Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về ly hôn có yếu tố nước ngoài

thương mại quốc tế phát triển mà quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ngày càng

trở nên phổ biến. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thì ly hôn có yếu tố

nước ngoài là một nội dung quan trọng luôn nhận được sự quan tâm nhất định của các nhà làm

luật. Hiện nay, các quy định của Tư pháp quốc tế Việt Nam điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố

nước ngoài tương đối đầy đủ, có thể giải quyết được phần lớn những vấn đề liên quan phát sinh

từ thực tiễn, bảo vệ được quyền lợi của công dân Việt Nam, đặc biệt là người phụ nữ. Tuy nhiên,

nhìn một cách tổng thể từ các điều khoản xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với vụ việc

ly hôn có yếu tố nước ngoài đến cách thức xác định pháp luật áp dụng cho quan hệ pháp lý này

thì vẫn còn một số vướng mắc cần phải được làm rõ. Từ kinh nghiệm trong ngành luật Tư pháp

quốc tế của các nước, mà cụ thể là pháp luật EU và Tư pháp quốc tế Bỉ quy định về ly hôn có yếu

tố nước ngoài, bài viết sẽ chỉ ra một số bất cập cơ bản, đồng thời góp phần đề xuất các giải pháp

hoàn thiện tương ứng cho pháp luật Việt Nam cũng như phù hợp với nền tảng kinh tế, chính trị và

xã hội của nước ta

Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về ly hôn có yếu tố nước ngoài trang 1

Trang 1

Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về ly hôn có yếu tố nước ngoài trang 2

Trang 2

Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về ly hôn có yếu tố nước ngoài trang 3

Trang 3

Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về ly hôn có yếu tố nước ngoài trang 4

Trang 4

Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về ly hôn có yếu tố nước ngoài trang 5

Trang 5

Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về ly hôn có yếu tố nước ngoài trang 6

Trang 6

Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về ly hôn có yếu tố nước ngoài trang 7

Trang 7

Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về ly hôn có yếu tố nước ngoài trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 4580
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về ly hôn có yếu tố nước ngoài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về ly hôn có yếu tố nước ngoài

Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về ly hôn có yếu tố nước ngoài
r.26].
Bản án số 16/2017/HNGĐ-ST ngày 12/04/2018 của
TAND thành phố Đà Nẵng được ban hành trước đó
cũng theo hướng tương tự [ 9, tr.43].
Theo quan điểm của tác giả, trong việc ly hôn giữa
một bên là công dân Việt Nam và một bên là công
dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì luật áp dụng
cho quan hệ này là pháp luật của nước nơi vợ chồng
có cùng quốc tịch, tức là pháp luật Việt Nam (cụ thể
là Luật Luật hôn nhân và gia đình 2014). Trường hợp
một bên là người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã
từ bỏ quốc tịch Việt Nam thì đây là ly hôn có yếu tố
nước ngoài và do đó, quy định của Tư pháp quốc tế
Việt Nam (Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014
) sẽ được áp dụng.
Thứ ba, quy định tại Điều 127 Luật hôn nhân và gia
đình 2014 chưa bao hàm hết các tình huống phát sinh
trong thực tế, chẳng hạn như công dân nướcX thường
trú tại Việt Nam nộp đơn tại Tòa án Việt Nam yêu cầu
được ly hôn với công dân nước Y thường trú tại nước
Y, vậy pháp luật áp dụng để giải quyết vụ việc ly hôn
trên là pháp luật nước X, nước Y hay pháp luật Việt
Namo?
Trước năm 2010, pháp luật EU chưa có một văn bản
nào quy định về cách thức giải quyết xung đột pháp
luật trong ly hôn có yếu tố nước ngoài. Nhằm tạomột
sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật giữa các
Quốc gia thành viên và tránh vụ việc trở nên phức
tạp, Ủy ban Châu Âu (EC) đã đề xuất một số giải pháp
oTrong trường hợp này, Tòa án cần áp dụng Điều 122 Luật hôn
nhân và gia đình 2014 quy định về áp dụng pháp luật đối với quan
hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Nếu Điều 122 không
chứa đựng nội dung liên quan thì Tòa án cần viện dẫn các quy định
về xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài của BLDS 2015 (Điều 664). Tuy nhiên, đây chỉ là cách thức
gián tiếp, chúng ta cần một quy phạm pháp luật trực tiếp quy định
luật áp dụng đối với ly hôn có yếu tố nước ngoài.
để xác định pháp luật áp dụng đối với các vấn đề liên
quan đến ly hôn. Các đề xuất này được tổng hợp trong
một văn bản gọi là Green Paper 10. Theo đó, luật áp
dụng cho ly hôn có yếu tố nước ngoài là pháp luật của
nước nơi có mối liên hệ mật thiết nhất. Đó có thể
là pháp luật của nước nơi vợ chồng cùng cư trú ngay
trước thời điểm yêu cầu ly hôn; pháp luật của nước
mà vợ chồng cùng thỏa thuận lựa chọn; pháp luật của
nước nơi vợ chồng có cùng quốc tịch
Ngày 20/12/2010, EU đã ban hành chính thức Nghị
định số 1259/2010 về triển khai tăng cường hợp tác
trong lĩnh vực luật áp dụng cho ly hôn và ly thân hợp
pháp (gọi tắt là Rome III)11 và thống nhất như sau:
Các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp
dụng đối với ly hôn và ly thân (Điều 5.1 Nghị địnhp).
Đó là pháp luật của một trong các nước sau: (i) pháp
luật của nước nơi vợ chồng cư trú thường xuyên vào
thời điểm xác lập thỏa thuận; (ii) Pháp luật của nước
nơi cư trú cuối cùng của vợ chồng và một trong các bên
vẫn cư trú thường xuyên tại đó vào thời điểm xác lập
thỏa thuận; (iii) pháp luật của nước mà một trong các
bên là công dân vào thời điểm xác lập thỏa thuận hoặc;
(iv) pháp luật của nước có Tòa án giải quyết vụ việc.
Trường hợp các bên không thỏa thuận chọn luật áp
dụng thì pháp luật củamột trong các nước sau sẽ được
áp dụng (theo thứ tự) để điều chỉnh việc ly hôn (Điều
8 Nghị địnhq):
- Pháp luật của nước nơi vợ chồng cư trú thường xuyên
vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc;
- Pháp luật của nước nơi cư trú cuối cùng của vợ chồng
với điều kiện là thời hạn cư trú không kết thúc trước 01
năm kể từ ngày Tòa án thụ lý và một trong các bên vẫn
cư trú tại đó.
- Pháp luật của nước mà vợ chồng có cùng quốc tịch;
- Pháp luật của nước có Tòa án giải quyết vụ việc.
Các quy định tương tự cũng được tìm thấy tại Điều
55 Luật Tư pháp quốc tế của Bỉ12 về luật áp dụng đối
với ly hôn và ly thânr:
pNguyên văn: “The spouses may agree to designate the law ap-
plicable to divorce and legal separation provided that it is one of the
following laws: (a) the law of the State where the spouses are habitu-
ally resident at the time the agreement is concluded; or (b) the law of
the State where the spouses were last habitually resident, in so far as
one of them still resides there at the time the agreement is concluded;
or (c) the law of the State of nationality of either spouse at the time
the agreement is concluded; or (d)the law of the forum”.
qNguyên văn: “In the absence of a choice pursuant to Article 5,
divorce and legal separation shall be subject to the law of the State:
(a) where the spouses are habitually resident at the time the court
is seized; or, failing that (b) where the spouses were last habitually
resident, provided that the period of residence did not endmore than
1 year before the court was seized, in so far as one of the spouses still
resides in that State at the time the court is seized; or, failing that (c)
of which both spouses are nationals at the time the court is seized; or,
failing that (d) where the court is seized” .
rNguyên văn: “§1. Divorce and legal separation are governed: 1
by the law of the State where both spouses have their habitual residence
1615
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lí, 5(3):1611-1618
(1) Ly hôn và ly thân được điều chỉnh bởi:
- Pháp luật của nước nơi vợ chồng cư trú thường xuyên
tại thời điểm yêu cầu;
- Pháp luật của nước nơi cư trú cuối cùng của vợ chồng
và một trong các bên vẫn cư trú ở đây tại thời điểm yêu
cầu;
- Pháp luật của nước mà vợ chồng có cùng quốc tịch;
- Nếu không thuộc các trường hợp ở trên, pháp luật Bỉ
được áp dụng.
(2) Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp
dụng cho vấn đề ly hôn và ly thân. Tuy nhiên, các bên
chỉ có thể lựa chọn pháp luật của một trong các nước
sau:
- Pháp luật của nước mà vợ chồng đều là công dân tại
thời điểm yêu cầu;
- Pháp luật Bỉ.
Như vậy, nguyên tắc nơi thường trú chung của vợ
chồng được ưu tiên áp dụng, nếu vợ chồng không có
nơi thường trú chung thì sẽ áp dụng nguyên tắc luật
quốc tịch. Trường hợp không thể áp dụng hai nguyên
tắc trên thì luật áp dụng là pháp luật của nước nơi có
Tòa án nhận được đơn kiện.
Một vấn đề cũng cần phải nhấn mạnh là, Tư pháp
quốc tế Bỉ cho phép các bên có quyền thỏa thuận chọn
luật áp dụng đối với ly hôn có yếu tố nước ngoài, thế
nhưng, việc lựa chọn này có giới hạn nhất định, theo
đó, các bên chỉ được lựa chọn pháp luật của nước mà
vợ chồng là công dân hoặc pháp luật Bỉ. Ngược lại,
Nghị định Rome III mở rộng phạm vi chọn luật của
các bên và đó đều là pháp luật của các nước có mối
liên hệ mật thiết với vấn đề pháp lý này.
Từ góc độ so sánh, đánh giá tính hợp lý và dựa trên
mối liên hệ mật thiết, tác giả thấy rằng, Điều 127 Luật
hôn nhân và gia đình 2014 nên được sửa đổi theo
hướng quy định bao quát hơn để có thể giải quyết tối
đa các tình huống phát sinh từ thực tiễn, cụ thể, pháp
luật áp dụng đối với ly hôn có yếu tố nước ngoài là:
- Pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng
tại thời điểm yêu cầu ly hôn. Nếu các bên không có nơi
thường trú chung, pháp luật của nước nơi thường trú
của một trong các bên được áp dụng;
- Pháp luật của nước mà vợ chồng có cùng quốc tịch;
when the action is introduced; 2 in the absence of a habitual residence
on the territory of one State, by the law of the State on the territory of
which the last joint habitual residence of the spouses was located if one
of them has his habitual residence on the territory of that State when the
action is introduced; 3 in the absence of the habitual residence of one
of the spouses on the territory of the State where the last joint habitual
residence was located, by the law of the State of which both 9 spouses
have the nationality when the action is introduced; 4 in other cases, by
Belgian law.; §2. The spouses may however choose the law, which will
apply to the divorce or the legal separation. They can only designate one
of the following laws: 1 the law of the State of both spouses’ nationality
when the action is introduced; 2 Belgian law. The choice has to be
expressed at the time of the first appearance in court”.
- Pháp luật Việt Nam.
Thực tiễn Việt Nam cho thấy, chúng ta chưa nên cho
phép các bên được thỏa thuận chọn luật áp dụng đối
với vấn đề ly hôn, bởi lẽ, quan hệ này không đơn thuần
chỉ là phân chia tài sản giữa vợ và chồng mà còn ảnh
hưởng rất lớn đến quyền nhân thân, quyền của con
chung. Do đó, với trình độ dân trí chưa cao, lại không
đồng đều giữa các vùng miền, rất dễ dẫn đến trường
hợp một bên áp đặt ý chí của mình vào bên còn lại.
Mặt khác, quan hệ hôn nhân và gia đình còn gắn liền
với văn hóa, tín ngưỡng và phong tục của mỗi quốc
gia. Chính vì vậy, các bên không được phép chọn luật
áp dụng cũng là một trong những cách thức bảo vệ
trật tự công cộng và tránh tình trạng lẩn tránh pháp
luậts, những vấn đề mà vốn dĩ nền Tư pháp nước nhà
chưa đủ mạnh để có thể đương đầu.
KẾT LUẬN
Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
nói chung và ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng
là một trong những quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài phổ biến nhất tại Việt Namhiện nay. Tuy nhiên,
khung pháp lý điều chỉnh vấn đề ly hôn vẫn tồn tại
một số bất cập cả về mặt lý luận và thực tiễn dẫn đến
việc áp dụng pháp luật còn gây nhiều khó khăn cho
các chủ thể liên quan.
Nguyên tắc luật nơi cư trú và nguyên tắc luật quốc
tịch được ưu tiên áp dụng để xác định thẩm quyền
của Tòa án quốc gia và giải quyết xung đột pháp luật
trong ly hôn có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, nếu
hai nguyên tắc trên không thể được áp dụng vì thiếu
điều kiện cần thiết thì giải pháp cuối cùng là sử dụng
nguyên tắc luật tòa án (Lex fori). Đây là các nguyên
tắc được thừa nhận rộng rãi trong Tư pháp quốc tế các
nước và Việt Nam cần sửa đổi không chỉ để phù hợp
với thông lệ quốc tế mà còn giúp các bên giải quyết
vụ việc một cách dễ dàng hơn; Từ đó, bảo đảm tối đa
quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ quốc tế.
DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT
BLTTDS 2015: Bộ luật Tố tụng Dân sự số
92/2015/QH13.
BLDS 2015: Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13.
HĐTTTP: Hiệp định tương trợ tư pháp
TAND: Tòa án Nhân dân
EU: Liên minh Châu Âu
sLẩn tránh pháp luật là hiện tượng đương sự dùng những biện
pháp cũng như thủ đoạn để tránh việc áp dụng hệ thống pháp luật
đáng lẽ phải được áp dụng điều chỉnh các quan hệ của họ và nhắm
tới hệ thống pháp luật khác có lợi hơn. Đương sự thường tìm cách
lẩn tránh pháp luật bằng các thủ đoạn như thay đổi nơi cư trú, thay
đổi quốc tịch, thay đổi tính chất của tài sản hoặc thỏa thuận lựa
chọn pháp luật của nước mà có lợi hơn cho mình.
1616
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lí, 5(3):1611-1618
TUYÊN BỐ XUNGĐỘT
Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kỳ xung đột
lợi ích nào trong công bố bài báo.
TUYÊN BỐĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ
Toàn bộ nội dung bài viết chỉ do tác giả thực hiện.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. BộNgoại giao Việt Nam. Danhmục các Hiệp định về tương trợ
tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam và các nước. 2017;Available
from: https://lanhsuvietnam.gov.vn/Lists/BaiViet/B%C3%
A0i%20vi%E1%BA%BFt/DispForm.aspx?List=dc7c7d75%
2D6a32%2D4215%2Dafeb%2D47d4bee70eee&ID=414.
2. Luật Quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 được Quốc hội
khóa XII thông qua ngày 13/11/2008, có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/07/2009;.
3. Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13 được Quốc hội khóa XIII
thông qua ngày 16/06/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2015;.
4. Bộ luật Tố tụng Dân sự số 92/2015/QH13 được Quốc hội khóa
XIII thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/07/2016;.
5. Tòa án Nhân dân Tối cao. Bản án về tranh chấp hôn nhân và
gia đình. 2018;Available from: 
vn/5ta230236t1cvn/TU__WILIAM___Ly_hon_ma_hoa.pdf.
6. Tòa án Nhân dân Tối cao. Bản án về ly hôn. 2019;Avail-
able from: 
Dang_an__MINGTHOA.pdf.
7. Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 được Quốc hội
khóa XIII thông qua ngày 19/06/2014, có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2015;.
8. Thu BT. Giáo trình tư pháp quốc tế. Hà Nội. Nxb. Giáo dục Việt
Nam; 2012;.
9. Công ty Luật FDVN. Tổng hợp 20 bản án về ly hôn có
yếu tố nước ngoài có yêu cầu về chia tài sản hoặc có yêu
cầu về quyền trực tiếp nuôi con. 2020;Available from:
20BAN%20AN%20%20TRANH%20CHAP%20LY%20HON%
20CO20YEU%20TO%20NUOC%20NGOAI.pdf.
10. European Commission. Applicable law and jurisdiction
in divorce matters (Green Paper). 2006;Available from:
https://eur-lex.europa.eu/legalcontent/EN/TXT/HTML/?uri=
LEGISSUM:l33255&from=ES.
11. Regulation No. 1259/2010 dated 20/12/2010 of EC imple-
menting enhanced cooperation in the area of the law appli-
cable to divorce and legal separation;.
12. Law of 16 July 2004 holding the Code of Private International
Law of Belgium;.
1617
Science & Technology Development Journal – Economics - Law and Management, 5(3):1611-1618
Open Access Full Text Article Review
University of Economic and Law, VNU -
HCM, Vietnam
Correspondence
NgoMinh Phuong Thao, University of
Economic and Law, VNU - HCM,
Vietnam
Email: thaonmp@uel.edu.vn
History
 Received: 12/01/2021 
 Accepted: 21/5/2021 
 Published: 30/5/2021
DOI : 10.32508/stdjelm.v5i3.751 
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Completion the provisions of Vietnamese law on divorce involving
foreign elements
NgoMinh Phuong Thao*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
Globalization is a connection to bring countries closer together, not only in the development of
labor and international trade but also in marriage and family relations involving foreign elements.
In these legal relations, a divorce involving foreign elements is an important matter which the law-
makers always pay close attention to. Currently, the provisions of Vietnamese Private International
Lawgoverningdivorce involving foreign elements are relatively sufficient, which candealwithmost
of the legal issues arising from practice, protecting Vietnamese citizens' interest, especially women.
However, the terms of the National Court's jurisdiction over a divorce case involving foreign ele-
ments and the determination of the applicable law have been confusing that need to be resolved
and clarified. From the experience in Private International Law of the other countries, in partic-
ular EU Regulations and Belgian Private International Law on divorce with foreign elements, this
article will point out some basic shortcomings, simultaneously proposing corresponding solutions
appropriate for Vietnamese law, the economic, political, and social background of our country.
Key words: Divorce involving foreign elements, jurisdiction, applicable law, Private international
law
Cite this article : Thao N M P. Completion the provisions of Vietnamese law on divorce involving 
foreign elements. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. Law Manag.; 5(3):1611-1618.
1618

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_quy_dinh_cua_phap_luat_viet_nam_ve_ly_hon_co_yeu.pdf