Khả năng phân hủy rơm rạ của các chủng xạ khuẩn thu thập ở đồng bằng sông Cửu Long

Nghiên cứu được thực hiện tại Bộ môn Bảo vệ thực vật, Trường Đại học Cần Thơ nhằm tìm ra chủng xạ

khuẩn có khả năng phân hủy rơm rạ. Khả năng phân giải cellulose của 22 chủng xạ khuẩn được thực hiện

hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại. Kết quả cho thấy 7 chủng xạ khuẩn BT-VL5.4, PL-BL16, TĐ-ST8, BTVL3, CL2-ĐT34, LM-HG6 và LV-ĐT26 có khả năng phân giải cellulose cao thể hiện qua bán kính vòng phân

giải lớn hơn 20,00 mm và kéo dài đến thời điểm 9 ngày sau khi cấy. Khả năng tiết enzyme cellulase của 7

chủng xạ khuẩn trên được thực hiện với 4 lần lặp lại. Kết quả cho thấy 3 chủng BT-VL5.4, PL-BL16 và LMHG6 có khả năng tiết enzyme cellulase cao với hàm lượng enzyme tiết ra lần lượt là 0,117 IU/ml; 0,098

IU/ml và 0,087 IU/ml ở thời điểm 9 ngày sau khi bố trí thí nghiệm. Khả năng phân hủy rơm rạ của 3 chủng

xạ khuẩn (BT-VL5.4, PL-BL16 và LM-HG6) cũng được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm với 4 lần

lặp lại. Kết quả cho thấy, 2 chủng BT-VL5.4 và PL-BL16 có khả năng phân hủy rơm rạ cao với khối lượng

rơm rạ mất đi lần lượt là 0,841 g và 0,728 g và khối lượng tro còn lại sau khi xử lý nhiệt thấp lần lượt là 0,265g và 0,288 g và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng.

Khả năng phân hủy rơm rạ của các chủng xạ khuẩn thu thập ở đồng bằng sông Cửu Long trang 1

Trang 1

Khả năng phân hủy rơm rạ của các chủng xạ khuẩn thu thập ở đồng bằng sông Cửu Long trang 2

Trang 2

Khả năng phân hủy rơm rạ của các chủng xạ khuẩn thu thập ở đồng bằng sông Cửu Long trang 3

Trang 3

Khả năng phân hủy rơm rạ của các chủng xạ khuẩn thu thập ở đồng bằng sông Cửu Long trang 4

Trang 4

Khả năng phân hủy rơm rạ của các chủng xạ khuẩn thu thập ở đồng bằng sông Cửu Long trang 5

Trang 5

Khả năng phân hủy rơm rạ của các chủng xạ khuẩn thu thập ở đồng bằng sông Cửu Long trang 6

Trang 6

Khả năng phân hủy rơm rạ của các chủng xạ khuẩn thu thập ở đồng bằng sông Cửu Long trang 7

Trang 7

Khả năng phân hủy rơm rạ của các chủng xạ khuẩn thu thập ở đồng bằng sông Cửu Long trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 1000
Bạn đang xem tài liệu "Khả năng phân hủy rơm rạ của các chủng xạ khuẩn thu thập ở đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khả năng phân hủy rơm rạ của các chủng xạ khuẩn thu thập ở đồng bằng sông Cửu Long

Khả năng phân hủy rơm rạ của các chủng xạ khuẩn thu thập ở đồng bằng sông Cửu Long
quan sát 
Bán kính vòng phân giải (mm) ở các thời điểm sau khi cấy STT Nghiệm 
thức 3 NSKC 5 NSKC 7 NSKC 9 NSKC 
1 BT-VL3 8,75 efg 12,25 f 17,00 def 22,00 cd 
2 BM-VL9 5,50 kl 7,75 ịj 10,50 i 12,75 g 
3 TM-ĐT15 1,00 m 1,00 l 5,00 k 6,75 h 
4 TĐ-ST8 9,00 def 13,50 de 18,00 bcd 23,00 c 
5 KS-ST6b 5,00 l 7,75 j 10,50 i 13,75 g 
6 DH-TV4 6.25 jk 9,75 gh 11,75 hi 13,25 g 
7 CL2-ĐT34 10,00 bcd 15,00 bcd 19,00 b 21,75 cd 
8 CT-ĐT24 4,75 l 4,50 k 6,50 j 7,75 h 
9 DH-TV2 10,75 b 15,00 bc 18,50 bc 18,50 ef 
10 CM-AG22 8,25 fgh 12,25 f 15,25 g 18,00 f 
11 KS-ST8b 9,50 cde 12,50 ef 15,25 19,00 ef 
12 TM-ĐT5 8,00 fghi 12,75 ef 16,25 efg 19,25 ef 
13 LM-HG6 10,50 bc 14,00 cd 17,25 cde 21,75 cd 
14 PL-BL7 7,75 ghi 9,50 gh 11,50 i 14,25 g 
15 BT-VL5.4 12,50 a 17,75 a 21,50 a 27,00 a 
16 LV-ĐT26 9,75 bcde 15,25 b 18,75 b 22,00 cd 
17 TC-AG2.1 8,25 fgh 12,50 ef 16,50 efg 19,75 ef 
18 PL-BL16 10,75 b 17,75 a 21,50 a 25,25 b 
19 CL-ĐT 7,00 ij 8,75 hi 10,50 i 12,50 g 
20 CTA1-HG 7,50 hi 10,50 g 13,00 h 13,75 g 
21 HB-BL2 10,75 b 11,75 f 17,00 def 19,50 ef 
22 CTA2-HG 10,75 b 14,00 cd 15,75 fg 18,00 f 
Mức ý nghĩa ** ** ** ** 
CV (%) 8,82% 6,12 % 6,33 % 6,46 % 
Ghi chú: Các giá trị ở cùng một cột dọc được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái giống nhau thì không 
khác biệt ở mức ý nghĩa 1% qua phép thử Duncan. **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. NSKC: Ngày sau khi cấy. 
Ở thời điểm 7 NSKC, 2 chủng BT-VL5.4 và PL-
BL16 tiếp tục có BKVPG đều là 21,50 mm, lớn hơn và 
khác biệt ý nghĩa thống kê so với các chủng còn lại. 
Kế đến là 2 chủng CL2-ĐT34, LV-ĐT26 có BKVPG 
lần lượt là 19,00 mm và 18,75 mm tương đương nhau, 
không khác biệt ý nghĩa thống kê so với 2 chủng DH-
TV2 và TĐ-ST8 nhưng khác biệt ý nghĩa thống kê với 
các chủng còn lại. Ở thời điểm 9 NSKC, chủng BT-
VL5.4 có BKVPG lớn nhất là 27,00 mm khác biệt ý 
nghĩa so với các chủng còn lại, kế đến là chủng PL-
BL16 với BKVPG là 25,25 mm cao hơn và khác biệt ý 
nghĩa thống kê so với các chủng xạ khuẩn còn lại. 
Tiếp theo là chủng TĐ-ST8 có BKVPG là 23,00 mm 
tuy không khác biệt thống kê so với 4 chủng BT-VL3, 
CL2-ĐT34, LM-HG6 và LV-ĐT26 có BKVPG lần lượt 
là 22,00 mm; 21,75 mm; 21,75 mm và 22,00 mm 
nhưng cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so 
với các chủng còn lại (Bảng 2). 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020 48 
Tóm lại, 7 chủng xạ khuẩn BT-VL5.4, PL-BL16, 
TĐ-ST8, BT-VL3, CL2-ĐT3.4, LM-HG6 và LV-ĐT26 
có khả năng phân giải cellulose cao thể hiện qua 
BKVPG lớn (hơn 20,00 mm) và kéo dài đến thời điểm 
9 ngày sau khi cấy và 7 chủng xạ khuẩn này được 
chọn để sử dụng cho thí nghiệm tiếp theo. 
Hình 1. Khả năng phân giải cellulose của các chủng xạ khuẩn ở thời điểm 9 ngày sau khi cấy 
3.2. Hàm lượng enzyme cellulase do các chủng 
xạ khuẩn tiết ra 
Hàm lượng enzyme cellulase do các chủng xạ 
khuẩn tiết ra qua các thời điểm khảo sát được trình 
bày ở bảng 3. Ở thời điểm 3 ngày sau khi nuôi lắc 
(NSNL) hàm lượng enzyme cellulase của các chủng 
dao động từ 0,567 – 1,220 IU/ml và chủng LM-HG6 
có hàm lượng enzyme cellulase là 1,220 IU/ml, tuy 
không khác biệt với 3 chủng BT-VL5.4, PL-BL16, TĐ-
ST8 nhưng khác biệt ý nghĩa thống kê so với các 
chủng còn lại. Ở thời điểm 5 NSNL, hàm lượng 
enzyme cellulase của các chủng bắt đầu giảm, dao 
động từ 0,163 – 0,519 IU/ml và chủng BT-VL5.4 có 
hàm lượng enzyme cellulase là 0,519 IU/ml, cao hơn 
và khác biệt ý nghĩa thống kê so với các chủng còn 
lại. Ở thời điểm 7 NSNL, chủng BT-VL5.4 tiếp tục có 
hàm lượng enzyme cellulase tiết ra cao nhất là 0,451 
IU/ml, cao hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê so với 
các chủng còn lại. Ở thời điểm 9 NSNL, chủng BT-
VL5.4 có hàm lượng enzyme cellulase là 0,117 IU/ml 
tuy không khác biệt so với 2 chủng PL-BL16 và LM-
HG6 có hàm lượng enzyme cellulase lần lượt là 0,098 
IU/ml và 0,087 IU/ml nhưng cao hơn và khác biệt ý 
nghĩa thống kê so với các chủng còn lại. 
Hình 2. Sự biến thiên mật độ quang giữa các nghiệm 
thức ở thời điểm 3 ngày sau thí nghiệm 
Bảng 3. Hàm lượng cellulase (IU/ml) của các chủng xạ khuẩn tiết ra ở các thời điểm khảo sát 
Hàm lượng cellulase của các chủng xạ khuẩn STT Nghiệm thức 
3 NSNL 5 NSNL 7 NSNL 9 NSNL 
1 CL2-ĐT34 0,567 c 0,171 de 0,176 bc 0,053 bcd 
2 LM-HG6 1,220a 0,265 b 0,163 bc 0,087abc 
3 BT-VL5.4 1,206ab 0,519a 0,451a 0,117a 
4 BT-VL3 1,162 b 0,222 bc 0,084 e 0,044 cd 
5 LV-ĐT26 1,169 b 0,140 e 0,114 de 0,043 cd 
6 PL-BL16 1,200ab 0,213 cd 0,198 b 0,098ab 
7 TĐ-ST8 1,183ab 0,163 e 0,146 cd 0,027 d 
Mức ý nghĩa ** ** ** ** 
CV (%) 2,93% 13,40% 19,66% 37,48% 
Ghi chú: Các giá trị ở cùng một cột dọc được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái giống nhau thì không 
khác biệt ở mức ý nghĩa 1% qua phép thử Duncan. **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. NSNL: Ngày sau khi nuôi 
lắc. 
Qua kết quả ở bảng 2 và 3 cho thấy các chủng xạ 
khuẩn thí nghiệm đều thể hiện khả năng tiết enzyme 
cellulase phân giải cellulose với nhiều mức độ khác 
nhau và 3 chủng BT-VL5.4, PL-BL16 và LM-HG6 vừa 
có bán kính vòng phân giải lớn vừa có hàm lượng 
enzyme cellulase tiết ra cao và kéo dài đến thời điểm 
9 ngày sau khi bố trí thí nghiệm so với các chủng xạ 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020 49 
khuẩn dùng trong thí nghiệm, vì vậy 3 chủng này 
được sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo. Kết quả 
thí nghiệm phù hợp với một số nghiên cứu trước cho 
rằng xạ khuẩn có khả năng tiết enzyme cellulase 
phân giải cellulose như kết quả nghiên cứu của Đậu 
Thị Dung (2010), đã xác định được 5 chủng xạ khuẩn 
có hàm lượng enzyme cellulase cao nhất là C2 (0,417 
IU/ml), C3 (0,464 IU/ml), C4 (0,434 IU/ml), C6 
(0,551 IU/ml) và C7 (0,518 IU/ml). Theo Lam (2006) 
cho rằng khả năng tiết enzyme ngoại bào và đặc biệt 
là enzyme cellulase là một đặc tính tiêu biểu của xạ 
khuẩn vùng rễ. 
3.3. Khả năng phân hủy hữu cơ từ rơm rạ của 
các chủng xạ khuẩn trong điều kiện phòng thí 
nghiệm 
3.3.1. Khả năng phân hủy rơm rạ của các chủng 
xạ khuẩn trong điều kiện phòng thí nghiệm 
Khả năng phân hủy rơm rạ của các chủng xạ 
khuẩn thí nghiệm được trình bày ở bảng 4. Ở thời 
điểm 5 NSBT, các chủng xạ khuẩn đều cho thấy khả 
năng phân hủy rơm rạ với nhiều mức độ khác nhau, 
thể hiện qua khối lượng rơm rạ bị phân hủy dao 
động trong khoảng 0,514 g đến 0,523 g; cao hơn và 
khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối 
chứng. 
Bảng 4. Khối lượng rơm bị phân hủy bởi các chủng xạ khuẩn ở các thời điểm khảo sát 
Khối lượng rơm bị phân hủy bởi các chủng xạ khuẩn ở các 
thời điểm khảo sát (g) 
STT Nghiệm thức 
chứa chủng 
5 NSBT 10 NSBT 15 NSBL 20 NSBT 
1 BT-VL5.4 0,523 a 0,546 a 0,609 a 0,728 ab 
2 LM-HG6 0,514 a 0,538 a 0,563 a 0,640 bc 
3 PL-BL16 0,514 a 0,558 a 0,614 a 0,841 a 
4 ĐC 0,435 b 0,454 b 0,482 b 0,493 c 
Mức ý nghĩa ** ** ** ** 
CV (%) 4,95 % 6,24 % 4,86 % 17,61 % 
Ghi chú: Các giá trị ở cùng một cột dọc được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái giống nhau thì không 
khác biệt ở mức ý nghĩa 1% qua phép thử Duncan. **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. NSBT: Ngày sau khi bố trí 
thí nghiệm. 
Ở thời điểm 10 NSBT, 3 chủng xạ khuẩn BT-
VL5.4, LM-KH6 và PL-BL16 vẫn có khả năng phân 
hủy rơm rạ với khối lượng rơm rạ mất đi lần lượt là 
0,546 g, 0,538 g và 0,558 g, không khác biệt ý nghĩa 
thống kê với nhau nhưng cao hơn và khác biệt có ý 
nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng. Kết 
quả tương tự ở thời điểm 15 NSBT, khối lượng rơm bị 
phân hủy của 3 chủng xạ khuẩn vẫn cao hơn và khác 
biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối 
chứng. Ở thời điểm 20 NSBT, chủng PL-BL16 có 
khối lượng rơm rạ bị phân hủy là 0,841 g tuy không 
khác biệt so với nghiệm thức BT-VL5.4 có khối lượng 
rơm rạ bị phân hủy là 0,728 g; nhưng cao hơn và 
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức 
còn lại. 
3.3.2. Khối lượng tro còn lại của các nghiệm thức 
sau xử lý nhiệt 
Khối lượng tro còn lại của các nghiệm thức sau 
xử lý nhiệt qua các thời điểm khảo sát được trình bày 
ở bảng 5. Ở thời điểm 5 NSBT, khối lượng tro còn lại 
sau khi xử lý nhiệt ở các nghiệm thức sử dụng xạ 
khuẩn dao động từ 0,431 g – 0,445 g, thấp hơn và 
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối 
chứng. Ở thời điểm 10 NSBT và 15 NSBT, khối lượng 
tro còn lại ở tất các nghiệm thức có sử dụng xạ 
khuẩn vẫn thấp hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê so 
với nghiệm thức đối chứng. Ở thời điểm 20 NSBT, 
nghiệm thức chủng PL-BL16 có khối lượng tro còn 
lại sau khi xử lý nhiệt là 0,265 g không khác biệt với 
nghiệm thức chủng BT-VL5.4 nhưng thấp hơn và 
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức 
còn lại. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020 50 
Bảng 5. Khối lượng tro còn lại của các nghiệm thức sau xử lý nhiệt 
Khối lượng (g) tro còn lại ở các thời điểm khảo sát STT Nghiệm thức 
chứa chủng 5 NSBT 10 NSBT 15 NSBT 20 NSBT 
1 BT-VL5.4 0,445 b 0,384 b 0,317 b 0,288 bc 
2 LM-HG6 0,434 b 0,378 b 0,341 b 0,322 b 
3 PL-BL16 0,431 b 0,379 b 0,308 b 0,265 c 
4 ĐC 0,579 a 0,526 a 0,449 a 0,441 a 
Mức ý nghĩa ** ** ** ** 
CV (%) 9,74% 7,56% 7,09% 8,97% 
Ghi chú: Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê trong phép thử Duncan: ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1%: NSBT: Ngày sau 
khi bố trí thí nghiệm. 
Qua kết quả ở bảng 4 và 5 cho thấy 2 chủng xạ 
khuẩn BT-VL5.4 và PL-BL16 có khả năng phân hủy 
hữu cơ từ rơm rạ cao và kéo dài đến thời điểm 20 
ngày sau khi bố trí thí nghiệm. Khả năng phân hủy 
hữu cơ từ rơm rạ của các chủng xạ khuẩn này có thể 
được giải thích là do khả năng tiết ra enzyme 
cellulase phân hủy cellulose. Theo kết quả trình bày 
ở bảng 2 và 3 cho thấy, 2 chủng xạ khuẩn BT-VL5.4 
và PL-BL16 có khả tiết ra enzyme cellulase cao. 
Thành phần hóa học của rơm rạ tính theo khối lượng 
khô gồm cellulose chiếm 60%, lignin chiếm 14%, 
protein chiếm 3,4% và lipid chiếm 1,9%, còn lại là các 
chất khác cho nên khi sử dụng các chủng xạ khuẩn 
này trong phân hủy hữu cơ từ rơm rạ thì enzyme 
cellulase sẽ phát huy tác dụng phân hủy cellulose 
làm cho khối lượng rơm rạ bị mất đi nhiều và khối 
lượng tro còn lại sau khi xử lý nhiệt thấp hơn so với 
nghiệm thức đối chứng. Nghiên cứu của Rathman và 
Ambili (2011) cho rằng chủng xạ khuẩn 
Streptomyces sp. S7 có khả năng tiết ra enzyme 
cellulase cao và khả năng phân hủy cellulose từ xác 
bã thực vật mạnh ở điều kiện pH = 5 và nhiệt độ 
40°C. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thủy và 
Nguyễn Tiến Long (2018) đã tuyển chọn được 2 
chủng xạ khuẩn 22TH và NH1 có khả năng phân giải 
cellulose mạnh nhất và khi ủ phế phụ phẩm nông 
nghiệp với hai chủng vi sinh vật này trong 4 tuần đã 
làm giảm 55,87% hàm lượng cellulose đống ủ, hàm 
lượng đạm, lân, kali tổng số tăng lên đáng kể. 
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
- 3 chủng xạ khuẩn BT-VL5.4, PL-BL16 và LM-
HG6 có khả năng tiết enzyme cellulase cao nhất 
trong số 22 chủng xạ khuẩn thí nghiệm với hàm 
lượng cellulase lần lượt là 0,117 IU/ml; 0,098 IU/ml 
và 0,087 IU/ml. 
- 2 chủng xạ khuẩn BT-VL5.4 và PL-BL16 có khả 
năng phân hủy hữu cơ từ rơm rạ cao với khối lượng 
rơm rạ bị mất đi nhiều lần lượt là 0,728 g và 0,841 g 
và khối lượng tro còn lại sau khi được xử lý nhiệt 
thấp lần lượt là 0,288 g và 0,265 g. 
- Đề xuất khảo sát khả năng phân hủy hữu cơ từ 
rơm rạ của 2 chủng xạ khuẩn BT-VL5.4 và PL-BL16 
trong điều kiện nhà lưới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Nông nghiệp và PTNN, 2019. Bản tin thị 
trường nông sản. 
2. Đậu Thị Dung, 2010. Nghiên cứu khả năng 
sinh tổng hợp cellulase của các chủng xạ khuẩn ưa 
nhiệt thu thập tại Buôn Ma Thuột. Luận văn Thạc sĩ 
sinh học, Trường Đại học Tây Nguyên. 
3. IRRI, Knowledge Bank, 2003. Rice straw 
properties. 
http//:www.knowledge_bank.irri.org/troprice/rice_
straw.htm 
4. Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Bá Hiên, Hoàng 
Hải và Vũ Thị Hoan, 2005. Giáo trình vi sinh vật công 
nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục. 
5. Henric, C. W., J. D. Doyle and B. Hugley, 
1995. A new solid medium for enumerating cellulose 
– untilizing bacteria in soil. Applied and 
environmental microbiology, 61 (5): 2016-2019. 
6. Lam, K. S, 2006. Discovery of novel 
metabolites from marine Actinomycetes. Current 
Opinion in Microbiology, 9: 245-251. 
7. Lê Minh Tường, Trần Thị Thu Em, 2014. 
Khảo sát khả năng đối kháng của các chủng xạ 
khuẩn đối với nấm Pyricularia oryzae gây bệnh đạo 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020 51 
ôn hại lúa. Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần 
Thơ. 120-126. 
8. Nguyễn Thị Thu Thủy và Nguyễn Tiến Long, 
2018. Vi sinh vật phân giải cellulose mạnh trong sản 
xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp và 
ảnh hưởng của chúng đối với giống lạc l14 tại Hương 
Trà, Thừa Thiên - Huế. Tạp chí Khoa học - Đại học 
Huế. 127 (3B) 5–9. 
9. Nguyễn Ngọc Đệ, 2008. Giáo trình cây lúa. 
Nhà xuất bản Nông nghiệp. 
10. Rahna. K. R. and M. Ambili, 2009. Cellulase 
Enzyme Production by Streptomyces Sp Using Fruit 
Waste as Substrate. Australian Journal of Basic and 
Applied Sciences, 5(12): 1114-1118. 
EVALUATION OF STRAW DEGRADATION POTENTIAL OF ACTINOMYCETES ISOLATED 
IN MEKONG DELTA 
Ho Chi That1, Pham Mai Hoang Duy1 and Le Minh Tuong2 
1Bachelor student in Plant protection major, Cantho University 
2College of Agriculture, Cantho University 
Email: lmtuong@ctu.edu.vn 
Summary 
The study was conducted at Plant Protection Department, Can Tho University to screen actinomycetes 
isolates able to ability in degrading straw. Cellulose degradation potential of 22 studied actinomycetes 
isolated were arranged completely randomized design with 4 replications. The results showed that 7 
studied actinomycetes isolates, BT-VL5.4, PL-BL16, TĐ-ST8, BT-VL3, CL2-ĐT34, LM-HG6 and LV-ĐT26 
able to high ability in degrading cellulose based on cellulolytic activity as the cellulose lyses halo radius of 
20 mm higher and lasted at 9 days after testing. Evaluation the production of cellulase of 7 studied 
actinomycetes isolates with 4 replications show that BT-VL5.4, PL-BL16 and LM-HG6 were the best with 
production of cellulase reaches 0.117 IU/ml; 0.098 IU/ml and 0.087 IU/ml at 9 days after testing. The ability 
in degrading straw of 3 studied actinomycetes isolated (BT-VL5.4, PL-BL16 and LM-HG6) were conducted 
at Plant Protection Department with 4 replications. The results showed that 2 studied actinomycetes 
isolates (BT-VL5.4, PL-BL16) were able to high ability in degrading straw with weight loss of straw. They 
were 0.841 and 0.728 g respectively and the remaining ash weight after the low heat treatment were 0.265 g 
and 0.288 g respectively and significantly different from the control treatment. 
Keywords: Actinomycetes, cellulose, degrading - organic. 
Người phản biện: PGS.TS. Lê Như Kiểu 
Ngày nhận bài: 7/9/2020 
Ngày thông qua phản biện: 8/10/2020 
Ngày duyệt đăng: 15/10/2020 

File đính kèm:

  • pdfkha_nang_phan_huy_rom_ra_cua_cac_chung_xa_khuan_thu_thap_o_d.pdf