Kết quả bảo tồn và sinh sản cá chạch lấu, cá lăng vàng tại Bình Phước

TÓM TẮT

Bảo tồn và sinh sản nhân tạo cá chạch lấu, cá lăng vàng được tiến hành tại Trung tâm Giống Thủy

sản Bình Phước từ năm 2017-2019. Cá bố mẹ được tập hợp từ nguồn tự nhiên ở các hồ lớn tại Bình

Phước. Cá chạch lấu được nuôi vỗ trong giai đặt trong ao, và cá lăng vàng được nuôi vỗ trong ao;

và cả hai loài cá này đều được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp. Mùa vụ sinh sản trong năm bắt

đầu từ tháng 3-8, tập trung vào tháng 6-7, tỷ lệ thành thục của cá chạch lấu là 50-63%, cá lăng vàng

là 15-22%. Chất kích thích sinh sản được sử dụng là HCG kết quả cho thấy HCG hiệu ứng tốt trên

cá chạch lấu và cá lăng vàng. Thời gian hiệu ứng thuốc ở cá chạch lấu và cá lăng vàng lần lượt là

16-18 giờ và 10-12 giờ ở nhiệt độ 28-32oC. Trứng cá được gieo tinh bằng phương pháp nửa khô và

ấp dính trên khung lưới. Tỉ lệ thụ tinh thấp nhất 60% ở cá chạch lấu và 80% ở cá lăng vàng. Trứng

cá chạch lấu nở sau 46-55 giờ và cá lăng vàng sau 28-32 giờ ở nhiệt độ 28-30oC. Sau 72 giờ, cá bột

được chuyển đến bể ương, cá chạch lấu được ương với mật độ 1.000-1.500 con/bể 2 m3 và cá lăng

vàng được ương ở mật độ 10.000-15.000 con/m3. Thức ăn trong giai đoạn ương là Artemia, Moina,

trùn chỉ và thức ăn công nghiệp. Tỷ lệ sống thấp nhất ở cá chạch lấu là 44,6% và cá lăng vàng là

62,5%. Kết quả khảo sát đặc điểm sinh học cá chạch lấu và cá lăng vàng ở Bình Phước cho thấy đây

là 2 loài cá phân bố rộng rãi ở Việt Nam.

Kết quả bảo tồn và sinh sản cá chạch lấu, cá lăng vàng tại Bình Phước trang 1

Trang 1

Kết quả bảo tồn và sinh sản cá chạch lấu, cá lăng vàng tại Bình Phước trang 2

Trang 2

Kết quả bảo tồn và sinh sản cá chạch lấu, cá lăng vàng tại Bình Phước trang 3

Trang 3

Kết quả bảo tồn và sinh sản cá chạch lấu, cá lăng vàng tại Bình Phước trang 4

Trang 4

Kết quả bảo tồn và sinh sản cá chạch lấu, cá lăng vàng tại Bình Phước trang 5

Trang 5

Kết quả bảo tồn và sinh sản cá chạch lấu, cá lăng vàng tại Bình Phước trang 6

Trang 6

Kết quả bảo tồn và sinh sản cá chạch lấu, cá lăng vàng tại Bình Phước trang 7

Trang 7

Kết quả bảo tồn và sinh sản cá chạch lấu, cá lăng vàng tại Bình Phước trang 8

Trang 8

Kết quả bảo tồn và sinh sản cá chạch lấu, cá lăng vàng tại Bình Phước trang 9

Trang 9

Kết quả bảo tồn và sinh sản cá chạch lấu, cá lăng vàng tại Bình Phước trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 4960
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả bảo tồn và sinh sản cá chạch lấu, cá lăng vàng tại Bình Phước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả bảo tồn và sinh sản cá chạch lấu, cá lăng vàng tại Bình Phước

Kết quả bảo tồn và sinh sản cá chạch lấu, cá lăng vàng tại Bình Phước
 bột lên cá giống
Cá chạch lấu được ương mật độ 1.000 con/
m3, trong 15 ngày đầu cá bột được cho ăn Moina, 
ngày 16 đến ngày 30 cho ăn trùn chỉ, từ ngày 31 
đến ngày 41 vừa cho ăn trùn chỉ và tập cho ăn 
thức ăn công nghiệp và từ ngày 42 trở đi cho ăn 
thức ăn công nghiệp 40% đạm. Cá được cho ăn 
theo khả năng bắt mồi. Trong tháng đầu thay nước 
1-2 ngày/lần phụ thuộc chất lượng nước. Sau đó 
định kỳ thay nước 3 ngày/lần. Sau 2 tháng ương 
cá chạch lấu đạt tỷ lệ sống 44,6-75,0% (Bảng 8).
Cá lăng vàng ương mật độ 10.000 con/m2, 
trong 5 ngày đầu cho ăn Moina, từ ngày thứ 
6 đến ngày thứ 19 cho ăn trùn chỉ, từ ngày 20 
đến ngày 25 giảm cho ăn trùn chỉ và tập cho ăn 
thức ăn công nghiệp. Sau ngày 25 cho ăn thức 
ăn công nghiệp 40% đạm. Cá được cho ăn theo 
khả năng bắt mồi. Trong tháng đầu thay nước 
1-2 ngày/lần phụ thuộc chất lượng nước. Sau 
đó định kỳ thay nước 3 ngày/lần. Sau 2 tháng 
ương cá lăng vàng đạt tỷ lệ sống 62,5-66,7% 
(Bảng 8).
Bảng 8. Tỷ lệ sống giai đoạn ương cá chạch lấu và cá lăng vàng.
Loài cá Ngày
Số lượng cá bột 
(con)
Số lượng cá giống 
(con)
Tỷ lệ sống 
(%)
Cá chạch lấu
26/3/2018 5.000 2.230 44,6
6/5/2018 2.000 1.500 75,0
30/3/2019 8.000 5.400 67,5
Cá lăng vàng
6/5/2018 8.000 5.000 62,5
22/3/2019 15.000 10.000 66,7
8 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 13 - THÁNG 6/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
+ Tốc độ tăng trưởng của cá chạch lấu và cá lăng vàng thể hiện trong Bảng 9.
Bảng 9. Tăng trưởng cá chạch lấu và cá lăng vàng giống
Tháng 1 Tháng 2
Khối lượng (g) Chiều dài (cm) Khối lượng (g) Chiều dài (cm)
Cá chạch lấu 1,88 7,08 3,70 9,43
Cá lăng vàng 1,2 5,5 2,9 7,8
lưng có gai cứng, trên gai răng cưa rất sắc bén. 
Công thức vây: vây ngực là (I – 9), vây lưng (I – 
7), vây bụng (6), vây hậu môn (12) và vây đuôi 
(27). Vây đuôi phân thùy sâu. Lưng cá có màu 
xám đen hoặc xám hơi vàng, hai bên thân có màu 
hơi vàng, bụng có màu trắng.
Sinh trưởng và dinh dưỡng: Dạ dày to và 
thành dạ dày rất dày giúp cá nghiền thức ăn 
động vật rất tốt. Ruột cá ngắn, tỷ lệ chiều dài 
ruột và chiều dài chuẩn (L
i
/L
o
) trung bình 0,9 
(dao động từ 0,7 đến 1,1) (Bảng 10). Tỷ lệ L
i
/L
o
của cá phụ thuộc vào kích cỡ cá và cá ăn động 
vật càng mạnh khi càng lớn. Cá có thể sử dụng 
tốt thức ăn viên công nghiệp dạng nổi. Cá bột 
sau 2 đến 3 ngày tuổi hết noãn hoàng, thức ăn 
ưa thích của chúng là Rotifer, Artemia và Moina 
mới nở. Khi được 5 ngày tuổi cá ăn được Moina 
lớn và trùn chỉ, ngoài ra chúng còn có thể ăn cá 
tạp xay nhuyễn. Khi cá trên 20 ngày tuổi có thể 
ăn thức ăn công nghiệp dạng viên > 0,5 mm. 
Sau 1 tháng tuổi cá có thể đạt chiều dài 4-5 cm. 
Ngoài tự nhiên, cá có kích thước lớn lên đến 60 
cm. Trong điều kiện nuôi cá có thể đạt đến 100g 
sau 3 tháng nuôi.
3.5. Một số đặc điểm sinh học
3.5.1. Cá lăng vàng
Phân loại: Bộ: Siluriformes
 Họ: Bagridae
 Loài: Hemibagrus nemurus 
 (Valenciennes, 1840).
Phân bố: Cá lăng vàng xuất hiện ở khu vực 
nước ngọt và lợ như cửa sông, độ mặn dưới 6‰, 
thuộc lưu vực sông Bé, sông Đồng Nai, sông Sài 
Gòn, sông Tiền và sông Hậu. Cá thích sống ở 
những nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh, hang hóc. 
Tại Bình Phước, cá lăng vàng phân bố ở các 
hồ lớn bao gồm: hồ thủy điện Sookpumiêng, hồ 
thủy điện Thác Mơ, hồ Cần Đơn, hồ Đồng Xoài, 
hồ Phước Hòa, hồ Suối Giai, hồ Nông Trường 
6, hồ Long Tân.
Hình thái: Cá lăng vàng có thân hình thon dài 
và hơi dẹp bên về hướng đuôi. Đầu có dạng hình 
chóp, xương đầu dẹp ngang và tương đối bằng. 
Miệng rộng và dạng miệng dưới. Răng thuộc 
loại răng lá mía, tạo thành một dãy hơi cong. Hai 
mắt lớn trung bình. Cá lăng vàng có 4 đôi râu, 2 
đôi râu hàm trên và 2 đôi râu hàm dưới. Râu hàm 
trên kéo dài đến vây hậu môn. Vây ngực và vây 
Bảng 10. Tỷ lệ chiều dài ruột và chiều dài chuẩn cá lăng vàng
Khối lượng (g) Chiều dài (L, cm) Chiều dài (L
o,
cm)
Chiều dài ruột 
(L
i,
cm) Li/Lo
Trung bình 133,2 24,4 19,0 17,4 0,9
STDEV 96,5 4,5 3,5 4,1 0,1
Min 49,7 18,5 14,0 12,5 0,7
Max 515,1 41,0 31,0 27,0 1,1
9TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 13 - THÁNG 6/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Sinh sản: Đây là loài được phân biệt giới 
tính ngay từ khi còn nhỏ khi cá 5 tháng tuổi trở 
đi có thể phân biệt cá đực và cá cái bằng các chỉ 
tiêu hình thái bên ngoài. Đối với cá cái: Cá có lỗ 
sinh dục dạng tròn to hơi lồi ra ngoài. Đến mùa 
sinh sản, đối với cá cái, dùng que thăm trứng 
để xác định độ thành thục của từng con. Ngoài 
ra, còn dựa vào một số yếu tố cảm quan như: 
bụng to và mềm đều; lỗ sinh dục to và có màu 
ửng hồng; Trứng căng tròn và có độ rời; trứng 
màu vàng nhạt, đường kính trứng 1,2-1,3 mm. 
Đối với cá đực: Cá đực có gai sinh dục dài và 
nhọn. Đến mùa sinh sản cá đực có gai sinh dục 
dài màu ửng hồng; cá đực có thân hình thon dài, 
không quá mập. Theo kết quả theo dõi của đề 
tài, mùa vụ sinh sản cá lăng vàng từ tháng 3-9 
hàng năm. 
3.5.2. Cá chạch lấu
Phân loại: Bộ: Perciformes
 Họ: Synbrachidae 
 Loài: Mastacembelus favus
 (Hora, 1924)
 (đồng danh Mastacembelus
 armatus Lacepède, 1800)
Phân bố: Cá chạch lấu (Mastacembelus 
favus) là loài cá nước ngọt thuộc họ cá chạch, 
phân bố ở vùng Đông Nam Á thuộc hạ lưu sông 
Mêkông như Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt 
Nam. Tại Bình Phước, cá chạch lấu phân bố ở 
các hồ như: hồ thủy điện Sookpumiêng, hồ thủy 
điện Thác Mơ, hồ Cần Đơn, hồ Đồng Xoài, hồ 
Phước Hòa, hồ Suối Giai, hồ Nông Trường 6, 
hồ Long Tân.
Hình thái: Cá chạch lấu có thân dài, đầu nhỏ 
nhọn, mõm kéo dài, phía trước có nếp nhăn hoạt 
động được, gai lưng nằm rời nhau phía trước, 
công thức vây lưng là (XXXV) và vây hậu môn 
là (III) liền nhau với vây đuôi, vây ngực (24) 
tròn và ngắn. Trên thân có các vân hình mạng 
lưới, màu nâu đậm bao quanh các đốm màu nâu 
nhạt hơn; dạng hình yên ngựa trên lưng, hình 
tròn ở bên hông và mặt dưới các đốm này có thể 
dính liền nhau. Trên đầu có một vân dọc màu 
nâu thẩm.
Sinh trưởng và dinh dưỡng: Miệng cá 
chạch lấu có thể co duỗi được, vách miệng kéo 
dài gần tới mắt. Răng hàm nhỏ, mịn, rải đều trên 
cả 2 hàm. Lược mang thưa. Thực quản ngắn, 
mặt trong thực quản có nhiều nếp gấp nên co 
giãn được. Dạ dày có hình chữ J, kích thước 
không lớn, vách dày, mặt trong có nhiều nếp 
gấp. Ruột gấp khúc và có vách dày. Tỉ lệ giữa 
chiều dài chuẩn với chiều dài cơ thể cá chạch 
lấu trung bình là 0,38 (Bảng 11). Cá sử dụng 
thức ăn là động vật như cá con, giun, giáp xác. 
Theo Nikolsky (1963), những loài cá có tính ăn 
thiên về động vật sẽ có trị số L
i
/L
o
≤1, cá ăn tạp 
có L
i
/L
o
=1-3 và ăn thiên về thực vật L
i
/L
o
>3, 
đối chiếu với kết quả nghiên cứu có thể kết luận 
rằng cá chạch lấu thuộc loài cá ăn động vật và 
chủ động tìm mồi.
Bảng 11. Tỷ lệ chiều dài ruột và chiều dài chuẩn cá chạch lấu
Khối lượng (g) Chiều dài (L, cm)
Chiều dài 
(L
o,
cm)
Chiều dài ruột 
(L
i,
cm)
L
i
/L
o
Trung bình 143,4 35,9 33,9 13,4 0,4
STDEV 63,3 5,3 5,2 2,6 0,04
Min 65,3 27,0 25,0 9,5 0,3
Max 328,8 50,0 47,5 17,5 0,5
Đặc điểm sinh học sinh sản cá chạch lấu: 
Đây là loài phân biệt giới tính ngay từ khi còn 
nhỏ, tuy nhiên, giai đoạn cá chưa thành thục rất 
khó phân biệt cá chạch lấu đực và cá cái bằng 
các chỉ tiêu hình thái bên ngoài. Đối với cá cái: 
Cá chạch lấu cái thành thục thường có chiều dài 
thân ngắn hơn cá chạch lấu đực, lỗ sinh dục to 
hơi lồi ra ngoài. Đối với cá đực thành thục có 
thân thon, dài hơn cá cái, lỗ sinh dục nhỏ tròn 
hơi lõm. Theo kết quả theo dõi của đề tài cho 
10 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 13 - THÁNG 6/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
thấy, mùa vụ sinh sản của cá chạch lấu trong số 
mẫu khảo sát trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 
đến tháng 9 trong năm và tập trung vào tháng 
6-7. Trong điều kiện nhân tạo cá có thể tham gia 
sinh sản từ tháng 3.
3.6. Kết quả khảo sát bệnh.
Kết quả theo dõi bệnh định kỳ trên hai loài 
cá chạch lấu và cá lăng vàng được lưu giữ cho 
thấy, cá bố mẹ và giống thường nhiễm một số 
bệnh nhiễm ký sinh bởi trùng bánh xe và trùng 
quả dưa.
IV. THẢO LUẬN
Theo kết quả khảo sát, cá chạch lấu và cá 
lăng vàng ngoài tự nhiên tại Bình Phước còn 
tương đối ít, để đạt được kết quả về số lượng và 
chất lượng đàn cá bố mẹ về chỉ tiêu hình thái và 
hiện trạng sức khỏe cá lưu giữ như mong muốn, 
cần phải thu thập cá trong thời gian khá dài. Tuy 
nhiên, do cá được thu thập trong tỉnh, quãng 
đường vận chuyển ngắn nên tỷ lệ sống cá khá 
cao. Bên cạnh đó, việc quản lý, chăm sóc tốt nên 
cá không xảy ra bệnh trong quá trình lưu giữ 
góp phần tăng tỷ lệ sống (Bảng 3).
Qua thời gian nuôi vỗ, tỷ lệ thành thục của 
cá chạch lấu dao động từ 52,6-63,2% đối với 
cá cái và cá đực dao động từ 37,9-50,5% (Bảng 
4). Tỷ lệ thành thục của cá lăng vàng dao động 
từ 15-22% đối với cá cái và cá đực dao động 
từ 15-22% (Bảng 4). Theo kết quả Bảng 4 cho 
thấy tỷ lệ thành thục của cá chạch lấu nuôi tại 
Bình Phước thấp hơn so với kết quả nghiên cứu 
của Đặng Văn Trường và ctv., (2009) tỷ lệ thành 
thục trong đàn đối với cá đực là 92% và con cái 
là 87% và tỷ lệ thành thục của cá lăng vàng nuôi 
tại Bình Phước thấp hơn so với kết quả nghiên 
cứu trước đây của Nguyễn Chung (2008) tỷ lệ 
thành thục cá lăng vàng trên 80%.
Kết quả thăm dò sinh sản cho thấy, cá chạch 
lấu cho tỷ lệ thụ tinh 60-80%, tỷ lệ nở 30-90% 
(Bảng 5) và tỷ lệ sống 45-75% (Bảng 8). So 
với kết quả nghiên cứu của Đặng Văn Trường 
(2009) thì tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ sống tương đương 
nhau (tỷ lệ thụ tinh 68,5-73,3% và tỷ lệ sống 
ở mật độ 1.000 con/m2 là 58,6%). Tuy nhiên, 
so với kết quả của Phan Phương Loan (2010) 
sử dụng trên cá chạch lấu (Mastacembelus 
armatus) thì thấp hơn (tỷ lệ nở đạt 91% trở lên) 
có thể do điều kiện ở Bình Phước thời tiết nóng 
hơn nên kết quả cũng có phần thấp hơn. Đối với 
cá lăng vàng cho tỷ lệ thụ tinh 80-85%, tỷ lệ nở 
50-60% (Bảng 6) và tỷ lệ sống 62-66% (Bảng 
8). Kết quả cho thấy so với các kết quả trước 
đây là cao hơn, theo Nguyễn Chung (2008) thụ 
tinh 50%, nở 70-80% tỷ lệ sống 30%.
Kết quả khảo sát đặc điểm sinh học cá 
chạch lấu và cá lăng vàng ở Bình Phước cho 
thấy tương đối tương đồng với kết quả trước 
đây của Nguyễn Chung (2008). Ở Việt Nam, cá 
chạch lấu và cá lăng vàng không chỉ phân bố 
ở Đồng bằng sông Cửu Long mà còn phân bố 
rộng rãi lên tận Bình Phước.
V. KẾT LUẬN 
Tổng số cá đang lưu giữ tại Trung tâm 
Giống Thủy Bình Phước đến tháng 5 năm 2019 
là: Cá lăng vàng 273 con, đạt tỷ lệ sống 91%; cá 
chạch lấu 190 con, tỷ lệ sống đạt được là 95%.
Tốc độ tăng trưởng của cá tương đối chậm, 
khối lượng trung bình mới thu thập cá lăng vàng 
là 259 g, đến tháng 5 năm 2019 khối lượng trung 
bình là 361,9 g. Khối lượng trung bình cá chạch 
lấu khi thu thập là 210,9 g, đến tháng 5 năm 
2019 khối lượng trung bình là 371,3 g.
Tỉ lệ thành thục của cá lăng vàng cao nhất 
là 21,9%; cá chạch lấu cao nhất là 63,2%.
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả xin cảm ơn Lãnh đạo Trung 
tâm Quốc gia giống Thuỷ sản nước ngọt Nam 
Bộ, Trung tâm Giống Thủy sản Bình Phước tạo 
điều kiện hợp tác thực hiện đề tài. Chân thành 
cảm ơn toàn thể anh em ở hai Trung tâm đã 
tham gia giúp đỡ thực hiện để đề tài thành công 
tốt đẹp.
11TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 13 - THÁNG 6/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Nguyễn Tường Anh,1999. Một số vấn đề về nội 
tiết sinh học cá. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 238 
trang.
Nguyễn Tường Anh, 2005. Kỹ thuật sản xuất giống 
một số loài cá nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Nguyễn Chung, 2008. Kỹ thuật sản xuất giống và 
nuôi thương phẩm cá lăng nha, cá lăng vàng. Nhà 
xuất bản Nông nghiệp.
Nguyễn Quốc Đạt, 2007. Thử nghiệm sản xuất 
giống nhân tạo cá chạch sông (Macrognathus 
siamensis). Luận văn thạc sĩ, Đại học Cần Thơ;
Bùi Lai, 1985. Cơ sở sinh lý sinh thái. Nhà xuất bản 
Nông nghiệp,180 trang.
Ngô Văn Ngọc, 2005. “Quy trình công nghệ sản 
xuất giống cá lăng vàng (Mystus nemurus 
Valenciennes, 1839)”, Khoa thủy sản, Đại học 
Nông Lâm Tp. HCM. Tuyển tập Quy trình công 
nghệ sản xuất giống Thủy sản, Trung tâm khuyến 
ngư Quốc gia, 2005.
Đặng Văn Trường, Phạm Văn Khánh, Nguyễn Văn 
Hiệp, Nguyễn Thanh Nhân, Trần Hữu Phúc, 
2009. “Kết quả bước đầu sinh sản nhân tạo cá 
chạch lấu (Mactacembelus favus Hora, 1923)”. 
Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long, 2009, trang 
208-214.
Nikolsky G.V., 1963. Sinh thái học cá (Phạm Thị 
Minh Giang dịch). Nhà xuất bản Đại học, 156 
trang.
Pravdin, 1973. Hướng dẫn nghiên cứu cá. Nhà xuất 
bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội. Phạm Thị Minh 
Giang dịch. 276 trang.
Tài liệu tiếng Anh
Rainboth, W. J., 1996. Fishes of the Cambodian 
Mekong. FAO, Rome. 265 pp.
12 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 13 - THÁNG 6/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
RESULT OF CONSERVATION AND SPAWNING 
Mastacembelus favus, Hemibagrus nemurus IN BINH PHUOC
Nguyen Van Hiep1*, Đang Van Truong1, Nguyen Tan Phuoc2, 
Nguyen Manh Hung2, Nguyen Thi Trinh Luu2
ABSTRACT
The conservation anh artificial spawning of Mastacembelus favus, Hemibagrus nemurus was carried 
out in Binh Phuoc Aquaculture Breeding Center from 2017 to 2019. Broodstocks were collected 
from the wild source in large lakes in Binh Phuoc province. M. favus was cultured in cage placed in 
the pond, and H. nemurus was cultured in the pond; both fish species were fed industrial feed. The 
breeding season often starts from March to August, concentrating during June and July. The rate 
of M. favus maturation was from 50% to 63%, while H. nemurus was from 15% to 22%. Inducing 
agent was HCG (Human Chorionic Gonadotropin), HCG results have good effect on both M. favus 
and H. nemurus. The time of drug effects in M. favus and H. nemurus at 28-32 oC were 16-18 and 
10-12 hours, respectively. Eggs are fertilized by semi-dry method and incubated on the grid net. 
The lowest rate of fertilization is 60% of M. favus and 80% of H. Nemurus. Eggs of M. favus and 
H. nemurus hatched at 28-30oC after 46-55 and 28-32 hours, respectively. After 72 hatching hours, 
fry fish were moved to nursing tank, M. favus were stocked with density from 1,000 to 1,500 fry/
tank 2 m3 and nursing density of H. nemurus from 10,000 to 15,00 fry/tank 1 m3. Feeds including 
Artemia, Moina, worms and industrial feed were used in the nursery stage. The lowest survival rate 
of M. favus is 44.6% and 62.5% for H. nemurus. The study results on biological characteristics of 
M. favus and H. nemurus in Binh Phuoc show that these are two fish species widely distributed in 
Vietnam.
Keywords: Mastacembelus, Hemibagrus, artificial spawning, HCG, fingerling.
Người phản biện: TS. Nguyễn Tuần
Ngày nhận bài: 20/5/2019
Ngày thông qua phản biện: 20/6/2019
Ngày duyệt đăng: 26/6/2019
1 National Breeding Center for Southern Freshwater Aquaculture, Research Institute for Aquaculture No.2.
2 Binh Phuoc Aquaculture Breeding Center.
*Email: nguyenvanhiep1979@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfket_qua_bao_ton_va_sinh_san_ca_chach_lau_ca_lang_vang_tai_bi.pdf