Khóa luận Đa dạng và bảo tồn loài lan thuộc chi lan Hoàng thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái

1.1. Đặt vấn đề

Được biết đến như một trong những nước thuộc Đông Nam Á giàu về đa

dạng sinh học và được xếp thứ 16 trong số các quốc gia có ĐDSH cao nhất trên

thế giới. Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận

nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình, đã tạo nên tính ĐDSH cao, Việt

Nam có chứa đựng một thiên nhiên vẫn rất hoang sơ tại các khu bảo tồn trên cả

nước đang được bảo vệ một cách nghiêm ngặt trong đó còn có vô vàn những

điều diệu kỳ vẫn chưa được khám phá ra hết. Việt Nam nằm trong khu vực

Đông Nam Á với diện tích trên 330,500km nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa,

là một trong những nước có tính ĐDSH cao. Trong đó đa dạng về các loài Lan

vô cùng cao, Việt Nam có 137-140 chi gồm trên 800 loài lan rừng [6]. Là

những sắc màu tô điểm cho cánh rừng. Do Lan có vẻ bề ngoài rất bắt mắt

không chỉ màu sắc của hoa mà còn hình thù đặc biệt của thân và lá của lan rừng

nên Lan rừng đang được khai thác với mục đích buôn bán, làm thuốc và làm

cảnh điều này cũng đang dẫn đến hệ lụy vô cùng nguy hiểm cho các loài Lan

rừng, rất nhiều loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do khai thác quá mức của

con người và đang cần được bảo tồn, nhưng bên cạnh đó trong rừng sâu, trên

những hốc đá treo leo hiểm trở mà con người chưa đặt chân đến vẫn còn rất

nhiều các loài Lan đẹp và có giá trị khoa học cao chưa được tìm ra. Một trong

những Chi Lan có số lượng các loài phong phú nhất ở Việt Nam là Chi Hoàng

Thảo (Dendrobium) bên cạnh đó Chi này còn có sự sặc sỡ về màu sắc hoa như:

Hoàng thảo bạch nhạn, long nhãn, tím huế, tím hồng, vảy rồng, mắt trúc.

Điểm nổi bật của chi lan này là sức sống cao, mùa hoa dài hầu như quanh năm.

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải nằm ở mút phía Tây dãy

núi cao Púng Luông – Xà Phình. Được nối với dãy núi này bằng một dải dông

cao khoảng 1.600m – 1.700m. Nhìn trên tổng thể, khu bảo tồn gần như biệt2

lập với dãy Hoàng Liên Sơn. Khu vực có toạ độ địa lý và ranh giới Từ

17038’16’’đến 21047’55” vĩ độ Bắc. Từ 103055’58” đến 140010’05” kinh độ

Đông. Tổng diện tích khu bảo tồn: 20.293,1ha, trong đó phân khu bảo vệ

nghiêm ngặt là 15.128,7ha và phân khu phục hồi sinh thái là 5.164,4ha. Sau

đó theo quyết định số 578/QĐ-UBND ngày 22/5/2013 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Yên Bái về việc điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Yên Bái thì

tổng diện tích của khu bảo tồn là 20.108,2 ha [2].

Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải có tính đa dạng và đặc

hữu cao về thực vật, qua kết quả 3 đợt điều tra của Tổ chức Bảo tồn động thực

vật quốc tế (FFI) năm 2000, 2002 và Trung tâm Tài nguyên môi trường năm

2002 bước đầu đã thống kê được 788 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 488

chi, 147 họ và 5 ngành. Ngành Ngọc Lan (Magnoliphyta) chiếm tỷ trọng cao

nhất (>89%), tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), 3 ngành còn lại

mỗi ngành chỉ có 1 đến 7 loài. Trong 788 loài có 190 loài cho gỗ thuộc 54 họ,

chủ yếu là nhóm gỗ hồng sắc và tạp mộc. Những loài cho gỗ có giá trị kinh tế

cao như Pơmu, Bách xanh ở đây không nhiều. Các họ có nhiều loài cho gỗ là

Lauraceae (28 loài), Fagaceae, Symplocaceae, Euphorbiaceae (7loài),

Araliaceae, Hamamelidaceae (6 loài); các hộ khác mỗi họ chỉ có từ 1 đến 4

loài. Đã thống kê được 267 loài thuộc 95 họ thực vật bậc cao có mạch có thể

dùng làm thuốc và đã ghi nhận có 77 loài cây làm cảnh. Với tiểu vùng khí hậu

tương đối ôn hòa: nóng ẩm mưa nhiều, rất thích hợp cho việc phát triển thảm

thực vật nói chung và phong lan nói riêng. Trên khắp các cánh rừng của Yên

Bái có rất nhiều loài lan quý như: Hoàng Thảo, Thanh đạm, Hạc đính, Giáng

hương, Ngọc điểm, Phượng vĩ, Cẩm báo, Vân đa, Hài gấm, Thạch hộc,.Tuy

nhiên, đối với Chi Hoàng Thảo (Dendrobium) ở đây chưa được quan tâm

nhiều và chưa có công trình, tài liệu nghiên cứu nào về Chi Hoàng Thảo

(Dendrobium). Vai trò của các loài Lan trong sinh thái rừng và trong đời sống

con người là rất lớn. Chúng là một mắt xích quan trọng trong tự nhiên vừa có3

giá trị về làm cảnh lại còn có giá trị về khoa học giúp ích cho việc tìm ra các

loại thuốc chữa trị các bệnh khó chữa.

Khóa luận Đa dạng và bảo tồn loài lan thuộc chi lan Hoàng thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái trang 1

Trang 1

Khóa luận Đa dạng và bảo tồn loài lan thuộc chi lan Hoàng thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái trang 2

Trang 2

Khóa luận Đa dạng và bảo tồn loài lan thuộc chi lan Hoàng thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái trang 3

Trang 3

Khóa luận Đa dạng và bảo tồn loài lan thuộc chi lan Hoàng thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái trang 4

Trang 4

Khóa luận Đa dạng và bảo tồn loài lan thuộc chi lan Hoàng thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái trang 5

Trang 5

Khóa luận Đa dạng và bảo tồn loài lan thuộc chi lan Hoàng thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái trang 6

Trang 6

Khóa luận Đa dạng và bảo tồn loài lan thuộc chi lan Hoàng thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái trang 7

Trang 7

Khóa luận Đa dạng và bảo tồn loài lan thuộc chi lan Hoàng thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái trang 8

Trang 8

Khóa luận Đa dạng và bảo tồn loài lan thuộc chi lan Hoàng thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái trang 9

Trang 9

Khóa luận Đa dạng và bảo tồn loài lan thuộc chi lan Hoàng thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 79 trang xuanhieu 2960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đa dạng và bảo tồn loài lan thuộc chi lan Hoàng thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Đa dạng và bảo tồn loài lan thuộc chi lan Hoàng thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái

Khóa luận Đa dạng và bảo tồn loài lan thuộc chi lan Hoàng thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái
iệp Vàng 
- Dendrobium 
chrysanthum 
Thân dài 70 - 160 cm, hình trụ, 
dầy 0,6 - 0,8 cm, thõng xuống, 
lóng dài 2 - 3,5 cm. Lá hình 
mác nhọn, dài 10 - 16 cm, rộng 
3 - 4 cm. Cụm hoa bên mọc trên 
thân. Lá bắc dài 0,5 cm. Hoa 
màu vàng, đường kính 4 - 4,5 
cm, cuống hoa và bầu dài 4 - 5 
cm 
10: Hoàng Thảo Phi Điệp 
Vàng - Dendrobium 
chrysanthum 
11 Hoàng Thảo 
Phi Điệp Tím - 
Dendrobium 
anosmum 
Thân tơ trưởng thành to mập cỡ 
ngón tay út, thân có thể dài 
khoảng 1.8 m thân to như ngón 
tay cái người lớn. thân tơ có 
chấm tím, tập trung ở nách lá 
thành 1 vạch màu tím sẫm, cả 
trên lá cũng có các chấm. Lá 
mọc so le, mọng nước, dài 
khoảng 7-12 cm, rộng 4-7 cm. 
Thân có màu trắng xám loang 
lổ đốm đen nhìn mốc meo. 
Thân già các đời trước thì 
thường khô teo, màu nâu tím 
hoặc vàng như rơm, bóng. Hoa 
11: Hoàng Thảo Phi Điệp 
Tím - Dendrobium 
thường mọc trên các đốt dọc 
theo ½ thân phía ngọn, kích cỡ 
hoa thường khoảng 6-10 cm, độ 
bền 15-20 ngày. Hoa cơ bản có 
màu trắng và tím. 
anosmum 
12 Hoàng Thảo 
Tam Bảo Sắc - 
Dendrobium 
devonianum 
Thân dài 30 - 35 cm, hình trụ, 
dầy 0,4 - 0,5 cm, lóng dài 2,5 - 
3 cm. Lá hình mác rộng, đỉnh 
nhọn, dài 5 - 7 cm, rộng 0,8 - 
1,2 cm. Cụm hoa bên, 1 - 4 hoa, 
mọc trên thân không còn lá. Lá 
bắc dài 0,4 - 0,5 cm. Hoa có 
đường kính 3 - 6,4 cm, cuống 
hoa và bầu dài khoảng 1,5 cm. 
Các lá đài hình mác, đỉnh nhọn, 
dài 2 - 2,2 cm, rộng 0,7 - 0,8 cm 
12: Hoàng Thảo Tam Bảo 
Sắc - Dendrobium 
devonianum 
13 Hoàng Thảo 
Trúc Vàng - 
Dendrobium 
hancockii 
Cây có chiều cao từ 30 - 70 cm, 
thân mầu nâu đen lá dài 8-10 
cm ngang 8-12 mm. Hoa 1-2 
chiếc, đầu cánh nhọn, to 3,5-4 
cm mọc từ các đốt, thơm mùi 
mật. màu vàng 
13: Hoàng Thảo Trúc Vàng 
- Dendrobium hancockii 
14 Hoàng Thảo 
Trúc Mành - 
Dendrobium 
falconeri 
Thân cây dài từ 30 cm đến 1.20 
m buông rũ xuống, các mấu đốt 
phồng lên. Các mầm non và rễ 
thường mọc ở các mấu này và 
quấn với nhau. Lá nhỏ như lá cỏ 
và rụng đi trong một thời gian 
ngắn. Hoa từ 1-3 chiếc, mọc ở 
các đốt gần ngọn, to chừng 10 
cm 
14: Hoàng Thảo Trúc Mành 
- Dendrobium falconeri 
15 Hoàng Thảo 
Ngọc Trúc - 
Dendrobium 
moniliforme 
Lan sống phụ sinh trên cây hay 
trên đá. Thân cao 20 - 30cm, lúc 
thân còn non có củ phình ở gốc. 
Lá hình giải, màu xanh bóng, 
dài 3 - 7cm, rộng 0,6 - 1cm. 
Hoa mọc từng chùm 3 - 5 chiếc 
một ở các đốt trên thân cây già 
đã rụng lá. Hoa có mầu trắng, 
ngang to 3 - 4cm, rất thơm 
15: Hoàng Thảo Ngọc Trúc 
- Dendrobium moniliforme 
16 Hoàng Thảo 
Thập Hoa - 
Dendrbium 
anduncum 
Thân buông xuống, hình trụ gãy 
khúc, dài 60cm. Lá hình giải 
nhọn, dài 7 - 8cm, rộng 1 - 2cm. 
Cụm hoa trên thân không lá, có 
1 - 5 hoa. Hoa màu hồng hay 
tím nhạt, rộng 3,5cm, cánh môi 
3 thùy, thùy giữa nhọn. có hoa 
nhỏ mọc thành chùm, đặc biệt 
là hoa có hai đốm tím giống 
như hai con mắt. Từ các giả 
hành dài khoảng 60cm – 70cm 
đã rụng hết lá, những nụ hoa 
bầu bĩnh màu phớt hồng nhú ra. 
16: Hoàng Thảo Thập Hoa - 
Dendrbium anduncum 
17 Hoàng Thảo 
Hạc Vỹ - 
Dendrobium 
aphyllum 
Thân dài 60 - 80 cm, dầy 0,4 - 
0,5 cm, thõng xuống, lóng dài 2,5 
- 3 cm. Lá hình mác nhọn, dài 6 - 
8 cm, rộng 1,5 - 2 cm. Hoa màu 
tím rất nhạt, đường kính khoảng 
4 cm, cuống hoa và bầu dài 2 - 
2,5 cm. Các lá đài hình mác hẹp, 
đỉnh nhọn, dài 2,4 - 2,7 cm, rộng 
0,6 - 0,8 cm. Cằm dài khoảng 0,6 
cm. Cánh hoa hình mác, đỉnh 
nhọn, dài 2,4 - 2,5 cm, rộng 0,6 - 
0,7 cm. Môi màu vàng nhạt, đôi 
khi pha tím rất nhạt, hình gần 
tròn, dài 2,7 - 3 cm, rộng 2,5 - 2,6 
cm, mép có lông ngắn, bề mặt 
phủ lông thưa 
17: Hoàng Thảo Hạc Vỹ - 
Dendrobium aphyllum 
18 Hoàng Thảo 
Sừng - 
Dendrobium 
longicornu 
Thân hình trụ, dài 30 - 40cm, phủ 
đầy lông ngắn màu đen. Lá hình 
mác dài 5 - 8cm. Cụm hoa mọc ở 
nách lá, gồm 1 - 3 hoa, mọc trên 
thân còn lá. Hoa màu trắng, về 
sau ngả sang màu vàng nhạt, 
đường kính 3 - 3,5cm. Cánh môi 
hình nêm, dài 2,8 - 3cm, rộng 
2,5cm, chia 3 thùy, ở giữa môi có 
3 đường sóng màu da cam, mép 
xẻ răng sâu không đều, dọc gân ở 
thùy giữa có lông ngắn. 
18: Hoàng Thảo Sừng - 
Dendrobium longicornu 
19 Hoàng Thảo 
Nhất Điểm 
Hồng - 
Dendrobium 
cariniferum 
Lan sống phụ sinh, mọc thẳng, 
cao 20 - 30cm, mập. Lá thuôn 
đều, dài 6 - 10cm, rộng 1 - 2cm, 
đỉnh nhọn có 2 thùy nhỏ. Cụm 
hoa ngắn có 2 - 3 hoa. Hoa lớn 
màu vàng tươi, dài 5cm, thường 
chúc xuống. Cánh môi tam giác, 
thùy giữa nhỏ màu nghệ 
19: Hoàng Thảo Nhất Điểm 
Hồng - Dendrobium 
cariniferum 
20 Hoàng Thảo 
U Lồi - 
Dendrobium 
wardianum 
Thân dài 50-80 cm buông rũ 
xuống, lá mọc hai bên và rụng 
vào mùa Thu. Hoa to 8-10 cm, 
mọc từng chùm 2-3 chiếc, ở các 
đốt trên thân cây già từ năm 
trước, thơm và lâu tàn, nở vào 
mùa Xuân. 
20: Hoàng Thảo U Lồi - 
Dendrobium wardianum 
21 Hoàng Thảo 
Đăng Lan 
Sapa - 
Dendrobium 
chapaense 
Phong lan thân cao từ 15-25 
cm, lá 7-8 chiếc, mọc hai bên 
dài 6-10 cm, rộng 1-1.5 cm. 
Chùm hoa mọc gần đỉnh dài từ 
1-2.5 cm, hoa 2-5 chiếc to 2-3.5 
cm. Nở vào tháng 10 và 11, 
không thơm 
21: Hoàng Thảo Đăng Lan 
Sapa - Dendrobium 
chapaense 
22 Hoàng Thảo 
Ý Thảo Ba 
Màu - 
Dendrobium 
gratiosissimu
m 
thân thảo, mọc thành cụm, với 
thân tròn có đốt được bao quanh 
bằng bao vỏ lâu rụng và chặt. 
Thân dài 25 – 40 cm, đường 
kính 0,5 - 0,7 cm, thòng xuống, 
gióng dài 2,5 - 2,7 cm. Lá trông 
giống như da, mép lá nhẵn, hình 
mác, xếp hai dãy, dài 8 – 10 cm, 
rộng 1,2 -1,8 cm, ở đầu 2 thùy 
lệch. Cụm hoa chứa 1-3 hoa 
dạng bên, mọc gần các đốt ở 
phần trên của thân không còn 
lá. Lá bắc nhỏ, hình mác, dài 
0,5 cm, đầu tù, đường kính 3–7 
cm, cánh hoa và lá đài màu 
trắng với chóp màu tím nhạt 
22: Hoàng Thảo Ý Thảo Ba 
Màu - Dendrobium 
gratiosissimum 
23 Hoàng Thảo 
Thanh Hắc 
Lan - 
Dendrobium 
hemimelanogl
ossum 
Lan mọc bụi, buông xuống, dài 5 
- 7cm. Lá hình giải, thuôn tù ở 
đỉnh, có cuống ở gốc, dài 2 - 
9cm. Cụm hoa xuất hiện cùng lúc 
với lá, dạng cùm dài, mảnh 
buông dài theo thân. Hoa nhỏ 
màu xanh nhạt. Cánh môi có 3 
thùy, thùy giữa kéo dài, mép 
nhăn nheo xếp nếp, màu tím đen, 
cột nhị nhụy cũng nhăn nheo 
23: Hoàng Thảo Thanh Hắc 
Lan - Dendrobium 
hemimelanoglossum 
24 Hoàng Thảo 
Henry - 
Dendrobium 
henryi 
Phong lan cao 30-50 cm. Rụng 
lá vào mùa Thu. Hoa 2-3 chiếc, 
to 5-6 cm mọc ở gần ngọn thân 
cây đã rụng lá, màu vàng nhẹ, 
cánh hoa có những nếp dọc đều, 
thơm nhẹ và tàn trong 2 tuần, 
nở vào cuối mùa Xuân. 
24: Hoàng Thảo Henry - 
Dendrobium henryi 
25 Hoàng Thảo 
Vảy Rồng - 
Dendrobium 
lindleyi 
Lan sống phụ sinh, củ giả áp sát 
lấy giá thể, dẹt, gồm 3 - 4 đốt 
phình ở giữa, có khía rãnh dọc, 
cao 3 - 10cm, rộng 1,5cm. Lá 1 
chiếc ở đỉnh, cứng, dày thuôn, 
dài 10 - 15cm, đầu tròn. Cụm 
hoa mọc trên đốt củ giả, buông 
xuống, dài 20 - 30cm có 5 - 15 
hoa. Hoa lớn, 3cm, màu vàng 
tươi, cánh môi tròn, rộng, mép 
nhăn nheo, màu vàng đậm hơn 
và màu cam ở giữa 
25: Hoàng Thảo Vảy Rồng - 
Dendrobium lindleyi 
26 Hoàng Thảo 
Kim Điệp - 
Dendrobium 
capillipes 
Thân ngắn, thân thể dài đến 
khoảng 25-30 cm nhưng ít thấy 
hơn. Thân màu vàng xanh, có lá 
mỏng ở gần ngọn. Lá Kim điệp 
giấy có màu xanh vàng, xanh 
non. Lá mềm, mỏng. Mặt lá 
dưới trơn, không có lông đen, 
có hoa dạng chùm nên khi hoa 
tàn thường còn cuống hoa khô 
dài khoảng 8-15 cm trên thân 
già (khoảng 01 ngón tay). 
.26 Hoàng Thảo Kim Điệp - 
Dendrobium capillipes 
27 Hoàng Thảo 
Kim Điệp 
Thơm - 
Dendrobium 
trigonopus 
Thân ngắn, mập, thường 6-12 
cm. hoa có cánh nhọn, rất dày, 
bông hoa hơi bóng, màu vàng 
kim, phớt xanh lục ở họn, thơm 
đậm mùi mật, kẹo. Lá có màu 
xanh sẫm, xanh tối gần như Kiều 
Hồng. Lá dày, cứng và có 1 lớp 
lông đen rất nhỏ, ngắn, mịn. 
Thân trưởng thành ngắn, thường 
8-12 cm, màu xanh sẫm hơn, có 
lớp trắng bạc bao quanh thân. 
27: Hoàng Thảo Kim Điệp 
Thơm - Dendrobium 
trigonopus 
28 Hoàng Thảo 
Móng Rùa - 
Dendrobium 
anceps 
Thân cây cao tới 60 cm, lá ngắn 
và dầy. Hoa một chiếc, to 1.25 
cm, thơm, mọc ở giữa 2 lá, 
phần lớn ở ngọn, có màu nhạt, 
môi mỏng và xoăn nhỏ. 
28: Hoàng Thảo Móng Rùa 
- Dendrobium anceps 
29 Hoàng Thảo 
Nghệ Tâm - 
Dendrdrobium 
loddigesii 
Giả hành nhỏ, có khi đứng 
thẳng nhưng cũng có thể bò lan 
trên đất, mỗi giả hành dài 7-10 
cm, to 0,5 cm. Lá nhỏ, dầy, màu 
xanh nhạt, lá rụng theo mùa, dài 
4-6 cm. Hoa mọc đơn độc ở 
những đốt, hoa to 4-5 cm. Lá 
đài và cánh hoa có màu hồng. 
29: Hoàng Thảo Nghệ Tâm 
- Dendrdrobium loddigesii 
30 Hoàng Thảo 
Thủy Tiên 
Dẹt - 
Dendrobium 
sulcatum 
Cây có giả hành dẹt cao khoảng 
25-40cm, lá hình trứng, mỏng 
và có màu xanh đậm, giả hàng 
có nhiều rãnh dọc, rễ nhỏ mọc 
thành chùm, hoa nở rộng 2.5cm 
màu vàng tươi. Hoa có mùi 
thơm. với nhiều chùm hoa, rủ 
ngắn thành từng chum. 
30: Hoàng Thảo Thủy Tiên 
Dẹt - Dendrobium sulcatum 
31 Hoàng Thảo 
Vảy Cá - 
Dendrobium 
jenkinsii 
Phong lan rất nhỏ, củ bẹ và lá 
ngắn chừng 2-3 cm. Hoa to 1-2 
cm, 2-3 chiếc, cuống ngắn, nở 
vào mùa Xuân. Hoa trông khá 
giống với vảy rồng nhưng 
không mọc từng chùm và cây 
và hoa nhỏ hơn rất nhiều 
31: Hoàng Thảo Vảy Cá - 
Dendrobium jenkinsii 
32 Hoàng Thảo 
Móng Rồng - 
Dendrobium 
aloifolium 
Lan sống phụ sinh, mọc bụi 
nhỏ, cao 40cm, hình trụ ở gốc. 
Lá ở giữa, dẹt, dạng tam giác 
xếp trên một mặt phẳng, dài 2 - 
3cm, rộng 0,8 - 1cm. Đỉnh thân 
gãy khúc mang hoa màu trắng ở 
mỗi đốt. Cánh môi ở đỉnh có 2 
thùy tròn, có màu vàng nhạt ở 
giữa. 
32: Hoàng Thảo Móng 
Rồng - Dendrobium 
aloifolium 
PHỤ LỤC 2 
Mẫu biểu hỏi và điều tra 
BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN 
Điều tra hiện trạng sự đa dạng và phân bố các loài lan trong Chi Hoàng 
Thảo 
I- Thông tin chung 
Người phỏng vấn:............................................................................................. 
Ngày phỏng vấn:.............................................................................................. 
Địa điểm phỏng vấn:.......................................................................................... 
II- Thông tin cơ bản của người được phỏng vấn 
Họ tên.....................................................Tuổi.......................Giới tính............... 
Dân tộc............................Trình độ........................Nghề nghiệp.......................... 
Số nhân khẩu...............................Lao động chính............................................... 
Địa chỉ:............................................................................................................... 
III- Nội dung phỏng vấn 
1. Ông (bà) đã bao giờ biết hoặc được nghe về Chi Lan Hoàng Thảo 
chưa? 
1a. Nếu chưa bỏ qua 1b 
1b. Nếu có thì biết bằng cách nào? 
 Qua sách báo, tivi, truyền hình. 
 Nghe bạn bè nói về Chi Lan Hoàng Thảo 
2. Những thông tin cần biết về các loài lan 
+ Theo ông (bà). Các loài lan có phân bố tự nhiên ở khu vực này nhiều không:......... 
+ Nơi phân bố chủ yếu của loài (trong các trạng thái rừng nào):........................ 
+ Thường mọc tự nhiên ở đâu (Chân, sườn, Đỉnh):.......................................... 
3. Sử dụng các loài lan 
- Các loài Lan khi khai thác về được sử dụng như thế nào? (bán, làm cảnh...) 
............................................................................................................................. 
- Trao đổi mua bán trên thị trường (giá bán trước đây và hiện nay) 
............................................................................................................................. 
4. Ở địa phương mình xuất hiện những loài Phong Lan nào? Xin Ông 
(bà) hãy kể tên từng loài phong Lan mà Ông (bà) biết? 
Lưu ý: Phỏng vấn viên đưa quyển ảnh Phong Lan đã chuẩn bị cho người dân 
xem để hỏi về các loài lan tại địa phương. 
............................................................................................................................. 
5. Đã bao giờ Ông (bà) đi rừng mà gặp một hoặc các loài Phong Lan đặc 
biệt mà mình chưa bao giờ thấy hoặc không biết tên chưa? 
5a. Nếu chưa bỏ qua 5b 
5b. Nếu có xin Ông (bà) hãy miêu tả (nếu đã thấy cây Lan đó trong rừng) 
hoặc xin phép dẫn đến xem cây Lan nếu người dân đã mang về nhà. 
Miêu tả Lan (Thân, lá, cành, hoa, màu sắc hoa, hình dáng hoa, độ cao bắt 
gặp).......................................................................... 
6. Tình hình quản lý các loài Lan 
- Trước đây 10 năm 
Không ai quản lý □ Xã □ Lâm trường □ Kiểm lâm 
- Hiện nay 
Không ai quản lý □ Xã □ Lâm trường □ Kiểm lâm 
7. So với 10 năm trước đây, việc tìm kiếm các loài Lan trong rừng hiện có 
khó hơn không? Mức độ hoặc tần suất bắt gặp? 
............................................................................................................................. 
8. Đứng trước sự suy giảm các loài Lan như vậy, theo ông (bà) cần làm gì 
để bảo tồn và phát triển sử dụng lâu dài các loài Phong Lan? 
............................................................................................................................. 
Người được phỏng vấn Phỏng vấn viên 
 (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) 
PHỤ LỤC 3 
Mẫu biểu 01: DANH SÁCH PHỎNG VẤN 
TT Họ và tên Tuổi Giới tính Dân tộc Địa Chỉ (Thôn) 
1 Giàng A Vằng 40 Nam H’Mông Chế Tạo 
2 Giàng Păng Hủa 60 Nam H’Mông Chế Tạo 
3 Giàng A Sà 26 Nam H’Mông Chế Tạo 
4 Giàng A Dê 28 Nam H’Mông Chế Tạo 
5 Giàng Song Của 62 Nam H’Mông Chế Tạo 
6 
Nguyễn Văn 
Quý 
51 Nam Kinh Lao Chải 
7 Tạ Đăng Toàn 47 Nam Kinh Lao Chải 
8 Giàng A Vứ 38 Nam H’Mông Tà Dông 
9 Giàng A Khoa 52 Nam H’Mông Tà Dông 
10 Mua A Páo 31 Nam H’Mông Pù Vá 
11 Vàng A Páo 32 Nam H’Mông Pù Vá 
12 Vàng Thị Lanh 46 Nữ H’Mông Pù Vá 
13 Giàng A Tếnh 33 Nam H’Mông Tàng Nghênh 
14 Vàng A Sử 30 Nam H’Mông Han Gàn 
15 Giàng A Tư 25 Nam H’Mông Lao Chải 
16 Giàng A Lầy 29 Nam H’Mông Nặm Khắt 
17 Thào A Dé 23 Nam H’Mông Nặm Khắt 
18 Giàng A Mao 31 Nam H’Mông Húa Khắt 
19 Giàng A Sênh 40 Nam H’Mông Húa Khắt 
20 Giàng Seo Cớ 44 Nam H’Mông Cán Dông 
21 Thào A Páo 51 Nam H’Mông Nà Hang Tông 
22 Hoàng A Phồng 26 Nam H’Mông Nà Hang Tông 
23 Lỳ A Lao 44 Nam H’Mông Pú Luông 
TT Họ và tên Tuổi Giới tính Dân tộc Địa Chỉ (Thôn) 
24 Vừ A Mềnh 51 Nam H’Mông Pú Luông 
25 Giàng Seo Chư 52 Nam H’Mông Hang Cơ Búa 
26 Giàng A Phứ 22 Nam H’Mông Phình Hồ 
27 Vàng A Ly 24 Nam H’Mông Trông Sua 
28 Giàng Văn Séng 47 Nam H’Mông Hang Cống Rùa 
29 Giàng A Chừ 26 Nam H’Mông Hang Cống Rùa 
30 Thào A Mèng 49 Nam H’Mông Phình Hồ 
Một số hình ảnh của cuộc điều tra các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo tại 
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải 
Hình 1. Điều tra các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo theo tuyến qua suối 
Hình 2. Điều tra các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo 
 qua phỏng vấn người dân 
Hình 3. Điều tra các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo theo tuyến trên rừng 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_da_dang_va_bao_ton_loai_lan_thuoc_chi_lan_hoang_th.pdf