Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt Nông Lâm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngành chăn nuôi gia cầm là nghề truyền thống lâu đời của nhân dân ta.

Nó cung cấp cho chúng ta sản phẩm thịt, trứng và sữa là nguồn thực phẩm có giá

trị dinh dưỡng cao vì thế đòi hỏi nhu cầu cung cấp cho xã hội ngày càng nhiều.

Nghề chăn nuôi gia cầm ngày từng bước được mở rộng, từ mô hình sản xuất đơn

giản với những giống gia cầm ban đầu, trên cơ sở nghiên cứu khoa học kỹ thuật

ngày càng nhiều giống gia cầm nuôi theo những mô hình khác nhau nhằm gia

tăng sản phẩm cung cấp cho con người. Cùng với những tiến bộ trong các lĩnh

vực di truyền, hoá sinh, dinh dưỡng đã góp phần phát triển nghề chăn nuôi gia

cầm, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Trang trại là một loại hình sản xuất nông nghiệp được hình thành tương

đối sớm trên thế giới, tùy từng thời kỳ mà có những hình thức, tên gọi khác

nhau nhưng đều có đặc điểm chung là sản xuất hàng hóa tự chủ với quy mô

lớn. Phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp,

nông thôn hiện nay. Ngày nay, trang trại là loại hình tổ chức sản xuất phổ biến

trong nền nông nghiệp của hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Không có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại với quy mô

đất đai lớn như ở vùng đồng bằng Sông Hồng hay vùng đồng bằng phía nam

nhưng Bắc Giang là nơi có nhiều ưu đãi về điều kiện tự nhiên, điều kiện khí

hậu. Với diện tích đất nông nghiệp 302.000 ha, chiếm 77,6% tổng diện tích tự

nhiên, tỉnh Bắc Giang có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp. Huyện Việt

Yên là một huyện của tỉnh Bắc Giang có diện tích đất nông nghiệp chiếm 59%

tổng diện tích tự nhiên, giao thông thuận tiện. Tuy nhiên phương thức chăn nuôi

nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng nơi đây vẫn còn nhỏ lẻ, chủ yếu theo2

hộ gia đình. Những năm gần đây đã có nhiều mô hình trang trại phát triển nhưng

số lượng không nhiều. Vậy câu hỏi đặt ra là: Khả năng phát triển trang trại của

vùng đến đâu? Làm sao để mô hình được áp dụng đem lại hiệu quả cao nhất?

Để kinh tế trang trại thực sự mang lại hiệu qủa, góp phần phát triển bền

vững nền nông nghiệp nông thôn, vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ môi trường,

nâng cao thu nhập cho người dân, giúp chính quyền và người dân có cái nhìn đúng

đắn nhất về việc phát triển trang trại. Tôi quyết định tìm hiểu và tiến hành phân

tích, nghiên cứu sâu về hiệu quả sản xuất của một trang trại trên địa bàn huyện với

đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt Nông Lâm tại huyện Việt

Yên, tỉnh Bắc Giang” .

Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt Nông Lâm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang trang 1

Trang 1

Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt Nông Lâm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang trang 2

Trang 2

Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt Nông Lâm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang trang 3

Trang 3

Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt Nông Lâm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang trang 4

Trang 4

Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt Nông Lâm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang trang 5

Trang 5

Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt Nông Lâm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang trang 6

Trang 6

Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt Nông Lâm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang trang 7

Trang 7

Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt Nông Lâm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang trang 8

Trang 8

Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt Nông Lâm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang trang 9

Trang 9

Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt Nông Lâm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 76 trang xuanhieu 2020
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt Nông Lâm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt Nông Lâm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt Nông Lâm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
 trong chăn 
nuôi của trang trại. 
4.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chăn nuôi của 
trang trại 
Có thể nói rằng lợi nhuận là phần quan trọng nhất đối với chăn nuôi, nó 
cho thấy việc đầu tư của họ có hiệu quả hay không để tái đầu tư hoặc chuyển 
sang ngành khác. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong chăn nuôi là các 
yếu tố giá bán, quy mô chăn nuôi và các loại chi phí trong chăn nuôi như: 
Giống, thức ăn, thuốc thú y, chi phí điện nước,.. Các chi phí này ảnh hưởng 
trực tiếp đến lợi nhuận thu được từ hoạt động chăn nuôi của trang trại. 
 56 
Như vậy để nâng cao hơn hiệu quả cho hoạt động chăn nuôi của trang 
trại vịt Nông Lâm Bắc Giang, căn cứ vào phần phân tích SWOT tôi xin được 
đề xuất một số giải pháp sau: 
4.5.1. Đối với trang trại 
 Giải pháp về chi phí chăn nuôi 
Theo kết quả phân tích ta thấy chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất 
trong tổng chi phí chăn nuôi. Nó được xem là nhân tố tác động tỷ lệ nghịch đến 
lợi nhuận chăn nuôi. Vì vậy, cần phân tích khẩu phần ăn cho vịt đẻ và kiểm 
soát các loài gặm nhấm để tránh sự lãng phí thức ăn. Ngoài ra, trang trại có thể 
kết hợp với nông dân trong vùng cung cấp thêm những loại thức ăn truyền 
thống như thân chuối, ngô, đỗ tương để có thể giảm bớt sự ảnh hưởng của 
chi phí thức ăn trong tổng chi phí chăn nuôi khi giá thức ăn tổng hợp trên thị 
trường tăng cao. Hoạt động chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng 
hiện nay chứa đựng nhiều rủi ro, trong thời gian gần đây xuất hiện những dịch 
bệnh lạ. Do đó cần tăng cường công tác kiểm tra quá trình phát triển và tình 
hình dịch bệnh nhằm phát hiện kịp thời để có biện pháp xử lý hiệu quả nhằm 
giảm tỷ lệ chết và loại thải vịt trong quá trình chăn nuôi làm giảm chi phí chăn 
nuôi. 
Ngoài việc sử dụng trấu làm nền đệm lót, trang trại cần chủ động tìm 
kiếm nguyên liệu khác ví dụ như mùn cưa, lõi bắp, vỏ bào để kết hợp trong thời 
gian nguồn nguyên liệu trấu khan hiếm. 
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm trứng trong quá trình chăn nuôi trang 
trại không nên sử dụng quá nhiều thuốc để điều trị bệnh điều này vừa tốn kém 
vừa ảnh hưởng đến chất lượng trứng. 
 Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm 
Hiện nay chăn nuôi vịt vẫn đang được mọi người dân phát triển chăn 
nuôi, mở rộng quy mô. Vì vậy nhu cầu về vịt giống cũng ngày càng tăng. Hơn 
 57 
nữa chất lượng trứng của trang trại có chất lượng tốt, tỷ lệ trứng loại 1 và tỷ lệ 
ấp cao, có khả năng cạnh tranh đáp ứng được nhu cầu thị trường. Ngoài ra, 
trang trại tiêu thụ những loại trứng không đạt chất lượng ấp với giá cả phù hợp 
cho các thương lái và người dân. Tuy nhiên giá trứng trên thị trường hay biến 
động tùy thuộc vào giá vịt giống và công ty thu mua làm ảnh hưởng đến lợi 
nhuận của trang trại, vì vậy: 
Tiếp tục tăng cường mối quan hệ mật thiết, gắn bó với các công ty thu 
mua, thương lái để đẩy mạnh tiêu thụ và tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm 
trên thị trường. 
Cần tiếp cận thêm thông tin thị trường trước khi bán để hạn chế rủi ro về 
giá cả trong quá trình bán sản phẩm đế từ đó có kế hoạch chăn nuôi hợp lí. 
Tạo mối quan hệ tốt với nhiều người mua trong và ngoài địa phương để 
mở rộng thị trường tiêu thụ. Hạn chế tối đa tình trạng bị thương lái ép giá khi 
bán sản phẩm. 
 Giải pháp về lao động 
Lao động của trang trại phần lớn không gắn bó lâu dài với trang trại do tính 
chất công việc khá vất vả và không có ngày nghỉ, vậy nên cần quan tâm đến đời 
sống sinh hoạt của công nhân cũng như trong công việc như tạo điều kiện để công 
nhân thay phiên nhau nghỉ, phân công sắp xếp công việc khoa học. 
Mỗi tuần nên tiến hành họp nội bộ một lần để cùng đưa ra nhận xét những 
công việc đã hoàn thành và chưa làm được trên cơ sở đó lập kế hoạch phân công 
công việc của tuần tiếp theo. 
Cần có nội quy phạt thưởng rõ ràng cho những ai thực hiện tốt và không thực 
hiện nghiêm túc nội quy của trang trại (VD: nghỉ tự do, dậy muộn, sử dụng điện 
thoại trong thời gian làm việc, không vệ sinh đồ bảo hộ.) 
 58 
 Giải pháp về phòng bệnh 
Càng hạn chế được người ngoài vào trại càng tốt vì như vậy sẽ giảm tối 
thiểu khả năng lây nhiễm từ ngoài vào trại. Cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ 
không được mang sản phẩm gia cầm (trứng, thịt gia cầm) vào trại để sử dụng. 
Vệ sinh định kì bể chứa và dụng cụ chứa đựng nước uống. 
4.5.2. Nhóm giải pháp tăng cường vai trò quản lí nhà nước, chính quyền địa 
phương đối với kinh tế trang trại 
Thực hiện quản lí nhà nước đối với đầu ra, chất lượng sản phẩm nhằm 
đảm bảo lợi ích chung của nhà nước, quyền lợi của trang trại, người tiêu dùng 
và môi trường sinh thái. 
Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đối với kinh tế trang trại, đảm bảo 
các chủ trang trại thực hiện đầy đủ các quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, bảo 
vệ môi trường; thực hiện các nghĩa vũ đối với nhà nước. Đồng thời bảo vệ 
quyền lợi chính đáng của chủ trang trại về tài sản và các lợi ích khác. 
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch giống, thực hiện quy trình sản 
xuất, du nhập giống chất lượng cao và sạch bệnh. Hình thành và phát triển quan 
hệ hợp tác giữa các trang trại nhằm tạo ra sự liên kết, trao đổi kinh nghiệm, trình 
độ quản lí, trao đổi sản phẩm, dịch vụ để nâng cao hiệu quả kinh tế. 
Khuyến khích thành lập các CLB, tổ hợp tác theo từng loại hình trang 
trại để liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh, tạo sức cạnh tranh và ổn 
định trong tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, hạn chế tình trạng ép giá của các 
tư thương và rủi ro trong sản xuất kinh doanh. 
Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các hợp tác, chủ trang trại với các hộ 
nông dân để các chủ trang trại, tổ hợp tác là đầu mối thu mua, tiêu thụ sản phẩm. 
 59 
PHẦN 5 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1. Kết luận 
Qua bốn tháng thực tập tại trang trại và cùng với việc phân tích, tổng hợp 
số liệu điều tra, tôi rút ra kết luận như sau: 
Trang trại vịt Nông Lâm hiện nay đang chăn nuôi hơn 9000 con vịt đẻ 
thuộc giống Grimaud với phương thức nuôi nhốt hoàn toàn với diện tích chuồng 
nuôi là 3000m2 và diện tích toàn trang trại là khoảng 1ha. Tổng số lao động của 
trang trại là 6 lao động với chi phí 28 triệu đồng/tháng. Trang trại thực hiện 
biện pháp phòng chống dịch theo đúng quy trình tiêm phòng của trang trại. 
Trang trại được đầu tư cơ sở vật chất kiên cố và giao thông thuận tiện cho việc 
vận chuyển các yếu tố đầu vào đầu ra của trang trại. Tuy nhiên, do ảnh hưởng 
của giá cả thức ăn và giá con giống khá cao, giá cả đầu ra biến động, khó dự 
báo nên hiệu quả mang lại không ổn định. Đây cũng là các nhân tố ảnh hưởng 
nhiều nhất đến hiệu quả hoạt động chăn nuôi. 
Qua quá trình phân tích cho thấy hoạt động chăn nuôi vịt đẻ của trang 
trại từ khi nhập đàn đến nay có đem lại lợi nhuận nhưng hiệu quả đem lại thấp. 
Cụ thể, trong 3 tháng cuối năm 2019 tổng chi phí là 1.114.067 nghìn đồng; 
Doanh thu là 422.601 nghìn đồng; Lợi nhuận âm 691.466 nghìn đồng. Trang 
trại bỏ ra một đồng chi phí thu được 0,38 đồng doanh thu và -0,62 đồng lợi 
nhuận, trong một đồng doanh thu thu được âm 1,64 đồng lợi nhuận. Nhưng đến 
năm 2020 lợi nhuận tăng nhanh chóng giúp trang trại bù được phần lỗ, cụ thể 
trong ba tháng đầu năm 2020 tổng chi phí là 1.377.084 nghìn đồng, doanh thu 
là 2.150.989 nghìn đồng; Lợi nhuận là 773.905 nghìn đồng, trang trại bỏ ra một 
đồng chi phí thu được 1,56 đồng doanh thu và 0,56 đồng lợi nhuận, trong một 
đồng doanh thu thu được đem lại 0,36 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận/chi 
 60 
phí năm 2020 cao hơn năm 2019 là 191%, tỷ suất doanh thu/chi phí năm 2020 
cao hơn 2019 là 312%, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu năm 2020 cao hơn năm 
2019 là 122%. Ước tính trong một chu kì kinh doanh trang trại bỏ ra 5.040.615 
nghìn đồng chi phí, đem lại 5.610.280 nghìn đồng doanh thu, thu về cho trang 
trại 569.665 nghìn đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí là 0,11 lần; Tỷ 
suất lợi nhuận/doanh thu là 0,10 lần; Tỷ suất doanh thu/chi phí là 1,11 lần. 
Bên cạnh hiệu quả kinh tế, trang trại chăn nuôi còn mang lại hiệu quả xã 
hội và môi trường. Trang trại không chỉ tạo việc làm cho người lao động mà 
còn là nơi để sinh viên trải nghiệm thực tế phục vụ cho quá trình học tập. Hiện 
nay trang trại sản xuất theo mô hình nuôi nhốt hoàn toàn, việc áp dụng mô hình 
này giúp trang trại kiểm soát được dịch bệnh tốt hơn và giải quyết tốt vấn đề 
môi trường, góp phần bảo vệ môi trường xung quanh, giảm lượng khí thải so 
với chăn nuôi nhỏ lẻ. 
Những thuận lợi trong quá trình chăn nuôi vịt đẻ của trang trại đó là: 
Trang trại được xây dựng kiên cố và ở vị trí thuận lợi, có diện tích đất rộng 
thoáng mát, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi. Bên cạnh đó cũng có những 
khó khăn như: Nguyên liệu trấu phải phụ thuộc vào mùa vụ, tổng chi phí chăn 
nuôi cao, nhiều dịch bệnh ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. 
Để phát triển chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trong thời gian tới, 
trang trại cần thực hiện đồng bộ và có hiệu quả 5 giải pháp chủ yếu, đó là: Giải 
pháp về chi phí, giải pháp về tiêu thụ sản phẩm, giải pháp về lao động, giải 
pháp về phòng bệnh, nhóm giải pháp tăng cường vai trò quản lí nhà nước, chính 
quyền địa phương, đồng thời chú trọng phát huy những mặt mạnh có được, tìm 
cách khắc phục những hạn chế tiêu biểu là việc lựa chọn và sử dụng các yếu tố 
đầu vào trong hoạt động sản xuất nhằm giảm thiểu chi phí ở mức tối ưu nhất. 
5.2. Kiến nghị 
 61 
Với những biện pháp đã đưa ra, để trang trại vịt Nông Lâm phát triển đúng 
với tiềm năng, đem lại nguồn thu lớn, tôi xin có một số kiến nghị như sau: 
5.2.1. Đối với trang trại 
- Lập kế hoạch chăn nuôi cụ thể, rõ ràng. 
- Tăng cường nghiên cứu thị trường để có thể dự báo được sự biến động 
của giá đầu ra cũng như sự biến động của giá thức ăn, từ đó có kế hoạch linh 
hoạt trong việc đầu tư về số lượng nuôi cũng như loại thức ăn cho vịt ăn sao 
cho đem lại hiệu quả chăn nuôi cao nhất. 
- Chủ động tìm kiếm các mối quan hệ hợp tác trong chăn nuôi cũng như 
trong tiêu thụ sản phẩm để hoạt động chăn nuôi và tiêu thụ ổn định, an toàn 
hơn. 
- Cần chú trọng vào việc đầu tư xây dựng thương hiệu cho trang trại để 
có thể chủ động trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng như nguồn cung cấp các yếu 
tố đầu vào trong chăn nuôi. 
- Chấp hành công tác phòng dịch. Không vì lợi ích nhỏ trước mắt mà 
quên mất lợi ích bền vững, lâu dài. 
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương 
Cần có sự liên kết bốn nhà: Nhà sản xuất - Nhà nước - Nhà khoa học- 
Nhà kinh doanh thực phẩm, xây dựng các hợp tác xã bao tiêu sản phẩm để bình 
ổn giá cả đầu ra. 
Thành lập tổ hợp tác, hội nông dân, hội doanh nghiệp nhằm tạo môi 
trường thuận lợi cho các nhà sản xuất, các trang trại giao lưu trao đổi thông tin 
kinh nghiệm cũng như những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. 
Kinh tế trang trại là loại hình kinh tế nhiều triển vọng, nhà nước cần có 
nhiều chương trình ưu đãi để khuyến khích phát triển. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tài liệu tiếng việt 
 62 
1. Ban vật giá chính phủ (2000), Tư liệu về kinh tế trang trại, NXB Thành phố 
Hồ Chí Minh. 
2. Bộ giáo dục đào tạo (2010), Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin, NXB 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
3. Nguyễn Điền, Trần Đức, Trần Huy Năng (1993), Kinh tế trang trại gia đình 
trên thế giới và Châu Á, NXB thống kê Hà Nội 
4. Nguyễn Đình Hương (2000), Thực Trạng và giải pháp phát triển kinh tế 
trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB 
Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
5. Phạm Ngọc Kiểm (2004), Giáo trình thống kê kinh doanh, Nxb Thống kê. 
6. Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP của Chính phủ ngày 02/02/2000, về kinh tế 
trang trại, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 
7. Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị, về một số vấn 
đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 
8. Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng (2004), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, 
NXB Thống kê, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 
9. Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông 
thôn về việc quy định tiêu chí kinh tế trang trại. 
10. Thông tư 69/2000/TTLT-BNN- TCTK của Bộ nông nghiệp và phát triển 
nông thôn về hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại. 
11. Trần Trác (2000), Tư liệu về kinh tế trang trại, NXB T.P Hồ Chí Minh. 
12. Lê Trọng (2000), Phát triển và quản lí trang trại trong kinh tế thị trường, 
NXB Nông nghiệp Hà Nội. 
13. Nguyễn Phượng Vỹ (1999), Tổng quan về các hình thức tổ chức sản xuất 
nông nghiệp ở Việt Nam, Hội thảo Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. 
Tài liệu internet 
14. 
 63 
san-xuat-hang-hoa-quy-mo-lon-chat-luong-cao.html 
15. 
trang-trai-416067.html 
16. https://hanoi.gov.vn/tintuc_sukien/-
/hn/ZVOm7e3VDMRM/7320/2832424/7/ha-noi-inh-hinh-3064-trang-trai-
trong-trot-chan-nuoi-nuoi-trong-thuy-
san.html;jsessionid=AVYYCqMCjC6QE5mJ3pvxhuIM.app2 
 PHIẾU PHỎNG VẤN QUẢN LÍ TRANG TRẠI 
Về thông tin của trang trại 
Phần I: Thông tin người được phỏng vấn 
1. Họ và tên: 
2. Tuổi: 
3. Chức vụ: 
Phần II: Thông tin chung về trang trại 
4. Trang trại được hình thành và hoạt động từ khi nào? 
5. Diện tích trang trại? Diện tích chuồng nuôi là bao nhiêu? 
6. Tổng số lao động trong trang trại? Tuổi? Trình độ và thu nhập như thế nào? 
Chỉ 
tiêu 
Số lượng 
(người) 
Trình độ 
học vấn 
Độ tuổi 
Mức lương 
(đồng/tháng/người) 
Phần III: Thông tin về tình hình sản xuất của trang trại 
7. Trang trại mua vịt con, vịt tơ, hay vịt hậu bị trước khi vào đẻ? 
8. Số lượng đầu vào là bao nhiêu con? 
9. Thời gian nhập vịt là ngày tháng năm nào? 
 .................................................................................................................... 
10. Trang trại mua vịt giống ở đâu? Giá như thế nào? 
11. Loại vịt mà trang trại đang chăn nuôi là giống vịt gì 
12. Công tác phòng chống dịch tại trang trại được thực hiện như thế nào? 
 ......................................................................................................................... 
 Phần IV: Thông tin về chi phí 
13. Chi phí cố định đầu tư xây dựng ban đầu của trang trại? 
Khoản mục ĐVT 
Số 
lượng 
Giá 
thành 
(đ) 
Thành 
tiền 
(đ) 
Sử dụng 
được trong 
bao lâu 
Xây dựng chuồng nuôi 
Xây dựng nhà ở công nhân 
Xây dựng kho cám 
Xây dựng kho trấu 
Xây dựng kho trứng 
Tổng 
14. Chi phí công cụ dụng cụ, trang thiết bị ban đầu của trang trại? 
Khoản mục ĐVT 
Số 
lượng 
Giá 
thành 
(đ) 
Thành 
tiền 
(đ) 
Thời gian 
phân bổ 
Tấm làm mát 
Quạt thông gió 
Xe đẩy cám 
Điều hòa 
Hệ thống giám sát (camera) 
Núm uống tự động 
Máng ăn 
Lưới quây 
Sàn nhựa 
Dụng cụ đựng trứng 
Tủ điều khiển quạt 
Xe rùa 
Thiết bị, phụ kiện nâng hạ 
Tổng 
Phần V: Thông tin về tiêu thụ trứng 
15. Trứng được tiêu thụ ở đâu? Cho ai? 
Xin chân thành cảm ơn! 
Người phỏng vấn 
(Ký tên) 
Người được phỏng vấn 
(Ký tên) 
 MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA TRANG TRẠI VỊT NÔNG LÂM 
1. Một số hình ảnh về phân loại và bảo quản trứng tại trang trại 
2. Một số nội quy của trang trại 
 3. Một số hình ảnh về hệ thống chuồng nuôi của trang trại 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_cua_trang_trai_vit_nong.pdf