Ðiểm mới lạ trong sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng

TÓM TẮT

Atâu So Hle, Kơne Gơseng (Hơamon Atâu So Hle, Kơne Gơseng) là sử thi Bahnar ñược

sưu tầm tại Gia Lai. Sử thi này có nhiều ñặc ñiểm rất mới lạ về tên tác phẩm, vai trò của

hệ thống nhân vật và hành ñộng của các nhân vật sử thi. ðiều ñó cho thấy sử thi Bahnar

nói riêng, sử thi Tây Nguyên nói chung rất ña dạng và phong phú. Từ Atâu So Hle, Kơne

Gơseng có thể mở ra một cách tiếp cận mới về sử thi, nhất là sử thi Tây Nguyên mới sưu tầm.

Ðiểm mới lạ trong sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng trang 1

Trang 1

Ðiểm mới lạ trong sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng trang 2

Trang 2

Ðiểm mới lạ trong sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng trang 3

Trang 3

Ðiểm mới lạ trong sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng trang 4

Trang 4

Ðiểm mới lạ trong sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng trang 5

Trang 5

Ðiểm mới lạ trong sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng trang 6

Trang 6

Ðiểm mới lạ trong sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng trang 7

Trang 7

Ðiểm mới lạ trong sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng trang 8

Trang 8

Ðiểm mới lạ trong sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 5460
Bạn đang xem tài liệu "Ðiểm mới lạ trong sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ðiểm mới lạ trong sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng

Ðiểm mới lạ trong sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng
 chuyển hẳn sang thời ñại sử thi thì mới phai nhạt, mà 
ñã mất dần ngay ở thời kỳ thần thoại hưng thịnh Người phụ nữ không phải là nhân 
vật trung tâm của sử thi. Vị trí thủ lĩnh của cộng ñồng ñược chuyển sang những người 
ñàn ông ñầy sức mạnh” [6]. ðây cũng là ñiểm mới lạ của sử thi Tây Nguyên cần ñược 
tiếp tục quan tâm nghiên cứu. 
3. Nhân vật anh hùng không là biểu tượng của cộng ñồng 
3.1. Người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên ñược xây dựng như một tượng ñài 
hoàn mỹ: ñẹp ñẽ, oai hùng, giàu sang, tài năng, dũng cảm và bách chiến bách thắng. ðó 
là những anh hùng dũng cảm, sẵn sàng xả thân vì cộng ñồng trong việc chống kẻ thù và 
chinh phục thiên nhiên. Hành ñộng của các anh hùng trong sử thi là những hành ñộng 
xây dựng, bảo vệ, ñại diện cho công lí, chính nghĩa. “Người anh hùng sử thi Tây 
Nguyên, những tượng ñài sừng sững, sống ñộng, hiên ngang, con người hiển hách luôn 
sát cánh với cộng ñồng.” [3, tr.77] 
ðăm Săn, Xinh Nhã, ðăm Di, Lênh, Dăm Duông, ñều ñược ca ngợi là những 
chàng trai ñẹp ñẽ, tài năng xuất chúng, khiến người người ngưỡng mộ và khâm phục. 
ðăm Săn ñẹp từ dáng dứng bước ñi: “Chàng bước ung dung, giữ từng bước chân thật 
ung dung. Chàng ñi khoan thai, hai cánh tay ñánh xa ñến là ñẹp. Trên ñường cái, chàng 
lướt ñi như con rắn mây. Trong rừng cây, lúc chàng vọt cao, lúc chàng nhảy dài, trông 
như con rắn roi ñang quất tới” [5, tr.151]. ðăm Săn luôn hành ñộng ñể xây dựng và bảo 
vệ buôn làng. ðăm Săn dẫn lũ làng ñi làm rẫy, bắt cá; ðăm Săn lên trời xin thóc giống, 
xin thuốc chữa bệnh; ðăm Săn chặt cây smuk, ðăm Săn ñánh các Mơtao Ngay trong 
cách ñánh kẻ thù, ðăm Săn bao giờ cũng ñánh trực diện bằng sức mạnh, bằng sự khôn 
khéo, tài năng, cao thượng chứ không phải dùng các chiêu thức hèn hạ Các nhân vật 
anh hùng của những sử thi khác như Xinh Nhã, Khing Dú, ðăm Noi cũng có hành ñộng 
tương tự như vậy. Xinh Nhã ñẹp truyệt vời với “màu da nâu ñồng, tóc ñen như rắn 
than, cặp mắt óng ánh như mắt ong xây, bước ñi hùng mạnh chao ñều như sóng nước” 
[1,tr.41]. 
Ngược lại, hành ñộng của kẻ thù của người anh hùng là sự phá hoại, giết chóc, 
tàn ác, hiểm ñộc, biểu hiện của sự phi nghĩa. PGS.TS. Phan Thị Hồng cho rằng: “Việc 
chiếm của cải và tàn hại những người láng giềng chỉ có thể là mục ñích, hành vi của 
kẻ tàn ác, bất nhân chứ không phải của người anh hùng.” [3, tr.73] 
Tuy nhiên trong sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng hành ñộng của nhân vật anh 
hùng không cao thượng, khí khái mà hành ñộng ñộc ác, dã man không kém kẻ thù. Nếu 
trước ñó kẻ thù của người anh hùng Dăm Diông là bọn Atâu So Hle, Kơne Gơseng, 
Klang Ping, ðinh Kât rình rập các ngõ, ñường làng, bến nước ñể giết không thương tiếc 
dân làng bok Rơh “thấy một chém một, thấy hai chặt hai, thấy ba giết ba, giết hết không 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ðH KHOA HỌC HUẾ TẬP 1, SỐ 2 (2014) 
22 
ñể một ñứa nào sống sót” [8, tr.11], thì khi tấn công xứ sở Atâu So Hle ñể báo thù, 
bọn Diông, Diơ cũng rình rập khắp nơi ñể “thấy một chém một, thấy hai chém hai, 
thấy ba chém ba, giết hết, không ñể ñứa nào sống sót” [8, tr.139]. 
Trong các sử thi thế giới và sử thi Tây Nguyên, có thể người anh hùng tàn bạo 
với kẻ thù nhưng không bao giờ ra tay tàn ác với ñàn bà và trẻ con. Trong sử thi Iliade, 
Achilles kéo lê xác Hector xung quanh thành Troy ñể biểu dương chiến thắng nhưng 
không làm tổn hại ñến dân chúng trong thành, thậm chí còn ñể ông Priam (cha của 
Hector) ñưa xác Hector về mai táng. Trong ðăm Săn, ðăm Săn hạ gục không thương 
tiếc Mơtao Mơxây và Mơtao Grư nhưng ñối xử rất tốt với nô lệ, phụ nữ, trẻ con của bộ 
tộc ðăm Săn chinh phục. “Trong chiến tranh giữa các buôn làng Tây Nguyên, cư dân 
hai bên không phải là ñối tượng ñể tiêu diệt mà là ñối tượng ñể thu phục. Khi người thủ 
lĩnh chết, những cư dân trở thành thành viên mới của cộng ñồng chiến thắng” [4]. Còn 
trong sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng, bọn Diông ñã giết hại không thương tiếc cả 
ñàn bà, trẻ con: “gặp người nào giết ngay người ñó, thấy một chém một, thấy hai chém 
hai, thấy ba giết ba, trẻ con cũng không tha” [8, tr.139]. Lí giải cho hành ñộng tàn 
bạo ñó, bọn người của Diông, Diơ (những người nhân danh công lí và chính nghĩa) 
cho rằng “bởi họ ñi ñánh trả thù nên không hề biết thương xót gì cả” [8, tr.139]. Theo 
bọn Diông, báo thù mới là mục ñích quan trọng của cuộc chiến. Bọn Diông, Diơ ñánh 
bọn Atâu So Hle, Kơne Gơseng là vì bọn này có “thói ghen ăn tức ở” với quê hương 
của bok Rơh giàu có và “ñánh phá quê hương người khác một cách vô cớ” [8, tr.110]. 
Họ cho rằng ñã báo thù thì phải tàn bạo giống nhau hoặc hơn thế mới mong hết chuyện 
thù hằn: “Trước kia họ bị giết một hai người thì bây giờ họ phải giết trả lại ba bốn 
mạng, có thế mới hả, mới mong hết chuyện thù hằn” [8, tr.140]. 
Hành ñộng ấy làm cho tính cách của người anh hùng trong sử thi Atâu So Hle, 
Kơne Gơseng khác biệt so với sử thi Tây Nguyên và sử thi thế giới. Dăm Diông trong 
sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng không còn là nhân vật trung tâm của các phẩm với 
những phẩm chất tốt ñẹp, biểu tượng của cộng ñồng, bởi anh ta cũng tàn ác, nhỏ nhen, 
hiểm ñộc như kẻ thù. Người anh hùng ñã trở thành “hung thần” chứ không còn ñại diện 
cho chính nghĩa thực thi công lí “bảo vệ cộng ñồng dân tộc khỏi sự nguy hiểm” [3, 
tr.61]. Sự thay ñổi hành ñộng và tính cách của người anh hùng trong sử thi Atâu So Hle, 
Kơne Gơseng phần nào phản ánh hiện thực lịch sử của người Bahnar trong quá trình 
hình thành và tồn tại bằng những chiến tranh tàn khốc trong suốt một thời gian dài. 
Dourisboure, tu sĩ thừa sai ñến truyền giáo tại Kon Tum từ những năm giữa thế kỉ XIX, 
ghi trong hồi kí Những người thượng Bahnar: “Người Bahnar chỉ tiến hành chiến 
tranh khi có nguyên cớ quan trọng” [3, tr.54]. “Nguyên cớ quan trọng” mà chúng ta 
thấy ở Atâu So Hle, Kơne Gơseng là sự báo thù khốc liệt và tàn bạo. ðiều này thêm 
một căn cứ nữa ñể nhận biết ñặc ñiểm loại hình và tính tộc người của sử thi Bahnar. 
3.2. Gây oán – Báo thù khốc liệt – Gác khiên ñao 
Nguyên cớ của cuộc chiến xảy ra trong sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng là do 
oán thù, bên này giết hại người của bên kia và bên kia phải trả thù. Bằng mọi giá cả hai 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ðH KHOA HỌC HUẾ TẬP 1, SỐ 2 (2014) 
23 
bên ñều quyết chiến ñể rửa hận thù. Có thể nói, cuộc chiến miêu tả trong sử thi Atâu So 
Hle, Kơne Gơseng hết sức khốc liệt, có thể so sánh với cuộc chiến ñẫm máu trong sử 
thi Mahabharata. Cuộc chiến tang thương trong Mahabharata ñã làm hầu hết anh em 
dòng họ Pandava và Korava ñều chết, chỉ còn lại duy nhất dũng sĩ Acjuna của dòng họ 
Panñava. Sự khốc liệt của cuộc chiến ñược mô tả qua hình lão Bishma bị tên bắn ñầy 
người như quả cầu gai, ñến nỗi khi lão ngã xuống người vẫn không chạm ñược ñất. Tuy 
vậy hình ảnh ấy vẫn không thể so sánh ñược với sự tàn khốc trong cuộc ñọ sức của 
Diơ và Bih Klang trong sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng: “Diơ ñánh nhau với Bih 
Klang, chân của cả hai bên ñều chém cụt ñến ñầu gối. Diơ muốn giết ñăm Bih Klang, 
còn dăm Bih Klang cũng không muốn cho Diơ sống...” [8, tr.154]. Rồi họ ñánh nhau 
suốt ngày ñêm, chân của hai bên ñều cụt ñến háng. Họ vẫn tiếp tục ñánh, rồi cả hai bên 
bị ñứt tới ngực. Họ vẫn hăng tiết tìm cách giết nhau, sau ñó cả hai ñều bị ñứt ñến cổ. Họ 
vẫn không buông nhau. Cuối cùng chỉ còn hai cái ñầu lâu vẫn cắn xé nhau kinh hoàng, 
máu me ñỏ khắp bến nước. ðến khi dăm Aying Ayông chộp cái ñầu Bih Klang ném 
mạnh xuống ñá vỡ tan, dăm Bih Klang mới chết. Còn ñầu của Diơ bị Aying Ayông 
quăng lên trời cao, nhưng khi rơi xuống ñất vẫn lăn ñi lăn lại tìm chân tay, ñầu mình ráp 
lại rồi tiếp tục chửi Aying Ayông thậm tệ [8, tr.156]. 
Cái gốc của cuộc chiến này là sự oán thù. Cuộc chiến sẽ kéo dài tháng tháng 
năm năm nếu “hận thù chưa ñược trả, oán hờn chưa xong” [8, tr.171]. ðiều này khác 
với tư tưởng của Mahabharata là tố cáo chiến tranh, ủng hộ cho tư tưởng phi bạo lực, 
thực thi lẽ Darma. Chiến thắng của anh hùng Panñava trong Mahabharata ñược xem là 
sự chiến thắng của ñạo ñức và công lý Dharma ñề ra, là khát vọng hòa bình, giải thoát 
và lý tưởng công bằng bác ái. Còn những gì chúng ta thấy trong sử thi Atâu So Hle, 
Kơne Gơseng là bạo lực vẫn còn tồn tại. Có thể ñó là dấu ấn của các cuộc chiến ñẫm 
máu của các cư dân bản ñịa trong thời kỳ hình thành và củng cố ñịa bàn ñịnh cư và phát 
triển bộ tộc ở Tây Nguyên. ðiều này cũng chứng minh rằng sử thi Atâu So Hle, Kơne 
Gơseng nói riêng, sử thi Tây Nguyên nói chung mang ñậm dấu ấn của cư dân bản ñịa 
tại Tây Nguyên và ít ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng văn hóa Ấn ðộ, tức phi Ấn. 
Trong khi ñó các sử thi trong khu vực như Lào, Thái lan, Campuchia ảnh hưởng sâu sắc 
văn hóa và sử thi Ấn ðộ. 
Sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng còn có những ñiều rất thú vị về chiến tranh, 
chẳng hạn như giữa những trận ñấu quyết tử là những phút giây “hòa bình” rất tự nhiên 
và ñộc ñáo. Có thể nói, chưa có sử thi nào miêu tả thời gian nghỉ giải lao giữa hai trận 
ñánh lại “ñoàn kết” và “thân mật” như trong Atâu So Hle, Kơne Gơseng. Khi ñánh 
nhau ñã thấm mệt, hai bên ñều nói: “Chúng ta còn ñánh nữa, ñánh mãi. Nhưng bây giờ 
hãy nghỉ ngơi, ăn cơm, uống nước” [8, tr.171]. Họ gọi các cô gái xinh ñẹp tuyệt trần 
ñến phục vụ cơm rượu rồi họ gọi nhau bằng “tao tao mày mày” như trai tráng cùng 
làng. Thật lạ lùng trong cách “hưu chiến” có một không hai này. ðặc biệt, khi báo thù 
xong, oán hận ñã ñược rửa bằng máu thì khiên ñao ñược lau chùi và cất giữ. ðây là 
hành ñộng ñộc ñáo và mới mẻ trong sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng. Một ý nghĩa 
nhân văn ẩn chứa trong hình ảnh rửa kiếm cung, gác khiên ñao này chăng? Chi tiết này 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ðH KHOA HỌC HUẾ TẬP 1, SỐ 2 (2014) 
24 
có thể so sánh với hình ảnh “rửa sạch giáp binh” trong bài thơ bài Tẩy Binh Mã của ðỗ 
Phủ: “An ñắc tráng sĩ vãn Ngân Hà, Tịnh tẩy giáp binh trường bất dụng” (Ước gì có 
ñược người tráng sĩ kéo sông Ngân Hà, Rửa sạch giáp binh ñể mãi mãi không dùng ñến 
nữa). Có lẽ khó so sánh giữa một hình ảnh trong thơ ðường với một chi tiết nghệ thuật 
trong sử thi Tây Nguyên, song chúng ta có thể cảm nhận ñược thông ñiệp mà tác giả sử 
thi gửi gắm. Chi tiết lau chùi và gác khiên ñao, thôi việc giết chóc ñẫm máu cũng có thể 
là một thông ñiệp hòa bình mà người Tây Nguyên muốn gửi gắm lại cho hậu thế. Có lẽ 
những cuộc chiến dai dẳng và ñẫm máu ở Tây Nguyên ñã làm cho chủ nhân của vùng 
ñất này ý thức hơn về cuộc sống hòa bình, hòa hợp giữa các cộng ñồng trên cùng một 
ñịa bàn. Cũng có thể bản chất của người Bahnar không phải là tộc người hiếu chiến nên 
họ thấy sự hòa giải giữa các dân tộc sống cùng trên một vùng ñất thiết thực hơn những 
chiến tranh triền miên. Cũng có thể ñó là biểu hiện của mơ ước hòa bình của dân tộc 
Bahnar vốn rất kiên cường nhưng cũng hết sức hòa hiếu, chiến tranh chỉ là ñiều bắt 
buộc ñối với họ. Có lẽ chỉ riêng một sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng chưa ñủ khái 
quát ñiều ñó. Song những tư tưởng nhân văn từ sử thi này ñã giúp chúng ta hiểu thêm 
một phần ñặc ñiểm của tộc người Bahnar. 
Hành ñộng gác khiên ñao, hòa hợp giữa các phe phái trong sử thi Atâu So Hle, 
Kơne Gơseng là một nét mới lạ trong sử thi Tây Nguyên. Nó dường như mâu thuẫn với 
những hành ñộng bạo lực vừa mới trình bày. ðiều này cho thấy sự phức tạp, ña dạng 
trong nội dung, tư tưởng của sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng nói riêng và sử thi 
Bahnar nói chung, ñồng thời nó cũng tạo nên sự khác biệt của sử thi Bahnar với sử thi 
của các tộc người khác ở Tây Nguyên. 
4. Kết luận 
4.1. Sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng là một sử thi Bahnar có dung lượng nhỏ 
nhưng có nhiều yếu tố mới lạ so với sử thi Bahnar nói riêng, sử thi Tây Nguyên và sử 
thi thế giới nói chung. Các dấu hiệu khác thường về tên tác phẩm, ñặc ñiểm nhân vật 
trung tâm, vị trí vai trò và hành ñộng của các nhân vật trong tác phẩm cho thấy sự ña 
dạng, phong phú của các sử thi Bahnar và sử thi Tây Nguyên. ðặc biệt những ñiều khác 
thường nêu trên theo cách nhìn nhận của người viết cũng có thể gợi ý về cách tiếp cận 
sử thi Bahnar. Sự “khác thường” này cho thấy sử thi Bahnar có những phá cách, những 
thay ñổi trong cách thể hiện không tuân theo những quy luật hoặc “khuôn mẫu”, những 
“cấu kiện ñúc sẵn” như các sử thi cùng loại hoặc sử thi truyền thống. Những sự “khác 
thường”, “mới lạ” không theo quy luật vừa nêu cần ñược nghiên cứu thêm ñể xác ñịnh 
ñó có phải là ñặc ñiểm của sử thi Bahnar nói riêng và sử thi Tây Nguyên hay không ñể 
bổ sung vào các ñặc ñiểm ñã có. Từ ñó mở ra nhiều hướng nghiên cứu khác nhau về sử 
thi. 
4.2. Có thể chưa ñủ ñể khái quát ñặc ñiểm về sử thi Tây Nguyên nói chung hoặc 
sử thi Bahnar nói riêng qua sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng nhưng ít ra cũng có thể 
lấy Atâu So Hle, Kơne Gơseng ñể làm ñối tượng so sánh, ñối chiếu với các sử thi khác 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ðH KHOA HỌC HUẾ TẬP 1, SỐ 2 (2014) 
25 
ñể tìm ra nét khu biệt về loại hình, tính tộc người trong sử thi và văn học dân gian ở Gia 
Lai, Kon Tum và Tây Nguyên. 
4.3. Sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng còn chứa nhiều vấn ñề khác cần nghiên 
cứu như ñề tài chiến tranh, ñặc ñiểm sử thi anh hùng, các yếu tố thần kì, ñặc trưng ngôn 
ngữ và mối quan hệ với truyện dân gian của các dân tộc trên ñịa bàn Rất cần sự quan 
tâm của các nhà nghiên cứu ñể hiểu sử thi này một cách sâu sắc hơn./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Y ðiêng, Ngọc Anh (1963). Trường ca Tây Nguyên. Nxb Văn học, Hà Nội. 
[2]. Lê Bá Hán, Trần ðình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004). Từ ñiển thuật ngữ văn học. 
Nxb Giáo dục. 
[3]. Phan Thị Hồng (2006). Nhóm sử thi dân tộc Bahnar. Nxb Văn học. 
[4]. Phạm Văn Hóa (2010). Một cách tiếp cận sử thi Tây Nguyên. www. 
vanhoanghean.com.vn. 
[5]. Nguyễn Văn Hoàn chủ biên (1982). ðăm Săn sử thi Êñê. Nxb Khoa học Xã hội, 
Hà Nội. 
[6]. Nguyễn Việt Hùng (2006). Người phụ nữ và xã hội mẫu hệ trong sử thi Tây 
Nguyên. Tạp chí Văn học Nghệ thuật số 309, tháng 3-2010. 
[7]. R.L.Riftin (2002). Sử thi lịch sử và truyền thống văn học dân gian Trung Quốc. 
(Phan Ngọc dịch), Nxb Thuận Hóa-Trung tâm văn hóa ngôn ngữ ðông Tây. 
[8]. Nguyễn Quang Tuệ sưu tầm (2006, Bok Pơnh kể, Siu Pêt, Nguyễn Quang Tuệ 
dịch nghĩa). Atâu So Hle, Kơne Gơseng (Hơamon Atâu So Hle, Kơne Gơseng). Sở 
Văn hóa Thông tin Gia Lai. 
THE NEWFANGLED FEATURE OF ATAU SO HLE, KONE GOSENG EPICS 
Nguyen Tien Dung 
Department of Literature and Linguistics, Hue University of Sciences 
Email: tiendung1295@yahoo.com.vn 
ABSTRACT 
Atâu So Hle, Kơne Gơseng (Hơamon Atâu So Hle, Kơne Gơseng) is a Bahnar epic 
collected in Gia Lai. This epic has many new features of the titles of works, the role of 
characters’ system and the actions of the epic characters. It shows the diversity of the 
Bahnar epic in particular and Central Highland epic in general. The Atau So Hle, Kone 
Goseng epic can open up a new approach to the epic, especially the newly collected 
Central Highland epic. 
Keywords: Atau So Hle, Giong, epic, newfangled. 

File đính kèm:

  • pdfiem_moi_la_trong_su_thi_atau_so_hle_kone_goseng.pdf