Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ IBA (Axit Indolbutylic) đến sự hình thành cây hom Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (retz.) R. Br. Ex schult) tại trường Đại học nông lâm Thái Nguyên

1.1. Đặt vấn đề

Hiện nay nhu cầu của con người về nguồn dược liệu ngày càng tăng, nguồn

dược liệu con người đang sử dụng có thể được tổng hợp bằng nhiều con đường

khác nhau như tổng hợp từ hóa học, tổng hợp từ vi sinh vật, song nguồn dược

liệu từ thực vật đã được con người sử dụng từ rất lâu và nhu cầu ngày càng lớn.

Tuy nhiên các loài cây trong tự nhiên đang bị giảm về số lượng và chất lượng

bởi sự khai thác quá mức, các điều kiện ngày càng bất lợi của môi trường tự

nhiên. dẫn đến nhiều loại cây dược liệu quý hiếm bị tuyệt chủng, ảnh hưởng

đến nguồn cung cấp dược liệu bền vững cho con người.

Dây Thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br. ex Schult) là một loại

dược liệu quý cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Dược liệu này có thể sử

dụng trong phòng và điều trị cho cả đối tượng tiền đái tháo đường và người đã

bị đái tháo đường, người bị mỡ máu cao. Tác dụng hạ đường huyết của dây

Thìa canh có những điểm tương đồng như insulin nhanh: Đỉnh tác dụng là hạ

đường huyết ở 2h và duy trì đến 4h; mức độ hạ đường huyết tương đương ở

thời điểm 2h và 4h. Ngoài ra trên một số nghiên cứu khác cho thấy tác dụng

giảm Cholesterol máu giảm béo phì cũng rất hiệu quả. [8]

Như vậy việc bào tồn và phát triển các loài dược liệu không những có giá

trị về mặt kinh tế mà còn mang ý nghĩa lớn trong khoa học. Để có cơ sở khoa

học cho việc phát triển các loài dược liệu, cần thiết phải nghiên cứu khả năng

nhân giống và gây trồng các loài cây dược liệu. Xuất phát từ yêu câu thực tiến

trên, được sự đồng ý của khoa - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tôi

tiến hành thực hiện để tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích

thích ra rễ IBA (Axit Indolbutylic) đến sự hình thành cây hom Dây thìa canh

(Gymnema sylvestre (retz.) R. Br. Ex schult) tại trường Đại học Nông Lâm Thái2

Nguyên”. Việc nghiên cứu đề tài này là rất quan trọng nhằm tìm ra phương

pháp cách thức gieo ươm trồng cây Thìa canh đại trà đáp ứng việc nhân giống

và cung cấp giống cây trồng có giá trị nhằm bảo tồn và phát triển cây Thìa canh.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Sản xuất giống cây Thìa canh bằng phương pháp giâm hom với chất lượng

và tỷ lệ xuất vườn cao, phục vụ phát triển trồng cây Thìa canh có hiệu quả cao,

trồng trên diện tích rộng.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Biết được ảnh hưởng của thuốc kích thích và loại hom đến khả năng

hình thành cây hom dây thìa canh.

- Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống bằng hom và

giai đoạn vườn ươm.

1.3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Là tài liệu trong học tập, là cơ sở trong những đề tài nghiên cứu trong

các lĩnh vực có liên quan.

- Giúp cho học viên nắm vững hơn những kiến thức đã được học cũng

như được trải nghiệm giữa lý thuyết và thực hành, đặc biệt là những kiến thức

về kỹ thuật lâm sinh & trồng rừng: Cách chọn hom giâm, cách xử lý hom giâm,

kỹ thuật cắt hom, kỹ thuật giâm hom cách pha chế thuốc, tìm hiểu quá trình

sinh trưởng của cây hom từ đó áp dụng vào thực tế sản xuất.

- Học viên làm quen, tìm hiểu kiến thức ngoài thực tế giúp cho học viên

hoàn thiện hơn không những về mặt lý thuyết mà cả về thực hành, từ đó nâng

cao hiệu quả và chất lượng học tập.

- Là cơ hội tốt để học viên hoàn thiện bản thân cả về kiến thức, kỹ năng

và thái độ vững vàng trong công việc và cuộc sống sau này

Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ IBA (Axit Indolbutylic) đến sự hình thành cây hom Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (retz.) R. Br. Ex schult) tại trường Đại học nông lâm Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ IBA (Axit Indolbutylic) đến sự hình thành cây hom Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (retz.) R. Br. Ex schult) tại trường Đại học nông lâm Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ IBA (Axit Indolbutylic) đến sự hình thành cây hom Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (retz.) R. Br. Ex schult) tại trường Đại học nông lâm Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ IBA (Axit Indolbutylic) đến sự hình thành cây hom Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (retz.) R. Br. Ex schult) tại trường Đại học nông lâm Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ IBA (Axit Indolbutylic) đến sự hình thành cây hom Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (retz.) R. Br. Ex schult) tại trường Đại học nông lâm Thái Nguyên trang 5

Trang 5

Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ IBA (Axit Indolbutylic) đến sự hình thành cây hom Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (retz.) R. Br. Ex schult) tại trường Đại học nông lâm Thái Nguyên trang 6

Trang 6

Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ IBA (Axit Indolbutylic) đến sự hình thành cây hom Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (retz.) R. Br. Ex schult) tại trường Đại học nông lâm Thái Nguyên trang 7

Trang 7

Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ IBA (Axit Indolbutylic) đến sự hình thành cây hom Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (retz.) R. Br. Ex schult) tại trường Đại học nông lâm Thái Nguyên trang 8

Trang 8

Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ IBA (Axit Indolbutylic) đến sự hình thành cây hom Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (retz.) R. Br. Ex schult) tại trường Đại học nông lâm Thái Nguyên trang 9

Trang 9

Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ IBA (Axit Indolbutylic) đến sự hình thành cây hom Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (retz.) R. Br. Ex schult) tại trường Đại học nông lâm Thái Nguyên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 53 trang xuanhieu 4780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ IBA (Axit Indolbutylic) đến sự hình thành cây hom Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (retz.) R. Br. Ex schult) tại trường Đại học nông lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ IBA (Axit Indolbutylic) đến sự hình thành cây hom Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (retz.) R. Br. Ex schult) tại trường Đại học nông lâm Thái Nguyên

Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ IBA (Axit Indolbutylic) đến sự hình thành cây hom Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (retz.) R. Br. Ex schult) tại trường Đại học nông lâm Thái Nguyên
 số hom ra chồi) 
+ Chỉ số ra chồi= (Số chồi trung bình/hom × Chiều dài chồi trung bình) 
31 
PHẦN 4 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
4.1. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ hom sống qua các công thức thí nghiệm 
 Tỷ lệ sống của các hom rất quan trọng, nó thể hiện sức sống của các hom 
và khả năng ra rễ của hom. 
Bảng 4.1 Tỷ lệ sống của hom Dây thìa canh qua các công thức thí nghiệm 
Từ ngày 10 đến ngày thứ 30 
Công 
thức 
Tổng số 
hom 
Số ngày theo dõi 
10 ngày 20 ngày 30 ngày 
Hom sống Tỷ lệ (%) Hom sống Tỷ lệ (%) Hom sống Tỷ lệ (%) 
CT1 60 45 75 42 70 42 70 
CT2 60 48 80 46 76,67 45 75 
CT3 60 59 98,33 58 96,67 56 93,33 
CT4 60 53 88,33 52 86,67 49 81,67 
CT5 60 40 66,67 40 66,67 38 63,33 
ĐC 60 44 73,33 40 66,67 39 65 
Hình 4.1. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ sống của hom thìa canh 
qua các công thức thí nghiệm 
0
20
40
60
80
100
120
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 ĐC
S
ố
 h
o
m
 t
h
í 
n
g
h
iệ
m
 s
ố
n
g
Công thức thí nghị
10 ngày
20 ngày
30 ngày
32 
 Từ kết quả bảng 4.1 và đồ thị 4.1 cho thấy tỷ lệ hom sống ở mỗi công 
thức thí nghiệm đã giảm dần theo thời gian. Tính bình quân chung thì ở giai 
đoạn kể từ khi giâm hom sau 10 ngày tỷ lệ sống là 98,33% nhưng đến giai đoạn 
20 ngày là 96,67% và đến 30 ngày chỉ còn 93,33%. 
 Cũng từ bảng 4.1 cho thấy ở công thức 3 (nồng độ thuốc 750 ppm) cho 
tỷ lệ sống cao nhất: 10 ngày là 98,33%; 20 ngày là 96,67% và 30 ngày là 93,33%, 
trong khi đó công thức 5 cho tỷ lệ hom sống thấp: 10 ngày là 66,67%; 20 ngày là 
66,67% và 30 ngày là 63,33%. 
Vì vậy khi tiến hành giâm hom cây Dây thìa canh ta nên sử dụng thuốc 
kích thích ra rễ IBA với nồng độ 750ppm để tăng tỷ lệ ra rễ của hom nhằm 
tăng khả năng ra rễ của hom giâm. 
4.2. Tỷ lệ ra rễ của hom Dây thìa canh cuối đợt thí nghiệm 
Trong nhân giống vô tính tỷ lệ ra rễ của hom giâm rất quan trọng vì nó thể 
hiện sự thành công hay thất bại của việc nghiên cứu và ảnh hưởng trực tiếp đến 
khả năng xuất vườn của cây con. 
Bảng 4.2: Tỷ lệ ra rễ của hom Dây thìa canh 
Công 
thức thí 
nghiệm 
Số hom 
thí 
nghiệm 
Số hom 
ra rễ 
Tỷ lệ 
ra rễ 
(%) 
Số rễ 
trung 
bình/hom 
Chiều dài 
rễ 
trung 
bình/hom 
(cm) 
Chỉ số 
ra rễ 
CT1 60 42 70 3,55 0,8 2,84 
CT2 60 45 75 3,2 0,74 2,37 
CT3 60 56 93,33 3,93 0,82 3,22 
CT4 60 49 81,67 3,2 0,88 2,82 
CT5 60 38 63,33 3,0 0,89 2,67 
ĐC 60 39 65 2,16 0,59 1,27 
33 
Nhìn vào bảng 4.2 ta có thể thấy tỷ lệ ra rễ của cây Dây thìa canh ở các 
công thức khác nhau là khác nhau. 
- Với chỉ tiêu tỷ lệ ra rễ của hom giâm thì công thức 3 cho tỷ lệ cao nhất 
với 93,33% và thấp nhất là của công thức 5 với tỷ lệ ra rễ là 63,33%. 
- Chỉ tiêu số rễ trung bình/hom: 
Cao nhất với công thức 3 với 3,93 rễ/hom 
Thấp nhất với công thức ĐC với 2,16 rễ/hom 
- Chỉ tiêu chiều dài trung bình rễ/hom: 
Cao nhất với công thức 5 là 0,89cm/hom 
Thấp nhât với công thức ĐC là 0,59cm/hom 
- Chỉ tiêu chỉ số ra rễ: 
Cao nhất với công thức 3 là 3,22 
Thấp nhất với công thức ĐC là 1,27 
Hình 4.2. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ ra rễ của hom thìa canh 
qua các công thức thí nghiệm 
70
75
93.33
81.67
63.33 65
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 ĐC
Tỷ lệ % hom ra rễ
Số hom ra rễ
Tỷ lệ ra rễ (%)
34 
Hình 4.3: Ra rễ của hom Dây thìa canh khi sử dụng IBA 
 Qua các chỉ tiêu đánh gia trên ta có thể thấy công thức thí nghiệm thứ 3: 
IBA 750 ppm + hom Dây thìa canh đem lại hiệu quả cao nhất trong các công 
thức thí nghiệm. Vì vậy khi tiến hành giâm hom cây Dây thìa canh ta nên sử 
dung chất kích thích IBA nồng độ 750ppm để cho tỷ lệ ra rễ cao nhất. 
4.3. Tỷ lệ ra chồi của hom Dây thìa canh cuối đợt thí nghiệm 
Sau khi giâm hom được 30 ngày thì đã bắt đầu xuất hiện chồi. Các hom 
ra chồi rải rác ở tất cả các công thức. Ở cuối đợt thí nghiệm có một số hom ra 
rễ nhưng chưa ra chồi (mới chỉ nhú mầm chồi) và cũng có một số hom có chồi 
nhưng lại không ra rễ, ta có thể thấy được là tỷ lệ ra chồi ở hom giâm Dây thìa 
canh ở cuối đợt thí nghiệm thấp hơn so với tỷ lệ ra rễ (bảng 4.3) 
Bảng 4.3: Tỷ lệ ra chồi của hom Dây thìa canh 
Công thức 
thí 
nghiệm 
Số hom 
TN 
Số hom 
ra chồi 
Tỷ lệ ra 
chồi (%) 
Số chồi 
trung 
bình/hom 
Chiều dài 
chồi trung 
bình/hom 
(cm) 
CT1 60 42 70 1,62 1,97 
CT2 60 45 75 1,47 2,14 
CT3 60 56 93,33 2,21 1,75 
CT4 60 49 81,67 1,71 1,59 
CT5 60 38 63,33 1,58 1,69 
ĐC 60 18 30 1,83 0,73 
35 
Nhìn vào bảng 4.3 ta có thể thấy tỷ lệ ra chồi của cây Dây thìa canh ở 
các công thức thí nghiệm là khác nhau. 
- Với chỉ tiêu tỷ lệ ra chồi thì công thức 3 cho tỷ lệ cao nhất là 93,33% 
và thấp nhất ở công thức ĐC với 30%. 
- Với chỉ tiêu số chồi trung bình/hom thì công thức 3 kết quả cao nhất 
với 2,21 và thấp nhất ở công thức 2 với 1,47. 
- Với chỉ tiêu chiều dài chồi trung bình/hom thì công thức 2 cho kết quả 
cao nhất với 2,14 và thấp nhất là công thức ĐC với 0,73cm. 
Hình 4.4: Ra chồi của hom Dây thìa canh ở các công thức thí nghiệm 
Kết quả theo dõi về khả năng ra chồi ở các công thức thí nghiệm cho 
thấy ảnh hướng của chất kích thích ra rễ ở các nồng độ khác nhau không ảnh 
hưởng rõ rệt đến tỷ lệ ra chồi của hom giâm. 
Hình 4.5. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ ra chồi của hom thìa canh 
qua các công thức thí nghiệm 
42 45
56
49
38
18
70
75
93.33
81.67
63.33
30
0
20
40
60
80
100
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 ĐC
Tỷ lệ % hom ra chồi
Số hom ra chồi
Tỷ lệ ra chồi (%)
36 
4.4. Kỹ thuật nhân giống dây Thìa canh bằng phương pháp giâm hom 
 * Thời vụ giâm hom: 
Nước ta có hai vụ giâm hom chính là vào mùa xuân hè và mùa thu đông. 
Mùa xuân hè nên giâm hom khi thời tiết đã ấm và cây mẹ chưa ra chồi 
non (tháng 2, tháng 3). 
* Chuẩn bị luống giâm hom: 
Cần chuẩn bị sẵn các luống nổi, giá thể có thể là đất tầng A, đất tầng B 
được sàng nhỏ, loại bỏ rễ cây, tạp vật. 
* Xử lý giá thể: 
Giá thể được xử lý bằng thuốc KMnO4 0,1% trước khi cắm hom 24h và 
được tưới thấm hết cả luống, trước khi giâm hom 1h tiến hành tưới rửa bằng 
nước sạch rồi mới tiến hành cắm hom. 
 * Kỹ thuật lấy hom: 
Lấy hom ở thân cây mẹ 3 năm tuổi trở lên, lấy từ đoạn gốc đến hết phần 
bánh tẻ của thân, không lấy phần ngọn non. Chọn những đoạn thân có đường 
kính từ 3mm trở lên, mỗi đoạn hom cắt dài 20 - 25cm và tỉa bỏ hết lá. 
Hom cắt đến đâu nên giâm ngay đến đó, trường hợp phải vận chuyển đi 
xa thì xếp hom vào các hộp, bẹ chuối buộc chặt và đặt trong các bao tải đã 
nhúng nước. 
Đầu hom cắt vát nghiêng một góc 450 dùng dao hoặc kéo cắt hom sắc cắt 
để tránh dập nát và tạo bề mặt nghiêng dễ tiếp xúc với thuốc kích thích hơn khi 
xử lý tạo điều kiên cho hom hút nước tốt, thuận tiện cho việc hình thành mô 
sẹo thúc đẩy hom ra rễ. 
Hom cắt được để theo chiều từ gốc đến ngọn, 3 loại hom gốc, bánh tẻ, ngọn 
được để khác nhau, để khi cắm thao tác nhanh tiện cho việc phân ô thí nghiệm. 
Toàn bộ hom cắt xong được cho vào chậu nước rửa sạch sau đó vớt ra 
để ráo nước rồi tiếp tục ngâm hom đã cắt vào thuốc xử lý nấm VIBEN-C hoăc 
37 
Benlat, thuốc tím nồng độ 0,05 %, để xử lý nấm cho hom giâm khoảng 10 phút, 
sau đó vớt ra rửa qua bằng nước sạch để ráo hom thì tiến hành xử lý bằng thuốc 
kích thích ra rễ. 
Khi chuẩn bị sẵn các luống nổi đánh rạch sâu 10cm ngang trên mặt luống, 
rạch nọ cách rạch kia 25- 30cm. Đặt hom vào rạch theo chiều nghiêng 600, hom 
nọ cách hom kia khoảng 8-10cm rồi phủ đất mịn 2 - 3cm và nén chặt. 
* Làm giàn che: Giàn che được làm chắc chắn, phải cao từ 1.8 - 2m để 
không bị vướng khi đi lại chăm sóc cây. Giàn che được phủ bằng lưới đen che 
nắng và giữ ẩm cho đất, bảo vệ hom khỏi những tác động của nhiệt độ vào 
những ngày nắng gắt. Tạo môi trường có ánh sáng tán xạ 40 - 50% ánh sáng 
toàn phần cho khả năng ra rễ của hom được thuận lợi. 
* Làm vòm che: 
Trên luống cắm hom làm vòm che uốn theo hình vòm cung cao 1m dài 
2m cách nhau 0.8 - 1m chạy dài cho hết luống. Vòm che được làm bằng tre và 
được phủ nilon trắng để ánh sáng dễ dàng lọt qua để đảm bảo cho hom đủ ánh 
sáng để quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ để nuôi cây. Vòm che được che kín 
cả luống hom giữ ẩm cho giá thể, hạn chế sự thoát hơi nước của hom, để hom 
tránh bị khô héo. Vòm che vừa đủ rộng để nilon không chạm vào hom gây ảnh 
hưởng đến khả năng ra rễ của hom. 
* Chăm sóc hom giâm: 
Trong quá trình chăm sóc vấn đề quan trọng nhất là làm sao giữ được 
nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho luống hom. Không được để khô mất nước, 
giúp hom có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho việc hình thành mô sẹo trong giai 
đoạn đầu và hình thanh rễ trong giai đoạn tiếp theo. Do hom giâm của chúng ta 
nằm trong vòm che nilon nên việc mở vòm che trong giai đoạn đầu cần hạn chế 
nhưng vẫn luôn đảm bảo nhiệt độ trong luống hom không quá nóng so với nhiệt 
độ bên ngoài. Hàng ngày dùng bình phun sương tưới ở dạng sương mù nhằm 
38 
bổ sung lượng nước đồng thời làm giảm nhiệt độ phía trong vòm che tạo ra 
nhiệt độ khoảng 28 - 300C đây là nhiệt độ thích hợp cho nhiều loại cây trồng 
sinh trưởng và phát triển một cách tự nhiên. 
Hom sau khi cắm phải tưới đủ ẩm 2 lần/ngày trong 20 - 25 ngày đầu, 
dùng bình phun sương để tưới cho hom giâm. Sau 25 ngày có thể bỏ dần vòm 
che vào lúc chiều tối và lúc mát trời. Sau 35 ngày thì bỏ hẳn vòm che. 
Cây hom giống được xuất vườn đem trồng khi chồi thứ cấp đạt chiều cao 
20 - 25 cm, có 5 - 6 cặp lá trở lên và rễ dài 5 -7cm. 
39 
PHẦN 5 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
5.1. Kết luận 
 Kết thúc quá trình thực hiện thí nghiệm đã thu được những kết quả phản 
ánh được mức độ ảnh hưởng của các nồng độ thuốc IBA đến sự hình thành hom 
Dây thìa canh, ta thấy : 
- Các loại thuốc kích thích khác nhau và nồng độ khác nhau cho tỷ lệ ra 
rễ khác nhau. Trong đó công thức IBA nồng độ 750ppm cho tỷ lệ ra rễ cao nhất 
là 93,33%. Từ đó ta có thể đưa ra kết luận: 
1. Cây Dây thìa canh hoàn toàn có thể nhân giống vô tính bằng phương 
pháp giâm hom. Đây là phương pháp nhân giống cho hệ số an toàn cao và đảm 
bảo chất lượng cây giống đồng thời đem lại hiệu quả kinh doanh cho người sản 
xuất. 
2. Hom Dây thìa canh có thời gian ra rễ dài nên sau khi giâm hom khoảng 
từ 25 ngày sau khi giâm hom thì cây bắt đầu ra rễ và tỷ lệ ra rễ tập chung vào 
khoảng từ 25 – 40 ngày sau khi giâm hom. 
3. Việc sử dụng đúng loại thuốc cũng như nồng độ không những làm tăng 
khả năng ra rễ của hom mà chất lượng rễ cũng được cải thiện. Loại thuốc cũng 
như nồng độ có tác dụng tốt nhất trong đợt thí nghiệm này là thuốc kích thích 
IBA với nồng độ 750pmm cho tỷ lệ ra rễ cao cũng như các chỉ số khác rất tốt, 
đem lại ý nghĩa kinh tế cho người làm công tác sản xuất giống cây trồng. 
Vì vậy theo tôi nên sử dụng thuốc kích thích ra rễ IBA với nồng độ 750 
ppm trong nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom Dây thìa canh để 
đảm bảo cho chất lượng cũng như cung cấp đủ số lượng giống cây cho người 
dân sản xuất. 
40 
5.2. Đề nghị 
Tiến hành nhân giống Dây thìa canh bằng một số phương pháp nhân 
giống khác như: nuôi cấy mô,... nhằm bảo tồn giống cây Dây thìa canh quý 
hiếm này. 
Cần tiếp tục nghiên cứu việc giâm hom cây Thìa canh với các loại giá 
thể và chất kích thích khác nhau ở nồng độ khác nhau, vị trí lấy hom, chiều dài 
hom để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tốt nhất đến chúng. 
Tiếp tục nghiên cứu và theo dõi sự ảnh hưởng của các nhân tố khác: 
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích ra rễ đến khả năng ra 
rễ của hom thân cây Thìa canh. ATB, IBA, IAA, NAA ở các nồng độ khác 
nhau. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể đến tình hình sinh trưởng và 
phát triển của cây thìa canh từ hạt và hom trong giai đoạn vườn ươm. Nghiên 
cứu thời vụ ảnh hưởng đến quá trình trồng thâm canh cây Thìa canh. Cần tiến 
hành giâm hom cây Dây thìa canh ở các độ tuổi khác nhau. Có thể cấy hom 
trực tiếp vào bầu đất. 
Tiếp tục nghiên cứu thí nghiệm với thời gian theo dõi trên giá thể dài 
ngày hơn, xem số hom sống có tiếp tục giảm theo thời gian không. Từ đó xác 
định thời điểm cấy hom vào bầu cho hợp lý. 
Tiếp tục nghiên cứu tình hình sinh trưởng cây con ở vườn ươm. 
Nghiên cứu chế độ chăm sóc, sâu bệnh tại vườn ươm. 
41 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I.Tài liệu Tiếng Việt 
1. Nguyễn Thị Huyền Trang “Tìm hiểu kỹ thuật nhân giống cây Dâu da xoan 
(Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf ) từ hạt tại Lâm trường Chợ Mới - 
Bắc Kạn”. (tr 9-14) 
2. Trần Thị Bích Hường (2013), “Nghiên cứu nhân giống cây Tùng (Dacrydium 
elatum Wall. Ex Hook) bằng phương pháp giâm hom thuộc khu di tích Yên 
Tử, tỉnh Quảng Ninh”, Luận văn thạc sỹ, tr 3-12 
3. Lê Đình Khả, Đoàn Thị Bích (1997), “Nhân giống Bách xanh bằng hom”, 
Tạp chí Lâm nghiệp, (3), tr. 8 - 10. 
4. Nguyễn Mạnh Hoàng (2012), “Nghiên cứu khả năng nhân giống cây Hà 
Thủ Ô Đỏ bằng phương pháp giâm hom tại cơ sở sản xuất giống và chế biến 
cây dược liệu núi pháo xóm 9 - Xã Hà Thượng - Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái 
Nguyên”, Đề tài tốt nghiệp Đại học, tr 14-28. 
5. Hoàng Khắc Cần (2013), “Gây trồng cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre) 
cung cấp nguyên liệu sản xuất sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường góp phần 
tăng thu nhập cho người dân tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái 
Nguyên", Đề tài khoa học,tr. 7-17. 
6. Lê Đình Khả (1986), “Cơ sở sinh học của nhân giống bằng hom”, Thông tin 
Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp, (1), tr. 4-8. 
7.Mai Quang Trường và Lương Thị Anh, 2007, Giáo trình trồng rừng, Đại học 
Nông Lâm Thái Nguyên, tr. 60 - 100. 
8. Dược điển Việt Nam ”, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học 2017. 
9. Vũ Thị Phương, Đặng Ngọc Hùng, Ma Thị Tiệp, 2013 Nghiên cứu nhân 
giống cây Thìa canh (Gymnema sylvestre) bằng hạt và bằng hom tại cơ sở 
nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây dược liệu Thái Tam Yên - Thái Nguyên. 
42 
Tạp chí khoa học và công nghệ Tập 108 số 08, tr 127 - 133. 
10. Đàm Văn Vinh (2005), Tài liệu phát tay “Thực hành phương pháp xử lý 
thống kê”, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 
11. Lê Đình Khả, Đoàn Thị Mai (2001), “Ứng dụng công nghệ sinh học trong cải 
thiện giống cây rừng”, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, (11), tr.819-820. 
II. Tài liệu Tiếng Anh 
12. Heywood V. (l991), “Bot anic Garden and Conservation of Useful wild 
plants ", The Consevation of Useful wild plants, Cambridge University 
Press, pp. 213 - 228. 
13. Pricha D. (1991), "The conservation of Useful wild plants used in Health 
Care in Thailand", The Conservation of Useful wild plants, Cambridge 
University Press, pp. 253-258. 
14. Darshan Shankar. (1996 ), "Conserving the Useful wild plants of India, The 
need for a Biocultural Perspective", The journal of alternative and 
Complementary Medicine, vol. 2. no.3, Marry Ann Liebert, 
Inc.Publisher, pp. 349-358. 
 15. Akerele O.(1991), “ Useful wild plants: Policies and Priorities, The 
Conservation of Useful wild plants, Cambridge University Press, pp. 3-11. 
PHỤ LỤC 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH 
THỰC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN ( 5/2020) 
Xử lý hom Dây thìa canh trước khi giâm 
Chọn và cắt hom Dây thìa canh 
 Cắm hom dây thìa canh Chồi hom dây thìa canh 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_anh_huong_cua_nong_do_chat_kich_thich_r.pdf