Khóa luận Đánh giá kết quả bước đầu Dự án “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới giai đoạn 2016-2019

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Cây dược liệu là những loài thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh

hoặc bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng.Việc sử dụng thuốc trong nhân dân

đã có từ lâu đời, con người không chỉ biết lợi dụng tính chất của cây cỏ để làm

thức ăn mà còn làm thuốc chữa bệnh.

Trong những thập kỷ gần đây, sự gia tăng dân số quá nhanh, nhu cầu sử

dụng cây dược liệu càng nhiều, dẫn đến nhiều loài cây dược liệu trong đó có

những cây quý hiếm đã bị tuyệt chủng,60000 loài có thể gặp rủi ro hoặc sự tồn

tại là rất mong manh.Vì vậy song song với việc nghiên cứu về sử dụng cây

dược liệu, một số vấn đề cấp bách đó là bảo tồn và phát triển các loài cây dược

liệucũng được đặt ra. Đã có một số chương trình đánh giá nguồn tài nguyên

cây dược liệu, một số dự án về bảo tồn và gây trồng thử nghiệm, phát triển cây

dược liệutại một số địa phương. Tuy nhiên, chưa có nhiều các nghiên cứu cụ

thể về sự thích nghi, về sinh trưởng và phát triểncủa từng loại cây dược

liệutrong bảo tồn, phát triển trong các dự án tại các địa phương. Để có cơ sở

nhân rộng các mô hình bảo tồn, phát triển các loài cây dược liệu, đặc biệt là

các loài cây quý có nguy cơ tuyệt chủng, rất cần có những nghiên cứu đánh giá

về các chương trình, dự án về gây trồng bảo tồn và phát triển các loài cây dược

liệugóp phần bảo tồn đa dạng sinh vật và nguồn gen, bảo tồn những kinh

nghiệm chữa bệnh và phát triển kinh tế tại các vùng đồng bào dân tộc.

Bắc Kạn được biết đến là địa phương có nhiều cây dược liệu quý. Tuy nhiên

những năm gần đây, tình trạng khai thác tràn lan khiến diện tích cây dược liệu ngày

càng bị thu hẹp, nhiều cây thuốc quý đứng trước nguy cơ bị tận diệt. Cây dược

liệu có ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung nhiều ở các

huyện Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Đồn, Na Rì Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển2

nền y, dược cổ truyền ở địa phương, cũng là nền tảng phát triển kinh tế cho nhiều

hộ dân khi mở rộng diện tích trồng các loại cây dược liệu có giá trị.

Thấy được tiền năng và giá trị của cây dược liệu, vừa qua UBND tỉnh ban

hành kế hoạch phát triển y, dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm

2020, trong đó có mục tiêu phát triển nguồn tài nguyên dược liệu của tỉnh. Để

thực hiện được những mục tiêu đó, thì cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của nhiều

cấp, ngành trong việc quản lý, bảo tồn, phát triển cây dược liệu. Đồng thời, cần

chấn chỉnh hoạt động thu mua, khai thác cây dược liệu trong tự nhiên theo hướng

bảo tồn và phát triển; có những chính sách ưu đãi đối với việc quy hoạch vùng

chuyên canh, phát triển trồng cây dược liệu tại địa phương.

Trong thời gian qua, trên địa bàn của tỉnh cũng đã có một vài đề tài, dự

án có liên quan đến cây được liệu được tiến hành. Tuy nhiên, kết quả chỉ mới

dừng lại ở điều tra thực trạng cây dược liệu, trồng thử nghiệm rải rác một số

cây mà chưa xây dựng được các vùng trồng dược liệu, loại cây và sản phẩm

cho thị trường, chưa thiết lập được chuỗi giá trị từ sản xuất giống, trồng trọt,

thu hái, chế biến, chiết xuất, sản xuất, phân phối các sản phẩm. Đây là hạn

chế lớn nhất trong chiến lược phát triển cây dược liệu ở tỉnh Bắc Kạn.

Dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” thực

hiện trong giai đoạn 2016 – 2019 đã chọn xã Bình Văn, huyện Chợ Mới, tỉnh

Bắc Kạn là điểm thử nghiệm trồng các mô hình dược liệu với diện tích dự kiến

là 7,5 ha với 03 loài cây: Ba kích tím, Hà thủ ô đỏ, Dong riềng đỏ. Cây dược

liệu được trồng thử nghiệm lần đầu tiên tại địa phương với kỳ vọng tạo được

một vùng trồng dược liệu tập chung góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng,

nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho người dân. Vì vậy, việc đánh giá kết

quả bước đầu của

Khóa luận Đánh giá kết quả bước đầu Dự án “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới giai đoạn 2016-2019 trang 1

Trang 1

Khóa luận Đánh giá kết quả bước đầu Dự án “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới giai đoạn 2016-2019 trang 2

Trang 2

Khóa luận Đánh giá kết quả bước đầu Dự án “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới giai đoạn 2016-2019 trang 3

Trang 3

Khóa luận Đánh giá kết quả bước đầu Dự án “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới giai đoạn 2016-2019 trang 4

Trang 4

Khóa luận Đánh giá kết quả bước đầu Dự án “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới giai đoạn 2016-2019 trang 5

Trang 5

Khóa luận Đánh giá kết quả bước đầu Dự án “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới giai đoạn 2016-2019 trang 6

Trang 6

Khóa luận Đánh giá kết quả bước đầu Dự án “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới giai đoạn 2016-2019 trang 7

Trang 7

Khóa luận Đánh giá kết quả bước đầu Dự án “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới giai đoạn 2016-2019 trang 8

Trang 8

Khóa luận Đánh giá kết quả bước đầu Dự án “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới giai đoạn 2016-2019 trang 9

Trang 9

Khóa luận Đánh giá kết quả bước đầu Dự án “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới giai đoạn 2016-2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 58 trang xuanhieu 5060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá kết quả bước đầu Dự án “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới giai đoạn 2016-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Đánh giá kết quả bước đầu Dự án “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới giai đoạn 2016-2019

Khóa luận Đánh giá kết quả bước đầu Dự án “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới giai đoạn 2016-2019
ỹ 
thuật đạt 1,2kg/gốc (điều kiện đất, chăn sóc tốt có thể đạt >3 kg/gốc). 
+ Sản lượng củ Ba kích tím tươi 1ha trồng thuần = 8.500 gốc x 
1,2kg/gốc = 10.200kg 
+ Giá bán bình quân tại thời điểm hiện tại là 150.000đ/kg củ tươi. 
Doanh thu sau 5 năm trồng 1ha Ba kích tím thâm canh là = 10.200kg x 
150.000đ/kg = 1.530.000.000 đồng. 
Bình quân doanh thu 1 năm đối với 1ha trồng thuần thâm canh cây Ba 
kích tím đạt 1.530.000.000 đồng /5 năm = 306.000.000 đồng/năm. 
2/ Với mô hình trồng Ba kích tím dưới tán: 
+ Mật độ trồng 2.500cây/ha với tỷ lệ sống đạt 85% còn lại = 2.125 gốc 
42 
+ Năng suất bình quân một gốc Ba kích tím trồng và chăn sóc đúng kỹ 
thuật đạt 1,2kg/gốc. Sản lượng củ Ba kích tím tươi 1ha trồng thuần = 2.125 
gốc x 1,2kg/gốc = 2.550kg 
+ Giá bán bình quân tại thời điểm hiện tại là 150.000đ/kg củ tươi. 
Doanh thu sau 5 năm trồng 1ha Ba kích tím dưới tán là = 2.550kg x 
150.000đ/kg = 382.500.000 đồng. 
Bình quân doanh thu 1 năm đối với 1ha trồng dưới tán rừng cây Ba 
kích tím đạt 382.500.000 đồng/5 năm = 76.500.000 đồng/năm. 
4.4. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng cây 
dược liệu tại xã Bình Văn 
Qua tìm hiểu và phân tích tôi rút ra một số nhận xét về những thuận lợi 
và khó khăn trong quá trình trồng cây dược tại xã Bình Văn như sau: 
4.4.1.Thuận lợi 
- Các cây dược liệu trồng theo dự án tại xã Bình Văn đều là những cây 
sau khi trồng vụ đầu có thể bảo tồn được giống cho các vụ sau (nhân giống 
bằng hạt, bằng hom hặc chồi củ), vì vậy có thể chủ động được giống. 
- Hầu hết các cây dược liệu là loại cây có nguồn gốc hoang dại, dễ trồng, 
dễ chăm sóc và ít sâu bệnh phá hoại. Nếu trồng đúng kỹ thuật và chăm sóc 
tốt, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây mạnh và cho năng suất cao. 
- Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương phù hợp với sự phát triển 
của cây nhiều cây dược liệu (Ngoại trừ cây Ba kích tím đang theo dõi). 
- Được sự giúp đỡ kỹ thuật và tài chính của dự án “Nghiên cứu phát triển 
trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn”, sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền 
địa phương các cấp. 
- Phát triển trồng cây dược liệu nói chung cần nhiều công lao động. 
Quá trình huy động nguồn lao động tại địa phương tham gia phát triển 
cây dược liệu tương đối thuận lợi. 
- Thời điểm hiện tại, thị trường tiêu thụ sản phẩm từ các cây dược liệu thuận 
43 
lợi. Giá cả ổn định, thu nhập cao hơn so với các cây nông nghiệp truyền thốngnên 
người dân và chính quyền địa phương quan tâm mở rộng diện tích. 
4.4.2.Khó khăn 
- Trồng cây dược liệu là một hướng đi mới, người dân chưa dám mạnh 
dạn tham gia do thiếu kỹ thuật và sợ rủi ro vì thế việc chuyển đổi đất đai từ 
trồng cây nông lâm nghiệp sang trồng các cây dược liệu khó khăn. 
- Mức đầu tư ban đầu cho trồng cây dược liệu thường lớn, nhiều cây phải 
nhiều năm mới cho thu hoạch. Tuy nhiên thực tế khả năng đầu tư của HTX, 
các hộ dân muốn tham gia trồng dược liệu hạn chếnên khả năng mở rộng diện 
tích chậm. 
- Cây dược liệu thường đòi hỏi đất có độ phì tốt, đất sạch và gắn liền với 
điều kiện sinh thái đặc thù mới đảm bảo được năng suất và chất lượng sản 
phẩm. Vì thế, việc lựa chọn vùng đất trồng dược liệu phù hợp là rất khó khăn. 
- Trồng cây dược liệu không được dùng các loại thuốc diệt cỏ và thuốc 
bảo vệ thực vật vì vậy quá trình chăm sóc cây, diệt cỏ dại tốn rất nhiều công 
lao động. Hiện tại, HTX Thắng Lợi và các hộ dân tại xã Bình Văn chưa áp 
dụng các kĩ thuật che phủ đất nhằm cản trở sự phát triển của cỏ dại. 
- Trồng dược liệu cần vốn đầu tư lớn cho sản xuất và mở rộng mô hình 
cũng như khâu chế biến. 
- Kỹ thuật trồng, chăm sóc khắt khe và đặc biệt là khâu chế biến sản 
phẩm từ cây dược liệu gồm nhiều công đoạn phức tạp. Người trồng dược liệu 
phải kiên trì, mạnh dạn đầu tư và không ngừng học hỏi. 
4.4.3. Những vấn đề gặp phải khi thực hiện dự án tại xã Bình Văn 
- Khi thực hiện dự án 1 trong những vấn đề mắc phải là tâm lý người 
dân e ngại với việc đầu tư vào giống cây mới, với chi phí cao mà lại không 
thu được kết quả ngay lập tức ( thời gian thu hoạch cây dược liệu khoảng từ 4 
– 5 năm ). 
- Trình độ dân trí người dân chưa cao và không đồng đều dẫn tới việc 
44 
áp dụng khoa học công nghệ cùng mô hình trồng dược liệu vào thực tiễn 
không được như mong đợi. 
- Vốn đầu tư cho việc trồng thâm canh cây dược liệu là khá lớn, hầu hết 
các hộ trồng dược liệu vẫn chưa có sự chuẩn bị về vốn và kế hoạch trồng 
cũng như phát triển. 
- Người dân chưa có kinh nghiệm trồng và chế biến các loại cây dược 
liệu của dự án, tuy đã có các lớp tập huấn nhằm giải quyết vấn đề nhưng 
người dân vẫn chưa thực sự chú tâm và tham gia đầy đủ. 
- Địa bàn nghiên cứu có địa hình chia cắt dẫn tới việc khó khăn trong 
giám sát, quản lý. 
4.5. Một giải pháp đề xuất cho phát triển cây dược liệu tại xã Bình Văn - 
Huyện Chợ Mới – Tỉnh Bắc Kạn 
4.5.1. Những giải pháp chung 
- Giải pháp về quy hoạch phát triển dược liệu: 
+ Nhu cầu dược liệu tại nước ta hàng năm rất lớn, chúng ta vẫn phải nhập từ 
nước ngoài có những năm khoảng 80%. Vì vậy, nhà nước và ngành y tế cần phải 
coi đây là một hướng đi giải quyết được cả về mặt kinh tế và xã hội, sớm có quy 
hoạch chi tiết vùng trồng các cây dược liệu, đi liền với nó là quy hoạch các đơn vị 
nghiên cứu, chế biến và sản xuất thuốc đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. 
+ Tỉnh Bắc Kạn cần sớm khảo sát cụ thể để xây dựng quy hoạch có kế hoạch 
đối với các vùng có tiềm năng nuôi trồng các loại cây dược liệu để khai thác có 
hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh của một tỉnh miền núi. 
- Giải pháp về chính sách: Hiện nay các chính sách có liên quan đến phát 
triển dược liệu vừa thiếu, vừa chưa chi tiết cụ thể sát với điều kiện thực tiễn. 
Các chính sách như: khuyến khích đầu tư hỗ trợ vốn, thuế, kỹ thuật công 
nghệ, hạ tầng cơ sởcho phát triển dược liệu cần chi tiết, cụ thể và đầy đủ 
hơn nữa để người dân, các doanh nghiệp yên tâm mạnh dạn đầu tư. 
- Giải pháp về tổ chức: 
+ Phát triển dược liệu là một hướng đi tương đối mới tại Việt Nam, vì 
45 
vậy cần phải tổ chức phát triển một cách đồng bộ từ nghiên cứu các loài cây, 
khảo sát vùng trồng, tổ chức các đơn vị sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Thiếu 
một trong những khâu trên, sự phát triển dược liệu sẽ chậm và rủi ro cao. 
+ Các vùng trồng dược liệu cần thành lập các HTX để thuận lợi cho việc 
tiếp nhận kỹ thuật, tăng cường khả năng đầu tư, tương trợ động viên nhau 
trong phát triển, dễ dàng trong tiếp cận thị trường và hạn chế rủi ro. 
- Giải pháp về kỹ thuật: 
+ Khác với các cây trồng nông nghiệp, cây dược liệu đòi hỏi quy trình 
kỹ thuật tương đối phức tạp. Tuy nhiên, hiện nay các kỹ thuật về nhân giống, 
gây trồng,, thu hoạch và chế biến đối với nhiều loại cây dược liệu chưa được 
chuẩn hóa và chưa được chuyển giao mạnh mẽ đến người dân và các cơ sở 
sản xuất, các doanh nghiệp. Nguồn nhân lực có am hiểu về phát triển dược 
liệu còn yếu và thiếu, đặc biệt ở các vùng có tiềm năng phát triển dược liệu 
trong cả nước. 
+ Cùng với việc quy hoạch, địa phương cần phải có đầu tư cho nghiên 
cứu, đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức và đầu tư vốn cho phát triển các vùng 
dược liệu một cách đồng bộ. 
4.5.2. Các giải pháp cụ thể 
- Lựa chọn vùng trồng dược liệu phù hợp: Tại các mô hình trồng dược 
liệu, nhóm hộ hoặc HTX cần có ghi chép đánh giá sinh trưởng và phát triển 
cụ thể của từng loại cây, từng mô hình. Đây là cơ sở quan trọng để xác định 
vùng trồng các loại cây dược liệu phù hợp, làm cơ sở cho phát triển mở rộng 
diện tích. 
- Bảo tồn và thử nghiệm trồng một số loài cây dược liệu quý: Các loại 
cây dược liệu phân bố tại địa phương, cây dược liệu quý có giá trị trên thị 
trường khác để bảo tồn giống và chủ động giống khi muốn phát triển. 
- Giải pháp về giống: Nhóm hộ và HTX cần chủ động tiếp cận kỹ thuật 
nhân giống các loài cây dược liệu hiện có khi cây đủ điều kiện nhân giống để 
46 
mở rộng diện tích và cung cấp cho người dân có nhu cầu trong vùng. 
- Giải pháp về kỹ thuật: Ngoài phối kết hợp với dự án đào tạo chung cho 
những người lao động tham phát triển dược liệu, nhóm hộ và HTX cần cử 
người chuyên trách, thường xuyên tham gia các lớp tập huấn và cùng với cán 
bộ kỹ thuật dự án thao tác thực tế tại thực địa. 
- Giải pháp về vốn: Để phát triển vùng trồng dược liệu cần một số vốn 
nhất định, nhóm hộ và HTX Thắng Lợi có thể chủ động tạo vốn, vay vốn từ 
ngân hàng và tranh thủ sự đầu tư hỗ trợ của các chương trình, dự án khác như: 
Nông thôn mới, dự án của khuyến nông,. 
- Giải pháp về tổ chức: HTX cùng với chính quyền địa phương xây 
dựng thêm các nhóm hộ trồng dược liệu. Các nhóm hộ sẽ là đầu mối sản 
xuất và cung ứng nguyên liệu đầu vào cho xưởng chế biến dược liệu của 
HTX sau này. 
47 
Phần 5 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1. Kết luận 
Từ kết quả nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả bước đầu Dự án 
“Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tại xã Bình Văn, 
huyện Chợ Mới giai đoạn 2016 - 2019”, đề tài có những kết luận chính sau: 
- Với các điều kiện thuận lợi về tự nhiên kinh tế, xã hội cho thấy xã 
Bình Văn có lợi thế trong việc phát triển nhiều loài cây dược liệu có giá trị. 
- Xã Bình Văn có đủ các điều kiện cơ bản như đất đai, lao động, vốn cho 
phát triển vùng trồng cây dược liệu. Hạn chế về kỹ thuật trong trồng cây dược liệu 
trong giai đoạn trước mắt đã được hỗ trợ giúp đỡ từ phía cán bộ của dự án. 
- Với sự hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ dự án cùng với sự quan tâm chỉ 
đạo của UBND xã, sự tham gia nhiệt tình của các hộ trồng cây dược liệu nên 
trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định: 
+ Tại HTX Thắng Lợi đã trồng vượt kế hoạch dự án là 0,3 ha 
+ Nhóm hộ đã trồng vượt so với kế hoạch dự án là 1,12 ha 
Kết quả bước đầu cho thấy, xã Bình Văn đã có những quyết tâm đầu tư xây 
dựng phát triển vùng trồng cây dược liệu quy mô lớn, bài bản. Sự chỉ đạo từ phía 
cá bộ xã, sự nhiệt tình của các hộ gia đình đã đảm bảo thực hiện dự án vượt tiến 
độ, kế hoạch đề ra. 
- Cây Dong riềng đỏ là cây đã cho hoạch: Hiệu quả kinh tế sản xuất 
dong riềng đỏ tính trên 1ha cao hơn rất nhiều so với cây lúa. Tổng giá trị thu 
nhập 1ha của cây Dong riềng đỏ cao hơn lúa là 8,44 lần, lợi nhuận cao hơn 
8,35 lần. Người dân đã thấy được lợi ích của cây dược liệu Dong riềng đỏ và 
mong muốn mở rộng diện tích trồng. 
- Các cây dược liệu dài ngày khác như: Hà thủ ô đỏ, Ba kích tím hiện 
chưa cho thu hoạch và đang được dự án và người dân tiếp tục theo dõi, đánh giá. 
48 
Bước đầu cho thấy cây Hà thủ ô đỏ sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bênh. Cây 
Ba kích tím hiện đang bị mối phá hoại, đang phải trồng dặm và xử lý mối. 
Để có thể phát triển vùng trồng cây dược liệu của mình, xã Bình Văn cũng 
có những khó khăn nhất định như: Tâm lý còn lo lắng khi trồng loài cây mới, kỹ 
thuật trồng, chế biến; vốn đầu tư lâu dài; thị trường đầu ra,.... 
Đề tài bước đầu cũng đã đề xuất một số giải pháp chung và những giải 
pháp cụ thể cho phát triển vùng trồng cây dược liệu quy mô tập trung và đảm bảo 
có vùng dược liệu ổn định trong dài lâu và trước mắt là thực hiện thành công các 
hoạt động của dự án. 
5.2. Kiến nghị 
* Đối với Nhà nước: 
- Nhà nước cần áp dụng chính sách ưu đãi cho vay vốn với các hộ trồng 
dược liệu ở các địa phương. Nhà nước nên căn cứ vào tình hình thực trạng của thị 
trường dược liệu mà có chính sách hỗ trợ nông dân một cách kịp thời và hợp lý. 
- Có chương trình nghiên cứu đồng bộ các chính sách, đặc biệt các 
chính sách trong nông nghiệp đối với các địa phương trung du, miền núi. 
- Hỗ trợ kịp thời cho các dự án dược liệu. 
* Đối với tỉnh Bắc Kạn: 
- Tỉnh Bắc Kạn tiếp tục nghiên cứu đề ra các biện pháp giải pháp cho 
quá trình phát triển của các cây dược liệu nói chung về diện tích, năng suất, 
sản lượng, chế biến và tiêu thụ, đồng thời quy hoạch các vùng trồng dược liệu 
cụ thể. Xây dựng phương hướng sản xuất chế biến cho mỗi vùng, tạo điều 
kiện mở rộng thị trường, hỗ trợ cho các vùng chế biến, đầu tư sản xuất về vốn, 
kỹ thuật, vật tư máy móc chế biến. 
- Tỉnh cần có chính sách trợ cấp, trợ giá ưu đãi cho người trồng dược 
liệu cụ thể như: có chính sách trợ cấp phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật 
và hỗ trợ xưởng chế biến nhỏ cho người trồng dược liệu. 
- Tạo mọi ưu tiên cho các doanh nghiệp địa phương đầu tư vào cây 
49 
dược liệu nhất là đối với khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các 
nhà máychế biến có quy mô lớn, tạo dựng được thương hiệu cho sản phẩm 
dược liệu, có thị trường tiêu thụ rộng. 
* Đối với xã Bình Văn: 
- Xã tiếp tục chỉ đạo các hộ trồng dược liệu, khuyến khích các hộ nông dân 
mở rộng diện tích dược liệu. Ưu tiên đầu tư hạ tầng cơ sở cho phát triển sản xuất 
nông nghiệp nói chung và phát triển dược liệu nói riêng trong những năm tới. 
* Đối với các hộ trồng dược liệu: 
- Tích cực vận dụng các biện pháp kỹ thuật vào trong sản xuất, cố gắng 
đầu tư hơn nữa về cây dược liệu từ máy móc cải tiến chế biến đến giống, mở 
rộng diện tích bằng sự cố gắng nỗ lực của từng cá nhân, từ nông hộ trồng và 
đầu tư vào diện tích dược liệu là chính. Tận dụng triệt để các giải pháp về kỹ 
thuật, kỹ thuật mới mà dự án đưa ra nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và 
chất lượng sản phẩm dược liệu, mở rộng thị trường, nâng cao đời sống cho 
chính hộ gia đình, xây dựng vùng trồng dược liệu vững mạnh phát triển. 
Trên đây là toàn bộ nội dung của khoá luận thực trạng và giải pháp 
phát triển cây dược liệu tại Xã Bình Văn- Huyện Chợ Mới - Tỉnh Bắc Kạn. 
Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên nội dung đề tài chưa được 
sâu sắc và còn nhiều sai sót, kính mong sự tham gia đóng góp ý kiến của các 
thầy cô giáo và các bạn để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. Tài liệu tiếng việt. 
1. GS.TS. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam, Nhà 
xuất bản Y học. 
2. Ths. Vũ Tuấn Minh, Bài giảng cây dược liệu, Trường Đại học Nông Lâm 
Huế. 
3. PGS.TS. Nguyễn Thượng Dong, Nghiên cứu phát triển dược liệu và đông 
dược ở Việt Nam, Viện dược liệu. 
4. Bộ môn dược liệu, Thực trạngnghiên cứu, phát triển dược liệu ở nước ta và 
trên thế giới, Trường Đại học Dược Hà Nội. 
5. TS.DS. Nguyễn Thị Minh Tâm, Báo cáo chuyên đề nghiên cứu, phân tích, 
đánh giá tổng quan về các loài cây dược liệu đã được trồng thành công tại Hà 
Nội và khu vực Đồng bằng miền Bắc, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương. 
6. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển 
dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. 
7.UBND tỉnh Bắc Kạn, Chương trình phát triển dược liệu tỉnh Bắc Kạn giai 
đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 tầm nhìn đến 2020. 
8. UBND xã Bình Văn, Báo cáo năm 2016. 
II. Tài liệu tiếng Anh. 
9. Ajazuddin và Shailendra Saraf, Legal regulations of complementary and 
alternative medicines in different countries. 
III. Tài liệu từ Internet. 
10.  
11.  
12.  
13.  
14.  
15.  
16. vi.wikipedia.org 
PHỤ LỤC 
(Một số hình ảnh về các mô hình trồng cây dược liệu xã Bình Văn) 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_ket_qua_buoc_dau_du_an_nghien_cuu_phat_tr.pdf