Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

PHẦN 1

MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Rừng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kính tế xã hội của mỗi một

quốc gia và của khu vực. Rừng bảo vệ môi trường sống của con người, bảo

tồn các nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế thiên tai, tạo điều kiện

thuận lợi cho các hoạt động sản xuất phát triển, rừng cung cấp các nhu cầu

thiếu yếu cho cuộc sống con người, rừng bảo tồn những nét văn hóa truyền

thống, lịch sử của các cộng đồng, Đặc biệt rừng cung cấp phần lớn các nhu

cầu thiết yếu cho các các cộng đồng dân tộc sống trong rừng, sống gần rừng,

sống phụ thuộc vào rừng. Chính vì vậy công tác quản lý bảo vệ và phát triển

rừng là một trong những vấn đề đang được Đảng, Nhà Nước và các địa

phương quan tâm hàng đầu. Trong thời gian vừa qua, đặc biệt là từ thời kỳ đổi

mới Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách về quản lý bảo vệ

rừng nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng. Hơn nữa việc

quản lý bảo vệ rừng có thành công hay không phụ thuộc vào sự tham gia của

các bên liên quan trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của cộng đồng địa

phương. Do vậy các chính sách về quản lý bảo vệ rừng đều hướng vào lôi

cuốn, tạo điều kiện cho các thành phần tham gia, ưu tiên cho những người dân

sống trong rừng, gần rừng và sống phụ thuộc vào rừng.

Trong giai đoạn vừa qua, nhờ những thành công trong đổi mới chính

sách quản lý bảo vệ rừng, rừng ở nước ta dần dần được phục hồi, độ che phủ

tăng lên, môi trường sống được cải thiện, góp phần vào phát triển kinh tế xã

hội của đất nước, ổn định và nâng cao đời sống người dân sống trong và gần

rừng. Bên cạnh đó chính sách bảo vệ phát triển rừng còn nhiều bất cập, những

tác động ảnh hưởng tiêu cực đến việc quản lý và bảo vệ rừng vẫn còn. Thực tế

này đòi hỏi cần có những nghiên cứu cụ thể, mang tính hệ thống về tác động

của các chính sách quản lý bảo vệ rừng đối với người dân.2

Mục tiêu của ngành lâm nghiệp được đề cập trong Chiến lược phát

triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 là: “Thiết lập, quản lý, bảo

vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất được quy hoạch cho lâm

nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm

2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ

chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào

quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa

dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng

cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ vững an

ninh quốc phòng’’.

Xuất phát từ các vấn đề trên, tôi thấy việc“Nghiên cứu giải pháp nâng

cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn

Bàn, tỉnh Lào Cai” là hết sức quan trọng và cấn thiết, đáp ứng yêu cầu của

công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng hiện nay.

Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trang 1

Trang 1

Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trang 2

Trang 2

Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trang 3

Trang 3

Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trang 4

Trang 4

Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trang 5

Trang 5

Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trang 6

Trang 6

Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trang 7

Trang 7

Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trang 8

Trang 8

Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trang 9

Trang 9

Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 66 trang xuanhieu 7280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
ản lý, bảo vệ và hưởng lợi theo chính sách của nhà nước, 
lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành các hoạt động của thôn về thực hiện 
công tác quản lý BVR, là trung tâm khâu nối các quan hệ giữa chính quyền, 
các cơ quan chức năng liên quan với hộ gia đình, người dân thuộc cộng đồng 
trong việc thực hiện đồng quản lý. 
4.4. Thuận lợi, khó khăn trong công tác bảo vệ phát triển rừng của xã 
Liêm Phú 
4.4.1. Thuận lợi 
 - Có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú giàu tiềm năng 
phát triển các ngành nghề du lịch sinh thái, có diện tích đất rừng, rừng tự 
nhiên rộng lớn thuận lợi phát triển kinh tế cho địa bàn xã. 
 - Có nguồn lao động dồi dào từ chính người dân trong thôn bản, người 
dân cần cù, chăm chỉ chịu khó trong các hoạt động phát triển kinh tế hộ. 
48 
 - Luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của huyện ủy- HĐND- 
UBND huyện, sự giúp đỡ của các phòng, ban của UBND huyện Văn Bàn. 
 - Sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, và sự phố hợp chặt chẽ 
của thường trực HĐND xã, các ban, ngành, đoàn thể và các lực lượng đứng 
chân trên địa bàn xã trong công tác bảo vệ phát triển rừng và phòng cháy chữa 
cháy rừng. 
 - Cán bộ xã có trình độ đại học khả năng tiếp thu và thực hiện các công 
tác quản lý và bảo vệ phát triển rừng được giao phó tốt. 
 - Được sự giúp đỡ, hỗ trợ của người dân trong địa bàn xã, người dân 
trên địa bàn xã sẵn sàng thực hiện cách chính sách của Đảng và pháp luật của 
nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng. 
 - Chính trị ổn định, quốc phòng an ninh được đảm bảo, người dân yên 
tâm trong sản xuất cũng như trong các công tác bảo vệ phát triển rừng. 
4.4.2. Khó khăn 
 - Ý thức của người dân trên địa bàn xã chưa cao, gia súc, gia cầm đặc 
biệt là trâu, bò còn chăn thả tự do, khó kiểm soắt, làm ảnh hưởng lớn đến việc 
bảo vệ phát triển lâm nghiệp như trồng rừng và bảo vệ rừng đã có. 
 - Người dân chưa thực sự tham gia vào các công tác bảo vệ phát triển 
rừng, một số người dân vẫn cố tình thai thác rừng trái pháp luật, hoặc là biết 
người vi phạm nhưng không báo với cán bộ kiểm lâm để tiến hành điều tra và 
xử lý. 
 - Lực lượng bán bộ kiểm lâm xã mỏng, địa vị pháp lý chưa rõ ràng, 
trang thiết bị, phương tiện thiếu thốn, lạc hậu. Chế độ, chính sách cho kiểm 
lâm chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Công tác đào tạo huấn luyện 
nhiệm vụ, giáo dục đạo đức phẩm chất cho đội ngũ bảo vệ rừng nhất là kiểm 
lâm chưa được coi trọng đúng mức, chưa có cơ sở, vật chất cho việc huấn luyện. 
49 
 - Phạm vi quản lý của kiểm lâm quá rộng, địa hình đồi núi, sông suối 
chia cắt phức tạp, khó khăn trong việc kiểm tra thường xuyên để phát hiện vi 
phạm và sử lý. 
 - Vai trò trách nhiệm của cán bộ thôn, của các tổ chức, cá nhân hộ gia 
đình trong nhiệm vụ bảo vệ rừng chưa thực sự vào cuộc kịp thời, người dân 
vẫn còn có thái độ e ngại, né tránh ngại va chạm với các đối tượng lâm tặc, 
chưa tích cực tham gia phối hợp với các lực lượng chức năng trong việc đấu 
tranh, tố rác các đối tượng có hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản 
trái pháp luật. 
- Hoạt động tuyên truyền, vận động và phổ biến thông tin pháp luật 
chưa được chú trọng đúng mức và không có sự lồng ghép với các dự án, 
chương trình lễ hội hay hoạt động của các ban, ngành liên quan. 
- Thủ tục hành chính kiểm soát khai thác gỗ (phê duyệt, cấp phép) quan 
liêu, gây phiền hà cho người dân, do trình độ học vấn thấp, gây ra việc người 
dân vì ngại mà bỏ qua không chấp hành pháp luật, nhất là khi số lượng gỗ 
khai thác mỗi lần không lớn. 
- Cuộc sống của người dân địa phương vẫn còn khó khăn, nhận thức 
hạn chế, nghành nghề khác chưa phát triển dẫn đến sự phụ thuộc vào rừng lớn. 
50 
4.4.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công tác 
bảo vệ phát triển rừng của địa bàn 
- Điểm mạnh: 
+ Có đội ngũ cán bộ xã có trình độ 
cao. 
+ An ninh, Chính trị ổn định. 
+ Diện tích rừng rộng, tài nguyên 
thiên nhiên phong phú. 
+ Người dân trong địa bàn cần cù, 
chịu khó trong công tác bảo vệ phát 
triển rừng. 
+ Xã có diện tích đất nông, lâm 
nghiệp rộng lớn có tiềm năng phát 
triển dịch vụ nông, lâm nghiệp. 
+ Cảnh quan thiên nhiên sạch, đẹp. 
trên các con sông, suối có nhiều thác 
bay đẹp thuận lợi cho việc phát triển 
tiềm năng du lịch sinh thái. 
- Điểm yếu: 
+ Địa hình đồi núi, sông suối hiểm 
trở, bị chưa cắt. 
+ Trình độ nhận thức của người dân 
chưa cao 
+ Khai thác rừng, săn bắn động vật 
trái phép vẫn xảy ra, cán bộ kiểm lâm 
chưa kiểm soát được hết. 
+ Sự phối hợp giữa cán bộ kiểm lâm 
và người dân trong công tác bảo vệ 
phát triển rừng chưa cao. 
+ Người dân vẫn quen thói sinh hoạt 
lạc hậu, gia súc chăn thả tự do khó 
khăn cho cán bộ kiểm lâm trong công 
tác bảo vệ phát triển rừng. 
- Cơ hội: 
+ Có cơ hội xuất bán các sản phẩm 
lâm sản. 
+ Xuất bán các cây dược liệu, cây 
cảnh. 
- Thách thức: 
+ Sự cạnh tranh về chất lượng sản 
phẩm, cạnh tranh về giá cả thị trường 
4.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát 
triển rừng trên địa bàn xã Liêm Phú 
 - Xuất phát từ phân tích các thuận lợi - khó khăn gặp phải và phân tích 
SWOT, tôi đề xuất các giải pháp như sau: 
 + Tuyên truyền, tập huấn, giáo dục nhằm nâng cao ý thức của người 
dân. 
 + Vận động, khuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng và khen 
thưởng cho người dân đã tham gia bảo vệ phát triển rừng. 
 + Nghiêm cấm người dân chăn thả gia súc tự do, nếu vi phạm sẽ bị xử 
phạt tài chính theo mức độ và số lần vi phạm. 
51 
 + Phải thực hiện biện pháp chế tài, xử phạt đối với người vi phạm hoặc 
đối với người biết người vi phạm mà không thông báo với cán bộ kiểm lâm. 
 + Nâng cao vai trò, trách nghiệm của cán bộ thôn, của các tổ chức, cá 
nhân hộ gia đình trong công tác bảo vệ phát triển rưng. 
+ Cần có thêm biên chế tuyển dụng cán bộ kiểm lâm, cán bộ quản lý 
bảo vệ rừng. Cần phân quyền quản lý và chi trả mức lương hợp lý rõ ràng, mở 
lớp đào tạo huấn luyện cho đội ngũ quản lý bảo vệ rừng nhất là cán bộ kiểm 
lâm, cung cấp trang thiết bị, phương tiện tuần tra kiểm soát cho cán bộ và 
nhân viên, xây dựng một đội ngũ nhân viên tận tình với công việc có cơ sở vật 
chất và trang thiết bị đầy đủ sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy 
ra trong công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng. 
+ Chú trọng đến việc trao quyền quản lý cho người dân, giao đất giao 
rừng cho công đồng dân cư hỗ trợ quản lý và bảo vệ, Công tác quản lý, bảo vệ 
rừng chỉ đạt hiệu quả khi có sự phối hợp tốt giữa chủ rừng, lực lượng Kiểm 
lâm và chính quyền địa phương. Vì thế, chính quyền địa phương phải xem 
đây là nhiệm vụ của mình, phải tham gia giải quyết các vấn đề đất đai, sinh 
kế, an sinh xã hội, đồng thời có biện pháp răn đe, giáo dục, phòng ngừa hành 
vi vi phạm. 
+ Tăng cường công tác phối hợp với các ngành chức năng, các thôn 
triển khai thực hiện các nhiệm vụ về công tác quản lý bảo vệ và phát triển 
rừng. Chỉ đạo lực lượng công an xã, dân quân, kiểm lâm địa bàn tổ chức tuần 
tra trên các tuyến đường liên xã, liên thôn để kịp thời ngăn chặn các hành vi 
mua, bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu 
quả Nghị định số 133/2015/NĐ-CP “ Quy định việc phối hợp của dân quân tự 
vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an 
ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng”. 
52 
+ Có chính sách bảo vệ, giữ bí mật, khen thưởng thích đáng đối với 
những cá nhân mạnh dạn tố cáo các đối tượng có hành vi vi phạm lâm luật 
như khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép. 
+ Duy trì hoạt động tuần tra, kiểm soát của các tổ, đội quần chúng bảo 
vệ rừng các thôn. Tổ chức tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và 
công tác tiếp dân theo quy định. 
+ Cụ thể hóa các quy định pháp luật phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã 
hội và văn hóa của người dân địa phương để họ hiểu rõ chính sách phát triển 
lâm nghiệp, tôn trọng tập tục của người dân địa phương; Xây dựng cơ chế 
chia sẻ lợi ích phù hợp, bao gồm cả lợi ích từ sản phẩm gỗ; Quy định cụ thể 
về đơn vị chịu trách nhiệm hỗ trợ điều tra, thiết kế và cấp phép khai thác cho 
người dân địa phương; Vai trò, trách nhiệm của chủ rừng trong hoạt động 
quản lý bảo vệ. Bên cạnh đó, hỗ trợ, tư vấn về hoạt động quản lý bảo vệ rừng, 
các hoạt động sau giao rừng (làm giàu, phục hồi, tuần tra, khai thác); Điều 
tra hiện trạng rừng cộng đồng, xác định tăng trưởng và trữ lượng có thể khai 
thác được hàng năm. 
+ Xây dựng các kênh truyền thông qua các hoạt động văn hóa cộng 
đồng để người dân hiểu và tuân thủ đúng quy định của Luật Lâm nghiệp; Xây 
dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng phân theo địa phương và các 
chủ rừng, kế hoạch giám sát, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng theo từng 
năm; Cấp quyền sử dụng đất hợp pháp cho người dân đối với những hộ có 
rừng, nương rẫy đã khai hoang từ lâu để hợp thức hóa thủ tục về đất đai, tránh 
tình trạng tranh chấp giữa các hộ. 
+ Phổ biến giáo dục luật bảo vệ và phát triển rừng phải được thực hiện 
theo kế hoạch, chương trình cụ thể, trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, phù hợp 
với yêu cầu nhiệm vụ chính trị địa phương trong từng giai đoạn, không áp 
dụng máy móc, khuôn mẫu, mà phải thường xuyên sáng tạo, thường xuyên 
bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, đồng thời phát huy tính chủ động, 
sáng tạo của địa phương. 
53 
+ Tiếp tục sửa đổi bổ sung nội dung quy ước bảo vệ và phát triển rừng 
trong cộng đồng dân cư thôn, bản. Tuân thủ chặt chẽ những quy định của 
pháp luật, kế thừa, phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào 
các dân tộc thiểu số tại địa phương. 
+ Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, động viên khen thưởng kịp thời các 
cá nhân, đơn vị có thành tích trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục 
luật bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là những cá nhân trực tiếp thực hiện 
tuyên truyền phổ biến giáo dục luật bảo vệ và phát triển rừng; các quy định về 
quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ rừng. 
+ Củng cố, kiện toàn, tập huấn định kỳ kiến thức pháp luật về bảo vệ và 
phát triển rừng; các quy định về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong quản 
lý, bảo vệ rừng cho đội ngũ tuyên truyền viên của xã, các cán bộ phụ trách ở thôn. 
+ Nâng cao hiệu quả kinh tế cho nguời dân, nâng cao thu nhập cho 
nguời dân đặc biệt thu nhập từ rừng để khuyến khích người dân tham gia bảo 
vệ phát triển rừng. 
54 
PHẦN 5 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1. Kết luận 
5.1.1. Thực trạng bảo vệ phát triển rừng của xã 
Qua quá trình tìm hiểu về công tác bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn 
xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Tôi thấy người dân cùng các tổ 
chức quần chúng ở đây đã tuyên truyền và hiểu biết tương đối sâu về Luật bảo 
vệ và phát triển rừng cũng như các chủ trương chính sách khác của Đảng và 
Nhà nước về bảo vệ phát triển rừng và trong những năm gần đây với sự chỉ 
đạo tích cực của chính quyền xã, hoạt động hiệu quả của kiểm lâm viên địa 
bàn, sự phối hợp của các tổ chưc quần chúng trong bảo vệ rừng, rừng nơi đây 
được bảo vệ một cách an toàn bởi một phương thức bảo vệ rừng mới với hình 
thức hoạt động đa dạng phong phú đã thu hút được nhiều tổ chức quần chúng, 
nhiều tập thể và cá nhân cũng như cộng đồng cùng tham gia. 
Thực trạng của việc quản lý rừng cộng đồng sau khi được giao: Cấu 
trúc quản lý, sự tham gia QLBVR của các cộng đồng dân cư thôn hợp lý và 
hiệu quả. 
Cơ chế hưởng lợi từ rừng của cộng đồng đã có tác dụng khuyến khích 
người dân tham gia, thủ tục khai thác sắp tới sẽ triển khai căn cứ vào nhu cầu 
của cộng đồng để thực hiện. Sự phối hợp giữa các bên liên quan với cộng 
đồng trong quá trình quản lý bảo vệ rừng chưa được chặt chẽ. 
Hiệu quả của việc giao rừng cho cộng đồng quản lý bảo vệ: Chất lượng 
rừng do cộng đồng dân cư thôn QLBV ngày càng được nâng cao, cơ cấu thu 
nhập của người dân thay đổi so với trước khi giao rừng. Nhận thức của người 
dân về vai trò của rừng cộng đồng cũng có sự thay đổi có lợi cho việc quản lý 
bảo vệ. Nhờ đó mà rừng cộng đồng hạn chế được hiện tượng xói mòn, lở núi; 
bảo đảm được nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất ở trong bản. 
5.1.2. Thuận lợi, khó khăn của địa bàn xã 
55 
- Thuận lợi: Có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú thuận 
lợi cho việc phát triển tiềm năng kinh tế du lịch. 
- Khó khăn: Khó khăn lớn nhất là việc bảo vệ rừng, do tập quán chăn 
thả gia súc tự do và chặt phá rừng trái phép vẫn còn cao. 
5.1.3.Đề xuất giải pháp 
- Tuyên truyền, tập huấn và giáo dục cho người dân. 
- Chế tài và xử phạt đối với phi phạm. 
- Nghiêm cấm chăn trả giai súc tự do, phải có biện pháp xử phạt đối với 
người vi phạm và cố tình chăn trả gia súc tự do. 
- Thúc đẩy phát triển kinh tế đặc biệt nâng cao thu nhập từ rừng cho các 
hộ dân để góp phần khuyến khích bảo vệ phát rừng. 
5.2. Kiến nghị 
Đối với tỉnh Lào Cai: Cần có các đánh giá thực trạng tác động của 
chính sách và đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả các chính sách của 
nhà nước và địa phương về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. 
Đối với địa phương có rừng như xã Liêm Phú, cần có các đánh giá sâu 
về thực trạng bảo vệ phát triển rừng để thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu 
quả công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng. 
Đối với các nghiên cứu tiếp theo: cần có nghiên cứu sâu về giải pháp 
nâng cao thu nhập cho hộ từ rừng để thúc đẩy phát triển kinh tế hộ và khuyến 
khích các hộ tham gia bảo vệ phát triển rừng. 
56 
TÀI LIỆU THAM THẢO 
I. Tài liệu tiếng việt 
[1]. Nguyễn Huy Dũng ( 2002). Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng vùng Đông Bắc Việt 
Nam. 
[2]. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 29/2004/QH11. 
[3]. Bảo Huy (2010). Xây dựng cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng 
đồng. 
 [4]. Phạm Thanh Lâm (2012): Báo cáo kết quả và thực trạng giao rừng cho 
người dân tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. 
[5]. Vũ Hoài Minh và Dr. Hans Warfving ( 2002). Nghiên cứu “giảm nghèo 
và rừng ở Việt Nam. 
[6]. Phạm Xuân Phương ( 2003). Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong 
công tác bảo vệ rừng tại Sơn la. 
[7]. Roberts và Gautam (2003). Nghiên cứu những kinh nghiệm trong 
QLRCĐ của các nước trên thế giới. 
[8]. Đỗ Đình Sâm, Hoàng Liên Sơn và Lê Quang Sơn. Dự án “ Forest 
governance in VietNam “. 
[9]. Nguyễn Hải Thanh, Jean-Christophe Castellaa, Stanislas Boissaua và Paul 
Novosad. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc giao đất giao rừng ở một số 
tỉnh miền núi Việt Nam. 
[10]. Phạm Minh Thảo(2005). Rừng Việt Nam, nhà xuất bản Lao động. 
[11]. Khổng Trung, Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Trị về công tác giao rừng tự 
nhiên đến hộ gia đình và cộng đồng tại Quảng Trị. 
[12]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( 2004).Cẩm nang ngành Lâm 
nghiệp. 
[13]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009).Thông tư Số 
34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009. 
57 
II. Tài liệu từ Internet 
- https://123doc.org/document/2552846-bao-cao-danh-gia-10-nam-thuc-hien-
luat-bao-ve-va-phat-trien-rung-nam-2004.htm . 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_ba.pdf