độ tế bào có trong môi trường nuôi cấy bắt đầu giảm. Nhìn chung, 3 chủng VSV đều có khả năng sinh trưởng ở nhiệt độ từ 5 đến 40oC nhưng qua bảng 4.4 ta thấy mức nhiệt độ mà cả 3 chủng VSV sinh trưởng tốt nhất là 25oC cho thấy mức nhiệt độ 25oC là thích hợp nhất để nuôi cấy 3 chủng VSV. 34 5 oC 10 oC 15 oC 20 oC 25 oC 30 oC 35 oC 40 oC Hình 4.7. Mật độ khuẩn lạc của chủng P40 ở 8 thang nhiệt độ khác nhau 4.4. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của ẩm độ đến sự sinh trưởng của các chủng VSV sinh màng nhầy Qua thí nghiệm tiến hành để đánh giá ảnh hưởng của ẩm độ đến sự sinh trưởng của 3 chủng VSV P40, P43 và P52 đã thực hiện với 5 mức ẩm độ khác nhau từ 60% đến 100% và kết quả được trình bày tại bảng 4.5. Bảng 4.5: Ảnh hưởng của ẩm độ môi trường đến đường kính khuẩn lạc vi khuẩn sinh màng nhầy STT KH Mẫu Ẩm độ (mm) 60% 70% 80% 90% 100% 1 P40 15.2 19 22.5 17.5 16 2 P43 13.5 15.5 18 14.5 12.5 3 P52 9.5 10.5 12.5 11.5 10 35 Từ bảng 4.5 ta có biểu đồ hình 4.8. Hinh 4.8. Biểu đồ ảnh hưởng của độ ẩm nuôi cấy đến đường kính khuẩn lạc vi sinh vật sinh màng nhầy sau 10 ngày nuôi cấy Qua bảng số liệu 4.5 và biểu đồ 4.5, sau 10 ngày nuôi cấy, các chủng vi sinh vật sinh màng nhầy sinh trưởng và phát triển được ở cả 5 thang ẩm độ thí nghiệm. Chủng P.40 phát triển mạnh nhất so với 2 chủng VSV còn lại, đạt đường kính khuẩn lạc lớn nhất 22.5 mm. Cả 3 chủng VSV đều đạt đường kính lớn nhất ở điều kiện độ ẩm 80%. Khi độ ẩm tăng từ 60 đến 80%, đường kính khuẩn lạc trên môi trường nuôi cấy cũng tăng theo. Độ ẩm tăng từ 80% đến 100%, đường kính khuẩn lạc giảm dần. 0 5 10 15 20 25 P40 P43 P52 60% 70% 80% 90% 100% 36 60% 70% 80% 90% 100% Hình 4.9: VSV P.43 ở các ẩm độ khác nhau sau 5 ngày nuôi cấy Sau 10 ngày nuôi cấy trên môi trường PDA, chủng P43 sinh trưởng và phát triển được ở cả 5 thang ẩm độ nghiên cứu. Ở điều kiên ẩm độ 80%, khuẩn lạc của chủng P.43 có đường kính lớn nhất, đạt 18 mm. Ở điều kiện ẩm độ 60%, khuẩn lạc có đường kính nhỏ nhất, đạt 13.5 mm. Khi ẩm độ tăng từ 60 đến 80%, đường kính khuẩn lạc tăng dần. Đường kính khuẩn lạc giảm khi ẩm độ tăng từ 80 đến 100%. Qua kết quả phân tích cho ta thấy, cả 3 chủng P40, P43 và P52 đều có thể sinh trưởng ở các mức ẩm độ từ 60 đến 100% nhưng qua bảng 4.5 và biểu đồ hình 4.8 cho thấy mức ẩm độ thích hợp để nuôi cấy của cả 3 chủng là mức ẩm độ 80%. 37 PHẦN 5 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận - Khóa luận đã bước đầu xác định được 3 chủng P40, P43, P52 có khả năng sản sinh ra lượng Polysaccarrit lớn nhất, đạt 8 centipoise trở lên. - Tiếp tục đánh giá sinh trưởng và phát triển của 3 chủng Vi sinh vật sinh màng nhầy ở các môi trường nuôi cấy khác nhau, các điều kiện nhiệt độ và ẩm độ khác nhau, có được kết quả: + Chủng P40 khi tiến hành lắc nhân sinh khối đạt mật độ cao nhất ở môi trường Hansen, mật độ đạt được 7,2 x 109CFU/ml, nhiệt độ nuôi cấy tốt nhất ở khoảng 25oC. + Chủng P43 nhân sinh khối đạt mật độ cao nhất ở môi trường Hansen nhiệt độ nuôi cấy khoảng 25oC,mật độ đạt được 5.7 x 109 CFU/ml. + Chủng P52 nhân sinh khối đạt mật độ cao nhất ở môi trường PD đạt 6.7 x 109, nhiệt độ nuôi cấy tốt nhất khoảng 25oC. + Cả 3 chủng P40, P43, P52 đều sinh trưởng tốt nhất ở ẩm độ 80%. 5.2. Kiến nghị Tiếp túc nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện sinh trưởng: thời gian nhân sinh khối, tốc độ lắc, pH môi trường của 3 chủng VSV, tiến hành định danh xác định mức độ an toàn sinh học. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Kiều Băng Tâm (2009), Chế phẩm nấm men Lipomyces sinh màng nhầy nhằm giữ ẩm và cải thiện một số tính chất đất dốc tại huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận án Tiến sỹ trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội 2. Tống Kim Thuần, Đặng Thị Mai Anh, Đỗ Thị Thu Phương (2005), Nghiên cứu sản xuất chế phẩm giữ ẩm vi sinh vật giữ ẩm Lipomycin starkeyi PT7.1 trên cơ chất bột sắn. Những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu sinh học sự sống. Báo cáo khoa học tại Hội nghị Toàn quốc lần thứ 5. Đại học Y Hà Nội 3/11/2005 3. Nguyễn Thị Thúy Nga (2010). “Phân lập, tuyển chọn vi sinh vật có khả năng phân giải xenlulo hiệu lực cao, phù hợp với điều kiện đất bạc màu và đặc điểm sinh học của chúng để sản xuất phân vi sinh cho cây lâm nghiệp”. Tạp chí khoa học lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam số 4/2010. II. Tài liệu tiếng Anh 4. Lu WJ., Wang HT., Nie YF., Wang ZC., Huang HY., Qiu XY., Chen JC. (2005), “Effect of inoculating flower stalks and vegetable waste, Awith ligno- cellulolytic microorganisms on the composting process”, Journal of Environmental Science and Health B.39 (5-6), pp.871-875 5. Hsi-Jien Chen, Han-Ja Chang, Chahhao Fan, Wen-Hsin Chen, Meng (2011). “Screening, isolation and characterization of xenlulo biotransformation bacteria from specific soils”, International Conference on Environment and Industrial Innovation IPCBEE vol.12 (2011) IACSIT Press, Singapore. 39 6. Lamot E.L and Voets J.P. (1978), “Microbial bio - degradation of cellophane”, Zeitschrift fur allgemeine.18, pp.183-188. 7. Bashir Ahmad, Sahar Nigar, S. Sadaf Ali Shah, Shumaila Bashir, Javid Ali, Saeeda Yousaf an Javid Abbas Bangash (2013), “Isolation and Identification of Xenlulo Degrading Bacteria from Municipal Waste and their Scereening for potenital Antimicrobitial Activity”, World applied sciences Journal 27 (11): 1420-1426, 2013 PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
File đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_huong_cua_mot_so_nhan_to_sinh_thai_den.pdf