Khóa luận Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018

PHẦN 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lương thực ăn củ hàng năm,

có thể sống lâu năm, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Có nguồn gốc ở vùng

nhiệt đới của châu Mỹ La tinh và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm.

Cây sắn là cây lương thực, thực phẩm chính của hơn 500 triệu người, là cây

lương thực đứng thứ sáu trên thế giới và là một trong 15 cây trồng chiếm diện

tích lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp của loài người (Đinh Thế Lộc,

1997). Ngoài ra sắn còn được sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi, là nguyên

liệu cho công nghiệp chế biến: bột ngọt, rượu, cồn, bánh kẹo, mì ăn liền.Và

là cây có giá trị xuất khẩu cao [3].

Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực, thức ăn gia súc quan trọng sau lúa

và ngô, đồng thời sắn là nguồn nguyên liệu chính cho công nghiệp chế

biến bột ngọt, bio - ethanol, mì ăn liền, bánh kẹo, siro, nước giải khát, bao bì,

ván ép, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học và chất giữ ẩm cho đất. Năm

2017, diện tích gieo trồng sắn của cả nước đạt 532.501 ha, năng suất đạt 19

tấn/ha, sản lượng đạt 10 267,568 nghìn tấn (FAOSTAT, 2019). Năm 2018 sản

lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 2.426,9 nghìn tấn, trị giá

958.400 nghìn USD (Tổng cục Hải quan) [18].

Những năm gần đây sắn nước ta đang chuyển đổi nhanh chóng từ cây

lương thực thành cây công nghiệp có lợi thế cao, có thể cạnh tranh ở

thị trường trong nước và trên thế giới. Sắn là nguồn nguyên liệu chính cung

cấp cho các nhà máy chế biến tinh bột, thức ăn chăn nuôi với sản phẩm khá

đa dạng và phong phú. Công nghiệp chế biến sắn đã và đang ngày càng đa

dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn của người dân.

Để đáp ứng nguồn nguyên liệu hiện nay thì giống tốt cho năng suất cao,

chất lượng tốt và thích ứng rộng đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, các2

nhà khoa học trong và ngoài nước rất quan tâm đến công tác chọn lọc giống

sắn mới có năng suất cao, chất lượng tốt nhằm đáp ứng nhu cầu hiện nay cũng

như sau này. Xuất phát từ thực tế đó, em tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá

khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018”.

1.2. Mục đích

Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của tập đoàn giống sắn tại Thái

Nguyên góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, phục vụ công tác học tập, nghiên

cứu và chọn tạo giống sắn cho năng suất cao, phẩm chất tốt đáp ứng nhu cầu sản

xuất hàng hóa.

1.3. Yêu cầu

- Theo dõi khả năng sinh trưởng của các giống sắn tham gia nghiên cứu.

- Theo dõi đặc điểm sinh học và đặc điểm thực vật học của các giống sắn

tham gia nghiên cứu.

- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng của

các giống tham gia nghiên cứu.

1.4. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu

về chọn giống, là cơ sở khoa học khẳng định được một số giống sắn cho năng

suất cao, chất lượng tốt và thời điểm thu hoạch thích hợp với điều kiện canh tác

tại tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía bắc.

1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Xác định được các giống sắn có năng suất và chất lượng cao, thời điểm

thu hoạch thích hợp đưa vào sản xuất đại trà, đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện nay

Khóa luận Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018 trang 1

Trang 1

Khóa luận Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018 trang 2

Trang 2

Khóa luận Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018 trang 3

Trang 3

Khóa luận Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018 trang 4

Trang 4

Khóa luận Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018 trang 5

Trang 5

Khóa luận Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018 trang 6

Trang 6

Khóa luận Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018 trang 7

Trang 7

Khóa luận Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018 trang 8

Trang 8

Khóa luận Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018 trang 9

Trang 9

Khóa luận Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 58 trang xuanhieu 7480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018

Khóa luận Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
 Các giống còn lại trong thí nghiệm đều có số củ ≤ 10 củ/gốc. 
- Khối lượng trung bình củ trên gốc 
Khối lượng củ/gốc và số lượng củ/gốc là chỉ tiêu quan trọng trong việc 
nâng cao năng suất sắn, số củ nhiều và khối lượng củ trên gốc lớn dẫn đến 
năng suất cao. Khối lượng củ/gốc phụ thuộc vào chiều dài củ, đường kính củ 
và số củ/gốc. Tất cả các chỉ tiêu đó đều phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại 
cảnh và kỹ thuật canh tác. 
Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy khối lượng củ/gốc của các 
giống sắn dao động trong khoảng 1 - 5 kg/gốc. Trong đó bốn giống có khối 
lượng > 2 kg/gốc là sắn Xanh 1, Đỏ 2, sắn KM440 và KM419. Riêng giống 
sắn Xanh 1 có khối lượng trung bình củ/gốc vượt trội đạt 5 kg/gốc. Các giống 
còn lại dao động trong khoảng 1 - 1,9 kg/gốc. 
39 
4.3.2. Năng suất của các giống sắn tham gia nghiên cứu 
Bảng 4.8: Năng suất của các giống sắn tham gia nghiên cứu 
STT Tên giống sắn 
NS củ tươi 
(tấn/ha) 
NS thân lá 
(tấn/ha) 
NSSVH 
(tấn/ha) 
CSTH 
(%) 
1 Sắn Cao sản 12,4 38,4 50,8 24,4 
2 Sắn CSKC 19,0 37,0 56,0 33,9 
3 Sắn Lá tre 18,0 28,0 46,0 39,1 
4 Sắn Nghệ 19,0 10,4 29,4 64,6 
5 Sắn Đỏ 1 19,6 22,0 41,6 47,1 
6 Sắn Xanh 1 50,0 15,6 65,6 65,7 
7 Sắn Tăng sản 14,0 22,0 36,0 38,8 
8 Sắn Xanh 2 18,0 25,0 43,0 41,8 
9 Sắn Trắng 18,8 44,0 62,8 29,9 
10 Sắn Đỏ 2 26,0 54,0 80,0 32,5 
11 Sắn Mỳ Kè 10,0 23,0 33,0 30,3 
12 Sắn KM440 25,6 52,8 78,4 32,6 
13 Sắn HB80 15,6 28,0 43,6 35,7 
14 Sắn Sa06 16,4 30,0 46,4 35,3 
15 Sắn KM95 19,2 34,0 53,2 36,0 
16 Sắn KM419 26,0 38,0 64,0 40,6 
Biểu bảng 4.1: Năng suất của các giống sắn tham gia nghiên cứu 
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
N
ăn
g
 s
u
ất
 (
tấ
n
/h
a)
NSCT
NSTL
NSSVH
40 
- Năng suất củ tươi 
Năng suất củ tươi là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hiệu quả kinh tế của cây 
sắn. Năng suất củ sắn một phần phụ thuộc vào khả năng quang hợp, một phần 
phụ thuộc vào quá trình phân bố các chất khô tạo được vào bộ phận khác của 
cây. Chất khô tạo được nhờ quang hợp được sử dụng cho sinh trưởng thân lá 
và sự phát triển của củ. 
Năng suất củ tươi = Khối lượng củ/gốc x mật độ cây/ha. Như vậy năng 
suất sắn phụ thuộc chặt chẽ vào khối lượng củ/gốc và mật độ cây/ha. 
Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy năng suất củ tươi của các giống 
sắn dao động trong khoảng 10 - 50 tấn/ha. Trong thí nghiệm giống đạt 50 
tấn/ha là sắn Xanh 1, có ba giống đạt năng suất > 20 tấn/ha là sắn Đỏ 2, sắn 
KM440 và sắn KM419. Các giống còn lại năng suất < 20 tấn/ha và dao động 
trong khoảng 10 - 19,6 tấn/ ha. 
- Năng suất thân lá 
Năng suất thân lá là năng suất toàn bộ bộ phận trên mặt đất, năng suất 
thân lá phụ thuộc vào khả năng tăng trưởng chiều cao cây, đường kính thân, 
khả năng phân cành Trong điều kiện canh tác như nhau, các yếu tố này phụ 
thuộc chủ yếu vào giống. 
Số liệu bảng 4.8 cho thấy năng suất thân lá của các giống sắn thí 
nghiệm biến động trong khoảng 10,4 - 54 tấn/ha. Trong đó hai giống có năng 
suất thân lá > 50 tấn/ha là sắn Đỏ 2 và sắn KM440, các giống có năng suất 
thân lá > 30 tấn/ha là sắn Cao sản, CSKC, sắn Trắng, sắn Sa06, KM95 và sắn 
KM419. Các giống còn lại có năng suất < 30 tấn/ha và dao động trong khoảng 
10,4 - 28 tấn/ha. 
- Năng suất sinh vật học (NSSVH) 
NSSVH là tổng khối lượng củ tươi và khối lượng thân lá, biểu thị tiềm 
năng sinh học của các giống sắn trong việc đồng hóa các yếu tố dinh dưỡng, 
ánh sáng, nước, chất khoáng, không khí. NSSVH đóng vai trò qua trọng vì 
41 
sắn được hình thành củ sớm và ổn định về số lượng củ ngay sau trồng 2 - 4 
tháng. Sự tích lũy sản phẩm quang hợp vào cơ quan kinh tế biểu thị khả năng 
vận chuyển và tích lũy sản phẩm của quá trình đồng hóa. NSSVH cùng với sự 
phân phối chúng giữa các bộ phận thân lá và củ của các giống sắn giúp công 
tác chọn tạo giống thành công và tìm ra được giống tốt có triển vọng. 
Qua theo dõi chúng tôi thấy năng suất sinh vật học của các giống sắn 
thí nghiệm biến động rất lớn, từ 29,4 - 80 tấn/ha. Trong thí nghiệm giống sắn 
Đỏ 2 và KM440 có năng suất sinh vật học > 70 tấn/ha, sáu giống có NSSVH 
> 50 tấn/ha là sắn Cao sản, CSKC, sắn Xanh 1, sắn Trắng, sắn KM95 và sắn 
KM419 (50,80 - 65,60 tấn/ha). Các giống còn lại < 50 tấn/ha và dao động 
trong khoảng 29,4 - 46,4 tấn/ha. 
- Chỉ số thu hoạch (CSTH) 
Hệ số thu hoạch là tỷ lệ giữa năng suất củ tươi và năng suất sinh vật 
học. Hệ số thu hoạch biểu hiện khả năng tích lũy dinh dưỡng từ cơ quan tổng 
hợp về cơ quan dự trữ. Hệ số thu hoạch thấp chứng tỏ thân lá phát triển mạnh, 
dinh dưỡng chủ yếu tập trung để nuôi thân lá, tích lũy về củ sẽ ít. Ngược lại 
hệ số thu hoạch cao chứng tỏ có sự phân bố hài hòa chất dinh dưỡng giữa các 
cơ quan trên mặt đất (thân, lá) và cơ quan dưới mặt đất (rễ, củ). 
Số liệu bảng 4.8 cho thấy hệ số thu hoạch các giống sắn dao động trong 
khoảng 24,4 - 76,2%. Trong đó giống sắn Nghệ và sắn Xanh 1 có chỉ số thu 
hoạch > 60%. Các giống còn lại có hệ số thu hoạch < 60% và dao động trong 
khoảng 24,4 - 47,1%. 
4.3.3. Chất lượng của các giống sắn tham gia nghiên cứu 
Đối với cây sắn ngoài năng suất củ tươi thì chất lượng củ là chỉ tiêu 
quan trọng được người sản xuất quan tâm. Chất lượng củ sắn được đánh giá 
thông qua năng suất chất khô, tỉ lệ chất khô, năng suất tinh bột tỉ và lệ tinh 
bột. Kết quả được trình bày ở bảng ở bảng 4.9. 
42 
Bảng 4.9: Chất lượng của các giống sắn tham gia thí nghiệm 
STT Tên giống sắn 
TLTB 
(%) 
NSTB 
(tấn/ha) 
TLCK 
(%) 
NSCK 
(tấn/ha) 
1 Sắn Cao sản 20,3 2,5 33,1 4,1 
2 Sắn CSKC 23,5 4,4 35,4 6,7 
3 Sắn Lá tre 20,5 3,6 33,4 6,0 
4 Sắn Nghệ 25,5 4,8 37,0 7,0 
5 Sắn Đỏ 1 18,3 3,5 31,5 6,1 
6 Sắn Xanh 1 22,0 6,6 34,4 10,3 
7 Sắn Tăng sản 22,4 3,1 34,6 4,8 
8 Sắn Xanh 2 24,8 4,4 36,6 6,5 
9 Sắn Trắng 20,9 3,9 33,4 6,2 
10 Sắn Đỏ 2 19,5 1,9 32,3 3,2 
11 Sắn Mỳ kè 24,5 6,3 36,2 9,4 
12 Sắn KM440 26,0 6,6 37,4 9,5 
13 Sắn HB80 15,0 2,3 25,3 3,9 
14 Sắn Sa06 25,5 4,1 37,0 6,0 
15 Sắn KM95 25,0 4,8 33,1 6,3 
16 Sắn KM419 20,7 2,3 33,4 8,6 
- Tỷ lệ tinh bột (TLTB) 
Tỷ lệ tinh bột là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh trực 
tiếp chất lượng của các giống sắn, giống sắn có chất lượng tốt là những 
giống có tỷ lệ tinh bột cao và ngược lại. 
Qua theo dõi chúng tôi thấy các giống sắn thí nghiệm có tỷ lệ tinh 
bột dao động trong khoảng 15 - 26%. Trong đó các giống có tỷ lệ tinh bột 
< 20% là sắn Đỏ 1, Đỏ 2 và sắn HB80. Các giống còn lại có tỷ lệ tinh bột 
> 20% và dao động trong khoảng 20,3 - 26%. 
- Năng suất tinh bột (NSTB) 
Năng suất tinh bột là chỉ tiêu quan trọng quyết định giá trị của giống. 
Ngày nay ngành công nghiệp chế biến đang rất phát triển, vì thế việc tạo ra 
những giống sắn có năng suất tinh bột cao có ý nghĩa rất lớn. Hàm lượng tinh 
bột là một yếu tố rất quan trọng, quyết định đến phẩm chất của giống sắn. 
Qua theo dõi chúng tôi thấy năng suất tinh bột của các giống sắn thí 
nghiệm dao động từ 2,3 - 6,6 tấn/ha. Trong thí nghiệm các giống có năng 
43 
suất tinh bột > 6 tấn/ha là sắn Xanh 1, sắn Mỳ kè và sắn KM440. Các giống 
còn lại có năng suất tinh bột < 6 tấn/ha và dao động trong khoảng 2,3 - 4,8 
tấn/ha. 
- Tỷ lệ chất khô (TLCK) 
 Sắn có hàm lượng nước trong củ cao từ 60, 70%. Muốn tăng năng suất 
sắn và đảm bảo hàm lượng tinh bột nhiều thì phải lựa chọn giống sắn mang 
kiểu gen có TLCK cao. Một số chỉ tiêu lý tưởng cho chọn giống sắn là nâng 
cao được NSCT thì hàm lượng chất khô không giảm. 
Hàm lượng chất khô và tinh bột trong củ luôn có sự liên quan chặt chẽ với 
nhau. Vì vậy hai tính trạng này có thể đồng thời cải tiến nhờ chọn lọc giống. 
Kết quả thí nghiệm cho thấy tất cả các giống sắn thí nghiệm đều có 
TLCK biến động trong khoảng 25,3 - 37,4%. Hầu hết các giống có tỉ lệ chất 
khô > 30%, trừ giống HB80 có tỉ lệ chấ khô đạt 25,3%. 
- Năng suất củ khô (NSCK) 
Ngày nay nhu cầu sử dụng sắn tươi làm lương thực, thực phẩm không 
nhiều mà chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến tinh 
bột sắn, sắn lát khô, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến bánh kẹo, mì 
chính. 
Năng suất củ khô là sản phẩm chính của cây sắn và được quyết định 
bởi năng suất củ tươi và tỷ lệ chất khô. Việc nâng cao năng suất củ khô là 
không ngừng nâng cao sản lượng thực thu mà còn giảm chi phí trong chế biến 
và bảo quản sau thu hoạch . 
Số liệu bảng 4.9 cho thấy năng suất củ khô của các giống sắn trong tập 
đoàn dao động trong khoảng 3,2 - 10,3 tấn/ha. Các giống có năng suất củ khô 
vượt trội như sắn Xanh 1, Mỳ kè và KM440 đạt (9,4 - 10,3 tấn/ha). Các giống còn 
lại có năng suất củ khô dao động từ 3,2 - 8,6 tấn/ha. 
44 
Biểu bảng 4.2 : Năng suất chất khô và năng suất tinh bột của các giống sắn 
tham gia nghiên cứu 
0
2
4
6
8
10
12
N
ăn
g
 s
u
ất
 (
tấ
n
/h
a)
NSCK
NSTB
45 
PHẦN 5 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
5.1. Kết luận 
5.1.1. Đặc điểm thực vật học 
Dựa vào kết quả của nghiên cứu ta thấy nhìn chung các giống đều sinh 
trưởng và phát triển tốt. 
- Tỷ lệ mọc mầm của các giống tham gia nghiên cứu biến động trong 
khoảng 75 - 100%. Giống có thời gian mọc sớm điển hình như sắn Xanh 1 và 
sắn HB80 (sau trồng 17 ngày). 
- Trong tập đoàn giống có chiều cao cây > 400 cm là sắn KM440 và sắn 
HB80. Giống có đường kính thân > 4 cm là sắn Trắng, sắn Đỏ 2, Mỳ kè, 
KM440, KM95 và sắn KM419. 
- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của tập đoàn giống sắn tốt nhất vào 
giai đoạn 5 tháng sau trồng. 
- Tốc độ ra lá của các giống sắn đạt cao nhất 5 tháng sau trồng, dao động 
trong khoảng 0,79 - 1,05 lá/ngày sau đó giảm dần ở các tháng tiếp theo. 
Sau trồng 4 tháng, tuổi thọ lá của các giống sắn đạt cao nhất và dao động 
trong khoảng 57 - 82 ngày trong đó giống sắn Mỳ kè có tuổi thọ lá > 80 ngày. 
- Các giống sắn tham gia nghiên cứu có lá đều màu xanh nhạt và xanh 
đậm, ngọn lá tím, xanh tím, xanh nhạt và xanh đậm, có vỏ thân cây màu xám và 
xám bạc, đỏ tía, đỏ nâu, xám nâu và đỏ tím. Các giống có vỏ củ ngoài (cỏ lụa) 
màu xám trắng, xám nâu. Có vỏ củ trong màu trắng ngà vàng, ngà vàng, vàng, 
phớt hồng, hồng tía,, trắng, hồng phớt. Các giống sắn có thịt củ đều màu trắng 
đục riêng giống Nghệ SL có màu trắng vàng. 
5.1.2. Năng suất và chất lượng 
- Năng suất củ tươi: Giống có năng suất củ tươi đạt 30 tấn/ha là giống sắn 
Xanh 1. Năng suất thân lá đạt 50 tấn/ha là sắn KM440. 
46 
- Năng suất củ khô: Năng suất củ khô của các giống sắn trong tập đoàn 
dao động trong khoảng 3,23 - 10,32 tấn, trong đó giống đạt năng suất củ khô > 
10 tấn/ha là sắn Xanh 1. 
- Tỷ lệ tinh bột: Các giống sắn Nghệ, sắn KM440, sắn Sa06 và KM95 đạt 
25%. 
- Năng suất tinh bột: Giống đạt năng suất tinh bột > 6 tấn/ha là sắn Xanh 
1, Mỳ kè và KM440. 
- Tỷ lệ chất khô của các giống sắn biến động trong khoảng 25,3% - 
37,4%, giống đạt tỷ lệ chất khô > 37%, là sắn KM440 và Sa06. 
5.2. Đề nghị 
Tiếp tục nghiên cứu đánh giá các giống sắn trong các năm tiếp theo để có 
kết luận chính xác hơn. 
47 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 Tài liệu tiếng việt: 
1. Phạm Văn Biên (1998), Sắn Việt Nam trong vùng sắn châu Á, hiện trạng và 
tiềm năng, kỷ yếu hội thảo “Kết quả nghiên cứu và khuyến nông sắn Việt Nam” 
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. 
2. Nguyễn Thị Cách (2007), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất 
sắn trong hệ thống canh tác bền vững vùng gò đồi, tỉnh Thừa Thiên Huế, 
Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế. 
3. Hoàng Kim Diệu (2015), “Cây có củ”, Tài liệu lưu hành nội bộ Trường Đại 
học Nông Lâm Thái Nguyên 
4. Bùi Huy Đáp (1987), Cây sắn, trong sách Hoa màu Việt Nam, Nhà xuất 
bản Nông Nghiệp Hà Nội. 
5. Nguyễn Viết Hưng (2006), “Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu, đất đai và 
biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu đến năng suất, chất lượng của một số 
dòng, giống sắn”, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm 
Thái Nguyên. 
6. Nguyễn Hữu Hỷ (2015), Tiến bộ trong nghiên cứu và phát triển sắn, khoai 
lang 1975 - 2015, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Kỷ yếu 
90 năm thành lập Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (1925 - 
2015). 
7. Hoàng Kim (2006), “Báo cáo kết quả thực hiện dự án giống sắn (2001-
2005)”, Tài liệu nghiệm thu và quyết toán dự án, Bộ Nông nghiệp và PTNT, 
Hà Nội, 24/4/2006. 
8. Hoàng Kim, Phạm Văn Biên, R. Howeler, H. Ceballos, Joel J. Wang, Trần 
Ngọc Ngoạn, Trần Công Khanh, Nguyễn Hữu Hỷ, Nguyễn Thị Thủy, Trần 
48 
Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trịnh Phương Loan, Nguyễn Trọng Hiển, 
Nguyễn Thị Sâm, Trần Thị Dung, Trần Văn Minh, Đào Huy Chiên, Nguyễn 
Thị Cách, Nguyễn Thị Bông, Nguyễn Viết Hưng, Lê Văn Luân, Ngô Vi 
Nghĩa, Trần Quang Phước và Nguyễn Xuân Thưởng (2016), Báo cáo Tổng 
kết Dự án Phát triển Giống Sắn (2001 - 2005), trong sách: Viện Khoa học Kỹ 
thuật Nông nghiệp Miền Nam, Kỷ yếu 90 năm thành lập Viện Khoa học Kỹ 
thuật Nông nghiệp Miền Nam (1925 - 2015) 
9. Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, 
Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, 
Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh 
Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Ham, 
H. Ceballos and M. Ishitani. (2014), Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn 
mới KM419, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội đồng Giống Quốc 
gia, Hà Nội ngày 16 tháng 11 năm 2014. 
10. Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền, Nguyễn Thị Thủy (1990), Chọn tạo giống 
khoai lang, sắn thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Miền Nam, Bộ 
Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm, Tạp chí hàng tháng khoa học, kỹ 
thuật và quản lý kinh tế; số 9 năm 1990, trang 538-544. 
11. Trần Công Khanh (2012), Đánh giá khả năng thích nghi của một số giống 
sắn cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, 
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 125 trang. 
12. Triệu Thị Khánh Linh (2018), “Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học 
Nông Lâm Thái Nguyên” 
13. Trần Ngọc Ngoạn (1995), “Đánh giá chọn lọc các dòng sắn nhập nội của 
CIAT trong điều kiện miền Bắc Việt Nam”, Viện Khoa học Kỹ thuật 
Nông nghiệp Việt Nam. 
49 
14. Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Viết Hưng, Hoàng Kim, Nguyễn Trọng Hiển, 
Nguyễn Thị Cách, Hoàng Kim Diệu, Nguyễn Thi Trúc Mai, Trần Phương 
Đông, Nie Xuân Hồng (2015), Nghiên cứu và phát triển sắn làm nguyên liệu 
chế biến tinh bột và nhiên liệu sinh học, Bộ Khoa học và Công nghệ, Giấy 
chứng nhận No. 2015-52-787/KQNC. 13.11. 2015. 
15. Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Lẫm, Đào Thanh Vân, Bùi Bảo Hoàn, 
Hoàng Văn Chung, Trần Văn Điền (2004), Gíao trình “Trồng trọt 
chuyên khoa”, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr.250 – 268. 
16. Trần Ngọc Ngoạn, (2007), Gíao trình “cây sắn”, Nhà xuất bản Nông 
Nghiệp, Hà Nội. 
17. Trần Mạnh Thắng (2018), “Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Nông 
Lâm Thái Nguyên. 
18. Tổng cục hải quan (2018) 
19. Tổng cục thống kê (2017) 
20. 
gioi-va-viet-nam 
21. https://vi.wikipedia.org/wiki/Thái_Nguyên#Cơ_cấu_đất_đai. 
● Tài liệu Tiếng Anh 
22.  
23. FAOSTAT (2019),  

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_kha_nang_sinh_truong_phat_trien_cua_tap_t.pdf