Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác bảo vệ, phát triển rừng tại xã Bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Con người sống, tồn tại, làm việc, giải trí hàng ngày trong một môi
trường sống trong sạch. Một trong những yếu tố tạo nên sự trong sạch đó
chính là "rừng".
Không phải ngẫu nhiên mà trái đất được gọi là hành tinh xanh. Với
diện tích lớn là biển, rừng và tầng ôzôn bao quanh trái đất với điều kiện lý
tưởng ấy là nơi bắt nguồn cho sự sống - một điều mà chưa hành tinh nào có,
một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.Rừng bảo
vệ đời sống của con người, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, các thảo dược
quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và phát triển
kinh tế, bảo vệ và duy trì nguồn nước ngầm, đặc biệt rừng cung cấp nguyên
vật liệu thiết yếu phục vụ đời sống của con người.
Chính vì vậy, rừng có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con
người. Qua đó bảo vệ, phát triển rừng là vấn đề cấp bách không chỉ với Đảng
và nhà nước ta mà còn là vấn đề chung của nhân loại. Trong thời gian vừa qua
thì đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và các văn bản luật về
quản lí và bảo vệ rừng nhầm nâng cao ý thức của người dân về vấn đề bảo vệ
phát triển rừng. Đặc biệt là các khu vực nơi có các dân tộc thiểu số sinh
sống.Nhưng những chính sách này của đảng và nhà nước có hiệu quả chưa
cao do ý thức của người dân chưa cao vì những lợi ích trước mắt nên chất
lượng rừng vẫn càng ngày càng suy giảm do khai thác tràn lan không hợp lí,
khai thác bất hợp pháp, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng.
Nguyên nhân chủ yếu là công tác bảo vệ, phát triển rừng có hiệu quả
thấp các ưu đãi chưa thực sự thỏa mãn được người dân dẫn đến không mặn2
mà với giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ rừng.Để giải quyết được những vấn đề ở
trên thì chúng ta cần tìm những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác bảo
vệ, phát triển rừng phù hợp với từng địa phương. Mục tiêu của ngàng lâm
nghiệp được đề cập trong chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai
đoạn 2006 – 2020 là: “Thiết lập, quản lí, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền
vững 16,24 triệu ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp, nâng tỉ lệ đất có rừng
lên 42 – 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia
rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động
lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triên kinh tế -
xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các
dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân
nông thôn miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng”[8].
Để thực hiện được những mục tiêu của nghành lâm nghiệp thì việc xây
dựng và triển khai những nhiệm vụ khoa học và công nghệ phù hợp với từng
địa phương hoàn toàn là cấp thiết. Chính vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu giải
pháp nâng cao công tác bảo vệ, phát triển rừng tại xã Bản Díu – huyện Xín
Mần – tỉnh Hà Giang” là rất cấp thiết và phù hợp với thực tiễn hiện nay ở
nước ta.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác bảo vệ, phát triển rừng tại xã Bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang
o đòn bẩy thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các hoạt động quản lí và bảo vệ rừng. - Tạo ra những gói vay vốn với lãi suất thấp cho người dân vay để trồng rừng và làm kinh tế tạo ra liên kết bền vững giữa kinh tế hộ với công tác bảo vệ phát triển rừng. 4.5.2. Các giải pháp về kĩ thuật -Cần có các giải pháp kĩ thuật phù hợp với địa phương như: Đưa các cây giống mới có nâng suất cao phù hợp với khí hậu địa phương về trồng, khoanh nuôi tái sinh, nông lâm kết hợp. Gắn nguồn lợi từ rừng với nguồn lợi của người dân. -Đối với rừng mới trồng, rừng phục hồi cần thường xuyên chăm sóc, thăm non để rừng phát triển nhanh.Hằng năm cần đẩy mạnh công tác dọn thực bì rừng để hạn chế cháy rừng. 49 -Áp dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ hiện đại phù hợp vào trồng, chăm sóc và công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng. - Hạn chế sử dụng các vật liệu gỗ, dùng các vật liệu tái chế để dần thay thế gỗ trong đời sống hằng ngày, dần dần từ bỏ thói quen sử dụng vật liệu có nguồn gốc từ gỗ. - Các viện nghiên cứu, trường đại học luôn luôn nghiên cứu các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao để phục vụ nhân dân. Đặc biệt là cây đặc sản của địa phương như: Thảo quả, sa nhân, -Mở các lớp tập huấn và hướng dẫn người dân trồng và bảo vệ, phát triển rừng thường xuyên. 4.5.3. Cách thức tổ chức thực hiện - Các cấp, các ban ngành chức năng cần nhanh chóng triển khai thực hiện các chính sách về hưởng lợi của người dân từ rừng. Các biện pháp bảo vệ rừng phải được xây dựng trên cơ sở gắn với các hoạt động phát triển rừng và hướng tới cộng đồng. - Lực lượng kiểm lâm cần phải tham mưu giúp chính quyền cơ sở xây dựng và triển khai các phương án, biện pháp kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng kịp thời. - Tổ chức, cá nhân, lực lượng bảo vệ rừng, chữa cháy rừng phải có tính chuyên nghiệp để kịp thời ứng phó và xử lí mọi tình huống xảy ra. Có sự phối hợp từ nhiều ngành: kiểm lâm, công an, người dân địa phương.... - Các chủ rừng cần chú trọng tăng cường lực lượng và trang thiết bị đủ mạnh để bảo vệ rừng, đồng thời có biện pháp quản lý hiệu quả đối với diện tích rừng đã được giao. - Phải xác định được vùng trọng điểm, điểm nóng về vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, về cháy rừng... để có phương án cụ thể xử lí, răn đe. - Các công trình phục vụ công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cũng cần được đầu tư xây dựng cho phù hợp với chiến lược thực hiện 50 công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng. 4.5.4. Các giải pháp về kinh tế Cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi; thực hiện các chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng. Gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương, đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, nhất là cho người dân làm nghề rừng. Đẩy mạnh xã hội hoá, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. - Hỗ trợ vốn để kết hợp sản xuất nông nghiệp, dịch vụ với sản xuất lâm nghiệp: Đa số các hộ gia đình có phần thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp ít hơn so với các ngành sản xuất khác. Do vậy cần kết hợp các ngành nghề khác với phát triển lâm nghiệp như: Trồng cây thảo quả dưới tán cây rừng, nuôi ong, nuôi dê, trồng dược liệu để gắn với rừng. Vì vậy cần có những chính sách hỗ trợ vốn cho các hộ để họ làm kinh tế. Đây cũng là thế mạnh, là hoạt động sản xuất có hiệu quả và góp phần nâng cao thu nhập của người dân. -Đầu tư cơ sở hạ tầng để người dân dễ dàng giao thương, để người dân nâng cao trình độ dân trí. Tăng cường được trao đổi kinh tế, giao lưu văn hóa, nâng cao năng lực quản lýtài nguyên, bảo vệ phát triển rừng. -Đầu tư cho phát triển lồng ghép giữa mục tiêu quản lý, bảo vệ, phát triển rừng với mục tiêu phát triển kinh tế.Cần đầu tư cho việc khai thác tiềm năng du lịch sinh thái của rừng. Nếu quản lý tốt chúng sẽ tạo ra những nguồn thu đáng kể nhằm nâng cao đời sống nhân dân và đầu tư trở lại cho công tác phát triển rừng. 51 4.5.5. Các giải pháp tuyên truyền giáo dục Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng; Thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhất là đối với các địa phương có rừng; tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.Để đạt được những mục tiêu trên cần thực hiện những giải pháp sau: -Tăng cường đào tạo những cán bộ có trình độ cao, có kỹ năng thực hành và nghiệp vụ xuất sắc. - Mời những người uy tín và có khả năng tuyên truyền tham gia như già làng, cán bộ phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, giáo viên và những người địa phương thông thạo tiếng phổ thông và tiếng địa phương tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tiếp cận - Kết hợp giáo dục văn hóa với giáo dục môi trường vào các buổi học ngoại khoá trong trường học, đồng thời ấn hành sách, tranh, ảnh tuyên truyền trong trường học. - Xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền giáo dục có sự tham gia của người dân, xây dựng các câu lạc bộ sở thích về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển kinh tế xã hội - Thiết kế áp phích, vẽ tranh cổ động tuyên truyền rộng rãi ở những nơi công cộng về công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường. 4.5.6. Các giải pháp về tăng cường năng lực quản lý -Xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng cường trang thiết bị. Để đảm bảo cho 52 công tác quản lý bảo vệ rừng hoạt động liên tục, hiệu quả cần phải bố trí đủ phòng làm việc và các trang thiết bị thiết yếu như máy vi tính, máy photo, bàn ghế Mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác văn phòng và quản lý bảo vệ rừng. Lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế của huyện, tỉnh để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất lưu thông hàng hóa. Sử dụng các công nghệ hiện đại để tuần tra, bảo vệ rừng. Đồng bộ dữ liệu lên điện toán đám mây để lưu trữ và là tài liệu so sánh, tham khảo trong tương lai. -Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ. Lồng ghép các nguồn kinh phí quản lý bảo vệ rừng, nguồn thu từ dịch vụ rừng, nguồn từ Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng, dự án nâng cao năng lực cộng đồng về quản lý bảo vệ rừng liên kết với các học viện, trường Đại học, viện nghiên cứu đào tạo tập huấn ngắn hạn tại chỗ hoặc gửi cán bộ học các lớp dài hạn đối với cán bộ trẻ, đảm bảo nguồn cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Về nội dung đào tạo tập huấn: Quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, giám sát, đánh giá đa dạng sinh học, kỹ năng tuyên truyền bảo tồn đa dạng sinh học Đối tượng đào tạo: các thành viên Hội đồng, cộng đồng dân cư và các chủ thể khác tham gia quản lý, bảo vệ phát triển rừng. 53 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Sau một thời gian nghiên cứu tại xã Bản Díu về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng ta có một số kết luận như sau: Xã Bản Díu là một xã miền núi của huyện Xín Mần có tổng diện tích tự nhiên là 1.814 ha gồm 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, tổng diện tích đất lâm nghiệp là 809,5 ha, rừng phòng hộ là 305,3 ha, rừng sản xuất là 504,2 ha. Trong những năm vừa qua xã đã đạt được kết quả khá tốt trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng tại địa phương.Cụ thể xã đã tuyên truyền công tác phòng cháy chữa cháy đến toàn thể nhân dân, hằng năm đều xử lí thực bì, tổ bảo vệ các thôn thực hiện khá tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng.Để quản lý, bảo vệ rừng tốt hơn địa phương cần nâng cao nhận thức của nhân hơn nữa, chính quyền xã đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, mở các lớp tập huấn về quản lý bảo vệ rừng và hướng dẫn người dân địa phương về thực hiện chỉnh sửa và thực hiện các quy chế, hương ước của thôn, bản. Bên cạnh những thành tựu mà xã đạt được thì trong giai đoạn năm 2016-2018 còn để xảy ra 4 vụ cháy rừng với diện tích cháy là 6,3 ha nguyên nhân là do người dân phá rừng đốt nương làm rẫy. Ngoài ra xã còn gặp một số khó khăn như: Diện tích rừng của xã lớn gây khó khăn cho lực lượng kiểm lâm trong việc tuần tra, kiểm soát tình hình, các tổ đội bảo vệ rừng của thôn chưa có trang thiết bị phương tiện, cơ sở vật chất thiếu thốn, ý thức của một số bộ phận người dân còn kém chạy theo lợi ích trước mắt, cơ chế nhà nước còn nhiều bất cập, Các cơ quan ban ngành chưa có mối liên hệ chặt chẽ trong công tác bảo vệ phát triển rừng. Hoạt động tuyên truyền pháp luật chưa thật sự sâu sắc, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, chưa lồng ghép giữa bảo vệ rừng với lợi ích kinh tế, địa phương ngành nghề khác ít phát triển. Chính vì vậy để khắc phục những khó khăn đó ta cần thực hiện các giải pháp chính sau: 54 - Giải pháp về kinh tế như: Nâng cao thu nhập cho cộng đồng người dân thông qua lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn; quản lý và khai thác hợp lý các loài lâm sản ngoài gỗ. - Giải pháp về chính sách: Cần có nhiều chính sách phù hợp với thực tiễn của địa phương hơn nữa, lồng ghép lợi ích kinh tế với bảo vệ phát triển rừng. -Giải pháp về tuyên truyền giáo dục: Tăng cường tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức hiểu biết của cộng đồng và các bên tham gia về chính sách, pháp luật. - Giải pháp về tăng cường năng lực quản lý: Tổ chức giám sát, đánh giá kết quả thực hiện, phát hiện điều chỉnh bổ sung hoàn thiện quy chế, kế hoạch hành động đảm bảo công tác quản lý ngày càng tốt, chất lượng, hiệu quả hơn - Giải pháp về tổ chức thực hiện: Cần kiện toàn bộ máy để hoạt động có hiệu quả nhất, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng. 5.2. Kiến nghị Công tác bảo vệ, phát triển rừng Việt Nam nói chung, công tác bảo vệ, phát triển rừng tại xã Bản Díu nói riêng cần có những nghiên cứu sâu hơn để cải thiện, để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng. Đặc biệt cần nghiên cứu các giải pháp nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình tham gia bảo vệ phát triển rừng, để người dân thấy được vai trò của rừng và tích cực tham gia bảo vệ phát triển rừng. Địa phương cần có những hướng đi phù hợp để nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ phát triển rừng.Cần có những kế hoạch và biện pháp phù hợp với từng khu rừng để nâng cao công tác quản lý, bảo vệ hiệu quả nhất. Có những chế tài xử lý các đối tượng vi phạm. Đẩy mạnh công tác phủ xanh đất trống đồi trọc.Hỗ trợ các hộ có hướng sản xuất gắn với rừng. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu sách báo [1].Cẩm nang ngành lâm nghiệp của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn xuất bản năm 2004. [2].Thông tư Số 34/2009/TT – BNNPTNT ngày 10/06/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. [3].Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam của Nguyễn Huy Dũng xuất bản năm 2002. [4].Bộ luật số 29/2004/ QH11 do Quốc Hội ban hành ngày 03/12/2004. [5].Bộ tài liệu công bố của quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF 1998). [6].Văn bản số 1819 của Bộ NN&PTNT công bố ngày 16/05/2016. [7].Đánh giá các chính sách có liên quan đến quản lý rừng tự nhiên giao cho hộ gia đình ở vùng miền núi Bắc Bộ” của Viện nghiên cứu Lâm nghiệp nhiệt đới (2011). [8].Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020. II. Tài liệu internet [9].Trang mạng: Telegraph. [10].Trang mạng: Wikipedia.org. [11].Trang mạng: cổng thông tin điện tử chính phủ Việt Nam gov.vn. PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ Phiếu số: Địa bàn điều tra: Thôn...xã Bản Díu,huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang Người điều tra:Nông Việt Trung. Thời gian điều tra: Ngàythángnăm 2019 I. Thông tin chung về hộ: 1. Họ tên chủ hộ:. 2. Địa chỉ: Thôn.. xã Bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. 3. Tuổi:...4.Giới tính: Nam Nữ 5.Dân tộc:6.Khoảng cách từ hộ đến trung tâm xã: ..Km 7.Trình độ học vấn:...8.Nghề nghiệp:.. 9.Tổng số nhân khẩu:10.Số lao động chính:.. 11.Phân loại hộ: Theo chuẩn nghèo mới Theo ngành nghề Hộ nghèo Hộ khá Hộ nông nghiệp Hộ cận nghèo Hộ giàu Hộ phi nông nghiệp Hộ trung bình Hộ kiêm II. Các thông tin chi tiết Câu 1:Gia đình mình có tham gia vào công tác bảo vệ, phát triển rừng tại địa phương không? Có Không Hình thức tham gia nếu có:.. Câu 2: Lợi ích khi tham gia công tác bảo vệ phát triển rừng: Tham gia để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống Bị cán bộ địa phương ép tham gia Tham gia chỉ để cho có lệ và để nhận hỗ trợ từ nhà nước Lợi ích khác: Câu 3: Diện tích đất của hộ: STT Các loại đất Diện tích(ha) 1 Đất thổ cư 2 Đất nông nghiệp 3 Đất lâm nghiệp 4 Đất khác Câu 4: Các nguồn thu nhập của gia đình: STT Loại hình sản xuất Tổng thu (Triệu đồng) Tổng chi (Triệu đồng) Tổng dư(Triệu đồng) 1 Trồng trọt 2 Chăn nuôi 3 Lâm nghiệp 4 Kinh doanh 5 Lương tháng 6 Nghề khác Câu 5: Tài sản của hộ gia đình Chỉ tiêu Loại đồ dùng Số lượng (Cái) Loại đồ dùng Số lượng (Cái) Đồ dùng trong gia đình Tivi Giường Tủ lạnh Bình lọc nước Xe máy Tủ Điện thoại Bếp điện Đài Nồi cơm điện Bàn ghế Bếp ga Phương tiện sản xuất Loại phương tiện Số lượng (Cái) Loại phương tiện Số lượng (Cái) Máy cắt cỏ Máy cày Máy bơm nước Máy gặt Gia súc/gia cầm Loại gia súc, gia cầm Số lượng (Con) Loại gia súc, gia cầm Số lượng (Con) Trâu Dê Bò Ngựa Lợn Gà Vịt Câu 6: Diện tích trồng mới rừng của hộ gia đình trong năm 2018: ha. Câu 7: Hộ gia đình được giao khoán rừng chăm sóc, bảo vệ rừng: ...ha. Câu 8: Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình bảo vệ phát triển rừng: -Thuận lợi: -Khó khăn: Về vốn Về lao động Về kĩ thuật Các vấn đề khác: .. Câu 9: Sự tiếp cận của hộ gia đình đối với các chương trình, chính sách của Đảng và nhà nước: -Các chương trình tuyên truyền về bảo vệ, phát triển rừng gia đình có tham gia không? Có Không - Các chương trình tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy,bảo vệ, phát triển rừng có được tổ chức thường xuyên không? Có Không - Nguồn thông tin trong quá trình bảo vệ, phát triển rừng thường lấy ở đâu? Tự tìm hiểu Từ các chương trình do cán bộ kiểm lâm và các cá nhân, tổ chức tập huấn Từ các nguồn khác: Câu 10: Để công tác bảo vệ, phát triển rừng có hiệu quả thì hộ gia đình có mong muốn gì ? .. Xin chân thành cảm ơn !
File đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_giai_phap_nang_cao_cong_tac_bao_ve_phat.pdf