Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2018

1.1. Đặt vấn đề

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất

đặc biệt, là nguồn gốc của mọi quá trình sống và cũng là nguồn gốc của mọi

sản phẩm hàng hoá xã hội. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường rất phát

triển, giá trị của đất đai ngày càng được thể hiện rõ nét.

Ở Việt Nam, Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện quản

lý. Một trong những công cụ quản lý hết sức quan trọng của nhà nước về đất

đai là đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình sử dụng đất đai rất phức tạp, nhu

cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng, đất đai trở nên khan hiếm và có giá trị

hơn, bên cạnh đó hàng loạt các vụ tranh chấp về đất đai diễn ra, ảnh hưởng

đến sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Do đó, việc nâng cao công

tác quản lý đất đai là hết sức cần thiết, đặc biệt là công tác cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có vị trí đặc biệt

trong quá trình quản lý đất đai của nhà nước, xác lập mối quan hệ pháp

lý về quyền sử dụng đất đai giữa nhà nước và người sử dụng đất, không

những đảm bảo sự thống nhất về quản lý mà còn đảm bảo quyền lợi và

nghĩa vụ của người sử dụng, giúp người sử dụng đất yên tâm đầu tư, sản

xuất, kinh doanh và cũng là cơ sở pháp lý trong việc thu tiền sử dụng đất,

tăng nguồn ngân sách cho nhà nước.

Xuất phát từ những vấn đề thực tế hiện nay, với những kiến thức đã

học, trong thời gian thực tập tốt nghiệp em mong muốn được tìm hiểu về

công tác quản lý đất đai, đặc biệt là công tác cấp GCNQSDĐ. Được sự nhất2

trí của Ban giám hiệu trường, ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên,

trường đại học nông lâm Thái Nguyên, em tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Đánh Giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn

Xã Đú sáng Huyện Kim Bôi Tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2018”.

1.2. Mục tiêu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu nghiêm cứu đề tài

“Đánh Giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa

bàn Xã Đú sáng Huyện Kim Bôi Tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2018”.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá sơ lược về tình hình cơ bản của xã Đú Sáng.

- Tìm hiểu tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia

đình, cá nhân tại xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn

2016 - 2018.

- Đánh giá sự hiểu biết của người dân trên địa bàn xã về công tác cấp

GCNQSD đất.

- Đề xuất một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất tại xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

1.3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

Bổ sung hoàn thiện kiến thức đã được học ở nhà trường và trong quá

trình đi thực tập. Đồng thời tiếp cận và thấy được việc thực hiện công tác kê

khai, đăng ký cấp đổi cấp mới cấp GCNQSD đất trong thực tế. Nắm vững

những quy định về Luật và các văn bản dưới Luật về đất đai về cấp

GCNQSDĐ.

1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn

Qua quá trình nghiên cứu việc kê khai, đăng ký cấp GCNQSDĐ sẽ

thấy được những việc đã làm được và chưa làm được trong quá trình thực3

hiện, từ đó rút ra những kinh nghiệm và tìm những giải pháp phù hợp với tình

hình thực tế nhằm thúc đẩy công tác thực hiện kê khai, đăng kí cấp đổi cấp

mới GCNQSDĐ nói riêng và công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung

đượ

Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2018 trang 1

Trang 1

Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2018 trang 2

Trang 2

Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2018 trang 3

Trang 3

Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2018 trang 4

Trang 4

Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2018 trang 5

Trang 5

Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2018 trang 6

Trang 6

Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2018 trang 7

Trang 7

Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2018 trang 8

Trang 8

Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2018 trang 9

Trang 9

Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2018 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 68 trang xuanhieu 2200
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2018

Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2018
oạn 2016 – 2018 
Hiện nay nhu cầu về nhà ở ngày càng lớn nên đất đai có giá trị ngày 
càng cao, chính vì vậy luôn xảy ra tranh chấp, lẫn chiếm đất đai. Nguyên nhân 
là từ những năm trước đây việc quản lý đất đai bị buông lỏng, cơ quan quản 
lý đất đai chưa giải quyết kịp thời vấn đề tranh chấp đất đai. Một bộ phận 
trong nhân dân có hiện tượng lẫn chiếm đất đai, đặc biệt là đất công ích do thị 
trấn quản lý hoặc không có giấy tờ hợp lệ dẫn tới không làm được hồ sơ cấp 
giấy, làm chậm tiến độ cấp giấy của xã Đú Sáng và huyện Kim Bôi. 
 45 
Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả các trường hợp chưa được cấp giấy chứng 
nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2018 
STT 
Khu Thôn 
Số hộ 
không 
được 
cấp 
GCN 
(hộ) 
Nguyên nhân 
Tranh chấp 
Ranh giới 
chưa rõ 
ràng 
Hồ sơ 
không hợp 
lệ 
Chưa 
thống nhất 
hạn mức 
đất ODT 
Số 
hộ 
(hộ) 
% 
Số 
hộ 
(hộ) 
% 
Số 
hộ 
(hộ) 
% 
Số 
hộ 
(hộ) 
% 
1 Thôn Đồng Bãi 02 - - 01 50.50 01 50,50 - - 
2 Thôn Gò Tháu 03 02 66,67 - - - - 01 33,33 
3 Thôn Bày 02 02 100,00 - - - - - 
4 Thôn Sáng Trong 02 - - 01 50,00 - - 01 50,00 
5 
Thôn Sáng Ngoài 01 - - 01 100,00 - - - - 
6 Thôn Sáng Mới 02 01 50,50 - - 01 50,00 - - 
7 Thôn Suối Thản 02 - - 01 50,00 - - 01 50,00 
8 Thôn Suối Mí 02 01 50,00 - - 01 50,00 - - 
9 Thôn Sào Báy 03 - - 02 66,67 01 33.33 - - 
10 Thôn Huy Hạ 03 01 33,33 01 33,33 01 33,33 - - 
11 Thôn Nà Phải 02 01 50,00 - - - - 01 50,00 
12 Thôn Tráng 02 - - 01 50,00 - - 01 50,00 
13 Thôn Võ Mãi 05 - - 03 60,00 02 40.00 - - 
14 Thôn Gò Bùi 02 01 50,00 01 50,00 - - - - 
15 Thôn Bãi Tam 03 01 33,33 02 66,67 - - - - 
Tổng 36 10 14 7 5 
(Nguồn: Phòng tài nguyên và Môi trường huyện Kim Bôi) 
Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ cấp GCN ở giai đoạn 2016 – 2018 thấy 
rằng có đến 36 hộ gia đình, cá nhân không, đủ điều kiện cấp GCNQSD đất. Lý 
do chủ yếu là do tranh chấp, đất nằm trong quy hoạch, hồ sơ không hợp lệ. 
 46 
4.4. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về hoạt động cấp giấy chứng 
nhận quyền sử dụng đất 
Quyền được cấp GCNQSDĐ là một trong 6 quyền chung của người chủ 
sử dụng đất để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất thì việc cấp 
GCNQSDĐ phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. 
Trình độ hiểu biết của người dân có ảnh hưởng rất lớn tới công tác cấp 
GCNQSDĐ. Nó quyết định tiến độ cấp GCNQSDĐ diễn ra nhanh hay chậm 
là chủ yếu tuỳ thuộc vào nhận thức của người dân. 
Để điều tra trình độ hiểu biết của người dân xã Đú Sáng ta chọn ra 3 
nhóm hộ gia đình, cá nhân có trình độ hiểu biết khác nhau. 
Ghi chú: 
- Nhóm 1: Các hộ gia đình, cá nhân là cán bộ công nhân viên chức Nhà 
nước (15 phiếu) 
- Nhóm 2: Các hộ gia đình, cá nhân buôn bán hoặc sản xuất kinh doanh, 
dịch vụ (15 phiếu) 
- Nhóm 3: Các hộ gia đình, sản xuất nông nghiệp (15 phiếu ) 
Bảng 4.9: Kết quả điều tra mức độ hiểu biết của người dân về công tác 
cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 
STT Nhóm 
Đúng Sai Không biết 
Hộ 
Tỷ lệ 
(%) 
Hộ 
Tỷ lệ 
(%) 
Hộ 
Tỷ lệ 
(%) 
1 Nhóm 1 12 80,00 2 13,33 1 6,67 
2 Nhóm 2 8 53,33 4 26,67 3 20,00 
3 Nhóm 3 6 40,00 5 33,33 4 26,67 
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) 
 47 
Qua bảng 4.9 trên ta có nhận xét: trình độ hiểu biết ở các nhóm có trình 
độ rất khác nhau. 
Nhóm 1 đối tượng là các hộ gia đình, cá nhân là cán bộ công nhân viên 
chức Nhà nước, những người có trình độ, hiểu biết cao. Mức độ nhận thức về 
các vấn đề xã hội sẽ nhanh hơn. Họ luôn cập nhật các thông tin một cách 
nhanh chóng, nắm bắt được những điều cơ bản về luật. Điều tra 15 hộ gia 
đình, cá nhân ở nhóm 1 thì tỷ lệ trả lời đúng đạt 80% cho thấy mức độ hiểu 
biết của nhóm đối tượng này về công tác cấp GCNQSD đất là khá cao. 
Nhóm 2 là nhóm có các hộ gia đình, cá nhân buôn bán sản xuất kinh 
doanh phi nông nghiệp. Qua điều tra trình độ hiểu biết của nhóm này ở mức 
trung bình với tỷ lệ 53,33%. Kết quả này là do một phần các hộ gia đình, cá 
nhân làm ăn buôn bán lớn nên họ cũng đã ít nhiều quan tâm đến công tác cấp 
GCNQSDĐ để đảm bảo lợi ích của họ và sử dụng đất ổn định lâu dài. Tuy 
nhiên, vẫn còn một số hộ trả lời sai do họ ít và hầu như không quan tâm, để ý 
đến vấn đề này . 
Nhóm 3 là nhóm các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có mức độ hiểu 
biết về trình tự thử tục cấp GCNQSD đất thấp nhất chiếm 40,00%. Kết quả 
này cũng do các hộ gia đình cá nhân sản xuất nông nghiệp còn tập chung 
nhiều đến sản xuất nông nghiệp nhiều hơn và ít quan tâm tới công tác cấp 
GCNQSD đất. 
Để đi sâu nghiên cứu, điều tra mức độ hiểu biết của người dân xã , ta đưa 
ra một số chỉ tiêu để đánh giá như: về điều kiện cấp GCNQSDĐ, về trình tự, 
thủ tục cấp giấy 
 48 
Bảng 4.10. Tổng hợp phiếu điều tra sự hiểu biết của người dân về công 
tác cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 
Nội dung câu hỏi 
Đúng Sai Không biết 
Hộ 
Tỷ lệ 
(%) 
Hộ 
Tỷ lệ 
(%) 
Hộ 
Tỷ lệ 
(%) 
1. Những hiểu biết chung 
về GCNQSD đất 
41 91,11 3 6.67 1 2,22 
2. Về điều kiện cấp 
GCNQSD đất 
36 80,00 4 8,89 5 11,11 
3. Về trình tự, thủ tục cấp 
GCNQSD đât 
37 82,22 5 11,11 3 6,67 
4. Về nội dung ghi trên 
GCNQSD đất 
45 100,00 0 0,00 0 0,00 
5. Về ký hiệu 36 80,00 4 8,89 5 11,11 
6. Về cấp mới 25 55,56 11 24,44 9 20,00 
7. Về thẩm quyền cấp 
GCNQSD đất 
36 80,00 3 6,67 6 13,33 
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) 
 Qua bảng 4.10, ta thấy: 
- Kết quả mức độ hiểu biết chung về GCNQSD đất có đến 91,11% người 
dân trả lời đúng. Qua đây ta thấy rằng người dân đã nắm được những điều cơ 
bản về công tác cấp GCNQSD đất. 
- Về điều kiện cấp GCNQSD đất: số hộ trả lời đúng cũng chiếm tỷ lệ khá 
cao đạt 80%, số câu trả lời sai là 8,89%. Bên cạnh đó, vẫn còn một số người 
chưa nắm rõ về các giấy tờ trong hồ sơ cấp GCNQSD đất. 
 49 
- Về trình tự, thủ tục cấp GCNQSD đất: Có 82,22% hộ đã trả lời đúng 
những câu hỏi về trình tự, thủ tục cấp giấy.11,11% hộ trả lời sai, hầu hết là do 
nhầm lẫn giữa các hình thức cấp GCNQSD đất. 
- Về nội dung ghi trên GCNQSD đất: 100% các hộ được phỏng vấn trả 
lời đúng. Hầu hết người các hộ đều đã có GCNQSD đất nên có thể nắm chắc 
được các nội dung ghi trên GCN. 
- Về kí hiệu loại đất: Số hộ trả lời đúng đạt 80,00%. Hầu hết các hộ gia 
đình, cá nhân đều nắm được kí hiệu các loại đất, tuy nhiên vẫn còn 10% trả 
lời sai và 8,89% trả lời Không biết. Lý do là một số người dân bị nhầm lẫn 
giữa ODT (Đất ở tại đô thị) và ONT (Đất ở tại nông thôn); giữa LUA (Đất 
trồng lúa) với LUC (Đất chuyên trồng lúa nước) 
- Về cấp mới: Số hộ trả lời đúng chỉ chiếm 55,56%. Khá nhiều người đã 
trả lời sai và không biết về cấp mới GCNQSD đất. Đa số người dân nhầm lẫn 
giữa cấp mới với cấp lần đầu GCNQSD đất. 
- Về thẩm quyền cấp GCNQSD đất: 80% số hộ đã trả lời đúng. Hầu hết các 
hộ đã nắm được thẩm quyền của các cấp. Tuy nhiên, còn một số ít người dân 
còn nhầm lần giữa thẩm quyền của cấp Tỉnh và cấp Thành phố trong công tác 
cấp GCNQSD đất. 
Qua bảng 4.10 cho thấy ở mỗi chỉ tiêu khác nhau thì mức độ hiểu biết 
của người dân cũng khác nhau. Để đẩy nhanh tiến độ của công tác cấp 
GCNQSD đất cần phải tích cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền cho nhân 
dân về công tác cấp giấy nói riêng và văn bản pháp luật nói chung. 
4.5. Một số những khó khăn, tồn tại và đề xuất giải pháp cho công tác cấp 
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của xã Đú Sáng trong giai đoạn tới 
4.5.1. Những khó khăn, tồn tại 
Quá trình cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Đú Sáng cũng đã bộc lộ 
những vấn đề khó khăn nhất định. Cụ thể là: 
 50 
- Chính sách luân chuyển công tác của cán bộ dẫn đến đùn đẩy trách 
nhiệm giữa cán bộ thời kì trước và thời kì sau, xảy ra hiện tượng ngâm hồ sơ 
và phải làm lại hồ sơ. 
- Cán bộ còn đôi khi không xem xét kỹ hồ sơ trước khi trình chuyển hồ 
sơ, vì vậy dẫn đến hồ sơ còn thiếu sót, hoặc sai lệch mất nhiều thời gian để 
chuyển bổ sung. 
- Cơ sở phòng làm việc chật hẹp khiến cho công tác lưu trữ hồ sơ, bản đồ 
bị hạn chế; dữ liệu số chưa đầy đủ nên việc giải quyết hồ sơ khó khăn và 
chiếm nhiều thời gian 
- Trên địa bàn thị trấn vẫn còn tình trạng các hộ tranh chấp, lấn chiếm 
đất đai; một số người dân chưa có ý thức trong việc sử dụng đất. 
- Một số trường hợp chuyển nhượng giấy viết tay nhiều lần, các đợt 
chuyển nhượng giấy viết tay không có giấy tờ chứng minh dẫn đến việc cấp 
GCNQSD đất cũng gặp nhiều khó khăn. 
4.5.2. Một số giải pháp nhằm đấy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận 
quyền sử dụng đất của xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi 
Để giải quyết những tồn tại trong công tác cấp GCNQSD đất trên địa 
bàn xã Đú Sáng, em xin đưa ra những đề xuất như sau: 
- Nên hạn chế chính sách luân chuyển công tác của cán bộ địa chính vì 
khi luân chuyển cán bộ sẽ mất nhiều thời gian để có thể nắm bắt được tình 
hình của địa bàn mới. 
- Cần có phòng lưu trữ hồ sơ riêng để đáp ứng được những thông tin cần 
thiết phục vụ cho công tác quản lý đất đai cũng như cấp GCNQSD đất. 
- Khi giải quyết các giấy tờ về đất đai cán bộ cần xem xét kỹ hồ sơ, thực 
hiện một cách nhanh chóng, đúng hẹn, tránh sự đi lại phiền hà cho nhân dân. 
 51 
- Giải quyết nhanh gọn, dứt điểm các trường hợp tranh chấp đất đai theo 
đúng quy định của pháp luật. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp lấn 
chiếm đất đai. 
- Trên địa bàn thị trấn có nhiều dự án đang thực hiện, cần tăng cường 
thêm cán bộ để giải quyết công việc đạt hiệu quả cao. Thường xuyên mở các 
lớp tập huấn cho cán bộ chuyên ngành. 
 52 
Phần 5 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
5.1. Kết luận 
Công tác cấp GCNQSD đất tại xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi giai đoạn 
2016-2018 đã đạt được những kết quả như sau: 
1. Cấp GCNQSD đất cho 140 hộ gia đình, đạt 82,35% số đơn xin cấp 
 - Đất nông nghiệp: Diện tích được cấp GCNQSD đất là 1,44 ha đạt 
82,29% so với diện tích đất nông nghiệp cần cấp và chiếm 35,38% tổng diện 
tích đất cấp được trong giai đoạn này. 
- Đất ở: Cấp được 2,97 ha chiếm 78,99% diện tích đất ở cần cấp 
2. Kết quả điều tra sự hiểu biết của người dân về công tác cấp GCNQSD: 
- 82,22% người dân đều có những hiểu biết chung về GCNQSD đất 
- 80% các hộ đã trả lời đúng những câu hỏi về điều kiện cấp GCNQSDĐ 
- Về trình tự, thủ tục cấp GCNQSD đất: số hộ trả lời đúng đạt 91,11% 
- 100% người dân biết về nội dung ghi trên GCNQSD đất 
- Về ký hiệu: 80% các hộ đã nắm được các ký hiệu các loại đất 
- Về thẩm quyền cấp GCNQSD đất: 80% các hộ đã nắm được thẩm 
quyền của các cấp trong công tác cấp GCNQSD đất 
5.2. Đề nghị 
Qua thời gian tìm hiểu công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 
tại xã Đú Sáng em có một số đề nghị như sau: 
- Tập trung đẩy mạnh tiến độ đo đạc cho các hộ gia đình, hoàn thành 
nhanh công tác cấp GCN cho các hộ còn lại. 
- Giải quyết dứt điểm các trường hợp tranh chấp, lẫn chiếm và sử dụng 
đất sai mục đích. 
 53 
- Khi giải quyết các giấy tờ về đất đai cần thực hiện một cách nhanh 
chóng, đúng hẹn, tránh sự đi lại phiền hà cho nhân dân. 
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các ngành, các cấp, tập 
chung chỉ đạo đăng ký đất đai, kết hợp tốt giữa công ty thực hiện cấp giấy 
chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng yêu cầu, đúng quy định. 
 - Đề nghị cấp trên đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử 
dụng cho địa phương trong dự án đo đạc bản đồ địa chính. 
 - Đề nghị UBND huyện phối hợp với UBND xã giải quyết vấn đề 
lấn chiếm, xây dựng các công trình trong đất hành lang an toàn giao thông 
đường bộ. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Tài Nguyên & Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT 
ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Giấy chứng nhận 
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 
2. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2014), Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 
19/5/ 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính. 
3. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính 
phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013. 
4. Chính phủ (2014), Thông báo số 204/TB-VPCP của chính phủ: Kết luận 
của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp đánh giá tình hình cấp 
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác 
gắn liền với đất. 
5. Luật đất đai năm 2013. 
6. Nguyễn Thị Lợi (2013), Bài giảng Đăng ký thống kê đất đai, Trường Đại 
học Nông Lâm Thái Nguyên. 
7. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2013), Giáo trình Quản lý Nhà nước về đất đai, 
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 
8. UBND xã Đú Sáng (2010), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - 
xã hội xã Đú Sáng 2010 - 2020 
9. UBND xã Đú Sáng (2016), Báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - 
xã hội năm 2016. Nhiệm vụ trọng tâm giải pháp phát triển kinh tế - xã 
hội năm 2016 
10. UBND xã Đú Sáng (2016), Báo cáo thống kê đất đai năm 2016 
11. UBND tỉnh Hòa Bình, Tổng kết công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử 
dụng đất lần đầu theo chỉ thị số 32-CT/TU của Ban thường vụ tỉnh ủy 
 PHỤ LỤC 
PHIẾU PHỎNG VẪN NGƯỜI DÂN 
 VỀ CÔNG TÁC CẤP GCNQSDĐ CHO HỘ GIA ĐÌNH CÁ NHÂN 
 Phần 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN 
Họ và tên:.. 
Địa chỉ:.. 
Nghề nghiệp:. 
 Xin ông (bà) vui lòng cho biết những ý kiến của mình về các vấn đề 
cấp GCNQSDD theo Luật Đất đai 2013 bằng cách lựa chọn một trong các 
phương án trả lời cho mỗi câu hỏi sau đây: 
Phần 2: NỘI DUNG PHỎNG VẤN 
Câu 1:Hộ ông (bà) đã có GCNQSD đất chưa ? 
 a) Đã có b) Chưa có 
Câu 2: Theo ông (bà) khi chưa hoàn thiện hồ sơ thì người SDĐ có được cấp 
GCN? 
a) Có b) Không 
c) Không biết 
Câu 3: ông (bà) có nắm được điều kiện cấp GCNQSD đất 
a) Nộp trước b) Nộp sau 
c) Không biết 
Câu 4: Theo ông (bà) khi chưa có GCN người SDĐ có được chuyển QSDĐ 
cho người khác hay không? 
a) Có b) Không 
c) Không biết 
 Câu 5: Ông (bà) có nắm được các loại giấy tờ cần đề hoàn thiện thủ tục cấp 
GCN QSDĐ hay không? 
a) Có b) Không 
c) Không biết 
Câu 6: Hồ sơ cấp GCNQSDĐ lần đầu có phải làm lại nhiều lần do hồ sơ ghi 
sai thông tin hay không? 
a) Có b) Không 
Câu 7: Cán bộ địa chính có từ chối tiếp nhận hồ sơ cấp giấy chứng nhận 
quyền sử dụng đất hay không? 
a) Có b) Không 
Câu 8: Ông (bà) có được phổ biến về công tác cấp GCNQSDĐ hay không? 
a) Có b) Không 
Câu 9: Theo ông (bà) diện tích đất có thể hiện trên GCNQSD đất không? 
a) Có b) Không 
c) Không biết 
Câu 10: Xin ông (bà) cho biết trình tự, thủ tục cấp GCN có phức tạp không? 
a) Có b) Không 
c) Không biết 
Câu 11: Ông (bà) thấy nội dung ghi trên GCN có đầy đủ và chi tiết hay 
không? 
a) Có b) Không 
Câu 12: Xin ông (bà) cho biết thời gian từ khi nộp đơn đến khi được nhận 
GCN có lâu không? 
a) Có b) Không 
c) Không biết 
 Câu 13: Ông (bà) nhận thấy thái độ cuả cán bộ địa chính trong quá trình làm 
thủ tục xin cấp GCNQSDĐ có nhiệt tình hay không? 
a) Có b) Không 
Câu 14: Theo ông (bà) cấp mới GCNQSD đất và cấp lần đầu có phải là một 
không? 
a) Phải b) Không 
c) Không biết 
Câu 15: Theo ông (bà) đất ở nông thôn được ký hiệu như nào? 
a) ONT b) ODT 
c) CLN 
Xin chân thành cảm ơn ông (bà)! 
 Ký tên 
(Ký và ghi rõ họ tên) 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_cong_tac_cap_giay_chung_nhan_quyen_su_dun.pdf