Hình tượng con chó trong văn hóa

Trong văn hóa của nhiều quốc gia, hình tượng con chó hàm chứa những

ý nghĩa tâm linh sâu xa, biểu tượng cho sức mạnh, sự trung thành, thông minh; là hiện

thân của thần linh hoặc là trung gian giữa thần linh và con người. Có lẽ do gần gũi với

con người và có những phẩm chất mà con người yêu mến, nên hình tượng con chó biểu

hiện trong văn hóa khá đa dạng ở từng quốc gia, tộc người. Trong văn hóa Việt Nam,

mặc dù hình tượng con chó tiếp thu nhiều triết lý từ nước ngoài nhưng lại được biểu

hiện một cách hồn nhiên, phóng khoáng và hòa đồng, gần gũi với tâm thức dân gian

người Việt.

Hình tượng con chó trong văn hóa trang 1

Trang 1

Hình tượng con chó trong văn hóa trang 2

Trang 2

Hình tượng con chó trong văn hóa trang 3

Trang 3

Hình tượng con chó trong văn hóa trang 4

Trang 4

Hình tượng con chó trong văn hóa trang 5

Trang 5

Hình tượng con chó trong văn hóa trang 6

Trang 6

Hình tượng con chó trong văn hóa trang 7

Trang 7

Hình tượng con chó trong văn hóa trang 8

Trang 8

Hình tượng con chó trong văn hóa trang 9

Trang 9

Hình tượng con chó trong văn hóa trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 2020
Bạn đang xem tài liệu "Hình tượng con chó trong văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hình tượng con chó trong văn hóa

Hình tượng con chó trong văn hóa
9 Các loại dụng cụ được sử dụng trong quá trình ướp xác. 
10 Jean Chevalier, Alain Cheerbrant (2014), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng, tr.182. 
11 Jean Chevalier, Alain Cheerbrant (2014), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng, tr.181. 
 103 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
Khuyển, là con chó thần của Nhị Lang thần, phò trợ cho Nhị Lang thần diệt trừ yêu ma, 
quỷ quái. 
 Theo tư liệu của Nguyễn Duy Thiệu (Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam)12, trong 
đám tang của người Mường có lễ thức nhòm họ (nhìn họ) - với sự dẫn dắt bằng lời của 
ông mo, linh hồn người chết được nhìn lại gia đình, họ hàng ở mường người lần cuối để 
từ biệt những gì thân thuộc trước khi sang thế giới bên kia - mường ma. Trong lễ thức 
này, ta thấy xuất hiện hình tượng con chó là biểu tượng cho mường ma. Ở cộng đồng 
người Mường huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, khi làm lễ thức Kẹ (cắt mối liên hệ bình 
thường giữa linh hồn người đã chết - ma với cõi sống), người ta đặt trên ban thờ của 
người chết một con gà luộc, còn trên quan tài bày một con chó (nguyên vẹn cả con đã 
luộc). Chó được nối với con gà bằng một sợi chỉ. Khi đọc hết đoạn mo đưa người chết 
sang thế giới bên kia, ông mo cắt bỏ sợi dây nối con gà với con chó, với ý nghĩa hồn 
người chết sẽ thành ma bị chia tách với thế giới dương, với trần gian để về với thế giới 
âm, thế giới ma, mà con chó là tượng trưng. Trong quan niệm của người Xinh Mun, 
người chết muốn lên được với tổ tiên ở mường Trời phải qua hai cửa ải khó khăn nhất 
và phải nhờ sự trợ giúp của con chó. Cửa ải đầu tiên ở Phiêng Luông, tại đây có con chó 
to, màu vàng đưa người chết tắm sạch sẽ ở một mó nước rồi mới đi tiếp. Cửa thứ hai, 
sau khi lên đến tầng thứ ba của mường trời, phải qua một cây cầu có nhiều mỡ rất trơn, 
hồn ma không thể đi được, thầy mo phải gọi con chó đến để chó ăn hết mỡ trơn cho 
người chết có thể đi được. 
 Ở nhiều tộc người thiểu số, thầy cúng đã dùng chó để mang lại sức khỏe hoặc dẫn 
các linh hồn xấu làm hại đến sức khỏe của con người ra khỏi cơ thể. Cũng theo ghi chép 
của Nguyễn Duy Thiệu (Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam), tộc người Akha (còn gọi là 
người Kọ) ở miền Bắc nước Lào khi tiến hành lễ cúng sức khỏe cho gia đình, thầy cúng 
phải dùng một con chó nhỏ chừng 3 - 4 tháng tuổi, buộc vào cột lễ dựng ở ngoài sân, 
bên cạnh cột lễ đốt một đống lửa. Trước ngày tế, sau khi tâu trình các vị thần linh, 
người ta thui con chó để hiến tế. Điều đặc biệt là, trong đêm trước hôm tế, thầy cúng 
phải ăn hết thịt con chó, đặc biệt là cái đầu, có thế thì ngày mai pháp thuật của ông ta 
mới cao cường để làm lễ thức chính. Trong nghi thức phép thuật chữa bệnh của người 
Thái ở Điện Biên, thầy cúng cũng dùng con chó con để cúng tế thần linh, sau đó úp lên 
bụng người bệnh để lấy hết bệnh tật ra ngoài cơ thể. Tuy thực hư chưa rõ về khả năng chữa 
bệnh bằng pháp thuật dùng đến chó làm vật hiến tế, nhưng những chi tiết này khẳng định 
vai trò quan trọng của con chó trong tâm thức cộng đồng cư dân một số dân tộc. 
12 Nguyễn Duy Thiệu (2006), Chó trong pháp thuật chữa bệnh, Tạp chí Di sản Văn hóa, số 1(14) năm 
2006, tr.90. 
104 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 Loài chó cũng được coi là cầu nối giữa thế giới của con người với thế giới của 
thần linh. Đối với người Iroquois (châu Mỹ), chó là sứ giả của con người với thần linh. 
Hằng năm, vào những ngày Tết năm mới, theo truyền thống người ta hiến tế một con 
chó trắng. Con chó được xem như một sứ giả mang lên trời những lời cầu nguyện của 
con người13. Trong truyện cổ tích Việt Nam Chàng học trò và con chó đá, con chó đá 
có sự giao tiếp thường xuyên với các vị thần trên thượng giới, do đó nắm bắt được các 
sự việc sẽ diễn ra trong tương lai, báo trước người học trò có thể thi đậu hay không. 
 3.2. Năng lực trấn giữ, bảo vệ 
 Từ đặc tính trung thành, có sức mạnh, có tiếng sủa lớn, có khả năng tinh tường 
phát hiện ra người hoặc vật thể lạ, trong đời sống tâm linh, con chó được gán cho chức 
năng canh giữ không cho ma quỷ làm hại đến cuộc sống của con người hoặc làm tổn hại 
đến linh hồn người đã khuất. 
 Hình thức chôn chó đá ở đầu làng khá phổ biến ở nông thôn Trung Quốc và Việt 
Nam xưa kia với mục đích canh giữ, xua đuổi những thế lực xấu xa vào quấy nhiễu dân 
làng. Chó đá là con vật linh thiêng của người dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn, Cao Bằng. 
Người dân địa phương quan niệm chó đá sẽ đem lại may mắn, vì vậy, họ không bao giờ 
ăn thịt chó và luôn coi chó là con vật thiêng liêng để tôn thờ. Họ có tục chọn ngày tốt để 
đặt con chó đá trước cửa nhằm trừ tà và giúp trông nom nhà cửa, gọi chó đá một cách 
kính cẩn là “cụ Thạch”. Theo tư liệu của Nguyễn Phương (Báo Dân tộc và Miền núi), ở 
bản Boong Dưới, xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, có 273 hộ, tới 90% 
số hộ thờ chó đá14 (năm 2017). Chó đá được tạc to như chó thật. Hai chân trước đứng 
hiên ngang, hai chân làm trụ theo thế đứng bệ vệ, mồm và mắt hướng thẳng ra phía 
trước, sẵn sàng tư thế tấn công. 
 Việc thờ chó đã xuất hiện từ rất sớm. Thời vua Lý Công Uẩn (thế kỷ XI) đã cho 
dân lập đền thờ Cẩu Nhi ở hồ Trúc Bạch (Tây Hồ, Hà Nội) để thờ thần chó (Cẩu Mẫu 
và Cẩu Nhi) với công lao giúp vua lên ngôi và định đô ở Thăng Long15. Nhiều người đã 
nghĩ tới mối liên hệ giữa năm sinh của Lý Thái Tổ (năm Tuất) với sự trợ giúp của 2 con 
chó trong truyền thuyết này. 
13 Jean Chevalier, Alain Cheerbrant (2014), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng, tr.183. 
14 Nguyễn Phương, Người dân bản Nùng thờ chó đá, Báo ảnh Dân tộc và Miền núi online, ngày 
10/3/2017. ( 
15 Vấn đề có tồn tại đền thờ Cẩu Nhi ở hồ Trúc Bạch còn chưa thống nhất trong các nhà nghiên cứu lịch 
sử, văn hóa Việt Nam. Việc xây dựng đền thờ này được ghi chép lại trong tác phẩm Tây Hồ chí biên soạn 
cuối thế kỷ XIX. 
 105 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 Nhiều tài liệu lịch sử cũng ghi chép việc thờ cúng chó đá của người Việt với chức 
năng trấn trạch, trừ tà. Trong cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, học giả Đào Duy Anh 
đã viết: “Xưa kia, cửa ngõ thường không làm đúng chính giữa nhà và sân để cho người 
ngoài đừng nhìn thẳng vào trung tâm nhà. Người ta cũng thường kiêng không để cho có 
con đường đâm thẳng vào nhà, hay là có đền chùa ở trước nhà. Nếu bất đắc dĩ không 
tránh được những điều kỵ ấy thì người ta chôn ở trước nhà một con chó đá hay là treo 
một cái gương ở trên cửa chính để yểm tà khí”16. Trong tác phẩm Văn hóa, tín ngưỡng 
và thực hành tôn giáo người Việt của L. Cadière ghi lại việc ở phía Nam thành cổ 
Quảng Trị có quan đường đam thẳng (dù hơi chéo) vào phía Đông của thành cổ và còn 
đâm vào nhà quan Tổng đốc. Để chống đỡ những ảnh hưởng tai hại của con đường, ông 
Tổng đốc đã cho chôn một hòn đá ở chỗ bẻ quặt của con đường và đặt một con chó vôi 
trên lũy thành, thẳng trục với viên đá trấn và nhà quan17. Làng Nam Phổ Đông (nay 
thuộc xã Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) có thờ hai con chó đá, đặt trên bệ 
gạch, gọi là Thần Cẩu. Một con để hóa giải những ảnh hưởng xấu do nóc đình làng Phú 
Khê bên kia con kênh đâm qua, con còn lại để chắn hướng một con đường chạy qua bãi 
tha ma18. Cả hai con chó đá này đều được người dân đặt bát hương thờ cúng. Trong 
sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, phần Dư địa chí, khi chép về 
trấn Thanh Hóa có ghi rõ: “Cửa nghi môn ở điện Lam Kinh có hai con chó đá rất 
thiêng19”. 
 Ở một số nơi chó đá được thờ như thần. Làng Địch Vĩ (xã Phương Đình, huyện 
Đan Phượng, Hà Nội) hiện còn một con chó đá rất to, dưới chân là một đàn chó nhỏ, 
người dân gọi là Quan lớn Hoàng Thạch. Trước đây, người dân thờ chó đá ở mô đất 
thấp, sau này, dân làng xây bệ thờ ở bên cạnh đình và chùa Địch Vĩ, không xây tường 
bao để đến ngày lễ ai cũng có thể đến thắp hương cầu bình yên, may mắn. Người dân 
làng Phù Trung (xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội) lại gọi chó đá là thần cẩu 
hay hoàng thạch cẩu. Con chó đá được đặt ở trên bệ cao trong đình làng, được người 
dân thờ cúng một cách kính cẩn. Trước đây, con chó đá này được thờ ở một gò đất đầu 
làng, sau được rước về đình và thờ ở trên bệ cao20. 
16 Đào Duy Anh (1985), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb Đông Nam Á tái bản, tr.179. 
17 Leopold Cadiere (2015), Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt, tập 2, Nxb Thuận Hóa, 
tr. 136. 
18 Leopold Cadiere (2015), Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt, tập 2, Nxb Thuận Hóa, 
tr. 148. 
19 Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, tr.44. 
20 Hoàng Phương (2014), Người Việt xưa đã thờ chó đá, VnExpress ngày 24/8/2014 
(https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nguoi-viet-xua-da-tho-cho-da-3035161.html). 
106 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 Trong các di tích của người Việt ngày nay vẫn còn lại nhiều chó đá. Hầu hết các 
con chó đá được tạc và chạm khắc mộc mạc trong tư thế ngồi xổm, hai chân trước duỗi 
thẳng trong tư thế canh gác, cổ đeo lục lạc, đặt ở bên ngoài cổng di tích với nhiệm vụ 
canh gác và kiểm soát tư cách kẻ hành hương. Với chức năng canh giữ, chó đá được đặt 
quay ra chứ không chầu vào như một số linh vật có bốn chân khác. 
 Thế kỷ XVII, XVIII, với sự nở rộ của loại hình đền thờ, lăng mộ quận công, 
quan tướng có công lao với triều đình, chó đá được sử dụng như linh vật canh giữ lăng, 
nhiều khi được tạc với kích thước to lớn, tinh tế, thể hiện địa vị của người được thờ, như 
ở đền thờ Quận công Nguyễn Ngọc Trì (Phúc Thọ, Hà Nội), lăng quận Vân (Thường 
Tín, Hà Nội), lăng quận công Phạm Mẫn Trực (Hoài Đức, Hà Nội), lăng Đề đốc Phạm 
Nguyễn Công (Hoài Đức, Hà Nội), đền thờ Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi 
(Đông Sơn, Thanh Hóa), đền thờ Hoàng Bùi Hoàn (Quảng Xương, Thanh Hóa), lăng 
Đoan Quận công Bùi Thế Đạt (Diễn Châu, Nghệ An) 
 Ở đền thờ Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi (xã Đông Thanh, huyện 
Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) còn 2 đôi chó đá. Đôi chó đá ở bên ngoài, (tượng bên trái 
cao 0,80m, tượng bên phải cao 0,97m), dáng nhìn ngước đầu cao, hai tai cụp, dáng vẻ 
chăm chú như nhắc nhở kẻ hành hương ý thức chuẩn bị bước vào vùng đất thiêng. 
Tượng hai chó đá ở đầu dãy tượng hai bên linh đạo, (tượng bên phải 0,77m, tượng bên 
trái cao 0,70m) dáng hiền lành, tĩnh lặng. Con chó đá bên phải mình phủ đầy hoa văn 
vân xoắn, đao mác hình tia lửa, ngay cả đuôi cũng xoắn lại đầy tính biểu tượng. Có thể 
nhìn nhận nó không còn mang tư cách là con vật canh giữ mốc giới giữa trần gian và thế 
giới tâm linh, kiểm soát tư cách kẻ hành hương như hai con chó đá ở vòng ngoài. Ở đây, 
bằng các biểu tượng được khắc trên thân, nó đã được thiêng hóa để trở thành linh vật 
của thế giới tâm linh. Tuy nhiên, ở đầu thế kỷ XVII vẫn còn mang đậm tính dân gian, 
bởi hai tượng chó đá được phân biệt rõ chó đực và chó cái qua bộ phận sinh dục. Ngay 
trong thế giới thiêng ấy, qua hình ảnh con chó, người ta vẫn nghĩ đến sự sinh sôi phát 
triển, hay những biểu hiện của hạnh phúc nông nghiệp, của âm dương đối đãi. 
 Ở lăng Quốc mẫu Trịnh Thị Ngọc Lung (xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh 
Thanh Hóa) có đôi chó đá ngồi ở hai bên thần đạo, cao tới 1,40m. Mặc dù, kích thước to 
lớn nhưng đôi chó đá này được tạc với dáng vẻ hồn nhiên, nhiều nét dân gian, quanh cổ 
có dây xoắn thừng để treo chiếc lục lạc lớn, chân vẫn còn được tạc liền với khối đá dưới 
bụng. Ở Từ chỉ họ Đặng (Quế Võ, Bắc Ninh) cũng có đôi chó to lớn cùng phong cách 
như ở đây. Có lẽ đây là những con chó đá lớn nhất trong mỹ thuật truyền thống của 
người Việt. 
 107 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 Năng lực trấn giữ, trừ ma quỷ của con chó được biểu hiện đậm nét trong văn hóa 
Nhật Bản. Ở chùa Cầu (Hội An, Quảng Nam), tượng chó được đặt cùng tượng khỉ với 
chức năng ngăn không cho thủy quái gây lụt lội. Ở đây tượng chó và tượng khỉ đã được 
tôn thành Linh Hầu và Linh Cẩu - hai vị thần bảo hộ trong quan niệm của người Nhật21. 
Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An có ghi lại cặp câu đối như sau (nguyên câu 
đối được đắp bằng sứ ở mặt phía Đông Chùa Cầu, hiện nay không còn nữa) : 
 Thiên cẩu song tinh an Cấn thổ 
 Tử vi lưỡng tướng định Khôn thân 
 (Tạm dịch: Hai sao Thiên cẩu trấn an đất Cấn / Hai tướng Tử vi định giữ cung Khôn). 
 Trong dòng chảy của thời gian, ở Việt Nam, ở khía cạnh chức năng trấn giữ, do 
ảnh hưởng từ nhiều luồng văn hoá tín ngưỡng khác nên chó dần bị thay thế bằng kỳ lân, 
sư tử, hổ, các thứ bùa chú và các loại môn thần, thần trấn trạch khác, phần nhiều chịu 
ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Do vậy, nét đẹp văn hóa đậm tính dân tộc này rất 
cần được nghiên cứu, bảo tồn, phát huy. 
 4. Thay lời kết 
 Những hình tượng con chó trong văn hóa Việt Nam trên đây khi đối chiếu với 
hình tượng con chó trong văn hóa nước ngoài khiến chúng tôi nhớ tới nhận định của nhà 
nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền: Trải qua nhiều thời kì, giai đoạn lịch sử, văn hóa 
Việt Nam có giao thoa, học tập nhiều nét từ văn hóa nước ngoài song về cơ bản, linh vật 
của Việt Nam luôn giữ nét hiền hòa, cân bằng tạo cảm giác yên bình chứ không có tính 
chất áp chế, đe dọa như linh vật nước ngoài 
 Trên đây là một số tư liệu chúng tôi thu thập được trong sự liên tưởng về những ý 
nghĩa văn hóa tốt đẹp gắn với con chó, để gửi tới bạn đọc với lời chúc năm Tuất mọi sự 
tốt lành. 
 Tài liệu tham khảo 
 [1]. n Như Nguyễn Văn Ngọc (1990), Truyện cổ nước Nam, Nxb Khoa học Xã hội. 
 [2]. Jean Chevalier, Alain Cheerbrant (2014), Từ điển biểu tượng văn hóa thế 
giới, Nxb Đà Nẵng. 
 [3]. Nguyễn Duy Thiệu (2006), Chó trong pháp thuật chữa bệnh, Tạp chí Di sản 
Văn hóa, số 01(14) năm 2006. 
21 Lý giải về tượng thờ chó và khỉ tại Chùa Cầu, có nhà nghiên cứu lý giải thêm: việc cân xứng 2 bên đầu 
cầu hai con linh vật trên là để ngụ ý về thời gian xây dựng công trình kéo dài 3 năm, bắt đầu động thổ từ 
năm Thân (con khỉ) và hoàn thành năm Tuất (con chó). 
108 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 [4]. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Nguyễn Thị Huế (1995), Kho tàng thần 
thoại Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 
 [4]. Nguyễn Phương, Người dân bản Nùng thờ chó đá, Báo ảnh Dân tộc và Miền 
núi online, ngày 10/3/2017. (
ban-nung-tho-cho-da/118604.html) 
 [5].Kenneth Kitchell, Pets of the Ancient Greeks. 
(https://www.penn.museum/documents/publications/expedition/PDFs/53-3/kitchell.pdf) 
 THE SYMBOL OF THE DOG IN CULTURE 
 Le Thi Thao, Ph.D 
 Abstract: In different cultures, the image of the Dog presents contains deep a 
spiritual meaning, a symbol of strength, the loyalty and the intelligence. The dog is the 
embodiment of the God or the mediator between the God and the Human. Being close to 
people and having the qualities that people love, the dog is quite diverse in different 
cultures. In Vietnamese culture, although the image of the dog has been set up from 
many international philosophical perspectives, it is always close to the folk 
consciousness of the Vietnamese. 
 Key words: the dog, culture, symbol 
(Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Dũng; ngày nhận bài: 16/11/2017; ngày gửi phản biện 
18/11/2017; ngày duyệt đăng 30/12/2017) 
 109 

File đính kèm:

  • pdfhinh_tuong_con_cho_trong_van_hoa.pdf