Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

1.1. Đặt vấn đề

Đất đai đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người,

nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Đất đai là cội nguồn cung

cấp lương thực, thực phẩm và vật chất khác cho con người. Đánh giá hiệu quả sử

dụng đất là cơ sở vững chắc cho công tác quy hoạch sử dụng đất sao cho việc sử

dụng đất đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, cũng như môi trường.

Xã hội ngày càng phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao, con

người tìm ra nhiều phương thức sử dụng đất có hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi loại đất

bao gồm những yếu tố thuận lợi và hạn chế cho việc khai thác sử dụng (chất lượng

đất thể hiện ở yếu tố tự nhiên vốn có của đất như: Địa hình, thành phần cơ giới, hàm

lượng các chất dinh dưỡng, chế độ nước.) nên phương thức sử dụng đất cũng khác

nhau ở mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi điều kiện kinh tế xã hội cụ thể. Bên cạnh đó,

diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm, dân số ngày càng tăng, nhu

cầu về lương thực thực phẩm cũng tăng.

Việc điều tra đánh giá một cách tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã

hội ảnh hưởng đến tình hình sử dụng đất, hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất, từ đó

định hướng cho người dân trong xã khai thác và sử dụng đất đai hợp lý, bền vững là

một trong những vấn đề cần thiết và hết sức quan trọng.

Xuất phát từ vấn đề trên, được sự nhất trí của Ban Giám hiệu trường Đại học

Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên,em tiến hành

đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã

Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.

1.2. Mục tiêu- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên,

kinh tế - xã hội tác động đến sản xuất nông nghiệp của huyện.

- Lựa chọn loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho xã

- Đánh giá hiện trạng và hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông

nghiệp của huyện.2

- Đề xuất các giải pháp phù hợp để đưa các loại hình sử dụng đất sản xuất nông

nghiệp thích hợp vào sản xuất tại xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

1.3. Ý nghĩa của đề tài

- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

+ Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, vận dụng kiến

thức đã học vào thực tiễn.

+ Nâng cao khả năng tiếp cận, điều tra, thu thập và xử lý thông tin của sinh

viên trong quá trình làm đề tài.

- Ý nghĩa trong thực tiễn

+ Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó đề xuất được

những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao và bền vững, phù hợp với điều kiện

kinh tế - xã hội của địa phương.

Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 5

Trang 5

Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 6

Trang 6

Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 7

Trang 7

Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 8

Trang 8

Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 9

Trang 9

Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 56 trang xuanhieu 1780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
: tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ) 
Cao:*** trung bình:** thấp :* 
40 
4.4.3. Hiệu quả môi trường 
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện 
tại tới môi trường là vấn đề rất lớn. Liên quan nhiều tới tỷ lệ sử dụng phân bón. 
Bền vững về mặt môi trường cũng là một trong những yêu cầu sử dụng đất đai 
bền vững. Các loại hình sử dụng đất bền vững về mặt môi trường đòi hỏi phải bảo 
vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hóa đất, ô nhiễm đất và bảo vệ môi 
trường tự nhiên, không gây hại cho sức khỏe con người. 
Để đánh giá ảnh hưởng của các LUT đến môi trường cần xem xét một số vấn 
đề sau: Xói mòn, rửa trôi, hiện tượng ô nhiễm đất, nước do sử dụng phân hóa 
học, thuốc trừ sâu, hiện tượng thoái hóa đất do khai thác đất quá mức mà 
không có biện pháp tăng độ phì nhiêu của đất. 
Bảng 4.11. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất 
STT LUT 
Tỷ lệ che 
phủ 
Khả năng bảo 
vệ, cải tạo đất 
Ý thức của người 
sử dụng thuốc bảo 
vệ thực vật 1 2L- 1M *** *** ** 
2 2L ** ** * 
3 1L- 1M * ** ** 
4 Chuyên màu ** *** ** 
6 Rừng trồng sản xuất *** *** *** 
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ) 
Cao:*** trung bình:** thấp :* 
4.4.4. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và 
môi trường 
Một loại hình sử dụng đất được xem là bền vững phải đạt được 3 yêu cầu 
sau đây: 
- Bền vững về mặt kinh tế: Loại hình sử dụng đất bao gồm những cây trồng cho 
hiệu quả kinh tế cao, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, được thị trường chấp nhận. 
- Bền vững về môi trường: Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ 
của đất, ngăn chặn các quá trình thoái hóa đất và bảo vệ môi trường đất. 
- Bền vững về mặt xã hội: Loại hình sử dụng đất phải thu hút được nhiều lao 
41 
động, tạo ra nhiều việc làm, mang lại thu nhập cao, đảm bảo đời sống ổn định cho 
người lao động. 
Từ kết quả đánh giá hiệu quả của các loại sử dụng đất về 3 mặt kinh tế, xã 
hội và môi trường, đồng thời dựa trên các nguyên tắc lựa chọn và tiêu chuẩn lựa 
chọn các loại sử dụng đất có triển vọng và có thể đưa ra các loại sử dụng đất phù 
hợp với điều kiện của xã Bình Thuận như sau: 
LUT1: Đối với loại sử dụng đất 3 vụ: 2 lúa - 1 màu (Lúa xuân – lúa mùa 
– ngô hè thu và Lúa xuân – lúa mùa – rau). Đây là loại sử dụng đất được áp 
dụng rộng rãi trên địa bàn, loại sử dụng này tận dụng được nguồn lực lao động 
nông nghiệp dồi dào. Với loại sử dụng đất 2 lúa – 1 màu thì kiểu sử dụng đất 
(Lúa Xuân - Lúa mùa – rau) mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được nhu 
cầu lương thực, thực phẩm cho con người. Khả năng bảo về cải tạo đất tốt, tỷ 
lệ che phủ cao. 
LUT 2: Kiểu sử dụng đất 2 lúa (lúa xuân - lúa mùa) kiểu này được chọn vì 
đáp ứng được an ninh lương thực và phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán 
LUT 3: 1 lúa - 1 màu m rạ cho chăn nuôi. (Ngô Xuân – lúa mùa; lạc – lúa 
mùa )là loại sử dụng đất đang được áp dụng trên địa bàn thị trấn thích hợp với 
đất bằng, trong LUT này cần phát triển kiểu sử dụng đất lạc- lúa mùa cho hiệu 
quả cao hơn kiểu dụng khác trong LUT này, mang lại hiệu quả kinh tế cao 
cho người dân, bảo vệ môi trường đất đai. 
LUT 4 : Kiểu sử dụng chuyên màu (ngô, đậu tương, lạc, rau) hiện nay có 
hệ thống cây trồng khá phong phú, kiểu này không những mang lại hiệu quả 
kinh tế rất cao mà còn giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động. 
 LUT 5 : Rừng trồng sản xuất là LUT chủ lực trên đất trồng cây lâu năm, 
đã và đang mang lại hiệu quả cao về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, 
được áp dụng phổ biến trên địa bàn thị trấn. Cây trồng phù hợp với điều kiện 
tự nhiên của địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho ngườidân 
42 
4.5.1 Giải pháp về chính sách 
+ Hoàn thiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các hộ gia 
đình, cá nhân để người dân yên tâm đầu tư sản xuất trên mảnh đất của mình. 
+ Thực hiện tốt Luật đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã, 
đồng thời cần có những điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp. 
+ Nâng cao trình độ dân trí để nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học kỹ 
thuật vào s ản xuất, tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về 
đất đai. 
+ Cần có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho người nông 
dân vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng các mô hình kinh tế 
trang trại. 
+ Nhiều hộ gia đình thiếu vốn sản xuất, vì vậy giải quyết được nguồn 
vốn phục vụ cho sản xuất của nông hộ thì mới có thể hướng tới việc phát triển 
kinh tế bền vững. 
+ Tuyên truyền, vận động và tổ chức cho các hộ nông dân chuyển đổi 
ruộng đất, dồn điền đổi thửa, khắc phục tình trạng đất đai phân tán, manh mún 
như hiện nay để thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ theo 
hướng sản xuất hàng hóa. 
+ Nhà nước cần có trợ cấp về giá giống, phân bón Cán bộ khuyến 
nông cần trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho bà con nông dân như: kỹ 
thuật làm đất, gieo mạ, bón phân 
+ Do đó cần đa dạng hóa các hình thức tín dụng ở nông thôn; Cải cách 
thủ tục cho vay đối với hộ nông dân, tạo thuận lợi cho người sản xuất đặc biệt 
là hộ nghèo bằng cách cho vay với lãi suất ưu đãi. 
+ Chú trọng thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài. Huy động rộng rãi các 
nguồn vốn, các nguồn lực, ngoài ra cần phải hướng dẫn cho người nông dân 
quản lý và sử dụng vốn trong phát triển kinh tế một cách tối ưu. 
43 
+ Tạo điều kiện để người nông dân tiếp cận các kỹ thuật mới về bón phân, 
giống,các mô hình canh tác hiệu quả và bền vững, kỹ thuật chăm sóc cây 
trồng,thông qua tập huấn kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn cho nông 
dân học tập. 
+ Hạn chế tối đa việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục 
đích phi nông nghiệp. 
+ Nhà nước cần có những cơ chế quản lý thông thoáng để các thị trường 
nông thôn phát triển, nhằm giúp các hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm hàng hóa 
được thuận tiện. 
4.5.2 Giải pháp về mặt hạ tầng - xã hội, khoa học - kỹ thuật 
* Giải pháp về mặt hạ tầng - xã hội 
+ Đầu tư nâng cấp và mở mới hệ thống giao thông liên thôn, liên xã và 
giao thông nội đồng để thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển các sản phẩm 
nông sản và trao đổi hàng hóa. 
+ Nâng cấp và tăng cường hệ thống điện lưới, hệ thống thông tin để tạo 
điều kiện cho người dân được tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, 
phục vụ phát triển sản xuất. 
+ Xây dựng thêm và nâng cấp hệ thống thủy lợi, đặc biệt là xây dựng 
được một hệ thống kênh mương, trạm bơm, cống nội đồng kiên cố, hoàn 
chỉnh nhằm tạo khả năng tưới tiêu nước chủ động cho đồng ruộng, đảm bảo 
cung cấp nước cho ruộng có địa hình vàn cao, có các biện pháp cải tạo đất và 
lựa chọn các giống cây trồng phù hợp để đưa diện tích đất 1 vụ nên 2 vụ. 
+ Xây dựng các mô hình chuyên canh, vùng sản xuất theo hướng hàng 
hóa, việc sản xuất theo mô hình chuyên canh sẽ tạo điêu kiện mở rộng thị 
trường tiêu thụ, thuận lợi cho việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm. 
* Giải pháp về khoa học - kỹ thuật 
44 
+ Để đạt được hiệu quả kinh tế cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông 
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thì cần tăng cường áp dụng các biện 
pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ, trang thiết bị phù hợp với điều kiện đất đai 
vào sản xuất. 
+ Khuyến khích người dân sử dụng các giống cây trồng cho năng suất 
cao, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. 
+ Phát triển sản xuất gắn với việc cải tạo đất, bảo vệ đất và môi trường, 
tránh tình trạng ô nhiễm đất. 
+ Hướng dẫn người dân bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ đúng cách, hạn 
chế sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật tăng cường sử dụng các loại 
phân chuồng, phân xanh 
4.5.3. Giải pháp về thị trường 
Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm: Nắm bắt thông tin thị 
trường, thường xuyên theo dõi các thông tin, dự báo về thị trường sản phẩm 
để người yên tâm sản xuất, chủ động đầu tư. 
Dự báo xu thế phát triển để điều chỉnh cơ cấu cây trồng, điều chỉnh khâu 
bảo quản chế biến. Áp dụng phương pháp quảng cáo, tuyên truyền về sản 
phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, liên kết liên doanh tìm đối tác 
đầu tư gắn liền với tiêu thụ sản phẩm. 
Vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho hộ nông dân là vấn đề rất quan 
trọng để chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa, hướng tới sự phát triển bền 
vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Do đó, để mở mang được thị trường 
ổn đinh cần có các giải pháp sau: 
+ Tổ chức tốt các thông tin thị trường, dự báo về thị trường để giúp nông 
dân có hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 
+ Mở rộng sản xuất và sản phẩm nông nghiệp yêu cầu về mặt chất lượng 
và an toàn thực phẩm phải đặt lên hàng đầu. 
45 
+ Hình thành các tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. 
4.6. Định hướng sử dụng đất cho xã Bình Thuận 
4.6.1. Quan điểm khai thác sử dụng đất 
- Khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng thế mạnh về đất đai, lao động để 
phát triển kinh tế xã hội của xã. 
- Cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi nhằm chủ động tưới tiêu để có 
thể đưa diện tích đất 2 vụ lên 3 vụ. Đặc biệt mở rộng mô hình Lúa – lúa- rau 
đông tận dụng diện tích đất nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân. 
- Ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đặc biệt là sử dụng 
cây trồng năng xuất cao, chất lượng tốt vào sản xuất 
- Sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, hợp lý nhằm 
tránh tình trạng dư thừa tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật trong đất gây ô nhiễm môi 
trường. Trong quá trình sản xuất cần gắn chặt với việc cải tạo và bảo vệ môi trường 
nói chung, môi trường đất nói riêng. 
- Chuyển đổi các loại hình sử dụng đất bằng cách mở rộng diện tích cây vụ 
đông trên đất 2 vụ, thực hiện thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. 
4.6.2. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 
- Đối với loại hình sử dụng đất 3 vụ 2 lúa – 1 màu với kiểu sử dụng đất là : lúa 
mùa - lúa xuân - ngô đông, lúa mùa - lúa xuân - rau đông, lúa mùa - lúa xuân – khoai 
lang cần áp dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt nhằm tăng hiệu quả kinh tế 
trên 1 đơn vị sử dụng đất như: tám thơm, nhị ưu, KD 18... các cây trồng vụ đông có 
hiệu quả kinh tế cao như: bắp cải, cà chua, su hào... 
- Đối với đất 2 vụ cần cải tạo hệ thống thủy lợi chuyển dịch cơ cấu để tăng 
diện tích này thành đất 3 vụ với các cây trồng cho năng suất và chất lượng tốt nhất 
- Chuyển diện tích trồng ngô 2 vụ sang 2 vụ lúa- 1 màu 
Đất trồng cây ăn quả là loại hình đạt hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên hiện nay 
diện tích này còn ít, thị trường tiêu thụ chưa phát triển, vì vậy trong thời gian tới cần 
mở rộng diện tích theo hướng chuyên canh cây ăn quả để nâng cao thu nhập, cải 
thiện đời sống của người dân. 
46 
PHẦN 5 
 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
5.1. Kết luận 
Bình Thuận là một xã với nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tổng diện tích đất 
tự nhiên của xã là 3951,12 ha, trong đó đất nông nghiệp là 3796,09 ha (chiếm 96,08 %). 
- Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của xã là: 
+ Đối với đất trồng cây hàng năm 
Có 5 loại hình sử dụng đất: 2L - M, 2L, 1L - 1M, 1L, chuyên rau, màu và cây 
công nghiệp ngắn ngày, với 11 kiểu sử dụng đất phổ biến. Trong đó, LUT 2 lúa và 2 
lúa - 1 màu cho hiệu quả cao nhất, LUT 1 lúa cho hiệu quả thấp nhất. 
+ Đối với đất trồng cây lâu năm 
Có 2 loại hình sử dụng đất chính là: Cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm . 
Trong 2 LUT này, cả 2 đều cho hiệu quả kinh tế cao. LUT cây ăn quả cũng được 
chú trọng đầu tư, phát triển nhằm mục đích kinh tế. 
* Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lựa 
chọn ra 5 kiểu sử dụng đất đai thích hợp và có triển vọng, đáp ứng được tính bền 
vững trong sử dụng đất, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa giải quyết được công 
ăn việc làm cho người dân trên địa bàn xã Bình Thuận. 
- 5 kiểu sử dụng đó là: 
+ Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông. 
+ Lúa xuân - Lúa mùa – Ngô đông. 
+ Lúa xuân - Lúa mùa - khoai lang. 
+ Lúa xuân - Lúa mùa. 
+ Ngô mùa - Rau đông. 
5.2. Đề nghị 
+ Xã nên triển khai đồng bộ các giải pháp giúp nông dân phát triển sản 
xuất nông nghiệp, trên cơ sở tận dụng tiềm năng đất đai và kinh tế xã hội của vùng. 
+ Cần phải xác định tính phù hợp của các loại hình sử dụng đất 
để giải quyết các vấn đề sau: 
47 
- Việc lựa chọn các loại sử dụng đất tạo thành một hệ thống hợp lý, một 
lớp che phủ thực vật bảo vệ, có khả năng bồi dưỡng độ màu mỡ của đất, 
không gây xói mòn hoặc làm thoái hoá, không ảnh hưởng xấu đến môi trường. 
- Các loại sử dụng đất được lựa chọn thuận lợi cho việc áp dụng các tiến 
bộ khoa học kỹ thuật. 
- Các loại sử dụng đất có hiệu quả kinh tế, đưa lại thu nhập cao cho 
nhân dân. 
- Các loại sử dụng đất phù hợp với kinh tế và điều kiện sản xuất của địa 
phương. 
+ Để có những giải pháp thiết thực hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả sử 
dụng bền vững đất đai nông nghiệp trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường, 
các công trình nghiên cứu tiếp theo cần đi sâu vào một số khía cạnh sau: 
- Cần tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu tình hình sử dụng đất đai nông 
nghiệp ở trên các vùng miền đại diện để có những tổng kết đánh giá và giải 
pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai nông nghiệp ở tất cả các 
địa phương trong toàn quốc. 
- Cần đi sâu phân tích hiệu quả của mô hình sản xuất nông lâm kết hợp 
cũng như chủng loại 
 cây ăn quả, cây nông nghiệp nhằm lựa chọn và đề xuất được chủng loại 
cây trồng và các mô hình sử dụng đất hiệu quả nhất, có hiệu quả cả về kinh tế 
lẫn xã hội và môi trường giúp địa phương phát triển sản xuất nông lâm 
nghiệp, góp phần ổn định kinh tế xã hội và môi trường sinh thái. 
48 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. Tiếng Việt 
1. Bùi Nữ Hoàng Anh (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử 
dụng đất nông nghiệp tại Thái Nguyên giai đoạn 2012-2020, Luận án tiến sĩ 
nông nghiệp, Đại học Thái nguyên. 
2. Tôn Thất Chiểu, Nguyễn Công Pho, Nguyễn Văn Nhân, Trần An Phong 
và Phạm Quang Khánh (1992), Đất đồng bằng sông Cửu Long,NXB 
Nôngnghiệp, Hà Nội. 
3. Huỳnh Văn Chương (2011), Giáo trình đánh giá đất, Nhà xuất bản Nông 
nghiệp, TP Hồ Chí Minh. 
4. Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng, 1999, Giáo trình đất, Nhà xuất bản 
Nông nghiệp. 
5. Đỗ Nguyên Hải (2000), Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững 
trongsản xuất nông nghiệp, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Nông 
nghiệp I Hà Nội, Hà Nội. 
6. Nguyễn Quang Học (2000), Đánh giá và định hướng sử dụng tài nguyên 
đất, nước phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Đông Anh, Hà 
Nội, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Hà Nội. 
7. Nguyễn Ngọc Nông, Nông Thị Thu Huyền (2012), Bài giảng Đánh Giá 
Đất,trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên. 
8. Đặng Quang Phán (2010), Đánh giá tiềm năng, thực trạng sử dụng đất đồi 
huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ và đề xuất giải pháp phát triển nông 
lâm nghiệp bền vững, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học 
nông nghiệp IHà Nội. 
9. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Luật đất đai 2013, Nhà xuất 
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
10. Vũ Thị Phương Thuỵ (2000), Thực trạng và giải pháp chủ yếu n 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_san_xuat_nong_nghiep.pdf