Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây Đinh mật (Fernandoa brillettii (Dop.) Steen) tại xã Sảng Mộc, Thần sa, Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Khoa học ngày nay đã chứng tỏ các biện pháp bảo vệ, sử dụng và tái
tạo lại rừng chỉ có thể được giải quyết thỏa đáng khi có một sự hiểu biết đầy
đủ về bản chất các quy luật sống của rừng trước hết là các quá trình tái sinh,
sự hình thành và động thái biến đổi của rừng tương ứng với những điều kiện
tự nhiên môi trường khác nhau.
Thực vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người,
ngay từ thời tiền sử con người đã biết sử dụng các loài cây hoang dại để làm
phục vụ cuộc sống. Do đó, con người cần phải nhận biết các loài cây thông
dụng được thông qua một hay một vài đặc điểm bên ngoài. Đến khi nghề
nông phát triển thì số lượng loài cây mà con người biết đến ngày càng nhiều.
Vì vậy một yêu cầu thực tế đặt ra là phải phân loại chúng để đưa vào sử dụng
trong đời sống. Nhiệm vụ của phân loại học lúc đầu là tìm ra phương pháp
sắp xếp cây cỏ thành nhóm, loại riêng biệt. Về sau nhờ sự phát triển của khoa
học kỹ thuật, đặc biệt dưới ánh sáng của học thuyết Dacuyn, phân loại học
thực vật đã đặt ra cho mình nhiệm vụ to lớn hơn là sắp xếp tất cả các loài vào
một trật tự tự nhiên gọi là hệ thống, hệ thống ấy phải phản ánh được quá trình
tiến hóa của thực vật. Sự phát triển của thực vật học luôn gắn liền với sự phát
triển tri thức khoa học của loài người, cùng với sự phát triển về phương pháp
và công cụ nghiên cứu, ngày nay giới thực vật được sắp xếp ngày càng phù
hợp với tự nhiên hơn, làm sáng tỏ quan hệ thân thuộc giữa các loài, các chi,
các họ. Điều này không những có tầm quan trọng về mặt lý thuyết mà còn có
ý nghĩa thực tế rất lớn, góp phần vào việc phát triển, sử dụng những cây có lợi
và hạn chế những cây có hại.
Tuy nhiên, hiện nay những thông tin về loài cây, thị trường lâm sản, các
biện pháp kỹ thuật trong nhân giống và trồng rừng Đinh thối còn rất ít và chưa2
đầy đủ. Do vậy, để đưa cây Đinh mật trở thành loài cây chủ lực trong phục hồi
rừng và trồng rừng gỗ lớn cần phải có những hiểu biết về đặc điểm sinh thái, lâm
học đến tái sinh tự nhiên làm cơ sở khoa học trong bảo tồn và phát triển loài.
Đinh mật (Fernandoa brilletii), họ Chùm ớt (Đinh), bộ Hoa môi
(Lamiales). Đinh mật thuộc loại cây gỗ lớn, cao 25 - 30m, thân cây thẳng,
chất gỗ trắc càng già càng có chun, vân thớ đẹp có thể nói vân chun đẹp nhất
trong các loại gỗ, mùi gỗ hắc, có thể làm thủ công mĩ nghệ đồ dùng gia đình.
Cây mọc chậm phân bố mọc rải rác trong các rừng kín lá rộng thường xanh ở
miền bắc. Là loại gỗ quý hiếm, gỗ có chất lượng tốt, nên cây Đinh mật đã bị
khai thác kiệt. Để có cơ sở thông tin góp phần cho công tác bảo tồn và phát
triển về loài cây này tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm
học cây Đinh mật (Fernandoa brillettii (Dop.) Steen) tại xã Sảng Mộc,
Thần sa, Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xác định được đặc điểm hình thái, phân bố, của rừng nơi có loài
Đinh Mật
- Đề xuất được các giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây này ở Việt
Nam
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây Đinh mật (Fernandoa brillettii (Dop.) Steen) tại xã Sảng Mộc, Thần sa, Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
của loài Đinh mật Kết quả nghiên cứu chất lượng cây tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Đinh mật được thể hiện qua bảng 4.6 Bảng 4.6: Chất lượng tái sinh quanh gốc mẹ của loài Đinh mật OTC Số cây tái sinh Cấp chiều cao (m2) Chất lượng % Nguồn gốc 0 - 1 1-<2 ≥2 Tốt Xấu TB Hạt Chồi 1 144 64 72 8 20 24 100 59 85 2 28 13 13 2 4 8 16 8 20 3 14 10 3 1 4 3 7 6 8 4 13 7 4 2 1 2 10 9 4 5 7 3 4 0 1 1 5 4 3 6 22 8 7 7 6 8 8 15 7 7 15 8 4 3 2 7 6 9 6 8 16 6 5 5 5 5 6 10 6 9 13 4 6 3 7 3 3 7 6 Tổng 272 132 118 31 50 61 161 127 145 Tỷ lệ % 45,9 43,2 10,8 16,6 22,3 60,0 46,3 53,6 Qua bảng 4.6 có 132 cây từ 0 - 1m chiếm 45,9%, 118 cây từ 1 ≤ 2 chiếm 43,2%, 31 cây > 2m chiếm 10,8%. Chất lượng tái sinh cây Đinh mật có 50 cây tốt đạt 16,6%, 161 cây trung bình đạt 60,0%, 61 cây xấu đạt 22,3%. Cây tốt chủ yếu là cây có cấp chiều cao từ 0 - 1m, cây xấu và cây trung bình chiếm tỉ lệ cao và là những cây tái sinh có cấp chiều cao từ 1 ≤ 2m và > 2m. Kết quả cho thấy trong khu vực nghiên cứu số lượng cây tái sinh loài Đinh mật có sự giảm dần theo cấp chiều cao. 4.3.4. Đặc điểm cây bụi, và thảm tươi nơi có loài Đinh mật phân bố 4.3.4.1 Độ che phủ của cây bụi Kết quả tổng hợp độ che phủ trung bình của bụi nơi có Đinh mật phân bố trong các OTC 35 Bảng 4.7: Bảng tổng hợp độ che phủ trung bình của cây bụi nơi có loài Đinh mật phân bố OTC Số Trị số các lần đo trên các ODB (%) Trị số 1 2 3 4 5 TB (%) 1 15 20 15 15 10 15 2 10 15 10 20 15 15 3 10 15 10 20 15 10 4 15 10 15 15 20 15 5 10 15 10 20 15 10 6 20 10 15 10 25 10 7 20 25 15 10 15 20 8 15 10 20 10 15 15 9 25 10 15 20 25 25 Độ che phủ trung bình của các OTC 15 Kết quả nghiên cây bụi trong bảng 4.7 cho thấy độ che phủ thấp trị số trung bình chỉ từ 10% đến 25%, các ODB trong mỗi OTC cũng gần bằng nhau. OTC có độ che phủ cao nhất trong các ODB có trị số cao nhất là OTC số 9 với 25% còn thấp nhất là OTC số 3, 5, 6 chỉ có 10%. 4.3.4.2 Độ che phủ của thảm tươi Kết quả tổng hợp độ che phủ trung bình của dây leo vè thảm tươi nơi có Đinh mật phân bố trong các OTC Bảng 4.8: Bảng tổng hợp độ che phủ TB của lớp dây leo và thảm tươi nơi có loài Đinh mật phân bố OTC Trị số các lần đo trên các ODB (%) Trị số Số 1 2 3 4 5 1 15 15 10 20 25 15 2 20 15 25 10 20 20 3 20 15 25 10 20 20 4 15 10 20 15 25 15 5 20 15 25 10 20 20 6 25 15 15 10 20 25 7 15 10 20 10 15 15 8 20 25 15 20 20 20 9 10 15 20 10 15 15 Độ che phủ trung bình của các OTC 20 36 Kết quả nghiên cứu độ che phủ của dây leo và thảm tươi nơi có loài Đinh mật phân bố có trị số ở các ODB thấp, độ che phủ của các OTC không cao, trung bình các trị số chỉ từ 15% đến 20%, trị số cao nhất là ở OTC 6 với 25% còn thấp nhất là 15%. 4.3.5. Đặc điểm đất nơi loài cây Đinh mật phân bố Những đặc điểm chung của đất nơi có loài Đinh mật phân bố sau khi phân tích đã được tổng hợp vào bảng 4.8 Bảng 4.9: Kết quả phẫu diện đất nơi có loài Đinh mật phân bố TT OTC Độ dày trung bình tầng đất(cm) Độ ẩm Độ xốp Tỷ lệ đá lộ đầu, đá lẫn (%) Thành phần cơ giới Màu sắc A0 A B A0 A B A B A B Lộ đầu Đá lẫn A B A B 1 3 30 50 0 Nâu Vàng nâu ẩm Xốp 0 5 10 Kết cấu viên 2 1 20 70 0 xám Xám vàng ẩm Xốp 10 15 15 Kết cấu viên 3 1 30 50 0 xám Xám vàng ẩm Xốp 10 15 20 Kết cấu viên 4 1 10 30 0 Nâu Nâu xám ẩm Xốp 60 15 15 Kết cấu viên 5 5 40 60 0 Nâu Vàng nâu ẩm Xốp 0 15 20 Kết cấu viên 6 1 30 50 0 Nâu Nâu xám ẩm Xốp 10 15 20 Kết cấu viên 7 1 30 60 0 Nâu Đen nâu ẩm Xốp 0 5 10 Kết cấu viên 8 1 40 70 0 Nâu Nâu đen ẩm Xốp 0 10 15 Kết cấu viên 9 2 20 40 0 xám Xám vàng ẩm Xốp 5 10 20 Kết cấu viên Trung bình 1. 5 29. 17 75. 83 xám Nâu vàng ẩm Xốp 30 17. 83 26. 58 Kết cấu viên 0 Qua bảng 4.9 ta có thể đưa ra một số nhận xét sau: Tầng A0 có độ dày trung bình là 1.5cm. Độ dày của tầng này mỏng được quyết định bởi cành khô, lá rụng, chất thải và xác của sinh vật. Độ dày trung bình tầng A là 29,17cm, tầng này trung bình đất có màu xám, nâu xám, ẩm và xốp tỉ lệ đá lẫn tầng A chiếm 17,83%. Trong khi đó, tỷ lệ đá lẫn tầng B chiếm 26,58%, thành phân cơ giới là kết cấu viên. Những chỉ 37 tiêu trên cho thấy cây Đinh mật phân bố trong lâm phần chủ yếu là ở các khu vực có độ dày tầng đất trung bình, nơi hiểm trở nhiều đá lẫn, điều kiện sống khó khăn đặc biệt là cây tái sinh. 4.4. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài * Giải pháp về cơ chế chính sách: - Rà soát quy hoạch và hiện trạng quỹ đất lâm nghiệp trên địa bàn, trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch về trồng cây, trồng rừng năm 2018 đến 2019 đã được Ủy ban nhân dân huyện giao phân bố chi tiết cho xã, cụ thể hóa địa điểm trồng cây, trồng rừng, giao chỉ tiêu cụ thể cho các thôn bản. - Giao trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc, bảo vệ cây phân tán và cây rừng sau trồng để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao, cây sinh trưởng, phát triển tốt. Thường xuyên kiểm tra tình hình bảo vệ rừng đối với các hộ gia đình được giao khoán bảo vệ. - Khuyến khích phát triển các hoạt động dịch vụ môi trường rừng. * Nhóm các giải pháp về kỹ thuật: - Xác định các khu vực có loài đinh thối phân bố tại huyện Võ Nhai để tiến hành khoanh vùng trên bản đồ và trên thực địa, đóng biển cấm kết hợp với việc tuần tra, giám sát để ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm trái phép vào tài nguyên rừng. - Tăng cường quản lý chất lượng về giống, thử nghiệm giống mới, giống tốt sinh trưởng nhanh phù hợp với điều kiện của địa phương đáp ứng được mục tiêu, kế hoạch trồng rừng. - Chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất lâm nghiệp, ưu tiên trồng một số loài cây có hiệu quả kinh tế cao, phát huy chức năng phòng hộ và làm đẹp cảnh quan. 38 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Đinh mật (Fernandoa brilletii (Dop) Steenis) là loài thuộc chi Fernandoa Welw. ex Seem,được biết đến như một loài cây gỗ lớn, cành non có long. Lá kép long chim 1 lần, dài 30-45 cm; Lá chét hình bầu dục hay xoan bầu dục, kích thước 7–13 x 4,2–6,3 cm, gốc nhọn hay tù, đầu nhọn có đuôi, mép nguyên hoặc có răng nhỏ, nhẵn ở phía trên, phủ lông tơ ngắn ở phía dưới, nhiều ở phần gân lá, có tuyến rải rác ở đáy, không có domatia; cuống dài 0,1–0,2 cm, phủ lông tơ ngắn Quả 4 cạnh, kích thước 35-40-95 x 3,5-4cm, thẳng, lồi; vỏ rất dày xốp hóa gỗ, nhẵn, có vẩy phủ dày đặc, với các tuyến thưa. Hạt nhiều, có cánh, kích thước 6-6,5x 1,8-2,2 cm, cả cánh màng. Mùa quả tháng 9–11. Cây mọc trong rừng thường xanh, nơi có tầng thảm mục dày, ẩm. Đinh mật có biên độ sinh thái hẹp, mọc tự nhiên ở đồi núi. Phân bố ở độ cao từ 350 - 500m so với mực nước biển, thuộc trạng thái rừng lá rộng. Mật độ tầng cây cao biến động từ 120 – 153 cây/ha trong đó mật độ loài Đinh mật từ 40 – 57 cây/ha. Chiều cao trung bình lâm phần biến động từ 11,32 – 11,10m, tầng tán chính trong khoảng 6 – 10 hoặc 12m. Mật độ cây tái sinh khá cao từ 80 cây/ha đến 154 cây/ha, Trong đó số lượng cây tái sinh có triển vọng biến động từ 60 cây/ha đến 80 cây/ha. Cây tái sinh có tỷ lệ chất lượng tốt dao động từ 50% đến 60%, tỷ lệ trung bình chiếm từ 14% đến 33% và tỷ lệ cây xấu chỉ chiếm từ 18% đến 22%. Đối với loài Đinh mật thì tỷ lệ cây tái sinh tốt chiếm tới khoảng ¾ trở lên, riêng tại vị trí chân, tỷ lệ cây tốt còn đạt mức 57,14%, vẫn có cây tái sinh Đinh mật chất lượng xấu ở trong cả 9 OTC tại khu vực nghiên cứu. Tỷ lệ nguồn gốc trên 66,67% là tái sinh từ hạt, 33,33% là tái sinh từ chồi. 39 Loài Đinh mật (Fernandoa brilletii (Dop) Steenis) ) tại khu vực nghiên cứu tái sinh ở hầu hết tất cả các cấp chiều cao. Trong tổng số 23 cây tái sinh Đinh mật điều tra từ khu vực nghiên cứu có tới 15 cây cao hơn 1,5m, được coi là loài cây tái sinh có triển vọng. Cây Đinh mật phân bố trong lâm phần chủ yếu là ở các khu vực có độ dày tầng đất trung bình và đất có nhiều đá lẫn. 5.2. Đề nghị Từ những kết quả nghiên cứu, để góp phần bảo tồn và phát triển loài Đinh thối tại xã Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa, đề tài có một số kiến nghị sau: - Cần có thêm nhưng công trình nghiên cứu có đầy đủ điệu kiện thuận lợi để nghiên cứu chi tiết các đặc điểm lâm học của loài để có khả năng phục hồi, tái sinh, phát triển với mục đích kinh tế cao hơn tại xã Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Baur G. N. (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 2. Nguyễn Tiến Bân và Cs (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập 3. Bộ nông nghiệp & PTNT, Quyết định. Số: 4961/QĐ-BNN-TCLN. Ban hành danh mục các loài cây chủ lực cho trồng rừng sản xuất và danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng theo các vúng sinh thái lâm nghiệp 4. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng, Nxb Nông nghiệp 5. Bùi Thế Đồi (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên quần xã thực vật rừng trên núi đã vôi tại ba địa phương ở miền Bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm Nghiệp, Trường Đại Học Lâm nghiệp. 6. Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và khả năng tái sinh của các loài cây gỗ trong thảm thực vật sau nương rẫy ở xã tam hiệp, huyện yên thế, tỉnh bắc giang 7. Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị thuốc việt nam, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 8. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001), Phương pháp nghiên cứu trong lâm nghiệp, Nxb.Nông Nghiệp 9. Odum, EP (1971), Nguyên tắc cơ bản của sinh thái học. Ấn bản thứ ba, Công ty Saunders WB, Philadelphia, 1-574. 10. EP Odum (1978) Cơ sở sinh thái học, tập I, Nxb Đại học và Trung học 11. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng Miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 12. Vũ Đình Phương, Đào Công Khanh “Kết quả thử nghiệm phương pháp nghiên cứu một số quy luật cấu trúc, sinh trưởng phục vụ điều chế rừng lá rộng, hỗn loại thường xan ở Kon Hà Nừng - Gia Lai”, Nghiên cứu rừng tự nhiên, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2001, tr 94 - 100. 41 13. Richards P.W (1959, 1968, 1970), Rừng mưa nhiệt đới (Vương Tấn Nhị dịch), Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 14. Richards B. Primack (1999), (Võ Quý, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng dịch , Cơ sở sinh học bảo tồn, Nxb. Khoa học & kỹ thuật 15. Nguyễn Văn Thêm (1992), Nghiên cứu quá trình tái sinh của Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre) trong rừng kín ẩm thường xanh và nửa rụng lá nhiệt đới mưa ẩm ở Đồng Nai nhằm đề xuất biện pháp khai thác tái sinh và nuôi dưỡng rừng, Luận án Phó tiến sĩ Nông nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 16. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội 17. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam (trên quan điểm hệ sinh thái), In lần thứ 2, có sửa chữa, Nxb Khoa học và kỹ thuật 18. Nguyễn Văn Trương (1983), Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 19 Nguyễn Vạn Thường (1991), “Bước đầu tìm hiểu tình hình tái sinh tự nhiên ở một số khu rừng miền Bắc Việt nam”, Một số công trình 30 năm điều tra qui hoạch rừng 1961-1991, Viện Điều tra qui nhoạch rừng, Hà Nội, tr. 49-54. II.TIẾNG ANH 20. Ghent A. W., (1969), "Studies of regeneration in foret stands devastated by the Spruce Budworm, Problems of stocked - quadrat sampling", Forest science, Vol. 15, No 4, pp 120 - 130. 21. Van Steenis. J (1956), Basic principles of rain forest Sociology, Study of tropical vegetation proceedings of the Kandy Symposium, UNESCO 22. Baur G. N (1964), The ecological basic of rain forest management - XVII, Rapport dactyl, Archives FAO, Rome. 42 23. Odum P. (1971), Fundamentals of ecology, 3rd ed. Press of WB. SAUNDERS Company. III. TÀI LIỆU INTERNET 24. Chi Đinh 25. Cây Đinh mật t=species 43 Biểu 1. Phiếu thống kê Đinh mật theo tuyến. STT D1.3 (cm) Hvn (m) Hdc (m) Dt(m) Lt (m) Chất lượng Tọa Độ Độ Cao 1 2 3 Biểu 2. Phiếu điều tra cây Đinh mật theo tuyến Tuyến số: Loài: Đinh mật Khu vực: Độ dốc : Hương phơi : Trạng thái rừng : Toạ độ điểm đầu: X: Y: Toạ độ đỉêm cuối: X: Y: Biểu 3. Phiếu đo đếm tầng cây gỗ OTC số: Khu vực: Trạng thái rừng: Toạ độ :x : y: Độ cao: Độ dốc: Hướng phơi: Đá lộ đầu: Độ tàn che: Ngày đo đếm: Người điều tra: STT Tên loài D1.3 (m) Dt (m) Hvn (m) Hdc (m) Lt (m) Sinh trưởng 1 2 3 4 5 6 7 44 * Ghi chú: Ghi rõ tên loài cây, nếu không xác định được ghi sp1,sp2 và lấy mẫu để giám định. DT được xác đinh trung bình hai hướng Đông Tây và Nam Bắc Phẩm chất đánh giá Tốt (1); Trung bình (2) và Xấu (3) 45 Biểu 4. Phiếu đo đếm cây tái sinh OTC số: Khu vực: Trạng thái rừng: Toạ độ :x : y: Độ cao: Độ dốc: Hướng phơi: Đá lộ đầu: Độ tàn che: Ngày đo đếm: Người điều tra: O D B Loài Cây Chiều cao (m) Nguồn gốc Khoảng cách gốc cây mẹ 0 - 1 1 - <2 ≥2 Hạ t Chồ i T T B X T T B X T T B X * Ghi chú: H: nguồn gốc từ Hạt; C: Nguồn gốc từ Chồi; Ghi bằng số cây như 1,2,3 Loài cây nào không xác định được tên ghi sp1, sp2 và lấy mẫu để giám định tên loài. 46 Biểu 5. Phiếu điều tra thảm tươi và dây leo OTC số: Khu vực: Trạng thái rừng: Toạ độ :x : y: Độ cao: Độ dốc: Hướng phơi: Đá lộ đầu: Độ tàn che: Ngày đo đếm: Người điều tra: ODB Loài Cây Cấp độ cao (m) Độ che phủ (%) Ghi chú 0.5 1 >2 * Ghi chú: Cần xác định rõ tên loài, nếu không ghi sp1, sp2 nhưng lấy mẫu để giám định. Dạng sống ghi theo thực vật rừng: thân gỗ, dây leo, thân ngầm. Sinh trưởng: Tốt (1); Trung bình (2) và Xấu (3) 47 Biểu 6. Phiếu điều tra phẫu diện đất OTC : .......Khu vực: ....................Vị trí:...............Trạng thái rừng : ................. Tọa độ :.................................................................Độ cao : ........... Độ dốc : ............Hướng dốc : ....................Tỷ lệ đá lộ đầu :.............................. Độ tàn che : .....................Ngày đo đếm: .......................................................... Người điều tra: .................................................................................................. ÔTC Độ dày TB tầng đất (cm) Màu sắc Độ ẩm Độ xốp Tỷ lệ đá lộ đầu, đá lẫn Thành phần cơ giới Ao A B Ao A B Ao A B A B Lộ đầu Đá lẫn A B A B 1 2 3 Tổng
File đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_dac_diem_lam_hoc_cay_dinh_mat_fernandoa.pdf