Khóa luận Đánh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

PHẦN 1

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta hiện nay có khoảng 122.500 ha chè, đứng thứ 5 thế giới về diện tích.

Nhưng thị phần chè của Việt Nam lại khá khiêm tốn trong xuất khẩu chè thế giới,

một phần do chất lượng thấp không đáp ứng yêu cầu về chất lượng cũng như an toàn

theo tiêu chuẩn của nhiều nước; một phần do năng suất, sản lượng không cao [1].

Đây là một tồn tại lớn của ngành chè nhiều năm nay, nguyên nhân chính là sự phát

triển quá ồ ạt của các cơ sở chế biến chè, sự thu mua ồ ạt chè nguyên liệu không

phân loại, không kiểm tra chất lượng của thương lái một số nước trong đó có Trung

Quốc qua đường tiểu ngạch, làm cho người dân bỏ các mô hình chè an toàn, tăng

diện tích chè ồ ạt nhưng chất lượng chè lại không đảm bảo [2]. Chè bẩn, chè không

rõ nguồn gốc rất nhiều, lại thiếu chè thương hiệu, chè sạch, chè ngon, dẫn đến tình

trạng, chè xuất khẩu ít, giá chè thấp, khan hiếm nguyên liệu. Do vậy để có nguyên

liệu sản xuất nhiều nhà máy trong nước thu mua nguyên liệu mà không quan tâm đến

chất lượng chè đầu vào, không kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng

kim loại nặng cũng như các nguy cơ không an toàn khác.

Bên cạnh đó người dân trồng chè thì chỉ biết lợi nhuận trước mắt, chạy đua về

mặt diện tích và sản lượng mà không chú trọng đến chất lượng. Cùng với đó là thói

quen sản xuất của người dân, bóc lột đất, bón phân, phun thuốc làm sao cho chè

trông đẹp mắt, hái được nhiều. So sánh với việc sản xuất chè an toàn theo các tiêu

chuẩn của VietGAP, Quyết định, quy chuẩn của Bộ Nông nghiệp lại khá tốn kém,

cầu kỳ và đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao. Cây chè lại là cây kén đất, có thời gian kiến

thiết cơ bản dài, nhiều sâu, bệnh nên việc đầu tư một vườn chè với thời gian dài,

nhiều rủi ro, lại khó tiêu thụ sẽ làm nhiều người trồng không muốn thay đổi thói

quen sản xuất cũ.

Bá Xuyên là một đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Sông Công,

tỉnh Thái Nguyên. Xã này có diện tích là 8,67 km², dân số là 5.665 người. Tuyến xe

buýt số 9 chạy tuyến Trại Cau - TPTN - Sông Công - Bãi Bông (Phổ Yên) đi qua địa2

bàn xã theo tỉnh lộ 262. Đặc biệt năm 2019, trên địa bàn xã Bá Xuyên đang triển

khai xây dựng Cụm công nghiệp Bá Xuyên và một phần của KCN 2 Sông Công, đây

là tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội thành phố Sông Công cũng như tỉnh Thái

Nguyên[3]. Cây chè đã trở thành một trong những cây trồng quan trọng góp phần

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân trong

địa bàn xã.

Những năm trước, tình hình tiêu thụ chè, xuất khẩu chè rất tốt, nhưng những

năm gần đây yêu cầu chè ngày một cao hơn về chất lượng, mẫu mã, chỉ có thể bán

được chè chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, nhất là các sản phẩm chè

xuất khẩu. Sản phẩm chè của nước ta đang phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm

của các nước có quy trình sản xuất tiên tiến [4]. Do đó sản xuất chè theo hướng an

toàn trên địa bàn xã Bá Xuyên đã có bước phát triển, song kết quả chưa cao và chưa

tương ứng với tiềm năng hiện có. Các hộ trồng chè vẫn chưa kiểm soát được dư

lượng thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật và kim loại nặng trong đất gây nên hiện

tượng an toàn vệ sinh thực phẩm kém chất, lượng chè chưa cao, mẫu mã không đẹp,

chuyển giao công nghệ trong sản xuất, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch còn hạn

chế dẫn đến tình trạng giá chè thấp, khó tiêu thụ và cây chè không phát triển hết tiềm

năng[11]. Như vậy thực trạng phát triển sản xuất chè an toàn ở xã Bá Xuyên như thế

nào? Giải pháp nào để thúc đẩy phát triển sản xuất chè an toàn tương xứng với ưu

đãi của thiên nhiên dành cho xã? Đề tài: “Đánh giá thực trạng sản xuất chè và đề

xuất xây dựng mô hình chè VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh

Thái Nguyên” sẽ góp phần trả lời các câu hỏi trên.

Khóa luận Đánh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Khóa luận Đánh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Khóa luận Đánh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Khóa luận Đánh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Khóa luận Đánh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên trang 5

Trang 5

Khóa luận Đánh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên trang 6

Trang 6

Khóa luận Đánh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên trang 7

Trang 7

Khóa luận Đánh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên trang 8

Trang 8

Khóa luận Đánh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên trang 9

Trang 9

Khóa luận Đánh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 82 trang xuanhieu 4400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Đánh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

Khóa luận Đánh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
 không cao hơn chè bình thường thì nhiều hộ cũng cảm thấy mệt 
mỏi vì quy trình thực hiện gắt gao, phức tạp. Khó nhất với người dân là phải sử 
dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, việc dùng phân vi sinh thì quy trình 
phức tạp. Khi tiêu thụ, nhiều tư thương chê chè xấu “mã”, vị nhạt nên trả giá sản 
phẩm thấp hơn so với chè thường. 
Quy trình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi các hộ dân 
phải ghi chép nhật ký sản xuất (sổ nông hộ) thật chi tiết. Đây là cơ sở để chứng minh 
người dân thực hiện đúng quy trình, sản phẩm chè đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, từ 
trước đến nay người dân lại chưa có thói quen ghi chép, hạch toán nên sổ sách 
thường thiếu thông tin và không chính xác. Nhiều hộ dân không ghi chép sổ nông hộ 
hoặc ghi chép thông tin không đầy đủ, do đó khó truy nguyên được nguồn gốc và 
kiểm soát chất lượng sản phẩm chè. 
Có thể khẳng định, việc phát triển các mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn 
VietGAP là chủ trương đúng đắn của Nhà nước và của tỉnh, huyện. Chủ trương này 
đã, đang và sẽ đem lại những lợi ích thiết thực về nhiều mặt. Đây cũng là một trong 
những yêu cầu bức thiết đặt ra hiện nay đối với các hộ dân và làng nghề chè. Tuy 
nhiên, từ thực tế cho thấy quá trình này đang còn gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự 
phát huy được hiệu quả và để từng bước tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đó thì 
cần có sự vào cuộc tích cực của các ngành, cơ quan, tổ chức liên quan cũng như của 
chính các hộ dân làm chè. Về vấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập trong phần sau. 
4.1.4. Các giải pháp xã Bá Xuyên đang áp dụng phát triển sản xuất chè an toàn 
theo tiêu chuẩn VietGAP 
Để duy trì và phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, những 
năm qua xã đã thực hiện khá nhiều giải pháp nhằm phát huy lợi thế sản xuất chè 
VietGAP. 
Xã không ngừng tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với các đoàn thể 
vận động đoàn viên, hội viên với chức năng nhiệm vụ của mình bám sát cơ sở. Các 
cấp chính quyền cơ sở xã, thị trấn tổ chức giao chỉ tiêu kế hoạch đến xóm, đồng thời 
61 
có biện pháp chỉ đạo để hoàn thành kế hoạch trong phát triển sản xuất chè an toàn 
theo VietGAP cũng như giám sát, tuy nhiên nhiệm vụ của mỗi cá nhân, tổ chức lại 
chưa được hiểu đúng. Xã đã tăng cường công tác quản lý kinh doanh giống cây 
trồng, phân bón, thuốc BVTV. 
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP tại 
xã Bá Xuyên 
4.2.1. Các yếu tố nội tại 
a) Diện tích năng suất, sản lượng, giá bán và lợi nhuận của sản xuất chè 
an toàn theo VietGAP ở các hộ điều tra 
Là điều kiện đầu tiên để quyết định đến tất cả quá trình sản xuất phát triển 
chè VietGAP và sự bền vững của quá trình này. Diện tích năng suất sản lượng phản 
ánh các chỉ số phát triển của chè VietGAP. 
b) Trình độ của lao động và chủ hộ trong sản xuất chè VietGAP 
Trình độ học vấn của chủ hộ điều tra: là yếu tố ảnh hưởng lớn đến nhận thức và 
tiếp thu khoa học công nghệ, và là yếu tố quan trọng về trí lực, quyết định việc đầu tư và 
quản lý vốn, chủ hộ là người quyết định mọi thứ liên quan tới hộ. Điều này sẽ phần nào 
ảnh hưởng đến nhận thức của chủ hộ về việc tiếp thu các kiến thức mới về trồng, chăm 
sóc thu hái chè an toàn, hiệu quả của các lớp tập huấn chè an toàn vì thế mà giảm. 
c) Vốn đầu tư cho sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP 
Là yếu tố rất quan trọng, nguồn vốn dồi dào thì người sản xuất có thể đầu tư, 
tái đầu tư cho sản xuất và ngược lại. Nguồn vốn cũng là phương tiện hữu hiệu duy trì 
mô hình phát triển chè theo tiêu chuẩn VietGAP. 
d) Thông tin và khả năng tiếp cận thị trường của người sản xuất 
Thông tin và khả năng tiếp cận thị trường là yếu tốt rất quan trọng trong bất 
kỳ hình thức sản xuất kinh doanh nào. Sản xuất chè an toàn theo VietGAP cũng 
không ngoại lệ, người sản xuất tiếp cận được thông tin thị trường đầu vào như vốn, 
vật tư, kỹ thuật, và thông tin thị trường đầu ra của sản phẩm cũng như thị trường 
xuất khẩu sẽ là điều kiện tốt để hoàn thiện sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của 
sản phẩm. 
c) Tập quán canh tác chè của người dân 
Do sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP mới được áp dụng vào huyện nên 
62 
tập quán canh tác của người dân còn nặng tập quán truyền thống. Thông thường 
người sản xuất vẫn sản xuất theo kinh nghiệm, chỉ mới áp dụng sử dụng thuốc 
BVTV theo định kỳ và chỉ dẫn của cán bộ khuyến nông. 
4.2.2. Các yếu tố bên ngoài 
a) Điều kiện tự nhiên 
Là một yếu tố bất định tuy nhiên có sự ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông 
nghiệp nói chung và sản xuất chè an toàn theo VietGAP nói riêng. Thời tiết không 
thuận lợi là yếu tố điển hình của vùng núi phía bắc, hàng năm rất nhiều các hiện 
tượng thiên tai. Ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu gây ra, bão, lũ quét và sạt lở 
đất gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân. Do đó ảnh 
hưởng nặng nề đến kinh tế hộ gia đình, đầu tư cũng như mọi quá trình sản xuất. 
Không thể không ảnh hưởng tới sản lượng, năng suất chè cũng như chất lượng chè. 
Bên cạnh đó sâu bệnh cũng là yếu tố rất quan trọng, thiên tai thường kéo theo 
là sâu bênh xuất hiện rất nhiều. Bên cạnh đó chè là cây lâu năm nên mầm bệnh ủ 
cũng rất lớn, việc sử dụng thuốc BVTV tăng lên và không tuân theo quy trình hay 
mùa vụ quy định làm cho dư lượng thuốc trong chè tương đối lớn khiến chất lượng 
chè an toàn theo VietGAP giảm mạnh. Cần có biện pháp phòng trừ sâu bệnh tập 
trung, định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng chè. 
b) Điều kiện kinh tế hạ tầng 
Các điều kiện điện, đường, trạm, thủy lợi ảnh hưởng gián tiếp đến phát 
triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tuy nhiên lại có phần ảnh hưởng 
rất lớn tới sự phát triển sản xuất chè VietGAP, xây dựng mô hình sản xuất, chế biến 
và tiêu thụ chè VietGAP. Điều kiện này không chỉ là điều kiện cơ bản để phát triển 
kinh tế xã hội mà còn là điều kiện cần thiết để phát triển bền vững. Điều kiện kinh tế 
hạ tầng không chỉ giúp cho địa phương có điều kiện tốt hơn giao lưu văn hóa, kinh 
tế, hàng hóa mà còn đảm bảo tưới tiêu, liên lạc. Với sản phẩm chè VietGAP, là một 
sản phẩm mới cần xây dựng thương hiệu và đảm bảo sản xuất do đó việc phát triển 
các điều kiện kinh tế hạ tầng là rất quan trọng và cần thiết. 
c) Quy hoạch 
Đây là yếu tố rất quan trọng đảm bảo phát triển mạnh và bền vững khi một 
loại cây trồng được quy hoạch phát triển sản xuất trên một diện tích phù hợp với nó 
63 
thì cây trồng đó có điều kiện để phát triển toàn diện về chính sách, sự quan tâm, đất 
đai, đầu tư và điều kiện phát triển bền vững. 
d) Cơ chế chính sách 
Chính sách phát triển sản xuất chè VietGAP là hành lang pháp lý cơ bản nhất 
thúc đẩy sự phát triển và duy trì phát triển bền vững chè VietGAP. Tuy nhiên hiện 
nay ở xã nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng chưa có hệ thống chính sách riêng 
cho chương trình chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Xã mới dừng lại ở áp dụng 
các chương trình phát triển cũng như quy định của Nhà nước và Bộ Nông nghiệp & 
PTNT kết hợp với một số chính sách phát triển kinh tế xã hội khác trong xã. Tuy 
nhiên bước đầu đã đồng bộ phát triển chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. 
4.3. Quy trình chế biến chè an toàn theo VietGAP tại xã Bá Xuyên 
Chè tươi thu hái về cần chế biến kịp thời, không được để búp dập nát, không 
được để chè bị ôi. Chè bị ôi khi sao, sấy làm chất lượng chè bị giảm. Chè búp tươi 
thu xong phải để nơi râm mát, bỏ trong sọt không nén chặt, không đựng trong bao 
kín, không để héo, lẫn bẩn với vật lạ, tạp chất. Hái xong phải đưa ngay đến nơi chế 
biến nếu không phải bảo quản ở phòng có quạt làm mát: Rải búp đều với bề dày 
không quá 20cm, thường xuyên đảo rũ khoảng 2 giờ/lần. Chậm nhất không quá 4 giờ 
phải đưa đến cơ sở chế biến. 
Các công đoạn chế biến chè là: 
Sao chè: 
Sao chè tươi là khâu then chốt để nâng cao chất lượng sản phẩm. Kinh 
nghiệm sao chè là sao đều và luôn luôn chỉnh lửa đều và quan sát mùa lá chè 
chuyển từ màu xanh tươi sang xanh và cầm tay có cảm giác dính, cuống chè uốn 
cong không gãy và chè có mùi thơm. 
Qúa trình sao chè làm héo nhẹ búp chè sẽ làm giảm đi một lượng ẩm nhất 
định làm đọt chè mềm mại hơn, tạo thuận lợi cho quá trình diệt men tiếp theo được 
triệt để. 
Diệt men: Là dùng nhiệt độ cao để đình chỉ ngay mọi hoạt động của enzim 
(men) đồng thời làm cho cánh chè mềm dẻo tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vò 
chè, làm giảm các chất gây mùi hăng ngái, hương thơm của chè xuất hiện. 
Vò chè: 
Tiếp đó là công đoạn vò chè làm phá vỡ cấu trúc mô tế bào, kết dính dịch 
64 
làm cho lá chè xoăn lại có dạng viên, dạng sợi. Chè được vò 2 lần, mỗi lần vò từ 25 
- 30 phút. Sau mỗi lần vò, chè phải được rũ tơi. Kết thúc quá trình vò, chè xoăn chặt 
dạng sợi.Vò là khâu quyết định hương vị, hình dáng sản phẩm của chè. 
Sấy khô: 
Sấy khô là khâu kết thúc quá trình làm héo và vò chè, lúc này cần nhỏ lửa 
giảm tỉ lệ nước theo qui định. 
Qúa trình sấy làm giảm lượng nước trong chè đến độ ẩm cần thiết, cố định 
một phần độ xoăn của cánh chè sau khi vò, đồng thời góp phần tăng cường hương 
thơm cho chè thành phẩm. Nhiệt độ không khí nóng khi sấy là 95 -105 độ C, thời 
gian sấy 15 - 20 phút. Kết thúc quá trình sấy, thủy phần của chè từ 30 - 35%. Sau 
khi sấy chè đang nóng và ẩm cần được tãi mỏng. 
Sau khi sấy sơ bộ, thủy phần của chè còn cao và ngoại hình thô. Dưới tác dụng 
của nhiệt, tác động cơ học của thiết bị, chè được làm khô tới độ ẩm yêu cầu, ngoại hình 
chè xoăn chắc, mùi thơm của chè bắt đầu xuất hiện. Nhiệt độ thành thiết bị khi sao lăn 
là 120-150 độ C, thời gian sao 30 - 40 phút. Kết thúc quá trình sao, chè khô đều xoăn 
chặt, thủy phần còn lại khoảng 3 - 5% gọi là chè xanh bán thành phẩm. 
Bảo quản: 
Chè thành phẩm được đóng vào các thùng bằng gỗ, trong có lót 3 lớp giấy, hai 
lớp thường và một lớp kim loại ở giữa. Đây là cách giữ chè lâu mà vẫn giữ được hương 
chè. Sau khi sao, để nguội, cho vào túi bóng dầy, kín là tốt nhất.Bảo quản tốt nhất là 
trong môi trường chân không, in ngày sản xuất, hạn sử dụng trên bao bì. 
 Sơ đồ: Quy trình chế biến chè an toàn 
 NGUYÊN LIỆU CHÈ 
 SAO DIỆT MEN 
 VÒ, SÀNG TƠI 
 SẤY 
 PHÂN LOẠI 
 ĐẤU TRỘN, ĐÓNG HỘP 
 CHÈ XANH THÀNH PHẨM 
65 
PHẦN 5 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1. Kết luận 
Phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP mới là bức tranh được bắt đầu vẽ 
ở xã Bá Xuyên, đây là điều kiện thuận lợi để hoàn thiện bức tranh đẹp và chất lượng. 
Thực trạng hiện nay là: diện tích chè được chứng nhận VietGAP thấp, chủ yếu là chè 
già, chè chuyển đổi chưa được cải tạo. Thị trường tiêu thụ chưa rõ ràng, đầu ra chưa 
ổn định, giá thấp bấp bênh, chưa có chính sách đồng bộ phát triển, cơ sở hạ tâng còn 
yếu kém. 
Thực trạng áp dụng VietGAP ở các vùng chưa thực sự tuân thủ chặt chẽ 
cũng chưa có chế tài rõ ràng, chưa có hệ thống kiểm tra giám sát nhằm đảm bảo đạt 
tiêu chuẩn. Sản phẩm VietGAP và thường chưa có sự phân biệt trong tiêu thụ, người 
sản xuất chưa có kiến thức sâu về kỹ thuật theo tiêu chuẩn và chưa áp dụng chặt chẽ 
nhật ký sản xuất. Sản phẩm chưa thể truy nguồn gốc khi ra thị trường. 
Các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chè tại 
địa phương, tuy nhiên chưa có sự tác động để thay đổi các ảnh hưởng tiêu cực cũng 
như chưa có tác động để phát huy ảnh hưởng tích cực. Để phát triển sản xuất chè an 
toàn theo VietGAP ở Bá Xuyên trong thời gian tới nghiên cứu đề xuất các giải pháp 
như : tập trung cải thiện chính sách phát triển chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, 
hiệu chỉnh quy hoạch vùng chè an toàn tại xã rõ ràng. Đẩy mạnh hỗ trợ kỹ thuật, 
tuyên truyền, vốn, xây dựng quảng bá thương hiệu, hoàn thiện các loại hình sản xuất 
và thúc đẩy tiêu thụ tới các hộ. Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chè VietGAP và phân 
biệt với các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Đẩy mạnh thông tin và tuyên truyền.Với 
sản xuất, chế biến và tiêu thụ cần kiểm tra giám sát và nghiêm ngặt tuân thủ quy 
trình. Khuyến khích xây dựng và chuyển đổi diện tích chè sang canh tác. Ngoài ra 
nghiên cứu cũng đề xuất giải pháp với các xã: tăng cường liên kết, thành lập tổ đội 
sản xuất và chính sách đặc thù và một số giải pháp khác. 
5.2. Kiến nghị 
Địa phương cần chú trọng giải pháp quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoàn 
thiện hệ thống tiêu thụ. Tỉnh , thành phố cần phổ biến tuyên truyền cho người dân 
66 
quy trình để phát triển chè VietGAP. 
UBND các xã cần nắm rõ quy hoạch, quy trình và phương thức ưu tiên phát 
triển để tập trung triển khai. Cần có quy trình và chính sách đồng bộ duy trì và phát 
triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP bền vững. 
Đối với các hộ nông dân, tổ chức tham gia sản xuất, chế biến chè an toàn theo 
quy trình VietGAP cần bảo đảm chất lượng. Cần ý thức tham gia xây dựng thương 
hiệu chè an toàn đặc sản vùng miền của xã cũng như của tỉnh Thái Nguyên. 
67 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tài liệu tiếng Việt 
1.Đỗ Thị Bắc (2007), Nghiên cứu thị trường chè tỉnh Thái Nguyên. 
2.Lê Lâm Bằng, Luận văn Thạc sỹ, (2008) “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè 
của hộ nông dân trên địa bàn huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái”. 
3.Lê Lâm Bằng, Trần Đình Tuấn (2008), Hiệu quả kinh tế của sản xuất chè trong 
các hộ gia đình ở Yên Bình, tỉnh Yên Bái, Tạp chí rừng và đời sống, số 13 tháng 
8 năm 2008, trang 20 - 24. 
4.Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2017), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 
5.Lê Tất Khương (2006), Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và khả năng 
nhân giống vô tính của một số giống chè mới tại Thái Nguyên. 
6.Lê Tất Khương, Đỗ Ngọc Quỹ (2000), Cây chè sản xuất và chế biến, NXB 
Nông nghiệp Hà Nội. 
7.Nguyễn Hữu Khải (2005), Cây chè Việt Nam, năng lực cạnh tranh xuất khẩu và 
phát triển, NXB Lao động xã hội. 
8. Phòng Thống kê phố Sông Công (2012), Niên giám thống kê thành phố Sông 
Công 2011 
9.Nguyễn Văn Tạo (2005), Sản xuất và tiêu thụ chè của Việt Nam trong những năm 
đổi mới. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 1/2005 
10.Trần Chí Thiện (2007), Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo cho đồng 
bào dân tộc vùng núi cao tỉnh Thái Nguyên. 
Tài liệu từ Website 
11.  
12. 
13. 
14.Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/09/2012 Quy định về chứng nhận sản 
phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình 
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt 
15. 
68 
16.  
17.  
18. 
19.  
20.
e n_thanh_cong_moi.htm 
Viet-Gap.101.html 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
Hình 1: Chứng nhận hợp tác xã chè VietGAP Bá Xuyên Sông Công 
Hình 2: Danh sách các hộ gia đình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP 
Hình 3: Chứng nhận chè Tôm tại hợp tác xã chè VietGAP 
 Bá Xuyên Sông Công
Hình 4: Kiểm định chất lượng chè, thực hành hái chè 
cùng bà con trên cách đồng chè VietGap tại xã Bá Xuyên 
Hình 5: Chè chế biến không đạt tiêu chuẩn VietGap 
Hình 6: Các chị Lê Thị Bình (bên trái) và Chu Thị Lan, hội viên Tổ sản 
xuất chè VietGAP Ao Cang - Chũng Na, luôn thực hiện nghiêm túc việc 
ghi chép cũng như các quy trình chăm sóc, chế biến chè an toàn. 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_thuc_trang_san_xuat_che_va_de_xuat_xay_du.pdf