Hiện trạng và vai trò của chứng nhận Vietgap trong nuôi tôm: Nghiên cứu trường hợp nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam

Tóm tắt – Nghiên cứu được thực hiện từ

tháng 2 đến tháng 5/2019 thông qua phỏng

vấn 105 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm

canh theo chứng nhận VietGAP tại tỉnh Sóc

Trăng. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng

và hiệu quả thực hành chứng nhận trong

quản lí dịch bệnh và chất lượng tôm nuôi.

Tiêu chuẩn VietGAP được khuyến khích áp

dụng từ năm 2013 và ngày càng mở rộng.

Nhờ thực hành tốt theo hướng dẫn của VietGAP như xây dựng ao lắng (94%), kiểm

dịch tôm giống 100%, mật độ thả nuôi phù

hợp (40 con/m2), quản lí nước bằng bộ công

cụ (100%), không sử dụng chất cấm nên

dịch bệnh được hạn chế (40%), năng suất

đạt từ 2,7 đến 5,6 tấn/ha/vụ và lợi nhuận

đạt 179 triệu đồng/ha/vụ có bệnh và 324

triệu đồng/ha/vụ không có bệnh. 49% tôm

VietGAP được bán trực tiếp cho nhà máy

chế biến hoặc mạng lưới của họ, 98% lô

hàng xét nghiệm đạt chuẩn xuất khẩu và nhận

thêm từ hai đến năm nghìn đồng/kg. Như vậy,

tiêu chuẩn VietGAP có ý nghĩa quan trọng

trong cải thiện chất lượng tôm xuất khẩu.

1;2;3Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ

Tuy nhiên, tỉ lệ số hộ đạt được chứng nhận

còn thấp do người dân thiếu động lực kinh

tế trực tiếp (giá bán không chênh lệch giữa

tôm nuôi thông thường và tôm nuôi theo tiêu

chuẩn VietGAP) và những hỗ trợ về tài chính

bên ngoài

Hiện trạng và vai trò của chứng nhận Vietgap trong nuôi tôm: Nghiên cứu trường hợp nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam trang 1

Trang 1

Hiện trạng và vai trò của chứng nhận Vietgap trong nuôi tôm: Nghiên cứu trường hợp nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam trang 2

Trang 2

Hiện trạng và vai trò của chứng nhận Vietgap trong nuôi tôm: Nghiên cứu trường hợp nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam trang 3

Trang 3

Hiện trạng và vai trò của chứng nhận Vietgap trong nuôi tôm: Nghiên cứu trường hợp nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam trang 4

Trang 4

Hiện trạng và vai trò của chứng nhận Vietgap trong nuôi tôm: Nghiên cứu trường hợp nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam trang 5

Trang 5

Hiện trạng và vai trò của chứng nhận Vietgap trong nuôi tôm: Nghiên cứu trường hợp nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam trang 6

Trang 6

Hiện trạng và vai trò của chứng nhận Vietgap trong nuôi tôm: Nghiên cứu trường hợp nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam trang 7

Trang 7

Hiện trạng và vai trò của chứng nhận Vietgap trong nuôi tôm: Nghiên cứu trường hợp nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam trang 8

Trang 8

Hiện trạng và vai trò của chứng nhận Vietgap trong nuôi tôm: Nghiên cứu trường hợp nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam trang 9

Trang 9

Hiện trạng và vai trò của chứng nhận Vietgap trong nuôi tôm: Nghiên cứu trường hợp nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 22760
Bạn đang xem tài liệu "Hiện trạng và vai trò của chứng nhận Vietgap trong nuôi tôm: Nghiên cứu trường hợp nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng và vai trò của chứng nhận Vietgap trong nuôi tôm: Nghiên cứu trường hợp nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam

Hiện trạng và vai trò của chứng nhận Vietgap trong nuôi tôm: Nghiên cứu trường hợp nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam
 ghi chép nhật kí đầy đủ và kiểm toán
hằng tháng theo tiêu chuẩn VietGAP. Hệ số
chuyển hóa thức ăn (FCR) của mô hình nuôi
trung bình đã được ghi nhận là 1,11.
Phần lớn các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng
chỉ cấp nước chứ không thay nước (75%), tần
suất thay cấp nước trung bình là 12 ngày/lần.
Tần suất thay cấp nước tùy thuộc vào thời
gian nuôi, nếu tôm càng lớn thì tần suất thay
nước càng ngắn, từ sau hơn hai tháng nuôi,
nước được cấp thêm hầu như hằng ngày. Các
chỉ tiêu chất lượng nước như pH, kiềm, oxy
bão hòa, độ trong, nhiệt độ được kiểm soát
hằng ngày bằng việc sử dụng bộ công cụ
được tài trợ bởi chương trình khuyến khích
áp dụng VietGAP của Bộ NN&PTNT thông
qua các HTX. Mẫu nước tại một số điểm
kênh cấp của vùng nuôi cũng được các ngành
chức năng thu thập và mang đi xét nghiệm
các chỉ số thủy lí (nhiệt độ, độ mặn, độ trong,
độ kiềm, pH, DO) và thủy hóa (BOD5, NO2,
NO3, NH4, TAN, tổng vật chất lơ lửng TSS,
tổng N, tổng P, kim loại nặng và Chlo hữu
cơ, phiêu sinh động thực vật) từ hai đến bốn
lần mỗi tháng. Kết quả xét nghiệm mẫu nước
được cơ quan chức năng thông báo rộng rãi
đến người nuôi thông qua ban quản lí HTX.
Dịch bệnh phát sinh trên 40% số hộ nuôi
trong vụ vừa qua đã được ghi nhận. Các
loại bệnh phát sinh phổ biến nhất là đỏ thân
đốm trắng (21,3%) và hoại tử gan, thận tụy
(18,3%). Các loại bệnh khác như còi, đường
ruột, EMS, phân trắng xảy ra trên 2,1% đến
8,9% tổng số hộ. Một khi dịch bệnh xảy
ra, người nuôi có xu hướng thu hoạch ngay
(35%) nếu tôm đã đạt được kích cỡ thương
phẩm (<200 con/kg). Nếu bệnh xảy ra ở giai
đoạn sớm (trong tháng đầu thả nuôi), 30%
hộ nuôi sử dụng thuốc để trị, tất cả các loại
thuốc đều nằm trong danh mục cho phép và
không có hộ nào sử dụng kháng sinh để trị
103
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 37, THÁNG 3 NĂM 2020 NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN
Bảng 2: Một số chỉ tiêu kĩ thuật chính trong mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
Thông tin Đơn vị tính Trung bình±ĐLC Giá trị nhỏ nhất (Min) Giá trị lớn nhất (Max)
Diện tích nuôi tôm m2 6.450±3.204 1.500 24.000
Số ao nuôi ao 2,53±1,7 1 7
Diện tích trung bình ao m2/ao 2,468±1,082 1.000 6.250
Độ sâu mực nước m 1,18±0,13 0,7 2
Mật độ thả giống con/m2 40±12,8 20 80
Kích cỡ con giống PL 12 10 15
FCR 1,4±0,26 0,8 1,5
Tần suất thay nước ngày/lần 12,5±10,1 1 30
Năng suất/vụ không có bệnh Tấn/vụ/ha 5,6±2,4 3,5 8,5
Năng suất/vụ có bệnh Tấn/vụ/ha 2,7±1,2 0 4,3
Kích cỡ thu hoạch (con/kg) 79±12 40 200
(Nguồn: Số liệu khảo sát, 2019)
bệnh. Nếu việc sử dụng thuốc trị không mang
lại hiệu quả, 35% số hộ sẽ loại bỏ tôm nuôi
và xử lí lại ao nuôi để đầu tư cho vụ sau.
Hình 4: Tần suất các loại bệnh phát sinh trong
vụ vừa qua
(Nguồn: Số liệu khảo sát, 2019)
- Hiệu quả tài chính
Tổng chi phí cho nuôi tôm trung bình là
312,6 triệu đồng/ha/vụ. Trong đó, chi phí cố
định chiếm 6,9% tổng chi phí, chủ yếu là
khấu hao đào ao nuôi tôm/xây dựng công
trình nuôi tôm. Trong tổng cơ cấu chi phí
biến đổi, chi phí thức ăn chiếm tỉ lệ cao nhất,
với 56%; tiếp theo là chi phí thuốc/hóa chất,
chi phí con giống và chi phí nhiên liệu chiếm
từ 9% đến 12% trong tổng chi phí (Hình 5).
Dịch bệnh phát sinh có ảnh hưởng đáng kể
đến lợi nhuận của hộ do năng suất thu hoạch
Hình 5: Cơ cấu chi phí biến đổi trong nuôi
tôm thẻ
(Nguồn: Số liệu khảo sát, 2019)
giảm hơn một nửa. Khi phát sinh dịch bệnh ở
tôm trong giai đoạn sớm (tháng đầu sau khi
thả giống) hoặc bệnh đã chuyển biến nghiêm
trọng (đỏ thân đốm trắng, EMS, gan, thận,
tụy), rất nhiều hộ không thể thu hoạch tôm.
Điều này khiến các hộ bị thua lỗ (17%). Đối
với những hộ được xem là có vụ nuôi không
có phát sinh dịch bệnh trong vụ khảo sát,
sau khoảng 92±10,2 ngày, tôm đạt kích cỡ
trung bình là 79±12 con/kg và giá bán trung
bình là 111±21,1 nghìn đồng/kg. Hiệu quả
tài chính từ nuôi tôm thẻ chân trắng là khá
104
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 37, THÁNG 3 NĂM 2020 NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN
cao, đạt hơn 324 triệu đồng/ha/vụ. Đối với
những hộ nuôi có phát sinh dịch bệnh trong
quá trình nuôi, lợi nhuận giảm xuống còn
khoảng một nửa (Bảng 3). Gần 50% số hộ
nuôi bán tôm trực tiếp cho công ti chế biến
xuất khẩu thủy sản hoặc mạng lưới thương
lái thu gom cho nhà máy. Kết quả khảo sát
cho thấy, có 42,6% số hộ nuôi bán tôm cho
nhà máy chế biến có yêu cầu xét nghiệm,
trong đó, tỉ lệ xét nghiệm đạt yêu cầu là
98%. Khi tôm xét nghiệm đạt yêu cầu của
nhà máy chế biến, thông thường là các chỉ
tiêu về dư lượng kháng sinh và hàm lượng
chất gây nhiễm khác, giá tôm sẽ được cộng
thêm từ ba đến năm nghìn đồng/kg.
V. THẢO LUẬN
A. Đánh giá hiệu quả mô hình VietGAP
Từ kết quả phân tích ở trên, chúng ta có thể
thấy: việc nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP
có những kết quả đáng kể. Về mặt quản lí
dịch bệnh, tỉ lệ báo cáo dịch bệnh là 40%, tỉ
lệ này thấp hơn so với mô hình nuôi thông
thường tại tỉnh Bến Tre (62%) [4], trong khi
đó, tỉ lệ bệnh nguy hiểm phát sinh ở mức
thấp. Vào năm 2015, khi nông dân chưa nuôi
tôm theo chứng nhận VietGAP, tỉ lệ tôm mắc
các bệnh nguy hiểm như hội chứng gan, thận,
tụy cấp tính và đỏ thân đốm trắng được báo
cáo tương ứng trên 44% và 26% nông hộ
được khảo sát [10]. Các khâu thực hành nuôi
tôm phần lớn đều được thực hiện theo đúng
hướng dẫn của VietGAP. Đây là nguyên nhân
chính để hạn chế dịch bệnh, nhất là vấn đề
thả giống với mật độ thưa, có ao lắng và
quản lí môi trường nước chặt chẽ. Về mặt
cải thiện chất lượng sản phẩm, 100% các hộ
không sử dụng chất kháng sinh đã bị cấm.
Do đó, một khi tôm nuôi theo chứng nhận
VietGAP được xét nghiệm tại nhà máy chế
biến, tất cả các lô hàng xét nghiệm đều đạt
tiêu chuẩn xuất khẩu về mặt dư lượng kháng
sinh, chỉ có 2% lô hàng bị từ chối do không
đáp ứng yêu cầu xuất khẩu về chuẩn màu sắc
và mầm bệnh khác. Thêm vào đó, việc nuôi
tôm theo tiêu chuẩn VietGAP tạo điều kiện
thuận lợi cho nông dân bán trực tiếp cho nhà
máy chế biến hoặc mạng lưới thu mua của
công ti; giảm tác động của khâu trung gian.
Việc nuôi tôm theo chứng nhận VietGAP đòi
hỏi người nuôi tôm quy mô nhỏ hoạt động
trong các HTX/THT để đạt được chứng nhận
nhóm. Do đó, người nuôi quy mô nhỏ được
tổ chức và quản lí tốt hơn. Hơn nữa, các
HTX/THT cũng phát huy vai trò quan trọng
trong việc tổ chức tập huấn, tuyên truyền nuôi
tôm theo chứng nhận, hợp đồng cung cấp đầu
vào (giống, thức ăn) có chất lượng và giá ưu
đãi (10 – 20%), kêu gọi và thực hiện các
chương trình tài trợ (chi phí chứng nhận, bộ
dụng cụ quản lí môi trường, dịch vụ kiểm tra
chất lượng nước và thổ nhưỡng vùng nuôi).
Xét về mặt hiệu quả tài chính, chúng ta cần
hiểu rằng mục tiêu của VietGAP không phải
là mang lại hiệu quả về mặt tài chính một
cách trực tiếp cho người nuôi, hơn nữa, việc
VietGAP là một chứng nhận quốc gia, không
được công nhận trên thị trường quốc tế đã
làm cho người tiêu dùng quốc tế không sẵn
sàng chi trả thêm một cách chính thức cho
sản phẩm tôm VietGAP. Tuy nhiên, việc 98%
hộ nuôi tôm theo VietGAP đạt được các chỉ
tiêu xét nghiệm và nhận được giá tăng thêm
từ ba đến năm nghìn đồng/kg đã gián tiếp tạo
ra lợi ích kinh tế cho người nuôi. Thêm vào
đó, so với mô hình nuôi tôm thông thường
không theo VietGAP, thiệt hại do dịch bệnh
gây ra là 212 triệu đồng/ha/vụ, 47% số hộ
có bệnh bị thua lỗ [10], cao hơn nhiều so
với 144,8 triệu đồng/ha/vụ và 17% thua lỗ
khi nuôi theo VietGAP. Như vậy, việc ứng
dụng VietGAP giúp hạn chế dịch bệnh phát
sinh, từ đó giảm bớt mức thua lỗ do dịch
bệnh nghiêm trọng gây ra.
B. Định hướng phát triển tương lai
Ngành hàng tôm Việt Nam có triển vọng
phát triển rất lớn khi mà xuất khẩu tôm vẫn
là thị trường tiêu thụ chủ yếu. Do đó, việc
nuôi tôm theo các chứng nhận nhằm cải thiện
chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu người
tiêu dùng quốc tế là một yêu cầu cần thiết.
105
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 37, THÁNG 3 NĂM 2020 NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN
Bảng 3: Một số chỉ tiêu hiệu quả tài chính của mô hình
Thông tin Đơn vị tính Trung bình±ĐLC Giá trị
nhỏ nhất (Min)
Giá trị
lớn nhất (Max)
Kích cỡ thu hoạch Con/kg 79±12 40 200
Giá bán trung bình Nghìn đồng/kg 111±21,1 45 150
Giá tăng thêm cho tôm xét nghiệm Nghìn đồng/kg 3,25±2,01 2 5,5
Lợi nhuận trung bình vụ không phát sinh
dịch bệnh
Nghìn đồng/ha/vụ 323.930±124.660 224.110 503.590
Lợi nhuận trung bình vụ nuôi có phát sinh
dịch bệnh
Nghìn đồng/ha/vụ 179.101±26.473 0 289.334
Tỉ lệ thua lỗ (mất trắng) % 17 - -
Mức thua lỗ Nghìn đồng/ha/vụ 93.165±25.455 500 127.870
(Nguồn: Số liệu khảo sát, 2019)
Nuôi tôm theo chứng nhận VietGAP không
mang lại lợi ích kinh tế một cách trực tiếp
cho người nuôi khi xem xét giá không chênh
lệch giữa tôm thông thường và tôm VietGAP.
Việc này dẫn đến người nuôi thiếu động lực
trong việc chấp hành hoàn toàn những hướng
dẫn của VietGAP cũng như hạn chế trong các
nỗ lực và hỗ trợ để đạt được chứng nhận,
đây cũng là nguyên do tỉ lệ HTX/THT được
trao chứng nhận VietGAP còn rất nhỏ. Tuy
nhiên, việc ứng dụng tiêu chuẩn VietGAP
trong tương lai rất có ý nghĩa trong việc
quản lí dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản
phẩm và tạo tiền đề để nâng cấp các chứng
nhận quốc tế như ASC hay GlobalGAP. Có
rất nhiều điểm tương đồng giữa VietGAP
và các chứng nhận quốc tế, hơn nữa, việc
áp dụng VietGAP đang nằm trong lộ trình
chuyển đổi dần sang các chứng nhận quốc
tế. Bộ NN&PTNT đã ban hành nhiều văn
bản, sổ tay và hướng dẫn nhằm chuyển đổi
VietGAP sang các chứng nhận quốc tế đặc
biệt là ASC [5], [6]. Nông dân bước đầu sẽ
được tổ chức vào các HTX/THT, được tập
huấn, làm quen và nâng cao năng lực sản
xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, sau khi đã đạt
được chứng nhận VietGAP hoặc 60% năng
lực người dân được cải thiện, các HTX/THT
sẽ được tiếp tục hỗ trợ để nâng cấp lên theo
tiêu chuẩn ASC (phỏng vấn KIP).
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
VietGAP là một chương trình quản lí
dịch bệnh và chất lượng khá hiệu quả cho
người nuôi. Tiêu chuẩn VietGAP đã được
địa phương khuyến khích từ năm 2013. Hiện
tại, hơn 30% diện tích và số hộ nuôi tôm
của tỉnh được tổ chức và quản lí hiệu quả
trong các HTX/THT. Một số điểm kiểm soát
được người nuôi thực hành khá tốt, đặc biệt
là việc xây dựng ao lắng với diện tích phù
hợp, các công trình phụ đạt chuẩn, tôm giống
được kiểm dịch và thả nuôi với mật độ thích
hợp, sử dụng thuốc hóa chất theo đúng hướng
dẫn và thực hiện ghi chép nhật kí đầy đủ.
Việc làm này giúp người nuôi hạn chế được
dịch bệnh phát sinh, nhất là những bệnh nguy
hiểm, từ đó, hạn chế thiệt hại kinh tế do dịch
bệnh gây ra. Việc sử dụng thuốc/hóa chất
theo đúng hướng dẫn của VietGAP, không sử
dụng kháng sinh, giúp cải thiện chất lượng
sản phẩm tôm rõ rệt, 98% lô hàng tôm xét
nghiệm đạt chuẩn xuất khẩu. Từ đó, nông
dân được nhận thêm từ hai đến năm nghìn
đồng/kg. Tuy nhiên, tỉ lệ HTX/THT đạt được
chứng nhận VietGAP còn khá thấp do nông
dân không có đủ động lực về mặt tài chính
để thực hiện cũng như thiếu các hỗ trợ cho
chi phí kiểm toán. Như vậy, dù không mang
lại lợi ích kinh tế một cách trực tiếp, việc
nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP vẫn có ý
106
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 37, THÁNG 3 NĂM 2020 NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN
nghĩa quan trọng trong kiểm soát dịch bệnh,
cải thiện chất lượng sản phẩm xuất khẩu, tổ
chức sản xuất tốt hơn cho nông hộ quy mô
nhỏ dưới hình thức HTX/THT và nâng cao
năng lực sản xuất, tạo tiền đề nâng cấp chứng
nhận quốc tế ASC.
Để làm được điều này, nông dân nuôi tôm
quy mô nhỏ cần được tái cơ cấu tổ chức
kinh tế tập thể bằng cách khuyến khích, tuyên
truyền và vận động nông dân tham gia vào
các HTX/THT. Các HTX/THT cần nâng cao
năng lực quản lí và phát huy vai trò của
mình. Các HTX/THT cần kết hợp với các
cơ quan chuyên ngành liên quan tổ chức tập
huấn và khuyến khích ứng dụng VietGAP.
Các ngành chức năng cần đẩy mạnh kêu gọi
tài trợ, hỗ trợ từ các dự án, chương trình quốc
gia và quốc tế trong việc đẩy mạnh ứng dụng
VietGAP, từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng,
nâng cao năng lực sản xuất và nhận thức
người dân, tiến tới nâng cấp nuôi tôm theo
các chứng nhận quốc tế.
VII. LỜI CẢM ƠN
Đề tài này được tài trợ bởi Dự án Nâng
cấp Trường Đại học Cần Thơ VN14-P6 bằng
nguồn vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cổng thông tin điện tử – Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn. Xuất khẩu tôm năm 2019
hướng mục tiêu đạt 4,2 tỷ USD. Truy cập từ:
https://www.mard.gov.vn/Pages/xuat-khau-tom-nam-
2019-huong-muc-tieu-dat-4-2-ty-usd.aspx [Ngày truy
cập 02/7/2019].
[2] Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản – VASEP.
Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam. Truy cập
từ: 
nganh.htm [Ngày truy cập 05/7/2019].
[3] Tổng cục Thống kê. Số liệu thống kê
Nông – Lâm – Thủy sản. Truy cập từ:
 [Ngày
truy cập 10/11/2019].
[4] Quyen Nguyen Thi Kim, Sano M, and Kuga M.
Current Situation of VietGAP system in White Leg
Shrimp (Litopenaeus vannamei) Intensive Farming:
Focus on disease control in the Mekong Delta. Jour-
nal of Regional Fisheries. 2019;59(3):146-156.
[5] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quyết định
số 1503/QĐ-BNN-TCTS ban hành tiêu chuẩn quốc
gia về thực hành nuôi trồng thủy sản tốt ở Việt Nam
(VietGAP). Hà Nội: Bộ NN&PTNN; 2011.
[6] Nabeshima K, Michida E, Vu Nguyen Hoang, Suzuki
A. Emergence of Asian GAPs and its relationship to
Global G.A.P. IDE Discussion Paper. 2015;507:1-34.
[7] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quyết định
số 4835/QĐ-BNN-TCTS ban hành hướng dẫn áp dụng
VietGAP đối với nuôi thương phẩm tôm chân trắng
(P.vannamei), tôm sú (P.monodon). Hà Nội: Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. 24/11/2015.
[8] Ha Tran Thi Thanh, Bush R S, Dijk V H. The cluster
panacea: questioning the role of cooperative shrimp
aquaculture in Vietnam. Aquaculture. 2013;388-391:
89-98.
[9] FAO. Cooperatives in small-scale fisheries: enabling
successes through community empowerment. Interna-
tional year of cooperatives issue brief series. Thai-
land: Bankok; 2012.
[10] Nguyễn Thị Kim Quyên, Huỳnh Văn Hiền và Lê Thị
Ngọc Anh. Tác động về mặt tài chính và dự đoán khả
năng xuất hiện dịch bệnh của mô hình nuôi tôm thẻ
chân trắng thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa
học Đại học Cần Thơ. 2017;52(Phần B):103-112.
[11] Huỳnh Văn Hiền, Đặng Thị Phượng, Nguyễn Thị Kim
Quyên, Lê Nguyễn Đoan Khôi, và Nobuyuki Yagi. So
sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình nuôi thâm canh
tôm thẻ chân trắng thông thường và VietGAP ở Sóc
Trăng. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông Nghiệp
Việt Nam. 2020;1(110):97-102.
[12] Chi cục Thủy Sản tỉnh Sóc Trăng. Báo cáo tổng kết
tình hình thủy sản năm 2018 và phương hướng nhiệm
vụ năm 2019. Báo cáo tổng kết hàng năm 2019. Sóc
Trăng: Chi cục Thủy sản.
[13] Khang Pham Van. Shrimp Production in the Ben
Tre province, Vietnam [Master thesis]. Norway: The
University of Tromso; 2008.
[14] Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải. Giáo trình
Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác [Tài liệu
giảng dạy]. Trường Đại học Cần Thơ; 2004.
[15] AA1. Aquaculture Management Practices in Shrimp
Farming. Authority News. 2002;1(2):21-24.
107

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_va_vai_tro_cua_chung_nhan_vietgap_trong_nuoi_tom.pdf