Hiện tượng tỉnh lược trong giao tiếp tiếng Hán và tiếng Việt

Trong giao tiếp ngôn ngữ nói chung, tỉnh lược trong điều kiện cho phép được coi là phương tiện

để tiết kiệm ngôn từ, giúp cho thông tin từ phía người nói hoặc người viết được chuyển tải đến

người nghe hoặc người đọc một cách đầy đủ nhất với số lượng ngôn từ ít nhất mà vẫn đảm bảo

hiệu quả giao tiếp ngôn ngữ. Tuy nhiên, tỉnh lược phải đảm bảo thông tin tường minh, tránh mơ

hồ, thậm chí khó hiểu hoặc hiểu sai nội dung thông tin, nhất là phải đảm bảo tính lịch sự trong

giao tiếp nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp. Tỉnh lược trong mỗi ngôn ngữ có khác nhau. Có những

trường hợp cùng một câu văn, trong ngôn ngữ này có thể tỉnh lược một hoặc một số thành phần,

nhưng trong ngôn ngữ kia lại không tỉnh lược được. Trong bài viết này, chúng tôi tiến hành phân

tích điều kiện và vai trò của tỉnh lược trong giao tiếp tiếng Hán và tiếng Việt, chỉ ra những tương

đồng và khác biệt giữa chúng, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho công tác dạy học và nghiên

cứu tiếng Hán ở Việt Nam.

Hiện tượng tỉnh lược trong giao tiếp tiếng Hán và tiếng Việt trang 1

Trang 1

Hiện tượng tỉnh lược trong giao tiếp tiếng Hán và tiếng Việt trang 2

Trang 2

Hiện tượng tỉnh lược trong giao tiếp tiếng Hán và tiếng Việt trang 3

Trang 3

Hiện tượng tỉnh lược trong giao tiếp tiếng Hán và tiếng Việt trang 4

Trang 4

Hiện tượng tỉnh lược trong giao tiếp tiếng Hán và tiếng Việt trang 5

Trang 5

Hiện tượng tỉnh lược trong giao tiếp tiếng Hán và tiếng Việt trang 6

Trang 6

Hiện tượng tỉnh lược trong giao tiếp tiếng Hán và tiếng Việt trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 2260
Bạn đang xem tài liệu "Hiện tượng tỉnh lược trong giao tiếp tiếng Hán và tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện tượng tỉnh lược trong giao tiếp tiếng Hán và tiếng Việt

Hiện tượng tỉnh lược trong giao tiếp tiếng Hán và tiếng Việt
thư thương mại trong 
Giáo trình Viết hiện hành ở khoa Ngôn ngữ Văn hóa 
Trung Quốc. Đoạn văn gồm 3 câu, câu ngắn nhất chỉ 
vẻn vẹn 4 chữ Hán (谢谢合作!Tạ tạ hợp tác: Cám ơn 
hợp tác). Cả đoạn văn có đến 4 vị trí đã được tỉnh lược. 
Trong đó, chủ yếu là tỉnh lược thành phần chủ ngữ. 
Nếu hoàn nguyên các vị trí đã tỉnh lược, câu văn tuy 
không sai quy tắc ngữ pháp, nhưng cảm giác sẽ rườm 
rà. Với việc lược bỏ bốn vị trí như trên, đoạn văn trở 
nên ngắn gọn, thông suốt mà vẫn truyền đạt được 
đầy đủ thông tin. Trong đó, 谢谢合作! là câu rút gọn 
cả chủ ngữ và tân ngữ, chỉ còn bốn âm tiết gồm hai từ 
song âm tiết tổ hợp thành, cân đối, là cấu trúc ngôn 
ngữ đã từng phổ biến trong văn bản tiếng Hán cổ 
đại và vẫn phát huy vai trò trong diễn đạt nói và viết 
tiếng Hán hiện đại. Từ 谢谢tạ tạ (cảm ơn) trong tiếng 
Hán hiện đại đã thể hiện đầy đủ tính chất lịch sự và 
thường được sử dụng độc lập tạo thành câu độc từ 
(câu chỉ có một từ) thường gặp trong các cuộc đối 
thoại. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, để biểu thị hành vi 
cảm ơn, phải tùy vào ngữ cảnh mới có thể xác định 
được thành phần nào có thể được lược bỏ. Thông 
thường, trong tiếng Việt, câu biểu thị cảm ơn cần có 
thành phần đối xưng (là tân ngữ biểu thị đối tượng 
cảm ơn), thậm chí thành phần tự xưng (là chủ ngữ 
biểu thị chủ thể của phát ngôn) cũng phải đồng thời 
xuất hiện mới đảm bảo tính chất lịch sự, trang trọng 
trong giao tiếp. 
Cách biểu đạt tương ứng trong tiếng Việt của đoạn 
văn trên không cho phép tỉnh lược vị trí thứ nhất và 
vị trí thứ ba. Các vị trí còn lại nếu tỉnh lược cần thêm 
từ ngữ thay thế phù hợp hoặc phải hoàn nguyên các 
thành phần đã lược bỏ của văn bản nguồn. Sau đây, 
chúng tôi đưa ra mấy phương án chuyển dịch, nói 
đúng hơn là phương án biểu đạt tương ứng trong 
tiếng Việt:
(a) Thư thăm giá của Quý công ty gửi ngày 12 tháng 6 
năm 2007 chúng tôi đã nhận được. Xin trân trọng cảm 
ơn []. Sau khi [] bàn bạc nhất trí, nay xin gửi một 
bản danh mục hàng hóa và báo giá mới nhất để Quý vị 
tham khảo. 
(b) Chúng tôi đã nhận được thư thăm giá gửi ngày 12 
tháng 6 năm 2007 của Quý công ty. Xin trân trọng cảm 
ơn sự hợp tác mà Quý công ty dành cho chúng tôi. Sau 
khi chúng tôi bàn bạc nhất trí, xin gửi một bản danh mục 
hàng hóa và báo giá mới nhất để Quý vị tham khảo. 
Có thể dễ dàng nhận ra sự khác nhau về trường hợp 
tỉnh lược trong tiếng Hán và tiếng Việt qua các từ 
ngữ có gạch dưới. Với tiếng Việt, tỉnh lược thành 
phần tự xưng cũng khá phổ biến, nhưng đối xưng 
(xưng hô với người nghe) thì ít xảy ra. Thay vào đó, 
đôi khi là việc sử dụng kính từ như xin, nay xin, trân 
trọng,Riêng trường hợp谢谢合作! thì không thể 
chuyển dịch một cách máy móc, hoàn toàn phụ 
thuộc mặt chữ được. Quan hệ kết hợp giữa động từ
谢谢tạ tạ và 合作hợp tác là quan hệ động tân, trong 
đó, 合作hợp tác trả lời cho câu hỏi Cảm ơn ai? Cảm 
ơn cái gì? Vì vậy, 合作hợp tác trong trường hợp này 
đã lâm thời chuyển hóa thành danh từ. Như trên đã 
7KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
nêu, phương án chuyển dịch thứ nhất (a) đã dùng 
kính từ và từ ngữ biểu thị lịch sự, chuyển dịch thành 
Xin trân trọng cảm ơn! Với phương án này, bản dịch 
tiếng Việt còn cho phép tỉnh lược từ 合作hợp tác, có 
thể tiết kiệm tối đa ngôn từ. Phương án thứ hai (b) đã 
hoàn nguyên thành phần đối xưng bị tỉnh lược của 
quý công ty, thậm chí có thể thêm phần có chứa yếu 
tố tự xưng dành cho chúng tôi. Mặt khác, ngay trong 
tiếng Việt cũng không cho phép xuất hiện toàn bộ 
bốn vị trí đã tỉnh lược, nếu không lược bớt, câu văn 
sẽ rườm rà, thậm chí là lủng củng, gây ức chế cho 
người đọc và người nghe. 
Trên đây chỉ là một ví dụ điển hình trong rất nhiều các 
trường hợp về tỉnh lược trong tiếng Hán hiện đại. Có 
thể nói, tỉnh lược thường gặp trong cả khẩu ngữ và 
bút ngữ. So với tiếng Việt, tỉnh lược trong tiếng Hán 
phổ biến hơn, thành phần được tỉnh lược nhiều hơn. 
Chỉ với giao tiếp khẩu ngữ thường ngày, những câu 
“cửa miệng” như “谢谢!” tạ tạ (cảm ơn), “请进” thỉnh 
tiến (mời vào) “劳驾” lao giá (cảm phiền) v.v..cũng đã 
chứng tỏ sự khác nhau trong tỉnh lược của tiếng Hán 
và tiếng Việt. Ba trường hợp cảm ơn, xin mời và cảm 
phiền kể trên, trong tiếng Việt thông thường cần phải 
thêm thành phần đối xưng, thậm chí còn phải xuất 
hiện thành phần tự xưng nữa mới đảm bảo tính lịch 
sự trong giao tiếp. Sau đây là đoạn đối thoại giữa thầy 
và trò:
– Học sinh: 王老师,您好!
– Thầy giáo: 您好!请进!请坐!请喝茶!
– Học sinh: 谢谢! (Giáo trình Hán ngữ Tập 1)
Đoạn văn trên đã xuất hiện những câu thoại thông 
thường trong đời sống hàng ngày của người Trung 
Quốc, bao gồm phát ngôn chào, mời, cảm ơn. Trong 
đó, xuất hiện cả hiện tượng tỉnh lược chủ ngữ và tân 
ngữ. Đoạn thoại tương ứng trong tiếng Việt là:
– Học sinh: (Em) chào thầy ạ!
– Thầy giáo: Chào em! Mời em vào, mời em ngồi, mời 
em uống trà!
– Học sinh: (Em) cảm ơn thầy (ạ)!
So sánh hai đoạn thoại trên, có thể nhận thấy, trong 
tiếng Việt, lịch sự nhất là trong các phát ngôn chào, 
mời, cảm ơn đều xuất hiện cả chủ ngữ, tân ngữ (tự 
xưng và đối xưng) kết hợp với “ạ” dành cho lời thoại 
của người vị thế thấp với người vị thế cao. Trường hợp 
này có thể tỉnh lược thành phần tự xưng, nhưng đối 
xưng thì không thể lược bỏ. Trong lời thoại của người 
vị thế cao với người vị thế thấp cũng cần xuất hiện đối 
xưng. Tuy nhiên, trong tiếng Hán, do sự hiện diện của 
những từ biểu thị lịch sự, như 请thỉnh (xin/mời) và谢
谢 tạ tạ (cảm ơn) nên thành phần tự xưng, thậm chí là 
đối xưng cũng có thể tỉnh lược. 
Hoàn cảnh ngôn ngữ có vai trò quyết định đến việc 
xác định thành phần có thể tỉnh lược trong câu. Hoàn 
cảnh ngôn ngữ đối với văn bản viết được hiểu là đoạn 
văn trên và dưới. Đối với các cuộc thoại trực tiếp, hoàn 
cảnh ngôn ngữ là “tất cả những cảnh huống thực tế 
cấu thành các nhân tố có liên quan đến hành vi ngôn 
ngữ khi sử dụng ngôn ngữ, gọi tắt là ngữ cảnh. Nhân 
tố khách quan của ngữ cảnh gồm thời gian, địa điểm, 
trường hợp, đối tượng; Nhân tố chủ quan gồm vị 
thế, nghề nghiệp, tư tưởng, tu dưỡng, hoàn cảnh 
sống, tâm trạng” của người tham gia giao tiếp (冯
广艺,1999). Những nhân tố này có ảnh hưởng và ràng 
buộc việc lựa chọn, sử dụng ngôn từ. 
Trong các cuộc đối thoại trực tiếp, do sự hiện diện 
của các nhân tố chủ quan và khách quan trong ngữ 
cảnh kể trên, một số thành phần câu thoại tiếng Việt 
cũng như tiếng Hán, nhất là thành phần tự xưng và 
đối xưng có thể sẽ được tỉnh lược. Ví dụ: 
(7) – Lại say rồi phải không? 
– Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Ði vào nhà 
uống nước. 
– Nào đứng lên đi . Cứ vào đây uống nước đã . 
– Lạy cụ ạ . Bẩm cụ... Con đến cửa cụ để kêu cụ một việc ạ! 
 Đoạn thoại trên là đối thoại giữa Bá Kiến và Chí Phèo 
trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Trong đó, ba 
câu đầu là phát ngôn của Bá Kiến – vị Lí trưởng quyền 
uy và xảo trá đến mức được ví là “cáo già”. Câu cuối là 
phát ngôn của Chí Phèo. Bá Kiến với vị thế của kẻ ăn 
trên ngồi trốc đã lược bỏ hoàn toàn các thành phần 
đối xưng với Chí Phèo, kết hợp với việc lựa chọn kiểu 
câu ngắn gọn, liên tiếp, tạo ra sự vồn vã, thân mật giả 
tạo nhằm “lấy lòng” Chí và thực hiện mục đích giao 
tiếp của mình. Tuy nhiên, Chí Phèo với thân phận của 
8 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
kẻ cùng đinh trong đối thoại với Bá Kiến đã sử dụng 
cả tự xưng “con” và đối xưng “cụ”.
Còn đối thoại giữa Thị Nở và Chí Phèo thì khẩu khí 
lại thân mật thực sự. Với vị thế ngang hàng của “đôi 
lứa đứng đôi”, Thị cũng đã lược bỏ hoàn toàn thành 
phần đối xưng dành cho Chí, khiến cho lời thoại hết 
sức ngắn gọn, nội dung thông tin nổi rõ, thể hiện sinh 
động sự quan tâm chu đáo của Thị dành cho Chí.
(8) – Vừa thổ hả? 
– Ði vào nhà nhé? 
– Thì đứng lên. 
Đoạn thoại trong tác phẩm văn học mà tưởng như 
lời thoại giữa đời thường, khiến người đọc cảm nhận 
được sự thân mật giữa Thị Nở và Chí Phèo – một kẻ 
bất cần đời mà cả làng Vũ Đại phải sợ hãi.
Tỉnh lược còn thường gặp trong phát ngôn chào 
của tiếng Hán và tiếng Việt. Tùy từng ngữ cảnh cụ 
thể, người nói có thể lựa chọn dạng thức đầy đủ hay 
tỉnh lược đối với thành phần tự xưng và đối xưng. Ba 
dạng thức lời chào sau đây đều thường gặp trong 
tiếng Việt. 
– Xin chào!
– Chào + Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai !
– Đại từ nhân xưng ngôi I + chào + Đại từ nhân xưng 
ngôi II.
Trong ba dạng lời chào trên, dạng thứ nhất thường 
sử dụng cho những người có vị thế ngang hàng hoặc 
người người có vị thế cao đối với người có vị thế thấp. 
Dạng thứ hai và ba dùng cho mọi đối tượng. Hai dạng 
này đã thể hiện được vai giao tiếp giữa người nói và 
người nghe, là những lời chào trang trọng, sắc thái 
tôn kính của người vị thế thấp dành cho người có vị 
thế cao và sắc thái tình cảm thân mật của người có 
vị thế cao dành cho người có vị thế thấp cũng được 
bộc lộ rõ nét, tùy theo cách lựa chọn đại từ nhân 
xưng của người nói. Trong đó, dạng thứ hai tương 
đương với tiếng Hán, dạng thứ ba chỉ có trong tiếng 
Việt mà không có sự tương ứng tuyệt đối trong tiếng 
Hán, nghĩa là trong phát ngôn chào, trong tiếng Hán 
không xuất hiện từ ngữ biểu thị tự xưng 
Trong lời đáp của câu thoại tiếng Việt, có khi chỉ là 
một từ đơn, nhằm trả lời cho tâm điểm của câu hỏi 
cần hướng tới, kể cả khi từ đó là một hư từ. Ví dụ:
(9)– Anh đã gọi điện thoại báo tin vui cho mẹ chưa?
– Đã.
Cách biểu đạt tương đương với đoạn thoại trên trong 
tiếng Hán là:
你已经打电话告诉妈妈这个好消息了吗? 
 打了。
Với đối thoại của hai người ngang hàng nhau hoặc 
người có vị thế cao với người vị thế thấp hơn, câu trả 
lời chỉ bằng một từ “đã”, hoặc “rồi” cũng có thể khiến 
cho giao tiếp ngôn ngữ được diễn ra thuận lợi. Trong 
tiếng Hán, các hư từ tương ứng với “đã” (已经) và “rồi” 
(了) không thể độc lập tạo thành lời đáp được mà phải 
căn cứ vào ngữ cảnh để bổ sung động từ chính trong 
câu hỏi tương ứng vào lời đáp, như câu trên cần thêm 
động từ “gọi” (điện thoại) 打đả kết hợp với 了liễu để 
tạo thành lời đáp đã rút gọn 打了đả liễu (đã gọi rồi) 
và lời đáp đầy đủ 我已经打电话通知她了(Anh đã gọi 
điện thoại báo mẹ rồi). Như vậy, trong lời đáp của cả 
tiếng Hán và tiếng Việt đều có thể tỉnh lược đến mức 
tối đa. 
Trong cuốn “Tám trăm từ tiếng Hán hiện đại” (现代
汉语八百词), Lã Thúc Tương (吕叔湘,1982) đã khẳng 
định: “Trong tiếng Hán, khi không cần dùng đại từ nhân 
xưng thì có thể không dùng, cho dù vì thế mà kết cấu 
câu có thể không hoàn chỉnh, nhưng ta không theo chủ 
nghĩa hình thức.” (在汉语里,当不需要用人称代词
的时候就不用,即使为此而句子结构可能不完整,
我们也不追求形式主义。) 
Dưới đây là cuộc thoại giữa nhân vật “nữ đồng chí” và 
anh liên lạc tuổi đời 19 lại chưa từng trải qua tình yêu 
trong tác phẩm “Hoa bách hợp” của Như Chí Quyên:
(10) 你多大了?
[我] 十九。
[你] 参加革命几年了?
[我(参加)] 一年(了)。
9KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
[你] 家里还有什么人?
[我家里有] 娘、爹、弟弟、妹妹,还有一个姑
姑
 – Anh bao nhiêu tuổi rồi?
– (Tôi) mười chín.
– (Anh) tham gia cách mạng mấy năm rồi?
– (Tôi tham gia) một năm (rồi).......
– Gia đình (anh) còn có những ai?
– (Trong nhà tôi có) bố, mẹ, em trai, em gái, còn có một 
bà cô 
“Nữ đồng chí” là người chiến sỹ nhiều tuổi đời và tuổi 
quân hơn so với anh chiến sỹ thông tin trẻ tuổi sinh 
ra và lớn lên từ nông thôn, chưa từng trải cuộc sống 
và tình yêu, rất lúng túng khi tiếp xúc với bạn khác 
giới. Tình đồng đội đã thôi thúc “nữ đồng chí” chủ 
động làm quen với chàng trai trẻ. Đoạn đối thoại giữa 
hai người đã tỉnh lược đến mức gần như tối đa đại 
từ nhân xưng, người hỏi dường như đang chất vấn, 
người trả lời thì thực sự miễn cưỡng. Về góc độ thể 
hiện tư tưởng nội dung của tác phẩm, sự khuyết vắng 
của đại từ nhân xưng đã góp phần làm nổi rõ tính 
cách của từng nhân vật, nhất là anh chiến sỹ trẻ tỏ 
ra rất nhút nhát, rụt rè trong cuộc sống đời thường, 
nhưng tính cách ấy lại hoàn toàn trái ngược với hành 
vi dũng cảm hy sinh cứu đồng đội, khiến cho nhân 
vật để lại dấu ấn khó quên trong lòng người đọc. 
Đó cũng là một trong những nhân tố làm nên thành 
công của tác giả trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. 
Về phía người tham gia giao tiếp, việc lựa chọn hay 
lược bỏ đại từ nhân xưng có thể coi là một chiến lược 
giao tiếp, nhất là khi người nói còn mơ hồ trong việc 
xác định quan hệ vai giao tiếp hoặc cố ý dành khoảng 
trống trong xưng hô để người nghe tự cảm nhận.
Ví dụ trên còn cho thấy, có khi tỉnh lược đại từ nhân 
xưng kéo theo một số từ ngữ khác cũng bị tỉnh 
lược. Ví dụ (1) [我(参加)] 一年(了)và (2) [我家
里有] 娘、爹、弟弟、妹妹. Trường hợp (1) 我 bị 
tỉnh lược kéo theo 参加 và了cũng tỉnh lược theo. 
Trường hợp (2) 我 bị tỉnh lược kéo theo 家里有 
cũng tỉnh lược theo. 
Một điểm khác biệt khá nổi bật nữa trong giao tiếp 
tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt là, tiếng Việt đến nay 
vẫn còn sử dụng những từ ngữ mở đầu câu thoại như 
“thưa”, “kính thưa” thể hiện tính chất lịch sự, trang 
trọng. Trong hầu hết các cuộc giao tiếp chính thức, 
những kính từ này đều không thể lược bỏ. Lịch sử 
giao tiếp tiếng Hán đã từng xuất hiện các cách biểu 
đạt tương tự, như 禀告 bẩm cáo, 启禀 khởi bẩm. 
Ngày nay, người Trung Quốc đã lược bỏ những kính 
từ này. Trong giao tiếp trực tiếp hay giao tiếp gián 
tiếp qua thư từ chỉ sử dụng từ ngữ xưng hô để mở 
đầu cuộc thoại. Trong thư, dòng đầu tiên truyền đạt 
thông tin gửi cho ai, người ta rất chú ý lựa chọn từ 
ngữ xưng hô phù hợp với đối tượng nhận thư và viết 
từ đầu dòng, thể hiện sự trân trọng. Vì vậy, cần căn 
cứ vào ngữ cảnh cụ thể để chuyển dịch sang tiếng 
Việt mới có thể đạt được sự biểu đạt tương ứng. Ví 
dụ, lời mở đầu thư mời của vị lãnh đạo một trường 
đại học Trung Quốc gửi lãnh đạo một trường Đại học 
Việt Nam có viết: 河内大学校长先生. Hay như trong 
thư của người con gửi cho bố, mở đầu bằng hai chữ 
爸爸!Cách biểu đạt tương ứng trong tiếng Việt 
lần lượt phải là “Kính gửi Ông hiệu trưởng Trường Đại 
học Hà Nội” và “Bố kính mến!” hoặc “Thưa bố!”. Trong 
xưng hô giữa hai mẹ con, khi người con cất tiếng nói: 
“妈,我回来了!”, ta cần căn cứ vào ngữ cảnh mới 
có thể đưa ra cách biểu đạt hoàn toàn tương ứng 
trong tiếng Việt. Chẳng hạn, nếu người con là nàng 
dâu mới về nhà chồng thì cách biểu đạt tương ứng 
trong tiếng Việt là “Thưa mẹ! Con đã về ạ.” Còn như 
khi tình cảm giữa nàng dâu và mẹ chồng đã trở nên 
thân thiết thì cách biểu đạt tương ứng là “Mẹ ơi con 
đã về.” Hơn ai hết, người Việt Nam học tiếng Hán cần 
nắm được những điểm khác biệt này giữa hai ngôn 
ngữ mới có thể chuyển dịch hoặc lựa chọn cách biểu 
đạt phù hợp với thói quen của người bản ngữ và đạt 
được hiệu quả cao trong giao tiếp.
4. KẾT LUẬN 
Từ những phân tích trên đây, có thể thấy, tỉnh lược 
là hiện tượng ngôn ngữ được sử dụng trong cả khẩu 
ngữ và bút ngữ. Trong các cuộc thoại trực tiếp, do 
sự hiện diện của đôi bên tham gia giao tiếp, người 
nói và người nghe sẽ có thể căn cứ vào các nhân tố 
chủ quan và khách quan của ngữ cảnh giao tiếp cụ 
thể để xác định thành phần được tỉnh lược mà chủ 
yếu là từ xưng hô bao gồm cả tự xưng là chủ thể của 
phát ngôn và đối xưng là khách thể nhận ngôn. Do 

File đính kèm:

  • pdfhien_tuong_tinh_luoc_trong_giao_tiep_tieng_han_va_tieng_viet.pdf