Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang

Ở Việt Nam, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn

của đất nước. Du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, đóng vai trò phát huy và

bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống mà còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường

tự nhiên và xã hội với hình thức du lịch sinh thái. Mỗi địa phương ở nước ta đều

có những tiềm năng phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Bài

viết nhằm mục đích nghiên cứu về khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ở huyện

Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử và phương

pháp logic, các phương pháp nghiên cứu liên ngành (tổng hợp, thống kê, phân tích,

so sánh ), đặc biệt là phương pháp điền dã dân tộc học để tiến hành tập hợp dữ

liệu và thực hiện nghiên cứu. Bài viết làm rõ và đánh giá tiềm năng du lịch sinh

thái, nghiên cứu thực trạng khai thác tiềm năng phát triển du lịch của địa phương;

trên cơ sở đó xem xét và đề xuất định hướng, giải pháp nhằm khai thác hiệu quả

tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Kết quả

nghiên cứu góp phần khẳng định tiềm năng du lịch sinh thái của huyện Lục Ngạn

và là cơ sở để địa phương xây dựng đề án tổng thể, định hướng, thực hiện các giải

pháp để phát triển du lịch sinh thái và du lịch nói chung.

Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang trang 1

Trang 1

Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang trang 2

Trang 2

Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang trang 3

Trang 3

Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang trang 4

Trang 4

Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang trang 5

Trang 5

Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang trang 6

Trang 6

Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang trang 7

Trang 7

Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 3140
Bạn đang xem tài liệu "Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang

Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang
ịch năm 2018 của tỉnh 
Bắc Giang, dự án đầu tư của Tập đoàn FLC đã được Ủy 
ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang trao chứng nhân với kinh 
phí đầu tư gần 14 nghìn tỷ đồng vào khu vực hồ Khuôn 
Thần huyện Lục Ngạn nhưng đến nay dự án này vẫn chưa 
được tiến hành đúng tiến độ. 
Tóm lại, dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng 
huyện Lục Ngạn vẫn chưa có đề án phê duyệt cụ thể nào 
về quy hoạch và xây dựng đầu tư các điểm du lịch sinh 
thái thành một quần thể du lịch hấp dẫn mang đặc trưng 
vùng cây ăn quả nhiệt đới, chưa có sự phân vùng cho du 
lịch sinh thái và chưa xây dựng bản đồ chỉ dẫn tại các điểm 
khai thác hoạt động du lịch sinh thái. Cơ sở hạ tầng tại các 
điểm du lịch chưa được đầu tư xây dựng, giao thông kết 
nối các tour, tuyến chưa đồng bộ; chưa có các khu vui chơi 
hoạt động giải trí, khu trung tâm thương mại mua sắm. 
Hơn nữa việc đầu tư phát triển du lịch chỉ dựa trên cái 
mình có sẵn và làm theo cách dễ làm nhất, chưa có sự chú 
trọng đến nhu cầu và mong muốn ngày càng cao của du 
khách. Do đó, các hoạt động du lịch sinh thái đang diễn ra 
trên địa bàn huyện Lục Ngạn còn mang tính tự phát trong 
nhân dân và xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm các loại hình 
du lịch tự nhiên của du khách, hoạt động du lịch của huyện 
Lục Ngạn còn nhỏ lẻ, manh mún, các dịch vụ phục vụ du 
lịch chưa phong phú và đa dạng. Vì vậy, để khai thác tiềm 
năng để phát triển du lịch sinh thái huyện Lục Ngạn cần 
đưa ra những định hướng và biện pháp tối ưu để khác phục 
những hạn chế trong thời gian tới. 
3.3. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh 
thái huyện Lục Ngạn 
Thực hiện Quyết định 939/QĐ-UBND năm 2017 về 
điều chỉnh Quy hoạch phát triển Văn hóa - Thể thao và Du 
lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, 
Đảng bộ và nhân dân huyện Lục Ngạn đang hướng tới 
mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi 
nhọn trong đó tập trung vào loại hình du lịch văn hóa tâm 
linh, sinh thái nghỉ dưỡng. Để phát triển du lịch sinh thái, 
đòi hỏi huyện Lục Ngạn cần có những hướng đi mới và có 
thể đề ra những định hướng cơ bản sau: 
Một là, định hướng phát triển các hình thức du lịch 
sinh thái kết hợp với các loại hình du lịch đa dạng. Bao 
gồm: Du lịch sinh thái: tham quan vườn cây ăn quả; du 
lịch sinh thái nghỉ dưỡng gắn với du lịch tâm linh: hồ 
Khuôn Thần, hồ Cấm Sơn, chùa Am Vãi; du lịch văn 
hóa lịch sử, sinh thái nhân văn: Đền Hả, chùa Am Vãi, hồ 
Khuôn Thần,; du lịch dã ngoại (bơi thuyền, leo núi, câu 
cá) hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, 
Hai là, định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ. Để 
có thể thâm nhập vào thị trường khách nội địa và khách 
quốc tế thì Lục Ngạn cần tập trung phát triển du lịch mang 
đặc trưng riêng của vùng là du lịch miền sơn cước với các 
loại hình vui chơi, giải trí, văn hóa, nghệ thuật truyền 
thống của huyện, vừa phục vụ du khách, vừa giữ gìn và 
phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc như hát dân ca của 
các dân tộc Nùng, Tày, Cao Lan, Sán Chí; hoặc tham quan 
các vườn cây ăn quả. Một trong những điểm cần lưu ý 
trong chiến lược phát triển du lịch sinh thái huyện Lục 
Ngạn là việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch gắn với 
N.T.Hoa et al/ No.16_June 2020|p.72-79 
từng vùng lãnh thổ của huyện, đáp ứng nhu cầu của các 
đối tượng khách du lịch. Bên cạnh đó, huyện cần hợp tác 
với các huyện như Lục Nam, Sơn Động, để xây dựng 
các tuyến du lịch (tour), liên kết các điểm du lịch theo từng 
nội dung để thu hút khách du lịch. 
Trên cơ sở định hướng như trên, chúng tôi đề xuất một 
số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch 
sinh thái ở huyện Lục Ngạn như sau: 
Thứ nhất, cần xây dựng bản đồ quy hoạch phát triển 
du lịch sinh thái. Để khai thác các tiềm năng của huyện 
Lục Ngạn phát triển du lịch sinh thái, Ủy ban Nhân dân 
huyện cần xây dựng bản đồ quy hoạch các điểm du lịch 
sinh thái một cách chi tiết, cụ thể và mang tính khoa học 
cao phù hợp với từng địa điểm và giai đoạn quy hoạch du 
lịch. Khi quy hoạch phát triển du lịch sinh thái huyện Lục 
Ngạn cần đảm bảo môi trường sinh thái luôn được bảo vệ, 
không làm mất cảnh quan của khu du lịch; đảm bảo giữ 
vững những nguyên tắc phát triển bền vững của du lịch 
sinh thái. 
Hai là, giải pháp về cơ chế, chính sách. Để đảm bảo 
giữ gìn được tài nguyên môi trường sinh thái huyện Lục 
Ngạn cho phát triển bền vững cần phải ban hành một số 
cơ chế, chính sách về bảo tồn thiên nhiên trên cơ sở phát 
triển bền vững. Việc lựa chọn và xây dựng các địa điểm 
du lịch, khu vui chơi giải trí cần phải tuân theo các nguyên 
tắc của việc phát triển du lịch sinh thái. Các chính sách tạo 
điều kiện thuận lợi để khuyến khích du lịch sinh thái phát 
huy bản chất, vai trò hỗ trợ, bảo tồn và phát triển cộng 
đồng ở các điểm du lịch sinh thái. Ban hành các cơ chế 
chính sách về đầu tư, sử dụng vốn ngân sách, thị trường 
để tạo điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển du lịch sinh thái. 
Huyện cần xây dựng cơ chế hợp tác giữa khu vực công và 
khu vực tư nhân, phân định rõ vai trò, trách nhiệm, lợi ích 
của các bên. Cơ quan quản lý nhà nước tạo môi trường 
thông thoáng, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp chủ 
động phát huy vai trò góp phần tạo động lực thúc đẩy phát 
triển du lịch của địa phương. 
Ba là, đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất - kĩ 
thuật, hạ tầng phục vụ du lịch. Để đầu tư xây dựng và nâng 
cấp hoàn thiện cơ sở vật chất - kĩ thuật, hạ tầng du lịch, 
chính quyền và nhân dân địa phương cần: Nâng cấp hệ 
thống giao thông liên xã, liên thôn để tạo điều kiện thuận 
lợi kết nối tuyến du lịch nội huyện, rút ngắn thời gian di 
chuyển giữa các địa điểm hâp dẫn du lịch trên địa bàn 
huyện Lục Ngạn; cần đầu tư xây dựng các trung tâm tư 
vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn du lịch địa phương và 
lắp đặt các bản chỉ dẫn du lịch; kêu gọi và khuyến khích 
các doanh nghiệp đầu tư cơ sở lưu trú có chất lượng cao 
với nhiều tiện ích, dịch vụ bổ sung đa dạng như bến 
thuyền, bãi đậu xe, các chòi tre nứa, gõ, mái bằng lá cọ, 
để phục vụ cho việc quan sát khám phá thiên nhiên và hoạt 
động câu cá của du khách; các cơ sở kinh doanh ăn uống 
có sức chứa lớn cho khách đoàn, có bãi đậu xe ô tô, cải 
thiện chất lượng món ăn và đa dạng hóa các loại hình dịch 
vụ để đáp ứng nhu cầu của du khác; cần xây dựng và phát 
triển hệ thống cửa hàng đặc sản địa phương nhằm tận dụng 
nguồn sản phẩm nông nghiệp cũng như thủ công nghiệp 
đáp ứng dịch vụ mua sắm của du khách; tăng cường hệ 
thống điện, thông tin liên lạc, tại các điểm du lịch. 
Bốn là, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để phát 
triển du lịch sinh thái. Huyện cần cử các cán bộ theo học 
các khóa học đào tạo về tổ chức và quản lí các họat động 
du lịch sinh thái, nghiệp vụ kinh doanh du lịch, công tác 
giáo dục môi trường; Khuyến khích tạo điều kiện để các 
cán bộ trẻ được đào tạo một cách bài bản về hoạt động du 
lịch sinh thái; đào tạo về kĩ năng giao tiếp, ngoại ngữ và 
văn hóa cộng đồng địa phương. Những kiến thức cơ bản 
về lâm nghiệp, về thiên nhiên môi trường; thường xuyên 
tiến hành kiểm tra đánh giá, phân loại trình độ nghiệp vụ 
của các cán bộ nhân viên làm trong ngành du lịch của địa 
phương. Ngoài ra, cần có các chương trình đào tạo các 
hướng dẫn viên du lịch sinh thái; cần chú ý tới việc đào 
tạo người dân địa phương có năng lực để họ trở thành 
những hướng dẫn viên du lịch phục vụ cho hoạt động du 
lịch sinh thái ngay trên địa phương của mình. 
Đồng thời, huyện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền 
nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của cán bộ 
đảng viên và nhân dân địa phương về phát triển kinh 
doanh du lịch; tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm về 
công tác tổ chức - quản lí các hoạt động du lịch tại các 
vườn quốc gia, khu bảo tồn có hoạt động du lịch. 
Năm là, đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. 
Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Lục Ngạn cần 
xây dựng chương trình, kế hoạch về xúc tiến quảng bá du 
lịch phù hợp với chiến lược chung của tỉnh Bắc Giang 
nhưng mang dấu ấn về phát triển du lịch sinh thái giàu bản 
sắc văn hóa địa phương. Đẩy mạnh xã hội hóa trong công 
tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Làm phim truyền hình về 
du lịch, xây dựng các chuyên đề, chuyên mục, tin bài 
tuyên truyền về phát triển du lịch phát sóng định kỳ hàng 
tuần, tháng, năm trên Đài phát thanh và truyền hình huyện 
Lục Ngạn, báo Bắc Giang, VOV, Tạp chí Du lịch, để 
quảng bá về miền đất, con người huyện Lục Ngạn, cơ chế 
chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư phát triển du lịch 
huyện. Tổ chức hội thảo về du lịch, các cuộc thi ảnh hay 
thiết kế các bộ định dạng về thương hiệu để tạo nên sự 
thống nhất và các nét đặc trưng nhằm định vị thương hiệu 
N.T.Hoa et al/ No.16_June 2020|p.72-79 
cho du lịch huyện Lục Ngạn trong lòng khách du lịch. Các 
trang website của Lục Ngạn và doanh nghiệp du lịch cần 
phải được cập nhật về điểm đến thường xuyên, đảm bảo 
sự phong phú đa dạng về nội dung, hình thức đầy đủ, chính 
xác, hình ảnh chân thực, rõ nét gây ấn tượng. Cần bổ sung 
hệ thống biển báo chỉ dẫn bao gồm cả biển chỉ dẫn an toàn 
cho du khách đặc biệt là khu vực lòng hồ, khu vực thác,; 
biển chỉ dẫn về an toàn giao thông hoặc những chỉ dẫn về 
điểm đến. Cần có những câu trích dẫn về truyền thuyết, 
tích xưa hoặc cội nguồn của những bài thơ, câu hát của 
đồng bào dân tộc tại những nơi có phong cảnh đẹp mà phù 
hợp với trích dẫn. Hiện nay, những thay đổi về công nghệ 
thông tin truyền thông đã cung cấp cho người dân những 
dữ liệu về sản phẩm du lịch phong phú và đầy đủ hơn. Mặt 
khác, du khách hiện nay đã và đang tìm kiếm thông tin 
điểm đến thông qua các kênh Internet như Facebook, Blog 
và các trang mạng xã hội khác. Vì vậy, huyện cần tổ chức 
các lớp đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kĩ năng truyền thông 
du lịch cho cán bộ làm công tác truyền thông. Đồng thời, 
mỗi người dân cũng cần là một đại sứ du lịch thì công tác 
quảng bá hình ảnh quê hương Lục Ngạn đến du khách thập 
phương một cách chân thực và hữu ích. 
Sáu là, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương 
trong hoạt động du lịch. Hoạt động khai thác du lịch sinh 
thái ở huyện Lục Ngạn đã thực hiện nhưng ảnh hương, 
hiệu quả của hoạt động này đối với đời sống của cư dân 
địa phương chưa cao. Để thu hút cộng đồng địa phương 
tham gia vào các hoạt động khai thác du lịch sinh thái, 
chính quyền các cấp ở huyện Lục Ngạn cần chỉ đạo các 
phòng chuyên môn hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh 
nghiệp, hộ gia đình phối hợp chặt chẽ, nâng cao năng lực 
chuyên môn, kĩ năng nghiệp vụ, chất lượng dịch vụ trong 
việc khai thác và triển khai các kế hoạch phát triển du lịch 
địa phương. 
Bảy là, liên kết hợp tác phát triển du lịch sinh thái 
trong vùng. Huyện Lục Ngạn ở vị trí phía Đông Bắc tỉnh 
Bắc Giang, gần các trung tâm du lịch đã phát triển như Hà 
Nội, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Đây là điều kiện 
thuận lợi để huyện phát triển kết nối các tour, các tuyến 
du lịch khác trong tỉnh và các vùng xung quanh. Căn cứ 
vào tiềm năng du lịch của huyện Lục Ngạn nói riêng và cả 
tỉnh Bắc Giang nói chung, huyện cần có những định 
hướng, chính sách thu hút các nhà đầu tư quan tâm đầu tư 
xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho các loại hình kinh 
doanh dịch vụ du lịch như các nhà hàng, khách sạn, khu 
vui chơi giải trí,.. để có thể xây dựng một số tuyến du lịch 
như: các tuyến du lịch trong tỉnh (Bắc Giang - chùa Vĩnh 
Nghiêm - suối Mỡ - vườn cây ăn quả Lục Ngạn; Bắc 
Giang - suối Mỡ - vườn cây ăn quả Lục Ngạn - hồ Khuôn 
Thần - đền nếu đín cụ. Từ Hả - chùa Am Vãi), các tuyến 
du lịch ngoại tỉnh như (Các tỉnh - Bắc Giang - Suối Mỡ - 
Vườn cây ăn quả Lục Ngạn - Rừng; Khe Rỗ - rừng Tây 
Yên Tử; Các tỉnh - Bắc Giang - Suối Mỡ - Hồ Cấm Sơn - 
Hang Gió (Lạng Sơn); các tỉnh Bắc Giang - Suối Mỡ - Hồ 
Khuôn Thần - Côn Sơn (Hải Dương). 
4. Kết luận 
Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang là một huyện miền 
núi sở hữu một tiềm năng du lịch hết sức phong phú, đặc 
biệt là về du lịch sinh thái, bao gồm tiềm năng về tự nhiên 
và tiềm năng về nhân văn độc đáo như: Hồ Khuôn Thần, 
hồ Cấm Sơn, chùa Am Vãi, các vườn đồi cây ăn quả, làn 
điệu dân ca của các tộc người thiểu số, phiên chợ vùng 
cao, làng nghề truyền thống, Những tiềm năng đó là 
điều kiện thuận lợi lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái 
tại địa phương, song vẫn còn những khó khăn không nhỏ 
trong việc khai thác và quy hoạch các tiềm năng đó thành 
các điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Để khai thác hiệu quả 
tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái ở huyện Lục 
Ngạn, các cấp chính quyền địa phương cần phải có những 
định hướng lâu dài trong việc quy hoạch, phát triển các 
loại hình du lịch tương xứng với tiềm năng của huyện và 
từ đó đưa ra những biện pháp kịp thời, phù hợp và hiệu 
quả. Lục Ngạn hứa hẹn là một điểm du lịch, du lịch sinh 
thái hấp dẫn du khách trong thời gian tới.. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nhiều tác giả (2018), Luật Du lịch (Hiện hành), 
Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật. 
[2]. Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER), 
https://voer.edu.vn/. 
[3]. UBND huyện Lục Ngạn (2018), Báo cáo tình hình 
Kinh tế - Xã hội năm 2018. 
[4]. https://lucngan.bacgiang.gov.vn 
[5]. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch 
bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[6]. IUCN, VNAT, ESCAP (1999), Tuyển tập báo cáo 
hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển Du 
lịch sinh thái tại Việt Nam, Hà Nội. 
Exploiting the potential for eco-tourism development 
in Luc Ngan district, Bac Giang province 
Nguyen Thi Hoa, 
Vi Thi Nhung 
Article info Abstract 
Recieved: 
29/4/2020 
Accepted: 
10/6/2020 
 In Vietnam, tourism is identified as one of the country's key economic sectors. 
Tourism not only brings economic benefits, plays a role of promoting and preserving 
traditional cultural values, but also has the significance of protecting the natural and 
social environment with the form of eco-tourism. Each locality in our country has the 
potential to develop tourism in general and eco-tourism in particular. The article aims 
to study the exploitation of eco-tourism potential in Luc Ngan district, Bac Giang 
province. We use historical and logical methods, interdisciplinary research methods 
(synthesis, statistics, analysis, comparison ...), especially the ethnographic fieldwork 
method to conduct the gathering data and conducting research. The article clarifies 
and assesses the potential of ecotourism, researches the actual situation of exploiting 
the potential of local tourism development; on that basis, The article considers and 
proposes orientations and solutions to effectively exploit the potential of eco-tourism 
development in Luc Ngan district, Bac Giang province. The research results contribute 
to confirming the ecotourism potential of Luc Ngan district and it is the basis for the 
locality to build a comprehensive project, orienting and implementing solutions to 
develop eco-tourism and tourism 
Keywords: 
Magic, tourism, guides, 
belief, mysterious 

File đính kèm:

  • pdfkhai_thac_tiem_nang_du_lich_sinh_thai_o_huyen_luc_ngan_tinh.pdf