Khóa luận Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Trương Lương, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2018
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là sản phẩm của tự nhiên
và không thể thay thế, nó được hình thành do quá trình lịch sử của tự nhiên và
tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con người.
Đất đai có vai trò quyết định cho sự tồn tại, phát triển của con người và
ý nghĩa hết sức quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: là tư
liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa
bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh,
quốc phòng nó không mất đi nhưng nó có giới hạn đối với con người.
Chúng ta không thể dùng khoa học kỹ thuật hiện đại để làm tăng diện tích đất
nhằm phục vụ cho quá trình phát triển của xã hội, nhưng chúng ta có thể sử
dụng đất một cách hợp lý và khoa học để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững
trong tương lai
Để quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả không phải là vấn đề đơn
giản. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi đất nước chuyển sang nền kinh tế
hội nhập thì các vấn đề về đất đai là một trong những vấn đề nhạy cảm và
được quan tâm nhiều nhất. Dân số tăng nhanh cùng với sự phát triển của
ngành kinh tế nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích là rất lớn mà tổng các
loại quỹ đất sử dụng vào mục đích không thể tăng lên mà chỉ có thể chuyển từ
quỹ đất sử dụng vào mục đích này sang quỹ đất sử dụng vào mục đích khác.
Vì vậy yêu cầu đặt ra trong quá trình quản lý và sử dụng là làm thế nào có thể
sử dụng hợp lý, khoa học và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất. Do đó công
tác quản lý nhà nước về đất đai luôn luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt
quan tâm.2
Xuất phát từ những vấn đề trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Trương Lương,
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 – 2018”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
xã Trương Lương trong giai đoạn 2016 – 2018
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng sử dụng đất của xã
Trương Lương, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
- Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai tại xã Trương
Lương.
- Đánh giá công tác quản lý nhà nước về quản lý đất đai trên địa bàn
của xã Trương Lương, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 – 2018.
- Đánh giá sự hiểu biết của người dân về tình hình quản lý nhà nước về
đất đai trên địa bàn xã Trương Lương, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
- Khó khăn, tồn tại và đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý
nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Trương Lương, Huyện Hòa An, tỉnh Cao
Bằng.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa học tập:
+ Củng cố những kiến thức đã học và bước đầu làm quen với công tác
quản lý nhà nước về đất đai ngoài thực tế. Giúp cho sinh viên nắm chắc hơn
những kiến thức đã học trong nhà trường, học hỏi được kinh nghiệm thực tế
để phục vụ cho công việc.
Trang bị cho sinh viên ra trường có kiến thức áp dụng vào thực tiễn
phục vụ cho công tác quản lý sử dụng đất đai có hiệu quả hơn.
+ Đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu học tập tốt cho các bạn sinh viên.3
- Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu tình hình quản lý nhà nước về đất đai
của xã Trương Lương, nhằm rút ra được những tồn tại và khó khăn trong
công tác quản lý nhà nước về đất đai và những nguyên nhân chủ yếu,, từ đó
đề xuất một số giải pháp giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai được
thực hiện tốt hơn. Trang bị cho sinh viên ra trường có kiến thức thực tế phục
vụ cho công tác quản lý sử dụng đất đai tốt hơn.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Trương Lương, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2018
lời không được giải quyết kịp thời khi có tranh chấp, khiếu nại về đất đai chiếm 12,86%. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ngày càng được quan tâm đúng mức. Số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp mới đạt 88,57 % (62/70 phiếu). Số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được cấp là 14,4 % (8/70 phiếu). Tình hình tranh chấp đất đai giảm dần nhất là những năm gần đây số lượng tranh chấp đất đai chỉ còn 7,15% (5/70 phiếu); số lượng không có tranh chấp đất đai là 92,85% (65/70 phiếu). Trong thời gian tới cần tăng cường rà soát lại các trường hợp chưa được cấp giấy CNQSD đất, những hộ đang có tranh chấp về đất đai...để có hướng giải quyết theo quy định của pháp luật. 77 Bảng 4.13. Tổng hợp phiếu điều tra công tác cấp giấy CNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân Câu hỏi Trả lời đúng Trả lời không Tổng số phiếu Tổng Tỷ lệ % Tổng Tỷ lệ % Gia đình ông (bà) đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa? 62 88,57 8 11,4 70 Tình trạng tranh chấp đất đai gia đình ông (bà) như thế nào? 5 7,15 65 92,85 70 Ông (bà) có thấy việc cấp giấy CNQSD đất phức tạp không? 48 68,57 22 31,43 70 Gia đình có phải đăng ký cấp giấy CNQSD đất không? 70 100 0 0 70 Trung bình 66,07 33,93 100 ( Nguồn UBND Xã Trương Lương ) Dịch vụ công về đất là một cầu nối, là trung tâm giao dịch giúp cho người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách tự giác, tự nguyện và đúng pháp luật. Người dân trong xã đã được tiếp cận với các dịch vụ công về đất dai: Tư vấn về giá đất; dịch vụ về đo đạc Đây là nội dung mới đòi hỏi người làm công tác quản lý nhà nước về đất đai phải nắm chắc nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của các cơ quan tham gia vào hoạt động dịch 78 vụ công về đất đai để công tác quản lý nhà nước về đất đai ở xã ngày càng hoàn thiện hơn. 4.5. Khó khăn, tồn tại và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Trương Lương, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 4.5.1. Những khó khăn, tồn tại - Công tác cấp Giấy CNQSD đất còn gặp nhiều khó khăn do nhân dân không nộp thuế đúng thời hạn. - Công tác tuyên truyền Phát luật đất đai chưa thực sự sâu rộng đến mọi đối tượng nên vẫn còn xảy ra trường hợp vi phạm Pháp luật đất đai như sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không hiệu quả. - Các trang thiết bị, máy móc phục vụ công việc chuyên môn của xã còn thiếu, việc quản lý hồ sơ vẫn còn thủ công chưa được tin học hoá và các thủ tục hành chính còn rườm rà. - Công tác GPMB cũng còn nhiều vướng mắc do giá của nhà nước đưa ra quá chênh lệch so với giá ngoài thị trường. 4.5.2. Đề xuất giải pháp - Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục: Cần coi trọng hơn nữa và phổ biến lâu dài cho mọi người dân nắm được luật đất đai, các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về đất đai. Đây là một biện pháp hữu hiệu nhằm làm cho người sử dụng đất thấy được ý nghĩa của việc sử dụng đất, hiểu và chấp hành Luật. - Đối với công tác cấp giấy CNQSD đất: Cần cải cách thủ tục hành chính, tập trung chỉ đạo sát sao, có kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng. Trong việc xét duyệt hồ sơ, cán bộ thẩm định cần phải có sự linh hoạt, báo cáo kịp thời để lãnh đạo chủ động giải quyết. 79 - Đối công tác đền bù, GPMB: Trong quá trình thực hiện cần công khai mọi chính sách đền bù và giải thích cụ thể chính sách của nhà nước áp dụng cho dự án. Các dự án trên địa bàn hiện nay đều áp dụng khung giá do nhà nước thu hồi, khung giá này thường thấp hơn giá trị thực tế thị trường. Do vậy cần thiết phải điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp với khả năng sinh lời của đất. 80 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận - Diện tích đất tự nhiên của xã Trương Lương là 3699,97 ha, trong đó: * Có 8/15 nội dung đã hoàn thành tốt. 1. Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. 2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ điạ giới hành chính, lập bản đồ hành chính: UBND xã Trương Lương đã đo đạc, xác định địa giới hành chính với các khu vực giáp ranh, các mốc giới được bảo vệ tốt không sảy ra tình trạng tranh chấp với các xã giáp ranh. 4. Công tác quản lý quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. 6. Công tác quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi. 8. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai: Xã đã thực hiện kịp thời, đúng theo quy định. 13. Công tác, phổ biến giáo dụng về đất đai 14. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai: giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. 15. Công tác quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. * Có 7/15 nội dung đang hoàn thành. 3. Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất: thực hiện xong công tác lập bản đồ địa chính năm 2007 với 120 tờ tỷ lệ 1:2000, bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 với 03 tờ tỷ lệ 1:2000 và bản đồ hiện trạng sử dụng đất với 02 tờ tỷ lệ 1:2000. 81 5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất: diện tích đất đa giao cho các đối tượng sử dụng là 479,93 ha; diện tích đất UBND quản lý là: : 3220,04 ha, địa bàn xã có 1 dự án thu hồi đất. 7. Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 9. Công tác xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 10. Công tác quản lý tài chính về đất đai và giá đât. 11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 12. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. - Xã đã tiến hành triển khai quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, trong đó xây dựng kế hoạch sử dụng đất cụ thể đến từng năm. - Công tác quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường BĐS: có sự biến động về giá đất so với khung giá được UBND tỉnh ban hành. - Công tác quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai chưa được phổ biến, chủ yếu là dịch vụ khai thác thông tin về thửa đất. - Đại bộ phận người dân đã nhận thức tốt và nắm được tình hình quản lý đất đai tại địa phương chiếm 76.5%. Công tác cấp giấy CNQSD đất tại xã Đã được hoàn thành cấp đợt dự án năm 2009. 5.2. Kiến nghị Đề nghị các cấp thẩm quyền tăng cường pháp chế trong công tác quản lý đất đai, có biện pháp xử lý đối với những trường hợp không kê khai đăng ký biến động đất đai và sử dụng đất đai sai mục đích. 82 Các đoàn thể Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh và các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền vận động nhân dân đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục Luật đất đai đến từng hộ dân. Tăng cường các đợt thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất, đồng thời xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm trong quản lý sử dụng đất, đặc biệt là tự ý chuyển mục đích sử dụng đất. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo công tác quản lý nhà nước về đất đai năm 2016, 6 tháng đầu năm 2017, tình hình triển khai thi hành luật đất đai và những vấn đề cần giải quyết tháo gỡ của Bộ TNMT ngày 20 tháng 7 năm 2017. 2. Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai. 3. Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất. 4. Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất. 5. Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. 6. Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. 7. Nghị định 05/2018 - NĐ-UBND : Ban hành Quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 8. Nguyễn Khắc thái Sơn (2007), Giáo trình Quản lý nhà nước về đất đai, Nxb Nông nghiệp 2007, Hà Nội. 9. Nguyễn Thị Lợi ( 2013), Bài giảng Đăng ký thống kê đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 10. Quyết định số 42/2016/QĐ - UBND, ngày 19/12/2016 của UBND tỉnh Cao Bằng ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. 11. Quyết định số 44/2018/QĐ - UBND, Sửa đổi, bổ sung Điểm a, Khoản 4, Điều 6 Quy định chi tiết việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành trên địa bàn 84 tỉnh Cao Bằng ban hành kèm theo Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 28/8/2017 của UBND tỉnh Cao Bằng 12. Quyết định số 43//2016/QĐ - UBND, ngày 19/12/2016 của UBND tỉnh Cao ằng ban hành quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở, hạn mức giao đất ở tại đô thị, nông thôn; hạn mức công nhận đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. 13. Nghị Quyết 12/2017- NQ-UBNDVề việc thông qua Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 -2020) tỉnh Cao Bằng 14. Quyết định số 21/2015/QĐ - UBND, ngày 21/7/2015 của UBND tỉnh Cao Bằng ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 15. Thông tư 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ tài nguyên môi trường hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 44/2014/NĐ-CP về đất đai của người sử dụng đất. 16. Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ tài nguyên môi trường quy định về hồ sơ địa chính. 17. Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ tài nguyên môi trường quy định về bản đồ địa chính. 18. Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ tài nguyên môi trường quy định về thống kê kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 19. Thông tư 35/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ tài nguyên môi trường quy định về điều tra, đánh giá đất đai. 85 20. Thông tư 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ tài nguyên môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 22. Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ tài nguyên môi trường quy định về hồ sơ giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất. 23. Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ tài nguyên môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 24. Thông tư liên tịch 88/2016/TTLT/BTC-BTNMT của Bộ tài chính và Bộ tài nguyên môi trường quy đinh về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ xác nhận nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất. 25. UBND xã Trương Lương (2017), Biểu thống kê kiểm kê đất đai xã Trương Lương năm 2017. 26. UBND xã Trương Lương Đề án xây dựng nông thôn mới xã Trương Lương, huyện Hòa An,tỉnh Cao Bằng. 27. UBND xã Trương Lương báo cáo tổng kết công tác quản lý đất đai xã Trương Lương năm 2016. 28. UBND xã Trương Lương báo cáo tổng kết công tác quản lý đất đai xã Trương Lương năm 2017. 29. UBND xã Trương Lương báo cáo tổng kết công tác quản lý đất đai xã Trương Lương năm 2018. 86 PHỤ LỤC TRƯỜNG ĐHNL THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐIỀU TRA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CHO HỘ GIA ĐÌNH CÁ NHÂN Xóm:.,Xã Trương Lương - Huyện Hòa An – tỉnh Cao Bằng. I. THÔNG TIN CHUNG Tên hộ gia đình, cá nhân:.. Tuổi:..Giới tính:(Nam/Nữ), Dân tộc:, Tôn giáo Nghề nghiệp: : .. Cán bộ, công nhân Tự do Nông nghiệp Buôn bán Thuộc Nhóm hộ: Nghèo Trung bình Khá Giàu II. ĐÁNH GIÁ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1. Ông (bà) có thường xuyên tiếp cần với các văn bản quy định của nhà nước về đất đai hàng năm hay không? Có Không 2. Ông (bà) có bao giờ đọc hay nghe nói về vấn đề quản lý nhà nước về đất đai chưa? Có Không 3. Ông (bà) nhân thức những thông tin về đất đai từ nguồn nào? Báo Trường học Hội Interne Hội nghị, hội thảo Đài phát thanh Tivi Sách Khác (cụ thể:) 4.Ông (bà) có biết hiện nay nước ta sử dụng bộ luật đất đai năm nào? 87 5. Ông (bà) có biết ranh giới hành chính của xã Trương Lương với các xã, phường khác không? Có. Không. 6. Ông (bà) có biết về bản đồ quy hoạch sử dụng đất của xã không? Có. Không. 7. Ông (bà) có biết về kế hoạch sử dụng đất của xã không? Có. Không. 8. Ông (bà) có hiểu về thủ tục giao đất, cho thuê, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất không? Có. Không. 9. Ông (bà) có được biết về tình hình biến động đất đai theo mục đích sử dụng không Có. Không 10. Ông (bà) có hiểu rõ về việc thu thuế, thu tiền sử dụng đất không? Có. Không. 11. Ông (bà) có biết được giá đất trên địa bàn xã Trương Lương không? Có. Không. 12. Ông (bà) có hiểu biết về thủ tục chuyển quyền sử dụng đất không? Có. Không 13. Ông (bà) có thường xuyên được kiểm tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai không? Có. Không 14. Ông (bà) có được giải quyết kịp thời khi có tranh chấp, khiếu nại về đất đai không? Có. Không 15. Ông (bà) thấy việc quản lý đất đai của xã Trương Lương như thế nào? Tốt Bình thường Không tốt 88 16. Ông (bà) có thấy hài lòng về cách giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai của xã không? Có. Không. III.CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QSD ĐẤT 1. Gia đình ông (bà) đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa? Đã cấp. Chưa cấp (Chưa được cấp với lý do gì?..................................................................) 2. Gia đình có phải đăng ký cấp giấy CNQSD đất không? Có. Không. 3. Gia đình ông (bà) đã được cấp giấy CNQSD đất cho loại đất nào? Đất ở Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp 4. Nguồn gốc sử đụng đất nhà ông (bà) là từ đâu ? Tự khai phá Được tặng cho Nhận chuyển nhượng Được thừa kế 5. Tình trạng tranh chấp đất đai gia đình ông (bà) như thế nào? Đang tranh chấp Không tranh chấp 6. Thời điểm gia đình ông (bà) sử dụng đất là từ khi nào? Đất ở:.......................................................................... Đất nông nghiệp:.......................................................... Đất lâm nghiệp:............................................................. 7. Ông (bà) có thấy việc cấp giấy CNQSD đất phức tạp không? Có. Không. Nếu phức tạp ông (bà) thấy phức tạp ở khâu nào? .............................................................................................................. (Không đồng ý trong vấn đề nào:..........................................................) Trương Lương, ngày tháng năm 2017 Chủ hộ (Ký, ghi rõ họ tên)
File đính kèm:
- khoa_luan_danh_gia_cong_tac_quan_ly_nha_nuoc_ve_dat_dai_tren.pdf