Khóa luận Mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là các quy định về
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy
sản ở Việt Nam; bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn
các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an
toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức
khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy
nguyên nguồn gốc sản phẩm.[ 1]
Hiện nay thực phẩm bẩn đang tràn lan trên thị trường. Các thực phẩm
này không đảm bảo về chất lượng, không rõ nguồn gốc khiến người tiêu dùng
khó để lựa chọn được các sản phẩm đảm bảo an toàn. Ngày càng có nhiều
người sản xuất, kinh doanh sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, sử dụng
cám tăng trưởng trong chăn nuôi, những hóa chất cấm dùng trong chế biến
nông thủy sản, sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt, cá ôi thối, trái cây “tắm”
trong hóa chất độc hại. Do quy trình chế biến hay do nhiễm độc từ môi
trường, từ dùng nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho
hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau, quả cao hơn nhiều
so với quy định, hoặc thực phẩm không rõ nguồn gốc gây ảnh hưởng xấu
đến tiêu dùng và xuất khẩu. Nhiều cơ sở chế biến không đảm bảo vệ sinh,
máy móc không đảm bảo đúng yêu cầu quy định của Nhà nước. Các thông tin
về ngộ độc thực phẩm, tình hình vi phạm tiêu chuẩn ATTP làm cho người tiêu
dùng thêm hoang mang, lo lắng. Số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm cũng
như số người bị nhiễm độc thực phẩm còn khá cao, đặc biệt là các trường hợp
mắc bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm. Các vụ ngộ độc thực phẩm đang diễn
biến phức tạp, có nhiều người tử vong vì ăn phải thực phẩm không đảm bảo2
an toàn [2] Trong khi đó, thông tin về thực phẩm còn gây nhiều tranh cãi,
nhiều đối tượng lợi dụng sự hoang mang của người tiêu dùng
Xuất phát từ thực tế trên em đã lên ý tưởng thành lập “Mô hình sản xuất
rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Mường Trai, huyện Mường La,
tỉnh Sơn La” làm đề tài tốt nghiệp chuyên ngành Phát triển nông thôn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng được mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP,
đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch của người dân tại địa phương và một số xã
lân cận trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Áp dụng các khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất, đầu tư xây
dựng hệ thống nhà lưới, thuốc BVTV và giống đạt tiêu chuẩn.
- Phấn đấu hình thành vùng sản xuất và cung cấp rau sạch cho người tiêu
dùng và các đô thị.
- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình.
- Cải thiện môi trường sinh thái.
1.2.3. Về chuyên môn nghiệp vụ
- Nắm được tiêu chuẩn chọn giống rau, thời vụ và mật độ gieo trồng, kỹ
thuật làm đất,.
- Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Nắm được cách phòng trừ sâu bệnh.
- Nắm được cách thu hoạch và bảo quản.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La
phối sản phẩm ra các siêu thị, các nhà buôn,... sẽ để mức giá phù hợp, nhằm mục đích hợp tác lâu dài, giữ mối đầu ra với mức giá ổn định. 28 Place – Kênh phân phối Xây dựng hệ thống phân phối, “bản chất” của phân phối là “nghệ thuật” đưa sản phẩm ra thị trường: Tận dùng những kênh sẵn có như hệ thống các siêu thị lớn, các chợ, các nhà buôn Ưu tiên nhất là phân phối cho các siêu thị, là thị trường ổn định về giá và thuận lợi cho người tiêu dùng tiếp xúc với sản phẩm của mình, tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng. Promotion – Truyền thông - Quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiếp thị trực tiếp, các chiến dịch quảng bá qua email, sử dụng hình thức truyền miệng, lập một trang fanpage trên facebook chuyên đăng các video trực tiếp quá trình sản xuất của cơ sở - Xây dựng một hệ thống hình ảnh sắc nét: Hệ thống hình ảnh thể hiện ở logo thông qua màu sắc, hình tượng, ngôn ngữ, bố cục trình bày, sắp xếp tiêu đề và các yếu tố quan trọng khác nhằm phản ánh mạnh mẽ sản phẩm. 3.3. Hoạt động chính 3.3.1. Nguồn lực - Vốn: Hiện đang có 400 triệu - Đất: Hiện tại đang có diện tích đất là 1500 m² - Lao động: Cần thuê 1 người chuyên chăm sóc - Công cụ sản xuất - Nguyên vật liệu (Nhà lưới, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện) - Giống - Kiến thức. 3.3.2. Các hoạt động chính - Đất đai: Là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được (vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động). Đa số các loại rau là cây trồng cạn, không phát triển khi bị ngập úng nhưng lại rất cần nước. Do vậy, cần chọn vùng đất không bị ngập úng mùa mưa, thiếu nước mùa khô. Khu trồng 29 rau phải gần nguồn nước, thuận tiện giao thông phân phối tránh bốc, dỡ nhiều lần làm dập nát rau. - Vốn: Huy động vốn để phục vụ cho việc mua sắm nguyên vật liệu, công nghệ tiên tiến, giống, thuốc bảo vệ thực vật và các khoản chi phí khác. - Lao động: Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, người lao động phải qua tập huấn kỹ thuật. - Công cụ sản xuất: Chủ yếu sử dụng trong quá trình canh tác. - Kiến thức và kinh nghiệm: Là yếu tố tất yếu trong quá trình sản xuất. Kinh nghiệm có thể trau dồi dần, nhưng kiến thức nhất định phải nắm bắt thật kỹ để có thể chăm sóc rau, củ một cách hiệu quả nhất, nắm vững thời điểm gieo trồng các loại rau, tỷ lệ gieo trồng, các loại sâu bệnh thường gây hại cho rau. - Nguồn nước: Nguồn nước tưới đảm bảo không ô nhiễm các kim loại nặng, hóa chất độc hại. Không dùng các nguồn nước thải từ công nghiệp, bệnh viện và nước thải sinh hoạt. - Nguyên vật liệu: + Nhà lưới: Giúp bảo vệ rau khỏi côn trùng phá hoại, từ đó giảm được tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, rau dễ đạt tiêu chuẩn an toàn và có giá trị cao, ngoài ra còn bảo vệ rau khỏi tác động của thời tiết tránh mưa làm dập nát rau. Không những thế nhà lưới còn tạo môi trường tốt cho rau sinh trưởng và phát triển. + Hệ thống thủy lợi: Có hệ thống phun tự động nên giảm được công lao động đáng kể. 3.3.3. Đối tác Trong sản xuất kinh doanh, đối tác được chia làm 2 phía: - Người cung ứng dịch vụ đầu vào: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống 30 - Khách hàng: Để sản phẩm được đưa ra ngoài thị trường đến tay người tiêu dùng một cách nhanh và hiệu quả nhất là thông qua siêu thị, các chợ, các nhà buôn sỉ, lẻ,... 3.4. Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn 3.4.1. Dự trù kinh phí Bảng 3.1. Dự trù kinh phí đầu vào STT Nội dung Quy mô (m2) Địa điểm Kinh phí (triệu đồng) I Năm 2020 400 1 Diện tích 1500 2 Xây dựng cơ sở vật chất Nhà lưới (phần khung thép) 190 Lưới bao, mái phủ nilon, hệ thống tưới tự động, bơm nước, phần móng (xi măng, cát,sỏi). 168 3 Rau giống, vật tư 3 4 Thuê nhân công 36 5 Chi phí khác 3 II Năm 2021 (Năm thứ 2) 41 1 Rau giống, vật tư 2 2 Thủy lợi phí 2 3 Thuê nhân công 36 4 Chi khác 1 III Năm 2022 (Năm thứ 3) 44 1 Rau giống, vật tư 2 2 Thủy lợi phí 2 3 Khấu hao tài sản 3 4 Thuê nhân công 36 5 Chi khác 1 Tổng chi phí 485 31 3.4.2. Doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn 3.4.2.1 Kết quả của dự án Dự án RAT có diện tích canh tác là 1500m2, vốn đầu tư xây dựng nhà lưới được thực hiện ở năm đầu là 400.000.000, vốn đầu tư cho xây dựng nhà lưới là vốn tự có. Chi phí sửa nhà lưới được thực hiện ở năm 3 là 5.000.000 đồng bằng vốn tự có. Chi phí rau giống, vật tư cả 3 năm là 9.000.000 đồng cũng là vốn tự có, không tính lãi. Chi phí thuê nhân công cả 3 năm là 108.000.000 đồng. Bảng 3.2. Năng suất và giá rau bình quân Với kết quả từ bảng trên ta có: Pr = TR – TC Tổng lợi nhuận của cả 3 năm đầu triển khai mô hình là: 23.000.000 (đồng). Qua kết quả lợi nhuận được tính phía trên ta thấy: Năm đầu tiên do chi phí đầu vào cao nên lợi nhuận thu về < 0 (LN = - 253.000.000), thậm chí còn lỗ nặng. Nhưng đến năm 2, năm 3 doanh thu được cải thiện (LN > 0), nếu không có rủi ro quá lớn về năng suất cũng như thị trường tiêu thụ thì số năm hoàn vốn bắt đầu từ năm 2. Chỉ tiêu Năm 2020 2021 2022 NSBQ (tạ/m2) 4.2 4.6 5 Giá bán BQ (1000/kg) 35 35 40 Doanh thu (triệu/năm) 147 161 200 32 3.5. Phân tích ưu, nhược điểm của ý tưởng bằng SWOT Bảng 3.3. Phân tích ưu, nhược điểm của ý tưởng bằng SWOT Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) - Có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi, đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho việc trồng rau. - Cở sở hạ tầng và giao thông đi lại thuận lợi. - Du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La phát triển nên thuận lợi cho việc quảng bá sản phẩm. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn chưa cao - Thiếu nguồn vốn hoạt động, các kỹ thuật công nghệ hiện đại có giá tương đối cao. - Chưa có công nghiệp bảo quản và chế biến sau thu hoạch dẫn đến chất lượng nông sản không đảm bảo. - Sâu bệnh hại nhiều mất công chăm sóc do không sử dụng thuốc trừ sâu. Cơ hội (O) Thách thức (T) - Nhằm mục đích đẩy nhanh và mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. - Hiện trên địa bàn chưa có cơ sở sản xuất rau sạch nào đạt tiêu chuẩn đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. - Năng suất cao giúp cho nông sản của hộ gia đình có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. - Giá cả nông sản không ổn định, chi phí vật tư ngày càng cao rất khó đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Người dân còn mơ hồ về khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm. - Chưa có thương hiệu nên rất khó để duy trì nông sản, hàng hóa trên thị trường. 33 - Từ bảng phân tích SWOT ta thấy: Ngoài những điều kiện thuận lợi còn rất nhiều thách thức và khó khăn. Để khắc phục những khó khăn và thử thách đó ta cần phải đưa ra các biện pháp đê khắc phục. Do đó phân tích SWOT là yếu tố cần thiết, là nền tảng để loại bỏ những yếu tố trở ngại và kích thích những mặt mạnh phát triển. Dựa vào đó người kinh doanh có thể xác định được nhu cầu thị trường để đề ra kế hoạch kinh doanh cụ thể nhằm tăng chất lượng sản phẩm, tạo được thương hiệu cho riêng mình và kinh doanh có hiệu quả nhất. 3.6. Những rủi ro có thể gặp khi thực hiện ý tưởng và giải pháp giảm thiểu rủi ro. - Rủi ro sản xuất Hộ gia đình đa phần sản xuất mà chưa xác định được nhu cầu thị trường về số lượng và chất lượng sản phẩm. Sản lượng lớn cùng chủng loại làm tăng tính cạnh tranh trực tiếp giữa những người nông dân; chất lượng không đồng đều khiến cho người mua không có thiện cảm tốt với sản phẩm Giải pháp: Đề ra các kế hoạch khảo sát nhu cầu thị trường cả về số lượng và chất lượng sản phẩm, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc rau, củ. Có kế hoạch thời vụ gieo trồng cụ thể và hiệu quả. - Rủi ro bắt nguồn từ cơ sở vật chất, công nghệ Các loại rau, củ không giữ được chất lượng sau quãng đường dài di chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ do khâu bảo quản đông lạnh để vận chuyển sản phẩm chưa được đầu tư, dễ bị mất giá và uy tín. Đồng thời, năng lực và chất lượng sản phẩm nông sản chế biến thấp, sản phẩm thô là chủ yếu. Nguyên nhân chủ yếu là do mô hình sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật thấp. 34 Giải pháp: Huy động toàn xã tham gia vào mô hình trồng rau sạch, mở rộng quy mô canh tác, phát triển thành khu chuyên sản xuất rau sạch, huy động vốn đầu tư mua sắm các loại công nghệ hiện đại sơ chế, chế biến, bảo quản rau củ để đảm bảo chất lượng. - Rủi ro do người tiêu dùng còn chưa tin tưởng, lo ngại Giải pháp: Trực tiếp mời đại diện của đối tác đến cơ sở trực tiếp tham quan, xem cách làm để tạo lòng tin. Dùng kênh truyền bá miệng bằng người đã sử dụng sản phẩm. - Rủi ro từ phía đối thủ cạnh tranh Giải pháp: Phải cải tiến công nghệ áp dụng máy móc vào sản xuất giảm tối đa chi phí giá thành, tạo lòng tin sự thỏa mãn cho khách hàng. - Rủi ro từ môi trường tự nhiên Vào mùa hè thường thì nhiệt độ trong nhà lưới sẽ cao hơn nên ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các loại rau, củ. Giải pháp: Có thể khắc phục nhược điểm này bằng hệ thống phun mưa trong nhà lưới sẽ giảm bớt nhiệt độ vào thời điểm nắng nóng nhất như buổi trưa. 35 PHẦN 4 KẾT LUẬN Trong thời gian thực tập 6 tháng tại công ty TNHH Bình Vinh Đài Loan, tôi đã được trực tiếp tham gia vào sản xuất và bao gói các sản phẩm của công ty. Do đó, tôi nhận thấy các loại rau, củ là thực phẩm thiết yếu không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của mọi gia đình. Không chỉ trong bữa cơm gia đình mà trong công nghiệp chế biến các loại rau, củ cũng được chú trọng và sử dụng để chế biến các loại đồ hộp, thức ăn nhanh, cơm văn phòng... Từ đó, cần phải lựa chọn các loại rau, củ sạch, an toàn và có nguồn gốc rõ ràng để chế biến thức ăn nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng trước cơn bão thực phẩm bẩn hiện nay. Bên cạnh đó, tôi cũng học hỏi và quan sát được cách làm việc, kĩ thuật và thái độ nghiêm túc của đội ngũ cán bộ, công nhân viên tại đây, cách phân phối tổ chức, cách lập kế hoạch trong sản xuất, tạo đầu ra cho sản phẩm, phân phối sản phẩm tới tay khách hàng, biết lựa chọn kênh phân phối, cách bảo quản sản phẩm tránh bị hư hỏng,Cùng với đó qua thời gian thực tập tại công ty đã giúp tôi lên ý tưởng về xây dựng “Mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La” phục vụ bà con, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và người sản xuất, mang lại nguồn lợi cho chủ đầu tư, bảo vệ môi trường. Thiết nghĩ, dự án của tôi sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai bởi thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm và thị trường. Nhưng với sự quyết tâm, lòng yêu nghề tôi tin rằng dự án sẽ từng bước được áp dụng và khả thi, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần xây dựng nền kinh tế nông nghiệp tại quê nhà ngày càng phát triển./. 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sổ tay hướng dẫn thực hành VietG P trên rau quả; 2. Số liệu thống kê của Cục Quản lý chất lượng vệ sinh ATTP của BYT. 3. Hội thảo GAP Bình Thuận ngày 01 - 02 tháng 7 năm 2008, Quy định chung về thực hành nông nghiệp tốt (GAP) cho các nhà sản xuất rau, quả tươi Việt Nam, quá trình phát triển; 4. PGS. TS Chu Bạch Nguyệt, Cẩm nang trồng rau lá an toàn – NXB Thống Kê, 2009; 5. Quyết định số: 379/QĐ-BNN-KHCN ban hành ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn 6. Tài liệu về cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Bình Vinh, Đài Loan. Tài liệu internet 7. https://123doc.org/document/4060593-du-an-rau-an-toan-dat-tieu-chuan- VietGAP-tren-dia-ban-xa-dang-xa-gia-lam 8. 9. https://marketingai.admicro.vn/chien-luoc-marketing-mix-cua-starbucks/ 10. https://phucgia.com.vn/an-toan-ve-sinh-thuc-pham-hien-nay 11. https://tailieu.vn/doc/cac-mo-hinh-trong-rau-nha-luoi-1504224 12. https://thukyluat.vn/vb/quyet-dinh-99-2008-qd-bnn-quan-ly-san-xuat- kinh-doanh-rau-qua-va-che-an-toan-1240e MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Công ty TNHH thực phẩm Binh Vinh Phòng học Phòng sinh hoạt chung sau giờ làm việc Khu xử lí nước Khu xử lí rác thải Khu chứa nguyên liệu nhập Máy rán thịt gà Máy luộc mì Máy nướng thịt Máy luôc mì Máy trộn mì Khu sơ chế đồ ăn Mỳ tương cà Cơm thịt gà PHỤ LỤC Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật và hóa chất gây hại trong các sản phẩm rau, củ. Bảng. Mức hạn giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong đất STT Nguyên tố Mức giới hạn tối đa cho phép (mg/kg đất khô) Phương pháp thử * 1 Arsen (As) 12 TCVN 6649:2000 (ISO11466:1995) 2 Cadimi (Cd) 2 TCVN 6496:1999 (ISO11047:1995) 3 Chì (Pb) 70 4 Đồng (Cu) 50 5 Kẽm (Zn) 200 (Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Bảng . Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong nước tưới STT Nguyên tố Mức giới hạn tối đa cho phép (mg/lít) Phương pháp thử* 1 Thuỷ ngân (Hg) 0,001 TCVN 5941:1995 2 Cadimi (Cd) 0,01 TCVN 665:2000 3 Arsen (As) 0,1 TCVN 665:2000 4 Chì (Pb) 0,1 TCVN 665:2000 . (Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Bảng . Mức hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật và hóa chất gây hại trong sản phẩm rau, quả STT Chỉ tiêu Mức giới hạn tối đa cho phép Phương pháp thử* I Hàm lượng nitrat NO3 (quy định cho rau, củ, quả) mg/kg TCVN 5247:1990 1 Xà lách 1.500 2 Rau gia vị 600 3 Bắp cải, Su hào, Suplơ, Củ cải, tỏi 500 4 Hành lá, Bầu bí, Ớt cây, Cà tím 400 6 Khoai tây, Cà rốt 250 7 Đậu ăn quả, Măng tây, Ớt ngọt 200 8 Cà chua, Dưa chuột 150 9 Dưa bở 90 10 Hành tây 80 11 Dưa hấu 60 II Vi sinh vật gây hại (quy định cho rau, quả) CFU/g ** 1 Salmonella 0 TCVN 4829:2005 2 Coliforms 200 TCVN 4883:1993; TCVN 6848:2007 3 Escherichia coli 10 TCVN 6846:2007 STT Chỉ tiêu Mức giới hạn tối đa cho phép Phương pháp thử* III Hàm lượng kim loại nặng (quy định cho rau, quả) mg/kg 1 Arsen (As) 1,0 TCVN 7601:2007; TCVN 5367:1991 2 Chì (Pb) TCVN 7602:2007 - Cải bắp, rau ăn lá 0,3 - Quả, rau khác 0,1 3 Thủy Ngân (Hg) 0,05 TCVN 7604:2007 4 Cadimi (Cd) TCVN 7603:2007 - Rau ăn lá, rau thơm, nấm 0,1 - Rau ăn thân, rau ăn củ, khoai tây 0,2 - Rau khác và quả 0,05 IV Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (quy định cho rau, quả) 1 Những hóa chất có trong Quyết định 46/2007/QĐ- BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế Theo Quyết định 46/2007/QĐ- BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế Theo TCVN hoặc ISO, CODEX tương ứng 2 Những hóa chất không có trong Quyết định 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế Theo CODEX hoặc ASEAN (Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
File đính kèm:
- khoa_luan_mo_hinh_san_xuat_rau_an_toan_theo_tieu_chuan_vietg.pdf