Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Thụy An, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2018
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quýgiá của mỗi quốc gia, là điều
kiện tồn tại và phát triển con người và các sinh vật khác trên trái đất, đó là tư
liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống,
là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã
hội, an ninh quốc phòng. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương có một quỹ đất đai nhất
định được giới hạn bởi diện tích, ranh giới việc sử dụng và quản lý quỹ đất đai
này được thực hiện theo quy định của Nhà nước, tuân thủ Luật Đất Đai và
những văn bản pháp lý có liên quan.
Theo Luật Đất Đai năm 2013 thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do
Nhà nước thống nhất quản lý. Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa cùng với sự tăng nhanh dân số và sự phát triển của kinh
tế đã gây áp lực rất lớn cho đất đai, trong khi đó diện tích đất lại không hề được
tăng lên. Vì vậy đòi hỏi con người phải biết sử dụng một cách cho hợp lí nguồn
tài nguyên đất đai có giới hạn đó. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đất đai là
một vấn đề hết sức nóng bỏng, các vấn đề này ngày càng phức tạp và nhảy cảm.
Do vậy hoạt động quản lý đất đai của nhà nước có vai trò quan trọng để xử lí
những trường hợp vi phạm luật đất đai, tranh chấp đất đai, đảm bảo công bằng
và ổn định kinh tế xã hội.
Tuy công tác cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
các tài sản khác gắn liền với đất, ở nước ta vẫn còn chậm và thiếu sự đồng bộ
ở các vùng khác nhau và những tiến trình thực hiện cũng khác nhau do những
nguyên nhân chủ quan và khách quan trên địa bàn của từng địa phương.2
Nhận thức được thực tiễn và tầm quan trọng của công tác điều tra đánh
giá tình hình quản lý và sử dụng đất, với vai trò là một sinh viên thực tập tốt
nghiệp, được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường, Ban giám hiệu khoa Quản
lý tài nguyên, trường Đại học Nông lâm,Thái Nguyên, cùng sự hướng dẫn của
cô TS. Nguyễn Thị Lợi, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất tại xã Thụy An, huyện Ba Vì, TP Hà Nội giai đoạn
2016 - 2018”.
1.2. Mục tiêu đề tài
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã trong mối liên hệ
với công tác cấp GCNQSDĐ ở xã Thụy An.
- Đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất của xã Thụy An.
- Đánh giá kết quả công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thụy An,
huyện Ba Vì, Tp Hà Nội giai đoạn 2016 – 2018 thông qua kết quả tình hình cấp
GCNQSDĐ theo đối tượng sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, loại đất, thời
gian.
- Xác định những thuận lợi và khó khăn trong công tác và đề xuất giải
pháp làm tăng tiến độ công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thụy An, huyện
Ba Vì, Tp Hà Nội trong giai đoạn 2016- 2018 và trong những năm tới.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu em đã học hỏi được và rút ra được nhiều
kiến thức, nhất là trong công tác cấp GCNQSDĐ. Đồng thời tiếp cận và thấy được
những thuận lợi, khó khăn của công tác cấp GCNQSDĐ trong thực tế.
Đồng thời nắm vững hơn những quy định của Luật Đất đai năm 2013 và
những văn bản dưới luật về đất đai của Trung Ương và ở địa phương trong công
tác cấp GCNQSDĐ.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Thụy An, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2018
với hộ gia đình ông Vũ Bá Hanh với diện tích 250m2. Đông Cao hộ gia đình ông Vũ Văn Trường chưa được cấp 130,6m2 do tranh chấp đất đai với hộ gia đình bà Phùng Thanh Nhung. Việc cấp GCN cho đất phi nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và nhiều bất cập. Vì vậy để công tác cấp GCNQSD đất phi nông nghiệp được hiệu quả tốt hơn nữa chúng ta nên tuyên truyền sâu rộng đến các chính sách pháp luật của Nhà nước tới người dân, bồi dưỡng chuyên sâu cho các cán bộ chuyên môn, có ý kiến kịp thời với các cấp chính quyền có hướng chỉ đạo cụ thể. Ngoài ra một số hồ sơ về cấp GCN là chưa được cấp do hồ sơ thiếu và thủ tục hành chính chưa đúng gặp một số vấn đề và do có sự tranh chấp nên cán bộ địa chính đang xem xét để giải quyết nên chưa được cấp và một số ít sử dụng sai mục đích nên xã chưa cấp cho những trường hợp này. 4.3.2.3. Tổng hợp kết quả cấp GCNQSDĐ theo loại đất của xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội giai đoạn 2016-2018 Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả cấp GCNSĐ đai theo loại đất của xã Thụy An giai đoạn 2016-2018 như sau: Bảng 4.8: Tổng hợp kết quả cấp GCNQSDĐ theo loại đất của xã Thụy An giai đoạn 2016-2018 STT Loại đất Số đơn Diện tích Số đơn cần cấp (đơn) Số GCN cấp được (giấy) Tỷ lệ (%) Diện tích cần cấp (m2) Diện tích cấp được (m2) Tỷ lệ (%) 1 Đất NN 12 8 57,58 2754,6 1784,5 53,09 2 Đất phi NN 32 25 81,51 8384,7 6641,7 77,43 Tổng toàn xã 44 32 69,55 11139,3 8426,2 65,26 46 Qua bảng số liệu 4.8 cho ta thấy, toàn xã trong giai đoạn 2016 – 2018 toàn xã có số đơn cần cấp là 44, số GCN cấp được là 32 tỷ lệ chiếm được là 69,55%. Diện tích cần cấp tổng toàn xã là 11139,3. Diện tích cấp được là 8426,2m2. Tỷ lệ chiếm được là 65,26%, nguyên do chính diện tích chưa được cấp là do tranh chấp đất đai. 4.3.3. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về công tác cấp GCNQSDĐ Bảng 4.9: Kết quả đánh giá về nội dung ghi trên GCNQSD đất STT Nội dung câu hỏi Chính xác Không chính xác Không biết Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Những hiểu biết chung về GCNQSD đất 28 93,33 2 6,67 0 0 2 Về điều kiện cấp GCNQSD đất 25 83,33 2 6,67 3 10 3 Về trình tự, thủ tục cấp GCNQSD đât 22 73,33 2 6,67 6 20 4 Về nội dung ghi trên GCNQSD đất 30 100 0 0 0 0 5 Về ký hiệu 22 73,33 8 26,67 0 0 6 Về cấp mới 24 80 4 13,33 2 6,67 7 Về thẩm quyền cấp GCNQSD đất 26 86,67 4 13,33 0 0 Tổng số 177 84,28 22 10,47 11 10,95 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) 47 Qua bảng 4.9 ta thấy: - Kết quả mức độ hiểu biết chung về GCNQSD đất có đến 93,33% người dân trả lời đúng. Qua đây ta thấy rằng người dân đã nắm được những điều cơ bản về công tác cấp GCNQSD đất. - Về điều kiện cấp GCNQSD đất: Số hộ trả lời đúng cũng chiếm tỷ lệ khá cao đạt 83,33%, số câu trả lời sai là 6,67%. Bên cạnh đó, vẫn còn một số người chưa nắm rõ về các giấy tờ trong hồ sơ cấp GCNQSD đất. - Về trình tự, thủ tục cấp GCNQSD đất: Có 73,33% hộ đã trả lời đúng những câu hỏi về trình tự, thủ tục cấp giấy. 6,67% hộ trả lời sai, nguyên nhân do nhầm lẫn giữa các hình thức cấp GCNQSD đất và thời gian nộp tiền lệ phí. - Về nội dung ghi trên GCNQSD đất: 100% các hộ được phỏng vấn trả lời đúng. Hầu hết người các hộ đều đã có GCNQSD đất nên có thể nắm chắc được các nội dung ghi trên GCN. - Về kí hiệu loại đất: Số hộ trả lời đúng đạt 73,33%. Hầu hết các hộ gia đình, cá nhân đều nắm được kí hiệu các loại đất, tuy nhiên vẫn còn 26,67% trả lời sai. Lý do là một số người dân bị nhầm lẫn giữa LUA (Đất trồng lúa) với LUC (Đất chuyên trồng lúa nước). - Về cấp mới: Số hộ trả lời đúng chiếm 80%, có 13,33% số hộ trả lời sai và có tới 6,67 % số hộ trả lời Không biết. Đa số người dân nhầm lẫn giữa cấp mới với cấp lần đầu GCNQSD đất. Về thẩm quyền cấp GCNQSD đất: 86,67% số hộ đã trả lời đúng. Hầu hết các hộ đã nắm được thẩm quyền của các cấp. Tuy nhiên, còn một số ít người dân còn nhầm lần giữa thẩm quyền của cấp Tỉnh và thẩm quyền xét duyệt GCNQSD đất trong công tác cấp GCNQSD đất. 48 4.4. Những khó khăn, thuận lợi và giải pháp khắc phục cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn 4.4.1. Những thuận lợi - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làmột trong những giấy tờ quan trọng để Xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Nó cũng là tài sản tư liệu sản xuất có giá trị của người dân. Chính vì vậy mọi người dân đều ủng hộ mong muốn được cấp GCNQSD đất để được sử dụng đất ổn định, lâu dài ngoài ra còn thuận tiện trong việc thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp. - Có nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể từ Bộ TN – MT để có thể tháo gỡ những khó khăn vưỡng mắc trong quá trình triển khai công tác đăng ký kê khai, cấp GCNQSD đất. - Có sự hướng dẫn, chỉ đạo thống nhất từ sở TN-MT xuống cơ sở để phù hợp với điều kiện của địa phương. Quy trình đăng ký kê khai, cấp GCNQSD đất được thực hiện cụ thể từng bước theo Điều 136 của Nghị định 181/NĐ – CP, công tác lập hồ sơ địa chính theo Thông tư 29/TT-BTNMT. 4.4.2. Những khó khăn - Một số người dân chưa nắm được luật đất đai, các thông tư, văn bản nên không đồng ý cấp GCNQSD đất theo hạn múc, quy hoạch. - Những ruộng đất còn nhỏ lẻ, các hộ khi khai đăng ký cấp GCNQSD đất phần lớn không có giấy tờ nguồn gốc sử dụng do họ tự khai phá. Do vậy trong quá trình lập hồ sơ gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc cấp GCNQSD đất trên địa bàn. - Do trước đây việc quản lý đất đai còn lỏng lẻo dẫn đến không ít trường hợp tranh chấp đất đai, sử dụng sai mục đích, lẫn chiếm đất đai. Làm cho quá trình cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã chậm tiến độ. 49 - Một số hộ gia đình chưa tích cực thực hiện sự chỉ đạo của xã, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, nhiều hộ gia đình còn có sự tranh chấp, khiếu kiện, phải đưa ra tòa để giải quyết bằng pháp luật, nên việc giải quyết cấp GCNQSD đất còn gặp rất nhiều khó khăn. 4.4.3. Giải pháp thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho phù hợp với tình hình ở địa phương - Để công tác khắc phục những tồn tại kể trên, trong thời gian tới UBND xã cần phải kiết hợp với phòng địa chính huyện và các Ban, Ngành có liên quan để giải quyết nhanh chóng những tồn tại do để đẩy mạnh công tác cấp GCNQSD đất để tồn tại đó cần thực hiện tốt những giải pháp sau: - Đề nghị các cấp có thẩm quyền, dứt điểm, nhanh chóng giải quyềt các trường hợp tranh chấp, chuyển mục đích sử dụng trái phép đồng thời cấp kinh phí để đo vẽ bản đồ cho các xã chưa có bản đồ để các xã đó được quản lý chặt chẽ quỹ đất đai và có cơ sở để cấp GCNQSD đất, để các chủ sử dụng đất sử dụng đúng mục đích diện tích đất được giao. - Tăng cường công tác tuyên truyền luật đất đai cho nhân dân vận động các chủ sử dụng đất làm đơn kê khai đăng ký đất đai để cấp GCNQSD đất. - Đẩy nhanh công tác cấp GCNQSD đất chuyên dùng cho tổ chức, đất nông nghiệp - phi nông nghiệp, đất ở các hộ gia đình – cá nhân để họ yên tâm sử dụng. - Cần thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nhiệm vụ cho cán bộ địa chính nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng đất đai. 50 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Cấp GCNQSD đất, QSH nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất là một trong những nội dung cơ bản của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền các cấp trong lĩnh vực quản lý đất đai trong những năm qua, công tác này đã được xã hết sức quan tâm thực hiện và đã tạo được những kết quả tốt, cho đến nay số lượng các hộ gia đình chưa được cấp rất ít. - Về công tác cấp GCNQSD đất, QSH nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất tại xã theo mục đích sử dụng giai đoạn 2016 - 2018: + Đất nông nghiệp: Cấp 8 GCNQSD đất trong tổng số 12 GCNQSD đất cần cấp với diện tích cấp được là 1784,5m2 chiếm 53,09%. + Đất phi nông nghiệp: Cấp 25GCNQSD đất trong tổng số 32 GCNQSD đất cần cấp với diện tích cấp được là 6641,7m2 chiếm 77,43%. Như vâỵ, từ kết quả trên ta thấy xã Thụy An đã và đang rất cố gắng phấn đấu hoàn thành công tác cấp GCNQSD đất theo chỉ tiêu của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đề ra. 5.2. Kiến nghị Cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các ngành, các cấp, tập chung chỉ đạo đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng yêu cầu, đúng quy định. Hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ cần được hoàn thiện để thuận tiện cho công tác quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách, pháp luật trong toàn xã nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của người dân. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra để tránh các trường hợp vi 51 phạm mới, đồng thời giải quyết dứt điểm các trường hợp tranh chấp, lấn chiếm đất, sử dụng sai mục đích. Giải quyết những thắc mắc của nhân dân về đất đai đảm bảo mọi chủ sử dụngđều được ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường năm 2015, Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013; 2. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường năm 2014, Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; 3. Bộ Tài Nguyên & Môi trừờng năm 2014, Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 quy định về Hồ sơ địa chính; 4. Bộ Tài Nguyên & Môi trừờng năm 2014, Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắ`n liền với đất - Năm 2014. 5. Bộ Tài Nguyên & Môi trừờng năm 2014, Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính. Năm 2014. 6. Luật đất đai năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội; 7. Luật đất đai năm 2013, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội; 8. Nguyễn Thị Lợi (2016), Bài giảng đăng ký thống kê đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 9. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Bài giảng quản lý Nhà nước về đất đai, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 10. UBND xã Thụy An (2016), Số liệu báo cáo cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2016 11. UBND xã Thụy An (2017), Báo cáo kết quả thống kê đất đai 2017. 12. UBND xã Thụy An (2017), Số liệu báo cáo cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2017 13. UBND xã Thụy An (2018), Số liệu báo cáo cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2018 MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁC CẤP GCNQSD ĐẤT Họ và tên: Địa chỉ: Thôn xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội Nghề nghiệp: Xin ông (bà) vui lòng cho biết những ý kiến của mình về các vấn đề cấp GCNQSDD theo Luật Đất đai 2013 bằng cách lựa chọn một trong các phương án trả lời cho mỗi câu hỏi sau đây: I. Đánh giá hiểu biết chung về GCNQSD đất. 1. Sổ đỏ và GCNQSD đất có phải là một không? a. Có b. Không c. Không biết 2. Khi đất chưa có GCNQSD đất thì có được thế chấp ngân hàng để vay vốn không? a. Có b. Không c. Không biết 3. Khi chưa có GCNQSD đất người sử dụng đất không được chuyển nhượng (bán) cho người khác. Theo bác đúng hay sai? a. Đúng b. Sai c. Không biết 4. Khi nhận GCNQSD đất thì người sử dụng đất cần phải sử dụng đúng mục đích mảnh đất đó? a. Đúng b. Sai c. Không biết 5. Hiện nay khi đi làm thủ tục cấp GCNQSD đất thì ghi tên cả vợ và chồng, hay có thể chỉ ghi tên một mình tên vợ hoặc chồng, nếu ghi tên một người được không? a. Được b. Không c. Không biết II. Về điều kiện cấp GCNQSD đất. 1. Nếu nhà bác sử dụng đất sai mục đích thì có được cấp GCNQSD đất không? a. Có b. Không c. Không biết 2. Chỉ có đất nông nghiệp mới được phép cấp GCNQSD đất? a. Đúng b. Sai c. Không biết 3. Trong hồ sơ cấp GCNQSD đất phải có kèm theo CMTND không? a. Có b. Không c. Không biết 4. Khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì có được cấp GCNQSD đất không? a. Có b. Không c. Không biết 5. Khi được thừa kế quyền sử dụng đất thì có được cấp GCNQSDĐ không? a. Có b. Không c. Không biết 6. Khi nhận tặng cho quyền sử dụng đất thì có được cấp GCNQSDĐkhông? a. Có b. Không c. Không biết 7. Khi chưa hoàn thiện hồ sơ thì người sử dụng đất có được cấp GCNQSD đất không? a. Có b. Không c. Không biết III. Về trình tự, thủ tục cấp GCNQSD đất. 1. Cấp GCNQSD đất bao gồm có các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế? a. Đúng b. Sai c. Không biết 2. Cấp GCNQSD đất có phải nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ không? a. Có b. Không c. Không biết 3. Hồ sơ cấp GCNQSD đất của hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn nộp tại UBND xã, thị trấn nơi có đất? a. Đúng b. Sai c. Không biết 4. Trường hợp được cấp giấy GCNQSD đất phải nộp tiền lệ phí thì nộp trước hay nộp sau? a. Trước b. Sau c. Không biết IV. Về nội dung ghi trên GCNQSD đất. 1. Trên GCNQSD đất có ghi các tài sản gắn liền với đất không? a. Có b. Không c. Không biết 2. Trên GCNQSD đất có ghi thời hạn sư dụng đất không? a. Có b. Không c. Không biết 3. Sơ đồ thửa đất có thể hiện trên GCNQSD đất không? a. Có b. Không c. Không biết 4. Diện tích đất có thể hiện trên GCNQSD đất không? a. Có b. Không c. Không biết 5. Khi đất đai là tài sản chung của hai vợ chồng, theo bác GCNQSD đất sẽ ghi rõ họ tên ai? a. Vợ b. Chồng c. Cả hai d. Không biết 6. Mục đích sử dụng đất có đươc ghi trên GCNQSD đất không? a. Có b. Không c. Không biết V. Về ký hiệu. 1. Đất ở nông thôn được ký hiệu như nào? a. ONT b. ODT c. DON d. Không biết 2. Đất bằng hàng năm khác được ký hiệu như thế nào? a. BHK b. BNK c. HNK d. Không biết 3. Đất rừng sản xuất được ký hiệu như nào? a. RTS b. RST c. RSX d. Không biết 4. Đất trồng lúa nước được ký hiệu như nào? a. LUA b. LUC c. LUB d. Không biết VI. Về cấp mới. 1. Khi GCNQSD đất bị ố nhoè, rách hoặc bị mất có được cấp GCNQSD đất không? a. Có b. Không c. Không biết 2. Theo bác cấp mới GCNQSD đất và cấp lần đầu có phải là một không? a. Phải b. Không phải c. Không biết 3. Khi hợp nhiều thửa đất thành một thửa thì có phải cấp mới GCNQSD đất không? a. Phải b. Không phải c. Không biết 4. Khi tách một thửa đất thành nhiều thửa có phải làm cấp mới GCNQSD đất không? a. Phải b. Không phải c. Không biết VII. Về thẩm quyền cấp GCNQSD đất. 1. Thẩm quyền xét duyệt GCNQSD đất là văn phòng đăng ký đúng hay sai? a. Đúng b. Sai c. Không biết 2 . Cấp nào tổ chức kê khai đăng ký đất đai và xét duyệt đơn xin cấp GCNQSD đất? a. Cấp xã b. Cấp huyện c. Cấp tỉnh d. Không biết 3. GCNQSD đất của hộ gia đình cấp nào có thẩm quyền cấp? a. Cấp xã b. Cấp huyện c. Cấp tỉnh d. Không biết 4. GCNQSD đất của trường học, bênh viện, nhà văn hóa do cấp nào có thẩm quyền cấp? a. Cấp xã b. Cấp huyện c. Cấp tỉnh d. Không biết Xin trân thành cảm ơn ông (bà) ! Ngày.tháng.năm 2019 Người được phỏng vấn Người điều tra
File đính kèm:
- khoa_luan_danh_gia_cong_tac_cap_giay_chung_nhan_quyen_su_dun.pdf