Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Bồ Đề (Styrax tonkinensis Pierre) giai đoạn vườn ươm tại Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cây Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre), là một loài cây thân gỗ thuộc họ
Bồ đề (Styracaceae). Bồ đề là loài cây đặc hữu ở miền bắc Việt Nam, có diện
tích phân bố tương đối rộng ở nhiều vùng núi thuộc miền tây bắc, đông bắc
xuống miền tây Thanh Hóa và còn lác đác tới Nghệ An và vùng biên giới giáp Lào
.Bồ Đề phân bố ở độ cao tuyệt đối 300 - 400m, ở các tỉnh phía Bắc, độ dốc
dưới 200 – 250m. Bồ Đề có 2 loại: loại nhiều nhựa có vỏ dày màu nâu sẫm, gỗ phớt
hồng thường gặp ở rừng già, loại ít nhựa vỏ màu trắng, nứt lông, gỗ trắng mềm,
thường thấy sau nương rẫy mọc ở độ cao 150 – 300m.
Cây Bồ đề là loại cây tiên phong, cây ưa sáng. Nó là một loại cây rụng
lá theo mùa tức là một nửa lá bị rụng và một nửa lá nằm trên cây.
Cây Bồ đề có dáng đẹp, cao to thường được trồng ở công viên, trên vỉa
hè, khuôn viên công sở, được trồng làm bóng mát, tạo cho môi trường xanh
Bồ đề là loài cây tiên phong, đòi hỏi nhiều ánh sáng, chịu rét tương đối
tốt, nhưng không chịu nổi nhiệt độ cao và khô hạn (nhất là cây con). Bồ đề
đòi hỏi đất tốt, tầng đất sâu ẩm, có tính chất đất rừng, thích hợp với đất có
thành phần cơ giới trung bình, thoát nước.
Để có được nguồn cây con đảm bảo cho công tác trồng rừng, trong giai
đoạn gieo ươm, số lượng và chất lượng cây con chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố như: phân bón, nước, ánh sáng, .
Ánh sáng là nhân tố sinh thái sinh tồn của thực vật, nên ánh sáng ảnh
hưởng tới sinh trưởng và phát triển các loài cây nói chung và cây Bồ đề nói
riêng. Tuy nhiên, mỗi loài cây và ở mỗi giai đoạn trong đời sống của cây có
nhu cầu về ánh sáng khác nhau, vì vậy nghiên cứu cây Bồ đề ở giai đoạn
vườn ươm có nhu cầu về ánh sáng như thế nào nhằm điều chỉnh chế độ che2
sáng phù hợp ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây là một việc làm cần
Trong sản xuất câu con từ hạt có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây con trong giai đoạn gieo ươm, trong đó có chế độ che sáng cho
cây. Ánh sáng là nhân tố quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của cây
Bồ đề, vì vậy mục tiêu nghiên cứu này là xác định chế độ che sáng ảnh hưởng
đến sinh trưởng của cây Bồ đề ở giai đoạn vườn ươm. Xuất phát từ thực tế đó
tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh
trưởng của cây Bồ Đề (Styrax tonkinensis Pierre) giai đoạn vườn ươm tại
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ”.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Bồ Đề (Styrax tonkinensis Pierre) giai đoạn vườn ươm tại Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
ác công thức che sáng ảnh hưởng đến số lá của cây Bồ đề là có sự khác nhau rõ rệt. sử dụng tiêu chuẩn Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức có ảnh hưởng tốt nhất đến số lá của cây Bồ đề, so sánh giữa các công thức che sáng về đường kính cổ rễ của cây Bồ đề đề giai đoạn vườn ươm thấy rằng công thức 3 (che 25%) đạt cao nhất là 12,6 lá, tiếp theo công thức 2 (che 50%) là 10,57 lá, xếp thứ 3 là công thức 4 (không che) là 9,17 lá, thấp nhất là công thức 1 (che 75%) là 8,73 lá, kết quả cho thấy (chi tiết ở phần phụ biểu) công thức 3 là công thức trội nhất (12,6) lá. Do đó, công thức 3 (che 25%) là công thức cho chỉ tiêu số lá của cây cao nhất trong các công thức thí nghiệm che sáng, đây là cơ sở cho việc che ánh sáng cho cây Bồ đề ở giai đoạn vườn ươm trong thực tế sản xuất. 4.5. Dự tính tỷ lệ xuất vườn của cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm 4.5.1. Phẩm chất của cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm Phẩm chất của cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.5 và hình 4.5. Kết quả cho thấy, hỗn hợp ruột bầu khác nhau thì tỷ lệ cây con tốt, trung bình, xấu khác nhau, cụ thể như sau: 35 Bảng 4.8: Kết quả phẩm chất cây con Bồ Đề về chế độ che sáng Công thức thí nghiệm Tỷ lệ cây tốt (%) Tỷ lệ cây TB (%) Tỷ lệ cây xấu (%) CT1 (che 75%) 46,05 36,84 17,11 CT2 (Che 50%) 49,38 39,51 11,11 CT3 (Che 25%) 54,02 37,93 8,05 CT4 (Không che) 48,10 37,97 13,92 Kết quả ở bảng 4.8.hình 4.5.cho thấy, cây con có phẩm chất tốt, trung bình, xấu khác nhau ở mỗi công thức thí nghiệm Hình 4.8: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ (%) phẩm chất ở các công thức thí nghiệm 46.05 49.38 54.02 48.1 36.84 39.51 37.93 37.97 17.11 11.11 8.05 13.92 0 10 20 30 40 50 60 CT1 (che 75%) CT2 (che 50%) CT3 (che 25%) CT4 (không che Tỷ lệ cây Tôt (%) Tỷ lệ cây TB (%) Tỷ lệ cây xấu (%) 36 CT1 che 75% CT2 che 50% CT3 che 25% CT4 không che Hình 4.9: Ảnh cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm 37 Từ bảng 4.8 và hình 4.9 cho thấy, chế độ che sáng khác nhau thì tỷ lệ cây con tốt, trung bình, xấu khác nhau, cụ thể như sau: Công thức 1 cho tỷ lệ cây tốt là 46,05%, tỷ lệ cây trung bình là 36,84%,tỷ lệ cây xấu là 17,11%. Công thức 2 cho tỷ lệ cây tốt là 49,38%, tỷ lệ cây trung bình là 39,51%, tỷ lệ cây xấu là 11,11%. Công thức 3 cho tỷ lệ cây tốt là 54,02%, tỷ lệ cây trung bình là 37,93%, tỷ lệ cây xấu là 8,05%. Công thức 4 cho tỷ lệ cây tốt là 48,10%, tỷ lệ cây trung bình là 37,97%, tỷ lệ cây xấu là 13,92%. Như vậy: Chế độ che sáng ảnh hưởng tới tỷ lệ tốt, trung bình, xấu của cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm. Phẩm chất của cây Bồ đề ở các công thức được xếp từ cao đến thấp như sau: Tỷ lệ cây con Bồ đề có phầm chất tốt : CT3> CT2 > CT4 > CT1 Tỷ lệ cây con Bồ đề có phẩm chất trung bình: CT2 > CT4 > CT3 >CT1 Tỷ lệ cây con Bồ đề có phẩm chất xấu: CT1 > CT4> CT2> CT3 Như vậy: chế độ che sáng có ảnh hưởng tới tỷ lệ cây tốt, trung bình, xấu của cây con Bồ đề ở các công thức thí nghiệm. Công thức 3 cho tỷ lệ cây tốt cao nhất, thấp nhất là công thức 1. 4.5.2. Dự tính tỷ lệ cây con Bồ đề xuất vườn ở các công thức thí nghiệm Tiêu chuẩn cây con xuất vườn là dựa vào các chỉ tiêu, chiều cao, đường kính cổ rễ, phẩm chất cây con. Để dự tính được tỷ lệ xuất vườn đề tài dựa vào các chỉ tiêu Hvn, Doo, phẩm chất cây tốt và trung bình của cây. Kết quả về dự tính tỷ lệ xuất vườn của cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.5.2 và hình 4.5.2: 38 Bảng 4.9: Dự tính tỷ lệ xuất vườn của cây Bồ Đề ở các công thức thí nghiệm Công thức thí nghiệm Tỷ lệ (%) cây xuất vườn CT1 (Che sáng 75%) 82,89 CT2 (Che sáng 50%) 88,89 CT3 (Che sáng 25%) 91,95 CT4 (Không che sáng) 86,08 Hình 4.10: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ (%) cây xuất vườn của cây Bồ đề 78 80 82 84 86 88 90 92 CT1 (che 75%) CT2 (che 50%) CT3 (che25%) CT4 (không che) 82.89% 88.89% 91.95% 86.08% Tỷ lệ (%) cây xuất vườn Tỷ lệ (%) cây xuất vườn 39 CT1 (che 75%) CT2(che 50%) CT3 (che 25%) CT4 (không che) Hình 4.11: Hình ảnh toàn bộ 4 công thức tính nghiệm Kết quả ở bảng 4.6 và hình 4.6 cho ta thấy: Công thức 1 (che 75%) là 82,89% đạt thấp nhất, thấp hơn công thức 2 là 5,99%, thấp hơn công thức 3 là 9,06%, thấp hơn công thức 4 là 3,18%. 40 Công thức 2 (che 50%) đạt 88,89%, cao hơn công thức 1 là 5,99%, thấp hơn công thức 3 là 3,07%, cao hơn công thức 4 là 2,81%. Công thức 3 (che 25%) đạt 91,95%, cao hơn công thức 1 là 9,06%, cao hơn công thức 2 là 3,07%, cao hơn công thức 4 là 5,88%. Công thức 4 (không che) đạt 86,08%, cao hơn công thức 1 là 3,18%, thấp hơn công thức 2 là 2,81%, thấp hơn công thức 3 là 5,88%. Sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp tỷ lệ cây Bồ đề xuất vườn của các công thức như sau : CT3>CT2>CT4>CT1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng về chiều cao, đường kính cổ rễ, số lá, phẩm chất, tỷ lệ xuất vườn của cây con Bồ đề đã trình bày ở các phần trên cho ta thấy: công thức 3 cho kết quả là cao nhất. Do đó, để đảm bảo số lượng, chất lượng cây con Bồ đề tốt nhất, nên che sáng 25% cho cây con Bồ đề trong giai đoạn vườn ươm, đây là một trong những yếu tố sinh thái phù hợp cho cây Bồ đề sinh trưởng nhanh, tăng tỷ lệ xuất vườn, hạ giá thành cây con cho sản xuất 41 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Từ nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng cho cây Bồ đề trong giai đoạn vườn ươm bước đầu cho thấy che sáng 25% cho tỷ lệ sống, số lá, tỷ lệ xuất vườn đạt cao hơn so vói các công thức không che sáng, che sáng 50% và che sáng 75%. Đạt kết quả cụ thể như sau: - Cao nhất là công thức 3 (che 25%) có tỷ lệ sống đạt 96.67%, �̅�vn đạt 11,58cm, �̅�oo đạt 0,17cm, số lá đạt 12,6 lá, tỷ lệ xuất vườn đạt 91,95%. - Thứ 2 là công thức 2 (che 50%) có tỷ lệ sống đạt 91,11%, �̅�vn đạt 10,24cm, �̅�oo đạt 0,15cm, số lá đạt 10,57 lá, tỷ lệ xuất vườn đạt 88,89%. - Thứ 3 là công thức 4 (không che) có tỷ lệ sống đạt 87,78%, �̅�vn đạt 9,92cm, �̅�oo đạt 0,14cm, số lá đạt 9,17 lá, tỷ lệ xuất vườn đạt 86,08%. - Thấp nhất là công thức 1 (che 75%) có tỷ lệ sống đạt 84,44%, �̅�vn đạt 9,73cm, �̅�oo đạt 0,12cm, số lá đạt 8,73 lá, tỷ lệ xuất vườn đạt 82,89%. Kết luận: Qua kết quả trên cho thấy công thức 3 che sáng 25% là trội nhất 2. Kiến nghị Do thời gian thực tập còn hạn chế nên đưa ra một số ý kiến nghị cho những nghiên cứu tiếp theo: - Thử nghiệm thêm các mức độ che sáng khác nhau ở các mùa vụ khác nhau - Thực hiện chế độ chăm sóc: tưới nước, làm cỏ, bón phân, phá váng - Phòng trừ sau bệnh hại - Gieo ươm các mùa vụ khác nhau 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng việt 1. Lương Thị Anh và Mai Quan Trường (2007), Gíao trình trồng rừng 2. Baur G.N (1979), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa. Vương Tấn Nhị dịch.Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 3. Nguyễn Tuấn Bình (2002), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng cây con Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre) một năm tuổi trong giai đoạn vườn ươm. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. 4. Hoàng Công Đãng (2000), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và sinh khối của cây Bần chua (Sonneratia caseolaris) ở giai đoạn vườn ươm. Tóm tắt luận án tiến sỹ nông nghiệp, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 5. Vũ Thị Lan và Nguyễn Văn Thêm (2006), Ảnh hưởng của độ tàn che và hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của Gỗ Đỏ (Afzelia xylocarpa craib) 6 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm. 6. Larcher. W (1983), Sinh thái học thực vật.Lê Trọng Cúc dịch.Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 7. Nguyễn Thị Mừng (1997), Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ che bóng, hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensis Pierre) trong giai đoạn vườn ươm ở Kon Tum. Luận án thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại Học Lâm Nghiệp. 8. Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006), Nghiên cứu điều kiện cất trữ và gieo ươm cây Huỷnh liên (Tecoma stans) phục vụ cho trồng cây xanh đô thị. Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ ChíMinh. 9. Nguyễn Xuân Quát (1985), Thông nhựa ở Việt Nam - Yêu cầu chất lượng cây con và hỗn hợp ruột bầu ươm cây để trồng rừng. Tóm tắt luận án Phó Tiến sĩ khoa học nông nghiệp. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. 10. Nguyễn Văn Sở (2004), Kỹ thuật sản xuất cây con tại vườn ươm. Tủ sách Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh. 43 11. Đoàn Đình Tam (2012), Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) tại một số tỉnh vùng núi phía Bắc. Tóm tắt luận án Tiến sĩ khoa học nông nghiệp. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. 12. Nguyễn Văn Thêm (2002), Sinh thái rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh 13. Vũ Văn Vụ và cộng sự (1998), Sinh lý thực vật, NXB giáo dục, Hà Nội 14. Vũ Văn Vụ (1999), Sinh lý thực vật ứng dụng, NXB Giáo dục, Hà Nội. II. Tài liệu Tiếng Anh 15. Ekta Khurana and J.S. Singh (2000), Ecology of seed and seedling growth for conservation and restoration of tropical dry forest: a review.Department of Botany, Banaras Hindu University, Varanasi India. 16. Kimmins, J.P. (1998), Forest ecology. Prentice - Hall, Upper Saddle River, New Jersey. III. Tài liệu trên Internet 17.https://toc.123doc.org/document/571284-dac-diem-sinh-hoc-gia-tri- kinh-te-cua-cay-bo-de.htm 18.https://text.123doc.org/document/3593518-luan-van-nghien-cuu-anh- huong-cua-che-do-che-sang-tuoi-nuoc-den-sinh-truong-cua-cay-phay- duabanga-grahis-flora-roxb-ex-dc-giai-doan-gieo-uom-tai-truong-dai-hoc- nong-lam-thai-nguyen.htm 19. https://text.123doc.org/document/5066699-nghien-cuu-anh-huong-cua- che-do-che-anh-sang-den-sinh-truong-cua-cay-boi-loi-do-litsea-glutinosa- c-b-rob-giai-doan-vuon-uom-tai-truong-dai-hoc-nong-lam-thai- nguyen.htm 20.https://dantocmiennui.vn/kinh-nghiem-lam-an/ky-thuat-trong-bo- de/175791.html PHỤ LỤC Kết quả xử lý: Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Class Level Information Class Levels Values k 3 1 2 3 t 4 a b c d Number of observations 24 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Dependent Variable: Tỉ lệ sống Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 8 397.3300000 70.1662500 16.42 <.0001 Error 4 46.7950000 3.7863333 Corrected Total 8 354.1250000 R-Square Coeff Var Root MSE y Mean 0.897505 7.66927 1.945850 16.67500 Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F k 3 52.8950000 17.6716667 4.66 0.0171 t 4 434.4350000 78.8870000 33.48 <.0001 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Duncan's Multiple Range Test for Tỉ lệ sống NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.01 Error Degrees of Freedom 15 Error Mean Square 3.786333 Number of Means 1 4 2 3 Critical Range 84,44 87.78 91.11 96,67 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean(TB) N t (công thức) A 96,67 3 3 B 91.11 3 2 C 87.78 3 4 D 84.44 3 1 Kết quả xử lý: Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Class Level Information Class Levels Values k 3 1 2 3 t 4 a b c d Number of observations 24 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Dependent Variable: Hvn Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 8 597.3200000 52.1662500 15.42 <.0001 Error 4 52.7950000 3.6863333 Corrected Total 8 554.1250000 R-Square Coeff Var Root MSE y Mean 0.897505 14.66927 1.845850 15.67500 Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F k 3 42.8950000 17.5316667 4.66 0.0171 t 4 454.4350000 88.8870000 23.48 <.0001 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Duncan's Multiple Range Test for so la NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.01 Error Degrees of Freedom 15 Error Mean Square 3.786333 Number of Means 1 4 2 3 Critical Range 9.36 9.92 10.24 11.58 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean(TB) N t (công thức) A 11,58 3 3 B 10.24 3 2 C 9.92 3 4 D 9.36 3 1 Kết quả xử lý: Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Class Level Information Class Levels Values k 3 1 2 3 t 4 a b c d Number of observations 24 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Dependent Variable: D00 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 8 457.3300000 72.1662500 14.42 <.0001 Error 4 46.7950000 3.5863333 Corrected Total 8 654.1250000 R-Square Coeff Var Root MSE y Mean 0.697505 17.66927 1.845850 15.67500 Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F k 3 52.8950000 17.6316667 4.66 0.0171 t 4 344.4350000 78.8870000 23.48 <.0001 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Duncan's Multiple Range Test for D00 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.01 Error Degrees of Freedom 15 Error Mean Square 3.786333 Number of Means 1 4 2 3 Critical Range 0.12 0.14 0.15 0.17 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean(TB) N t (công thức) A 0,17 3 3 B 0.15 3 2 C 0.14 3 4 D 0.12 3 1 Kết quả xử lý: Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Class Level Information Class Levels Values k 3 1 2 3 t 4 a b c d Number of observations 24 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Dependent Variable:Số lá Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 8 497.3300000 62.1662500 16.42 <.0001 Error 4 56.7950000 3.7863333 Corrected Total 8 554.1250000 R-Square Coeff Var Root MSE y Mean 0.897505 9.66927 1.945850 16.67500 Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F k 3 52.8950000 17.6316667 4.66 0.0171 t 4 444.4350000 88.8870000 23.48 <.0001 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Duncan's Multiple Range Test for so la NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.01 Error Degrees of Freedom 15 Error Mean Square 3.786333 Number of Means 1 4 2 3 Critical Range 8.73 9.16 10.56 12.6 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean(TB) N t A 12.6 3 3 B 10.56 3 2 C 9.16 3 4 D 8.73 3 1
File đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_anh_huong_cua_che_do_che_sang_den_sinh.pdf