Giáo trình Thực hành nguội cơ bản - Nghề: Cắt gọn kim loại

MỤC TIÊU

- Mô tả được công dụng và các kiểu ê tô

- Trình bày đầy đủ, đúng trình tự, nội dung và yêu cầu kỹ thuật của các bước khi

sử dụng ê tô.

- Hình thành được kỹ năng sử dụng ê tô hổ trợ cho công việc sửa chữa cơ khí thuộc

phạm vi nghề Công nghệ ô tô.

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong Thực hành Nguội cơ bản.

NỘI DUNG

1. Trình tự các bước sử dụng ê tô

1.1. Đứng ở vị trí thích hợp

Đặt chân phải trên đường tâm của ê tô, đứng thẳng người sao cho tay phải khi duỗi

thẳng có thể chạm vào má kẹp của ê tô

1.2. Mở má kẹp của ê tô

- Nắm chặt đầu dưới của tay quay bằng tay phải và quay ngược chiều kim đồng hồ.

- Mở má kẹp của ê tô một khoảng rộng hơn vật kẹp.

Hình 1.2. Mở má kẹp ê tô

1.3. Kẹp chặt vật

1- Cầm vật kẹp bằng tay trái rồi đặt vào giữa hai má kẹp sao cho vật kẹp nằm trên

mặt phẳng nằm ngang và cao hơn má kẹp khoảng 10 mm

- Quay tay quay theo chiều kim đồng hồ bằng tay phải để kẹp vật kẹp lại

- Kiểm tra, hiệu chỉnh cho vật kẹp ở đúng vị trí sau đó dùng cả hai tay quay tay

quay để kẹp lại vật

Hình 1.3. Kẹp vật gia công

1.4. Tháo vật kẹp

- Cầm tay quay bằng cả hai tay rồi quay từ từ nới lỏng má kẹp ra một chút sao cho

vật kẹp không bị rơi

- Cầm vật kẹp bằng tay trái

- Nắm chặt đầu tay quay bằng tay phải rồi quay theo chiều ngược chiều kim đồng

hồ

- Đặt vật lên bàn làm việc

Giáo trình Thực hành nguội cơ bản - Nghề: Cắt gọn kim loại trang 1

Trang 1

Giáo trình Thực hành nguội cơ bản - Nghề: Cắt gọn kim loại trang 2

Trang 2

Giáo trình Thực hành nguội cơ bản - Nghề: Cắt gọn kim loại trang 3

Trang 3

Giáo trình Thực hành nguội cơ bản - Nghề: Cắt gọn kim loại trang 4

Trang 4

Giáo trình Thực hành nguội cơ bản - Nghề: Cắt gọn kim loại trang 5

Trang 5

Giáo trình Thực hành nguội cơ bản - Nghề: Cắt gọn kim loại trang 6

Trang 6

Giáo trình Thực hành nguội cơ bản - Nghề: Cắt gọn kim loại trang 7

Trang 7

Giáo trình Thực hành nguội cơ bản - Nghề: Cắt gọn kim loại trang 8

Trang 8

Giáo trình Thực hành nguội cơ bản - Nghề: Cắt gọn kim loại trang 9

Trang 9

Giáo trình Thực hành nguội cơ bản - Nghề: Cắt gọn kim loại trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 70 trang xuanhieu 8100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thực hành nguội cơ bản - Nghề: Cắt gọn kim loại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thực hành nguội cơ bản - Nghề: Cắt gọn kim loại

Giáo trình Thực hành nguội cơ bản - Nghề: Cắt gọn kim loại
ó nhằm gia công lại các chi tiết do máy tiện hoặc phay bào hoặc dũa gọt ra, để 
tăng cường thêm độ chính xác về hình dạng, kích thước và độ bóng bề mặt, tăng thêm bề 
mặt tiếp xúc giữa các chi tiết lắp ghép vơi nhau 
2. Dụng cụ 
2.1. Dụng cụ để cạo : Thường gọi là mũi cạo 
Hình 2.1.1. Mũi cạo mặt phẳng 
Hình 2.1.2. Mũi cạo mặt cong 
56 
Hình 2.1.3. Mũi cạo tam giác 
2.2. Dụng cụ chuẩn và kiểm tra kết quả công tác cạo hay gọi là dụng cụ rà 
Hình 2.2.1. Bàn rà 
Hình 2.2.2. Thước rà thẳng 
2.3. Vật liệu dùng để giúp cho công tác phát hiện những điểm lồi lõm hay độ 
không bằng phẳng gọi là bột rà 
3. Kỹ thuật cạo rà 
3.1. Cạo sửa dạng răng thân khai 
Khi prôpin răng bị mòn thì ta phải cạo sửa, làm theo dạng răng thân khai. 
Trình tự : Vòng gang cấu tạo đặc biệt 2 theo chế độ lắp sít trượt vào vòng đường 
kính ngoài của bánh răng ( hay đỉnh răng) , chiều dày của vòng gang 12 -15mm và chiều 
rộng 20 -25mm. Trong rãnh 4 rộng 3mm, 2 kẹp dưỡng răng 3 bằng vít 5. 
Dưỡng được cấu tạo chính xác. Sửa xong tháo dưỡng lắp đảo 180o, tiến hành mài 
sửa prôpin làm việc. 
Tiếp đó dưỡng răng được di chuyển đi 1 bước vòng sao cho cạnh của dưỡng răng 
tựa vào một prôpin răng đã cạo. Cứ như vậy cho hết vòng 
57 
Hình 3.1.a. Sửa theo dưỡng răng hai prôphin 
làm việc và không làm việc của răng 
Hình 3.1.b. Sửa chữa các răng 
bị mòn theo dưỡng 
3.2 . Cạo trang trí ( cạo vân ) 
Là phương pháp cạo các bề mặt đã gia công tạo nên những vết được bố trí đều để 
hình thành trên bề mặt cạo các loại vân khác. Không dùng dụng cụ phẳng đề kiểm tra: 
Cạo vân trang trí còn có tác dụng chứa dầu và xác định khu vực bị mòn. Có thể dùng mũi 
cạo thường hoặc cạo cong 
Hình 3.2.a. Các dạng vân cơ bản khi cạo Hình 3.2.b. Dao cạo cong để cạo 
trang trí trang trí 
58 
BÀI 16 : UỐN, NẮN KIM LOẠI 
MỤC TIÊU 
- Chọn đúng dụng cụ uốn, nắn thích hợp cho từng công việc cụ thể 
- Uốn, nắn các loại thép có tiết diện tròn, rỗng thường dùng trong chế tạo ô tô 
theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn 
- Sử dụng và bảo quản dụng cụ thiết bị đúng kỹ thuật 
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong Thực hành Nguội cơ bản. 
NỘI DUNG 
1. Uốn kim loại 
1.1. Uốn thanh thép dẹt trong ê tô 
- Uốn thanh dẹt thàng vuông góc 
+ Có thể uốn nguội các thanh thép dẹt dày tới 7 mm hoạc thanh thép tròn đường 
kính 10 mm 
+ Vạc dấu chỗ uốn bằng mụi vạch 
+ Kẹp thanh dẹ vào ê tô sao cho đường vạch dấu ở phía trên mỏ cố định của ê tô và 
cao hơn mỏ 0,5 mm 
+ Đánh búa về phía mỏ cố định của ê tô để uốn thanh kim loại dẹt thành góc một 
vuông 
Chú ý : Không để lại các vết dập nứt trên chi tiết, khi cần dùng búa bằng kim loại 
mềm 
- Uốn thanh kim loại dẹt thành hình chữ U bằng khuôn uốn 
+ Vạch dấu thanh kim loại và uốn một đầu 
+ Vạch dấu chỗ uốn thứ hai 
+ Kẹp thanh kim loại đã uốn một đầu vào ê tô cùng với khuôn uốn 
+ Đánh búa phần thanh kim loại nhô lên khỏi khuôn uốn cho tới khi nó áp sát vào 
mặt khuôn uốn 
Chú ý : Trong sản xuất hang loạt chi tiết hình chữ U, người ta dung khuôn uốn có 
kích thước phù hợp với kích thước của chi tiết để không phải vạch dấu lần thứ hai 
1.2. Uốn bằng đồ gá uốn 
- Uốn thanh kim loại thành vòng tròn trong đồ gá uốn ( Hình 1.2. a ) 
+ Kẹp chặt đồ gá lên ê tô nguội 
+ Đặt một đầu của thanh kim loại vào khe hở của đồ gá giữa các chốt 
59 
+ Nếu đầu kia của thanh kim loại ngắn hoặc thanh có đường kính lớn thì người ta 
dùng đồ gá uốn có con lăn hoặc uốn bằng cách đập búa 
- Uốn thanh kim loại dẹp theo cạnh hẹp ( Hình 1.2. b ) 
+ Kẹp chặt đồ gá trên bàn uốn hoặc ê tô 
+ Bôi dầu vào con lăn và phần phía trên của phôi 
+ Đặt phôi vào rãnh của đồ gá, kẹp chặt phôi bằng vít tì 
+ Ấn hai tay vào đồn bẩy, con lăn di động sex uốn phôi theo góc cho trước 
+ Kiểm tra góc uốn bằng dưỡng 
Hình 1.2.1. Uốn kim loại 
a. Uốn băng kim loại b. Uốn băng kim loại theo một góc 
- Uốn thép hình theo các bán kính cong khác nhau trên máy uốn có 3 con lăn 
+ Kiểm tra máy : Bề mặt của các con lăn phải được mài bóng để tránh gây ra vết 
rách, xước trên phôi 
+ Điều chỉnh máy : Quay tay quay, định vị con lăn trên so với hai con lăn dưới sao 
cho phôi có thể đi qua tự do 
+ Đặt phôi giữa các con lăn sao cho phôi được ép bởi con lăn trên xuống hai con 
lăn dưới và cái kẹp 
+ Cho phôi di qua một số lần, cùng với việc ép dần dần con lăn trên cho tới khi đạt 
được bán kính uốn cần thiết 
+ Kiểm tra bán kính uốn bằng dưỡng 
60 
Hình 1.2.2. Uốn trên máy uốn 
2. Nắn kim loại 
2.1. Nắn thanh kim loại dẹt bị cong trên mặt phẳng 
- Bước 1 : 
Cầm thanh kim loại trên tay và kiểm tra độ cong của chi tiết bằng mắt hoặc theo 
khe hở giữa tấm kiểm hoặc thước và chi tiết cần nắn. Đánh dấu giới hạn của chỗ cong 
bằng phấn 
- Bước 2 : 
Đeo găng tay vào tay trái, tay phải cầm búa, tay trái cầm thanh cần nắn và đứng 
vào vị trí làm việc trước bàn nắn, tư thế khi đứng nắn phải thẳng, tự do và ổn định 
- Bước 3 : 
Đập búa từ biên vào giữa phần lồi cho tới khi băng kim loại tieeso xúc khít hoàn 
toàn với bàn gắn 
- Bước 4 : 
Kiểm tra độ chính xác, độ nắn thẳng theo bàn nắn bằng khe hở ánh sáng hoặc bằng 
căn lá, thước kiểm : cho phép sai lệch độ thẳng không lớn hơn 0,1 mm trên chiều dài 100 
mm. Trên các bề mặt được nắn thẳng không được có vết lõm và vết sây sát 
2.2. Nắn thẳng thanh kim loại bị cong theo cạnh 
Trình tự nắn theo các bước sau : 
- Xác định giới hạn độ cong bằng mắt và đánh dấu chúng bằng phấn 
- Đặt thanh kim loại bị cong trên mặt bàn nắn 
- Ấn băng kim loại xuống bàn nắn bằng tay trái, đập mũi búa theo toàn bộ chiều 
dài của băng, chuyển việc đập búa từ mép dưới lên mép trên 
- Đập búa mạnh ở mép dưới, càng lên phía trên đập búa nhẹ đi nhưng tần số đập 
tăng lên 
61 
- Việc nắn chỉ dừng lại khi mép trên và mép dưới của thanh kim loại trở nên thẳng. 
Sai lệch độ cho phép là 1 mm trên chiều dài 500 mm 
2.3. Nắn thanh kim loại bị xoắn ốc 
- Kẹp đầu phôi trong ê tô, còn đầu kia trong ê tô tay 
- Để tăng lực xoay, cần lắp đòn giữa các mỏ kẹp của ê tô tay 
- Quay đều đòn một góc nào đó để nắn thẳng 
- Nắn thẳng chi tiết lần cuối trên bàn nắn theo phương pháp trên 
- Kiểm tả việc nắn thẳng bằng mắt, bằng cách đặt phôi đã nắn thẳng trên tấm kiểm 
hoặc dùng căn lá 
- Nếu không có ê tô tay thì có thể tạo đòn nắn 
2.4. Nắm kim loại tấm 
- Bước 1: Đặt tấm kim loại trên bàn nắn, dùng thước xác định chỗ lồi. Đánh dấu 
giới hạn của chỗ lồi bằng phấn hoặc bút chì than 
- Bước 2 : Xác định lực đập búa tùy thuộc số lượng chỗ lồi và vị trí của các chỗ lồi. + 
Nếu phôi có một chỗ lồi nằm ở giữa tấm kim loại, cần đập búa từ mép tấm vào 
chỗ lồi 
+ Nếu trên kim loại có một số chỗ lồi, cần đập búa vào khoảng giữa các chỗ lồi, 
sau đó lần lượt nắn từng chỗ lồi một 
+ Nếu trên tấm kim loại có các chỗ lồi ở ngoài mép ( độ gợn sóng ) cần đập búa từ 
giữa ra ngoài mép 
- Bước 3 : Sauk hi đã khắc phục được độ sóng, cần lật lại tấm kim loại và đập nhẹ 
nhàng bằng búa để hồi phục độ thẳng của tấm. Đặt tấm kim loại trên bàn nắn, tay trái giữ 
tấm kim loại, tay phải đập búa theo sơ đồ đã chọn. Búa được đập với tần số tương đối 
nhanh nhưng lực đập nhỏ, càng gần tới giới hạn chỗ lồi, tần số đập búa càng nhanh và lực 
đập càng yếu hơn. 
2.5. Thực hành nắn thẳng chi tiết đá qua tôi 
- Đặt băng kim loại trên đe, phần lồi hướng xuống dưới. 
- Đập bằng búa nắn thẳng có đầu nhọn với lực đập không mạnh nhưng tần số 
tương đối nhanh từ giữa thanh kim loại chuyển dần ra các mép theo trình tự được chỉ dẫn 
bằng các chữ số. 
- Tay trái chuyển sang cầm đầu thứ hai của thanh để nắn thẳng đầu còn 
lại - Kiểm tra độ thẳng trên tấm kiểm theo khe hở ánh sáng 
2.6. Nắn thẳng thép góc đã tôi 
- Đặt ke vuông đã tôi trên bàn nắn 
- Nếu ke vuông có góc nhỏ hơn 90º nên đập búa vào đỉnh của góc trong 
- Nếu góc lớn hơn 90º nên đập búa vào đỉnh của góc ngoài 
- Cần đập búa vào cả hai mặt của ke góc để đảm bảo độ phẳng của nó 
- Kết quả nắn phải đảm bảo sao cho các cạnh của ke vuông có hình dạng đứng và 
góc trong cũng như góc ngoài đều bằng 90º. 
62 
BÀI 17 : GÒ KIM LOẠI 
MỤC TIÊU 
- Trình bày được phương pháp gò các chi tiết bằng tôn mỏng dưới 2mm 
- Gò được các chi tiết nhỏ đơn giản bằng tôn mỏng 
- Thực hiện được một số công việc đơn giản liên quan gò kim loại thường 
gặp trong phạm vi nghề Công nghệ ô tô. 
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong Thực hành Nguội cơ bản. 
NỘI DUNG 
1. Khái niệm 
Gò kim loại là phương pháp dùng ngoại lực tác dụng thông qua các dụng cụ gò 
làm cho kim loại biến dạng và tạo thành sản phẩm theo yêu cầu. 
2. Đặc điểm chính về cơ, lý tính của thép, đồng, 
nhôm 2.1 Đặc điểm của gò chun 
- Gò chun so với ghé mối tiết kiệm được vật liệu, đảm bảo được hình, kích thước, 
hình thức đẹp đáp ứng được yêu cầu sản xuất 
- Gò chun thường bị biến cứng bề mặt do ngoại lực tác dụng, vì vậy qua mỗi lần 
chun phải ủ non 
- Sản phẩm chun xong có thành dày hơn đáy 
- Muốn tạo ra sản phẩm nhanh phải biết kết hợp đồng thời giữa chun và thúc 
- Trong quá trình chun, kim loại dễ bị gấp nên cần chú ý không để kim loại bị gấp 
bởi vì đã gấp là sẽ dẫn đến nứt 
2.2. Đặc điểm của gò thúc 
- Khi thúc, kim loại bị dãn ra nên chiều dày sẽ mỏng, nhất là gần tâm dễ gây ra 
rách, nứt vì vậy khi thúc đánh búa phải đều tay đánh đều từ ngoài vào trong không tập 
trung đánh vào một chỗ 
- Khi thúc do đánh búa nhiều bề mặt ma sát sẽ bị biến cứng do đó phải ủ non 
- Muốn sản phẩm hình thành nhanh phải kết hợp cả chun và thúc 
3. Dụng cụ để gò 
̣ 
- Đe trụ, búa nguội, đục cùn 
- Dụng cụ lên múi: kẹp dụng cụ lên múi lên ê tô. 
- Lò rèn để ủ non 
63 
- Dưỡng để kiểm tra 
- Thước, ê ke 900, đài vạch,... 
- Búa nguội đầu chỏm cầu hoặc búa quả găng 
- Đe kê nền đất mịn, cát mịn, đe có lỗ hoặc đưa lên đe gỗ có phần lõm để thúc. 
- Dụng cụ đo, thước lá, com pa 
- Kéo tay 
- Dưỡng kiểm tra theo bán kính cần thúc 
- Mặt bằng và điều kiện làm việc 
4. Kỹ thuật gò 
̣ 
4.1. Kỹ thuật gò chun. 
- Đánh mớm: đưa lên đầu đe trụ, dùng đầu búa nguội đánh mớm phần giao giữa 
đáy và phần cần chun. 
- Lên múi: sử dụng dụng cụ lên múi, dùng đầu búa nguội tạo múi sao cho chiều 
cao của múi 2/3 chiều rộng chân múi, múi nọ kế tiếp múi kia cho hết chu vi đường tròn 
đã chia thành 16 phần gồm 8 múi lên và 8 múi xuống. 
- Tiến hành chun: đưa lên đầu đe trụ cho phần múi lên trên dùng đầu búa nguội 
chun từ dưới lên trên, chun dồn kim loại, vừa chun vừa xoay dần dần, chun dần theo 
đường xoắn ốc vòng dần cho hết đường tạo múi. 
Dùng mỏ búa đánh dồn 2 bên sườn múi sau đó dồn lên trên, cứ như thế cho hết chu 
vi. 
Tiếp tục lại tạo múi xong lại phá múi, chú ý múi trước lên thì lần 2 cho múi đó 
xuống, lần 3, lần 4 tiếp tục thay đổi lần lên múi. Tiếp tục lên múi và phá múi khoảng 4 lần 
thì kim loại sẽ được dựng đứng. 
Chú ý: Qua mỗi lần phá múi phải đưa sản phẩm vào lò để ủ non, chú ý hơ trên 
ngọn lửa lò rèn tránh hiện tượng kim loại bị cháy. 
- Là nhẵn: Lần chun cuối cùng phải đạt được miệng nhỏ hơn đáy, sau đó úp vào 
đầu đe trụ tiến hành dùng búa đầu nhẵn để là nhẵn vết chun, vừa đánh búa vừa xoay chi 
tiết vừa kết hợp dùng ê ke 900 kiểm tra đường sinh vuông góc với đáy, khi nào đảm bảo 
độ vuông góc đều thì thôi. 
- Đặt lên bàn máp dùng đài vạch, vạch lấy kích thước chiều cao sản phẩm, cắt sửa, 
gò nắn, hiệu chỉnh lần cuối là đạt yêu cầu. 
4.2. Kỹ thuật gò thúc. 
4.2.1. Tính toán phôi và cắt phôi 
- Tính toán phôi 
- Cắt phôi 
4.2.2. Phương pháp thúc 
64 
Chặn phần thúc. Thúc từ ngoài vào trên nền cát. Thúc từ ngoài vào trên khuôn 
Hình 4.2.1: Hình vẽ minh hoạ phương pháp gò thúc. 
- Dùng đục cùn chặn phần danh giới giữa phần thúc và phần không thúc, nếu thúc 
hình bán cầu không có hình vành khăn thì tiến hành thúc từ ngoài vào trong không cần 
dùng đục chặn. 
- Đưa phôi lên đe thúc hoặc nền cát, ta dùng búa đầu tròn tiến hành thúc. 
- Đánh búa đều, nhát sau chồng lên ẳ của nhát đánh búa trước, vừa đánh búa vừa 
xoay hoặc đánh búa xoay theo hình xoắn ốc từ ngoài vào trong. 
- Trong quá trình thúc nếu kim loại bị gai cứng phải tiến hành ủ non 
- Trong quá trình thúc thường xuyên dùng dưỡng để kiểm tra bán kính cần thúc 
- Đối với vật thúc không có hình vành khăn, phần trên miệng phải kết hợp chun 
kim loại tức là kết hợp chun, thúc đồng thời mới hoàn thành sản phẩm. 
- Đối với vật thúc không phải hình bán cầu như tai xe, mình xe ta phải thúc theo 
đường thẳng nhưng nguyên lý vẫn lần lượt từ ngoài vào trong để chi tiết gia công nhanh 
chóng hoàn thành. 
- Những vật thúc có chiều dày lớn hơn 1,5 ta phải tiến hành nung nóng để thúc. 
5. Thực hành gò 
TT Nội dung Dụng cụ Hình vẽ minh họa Yêu cầu kỹ thuật 
 công việc thiết bị 
1 Khai triển Thước d Đảm bảo đúng bản 
 phôi, cắt phôi vạch dấu, vẽ. vạch dấu rõ 
 kéo a b d ràng 
s
h 
1 
2 Tiến hành Búa, - Đánh búa đều tay, 
 thúc chun dưỡng, đe lực tác động đều, 
 dùng dưỡng kiểm 
 tra thường xuyên 
 65 
3 Kiểm tra Dưỡng - hình dạng đều, bề 
 đánh giá mặt nhẵn bóng. 
h
 B 
6. Các dạng sai hỏng và cách khắc phục 
6.1. Các dạng sai hỏng và cách khắc phục khi gò chun: 
- Kim loại chỗ lên múi (phần cuối múi chun) hay bị gấp dẫn tới nứt: 
+ Nguyên nhân: Do lên múi quá cao hoặc đánh búa không đều tay, kim loại đè gấp 
lên nhau. 
+ Đề phòng: Đánh búa đều tay, lên múi vừa phải 
- Sản phẩm chun bị lệch: 
+ Nguyên nhân: Chun không đều, phía chun nhiều, phía chun ít, lực đánh búa 
không đều, kim loại dồn nén không đều. 
+ Đề phòng: Đánh búa đều tay 
- Sản phẩm chun xong không đạt về hình dáng và kích thước: 
+ Nguyên nhân: Do gấp và nứt quá nhiều dẫn đến chiều cao phần chun không đảm 
bảo. 
+ Đề phòng: Cần chú ý khi phá múi không được để cho kim loại bị gập đè lên nhau 
bởi vì khi chun kim loại đã bị gập là nứt dẫn tới sản phẩm không đủ kích thước về chiều 
cao. 
6.2. Các dạng sai hỏng và cách khắc phục khi gò 
thúc. - Những hư hỏng thường gặp. 
+ Vật thúc bị rách, nứt 
+ Vật thúc bị cong vênh vặn vỏ đỗ 
+ Vật thúc không đảm bảo hình dáng, kích thước 
+ Vật thúc lồi, lõm không đều 
- Nguyên nhân. 
Đánh búa không đều tay, làm ẩu, thiếu tính tỷ mỉ, cẩn thận, dùng búa không nhẵn, 
đe kê không hợp lý, tính toán phôi liệu không chính xác. 
- Đề phòng: 
Làm tốt công tác chuẩn bị khi gò thúc như dụng cụ, thiết bị, điều kiện làm việc. 
66 
 Tài liệu tham khảo 
1. Ks. Trần Văn Hiệu – năm 2010– Giáo trình Kỹ thuật Nguội cơ bản – Nhà 
xuất bản Lao Động – Xã Hội. 
2. Nguyễn Văn Vận – năm 2000 – Giáo trình Thực hành cơ khí gia công nguội – 
Nhà xuất bản Giáo Dục 
67 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thuc_hanh_nguoi_co_ban.pdf