Giáo trình Soạn thảo văn bản (Mới)

1. Khái niệm, chức năng và vai trò của văn bản:

1.1. Khái niệm:

Ngay từ lúc xuất hiện loại ngƣời, con ngƣời đã có nhu cầu trao đổi thông tin, và từ khi

chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã, giai cấp xuất hiện, con ngƣời bắt đầu có nhu cầu ghi chép

những công việc cần thiết của cá nhân, gia đình hay cộng đồng nhƣ những thoả thuận về việc

trao đổi, mua bán. , cùng với sự phát triển của con ngƣời và tiến bộ của xã hội, nhu cầu trao

đổi thông tin và ghi chép ngày càng trở nên bức thiết và chữ viết đã xuất hiện, có chữ viết con

ngƣời đã tìm nhiều cách để lƣu lại thông tin nhƣ viết lên thẻ tre, vỏ cây hoặc lên nhiều loại vật

liệu khác nhau, văn bản xuất hiện. Nhƣ vậy có thể nói: Văn bản là phƣơng tiện ghi thông tin

trên 1 loại vật liệu nhất định, bằng một ngôn ngữ cụ thể, theo một phong cách nhất định

để truyền đạt trao đổi thông tin.

Ngay từ buổi sơ khai loài ngƣời đã sống quy tụ lại với nhau dƣới hình thức các cộng

đồng. Các hình thức cộng đồng của xã hội loài ngƣời phát triển không ngừng từ thấp lên cao

mà mục đích đầu tiên là liên kết với nhau để duy trì sự sinh tồn. Hoạt động cơ bản để duy trì

sự tồn tại của loài ngƣời, trƣớc hết, là lao động. Một ngƣời tự lao động thì tự điều khiển lấy

mình, nhƣng khi lao động mang tính cộng đồng hay tập thể thì phải có yếu tố quản lý. Trong

lịch sử nhân loại, quản lý đƣợc thực hiện không chỉ qua truyền khẩu mà còn thông qua

phƣơng tiện ngôn ngữ mà hình thức cao nhất là văn bản. Từ khi nhà nƣớc xuất hiện thì văn

bản đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ quản lý và điều hành xã hội. Lúc này văn bản thể hiện ý

chí và quyền lực của giai cấp thống trị. Do vậy, dù là sơ khai, nhà nƣớc cũng vẫn phải ghi lại

những hoạt động, truyền đạt các mệnh lệnh, liên hệ từ trên xuống dƣới hay yêu cầu báo cáo từ

dƣới lên trên hay giữa quốc gia này với quốc gia khác. Và tất cả những việc đó đều đƣợc thực

hiện thông qua phƣơng tiện chính là văn bản.

Với ý nghĩa đó văn bản là hình thức thể hiện và truyền đạt (bằng ngôn ngữ viết) ý

chí của cá nhân hay tổ chức tới các cá nhân hay tổ chức khác nhằm mục đích thông báo

hay đòi hỏi đối tượng tiếp nhận phải thực hiện những hành vi nhất định, đáp ứng yêu cầu

của người hay tổ chức soạn thảo.

- Khái niệm văn bản quản lý nhà nƣớc: Văn bản quản lý nhà nƣớc là những quyết định và

thông tin quản lý thành văn (đƣợc văn bản hoá) do các cơ quan quản lý nhà nƣớc ban hành

theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo thi hành

bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nƣớc

hoặc giữa các cơ quan nhà nƣớc với các tổ chức và công dân.

- Khái niệm về văn bản quản lý hành chính nhà nƣớc: Văn bản quản lý hành chính nhà

nƣớc là một bộ phận của văn bản quản lý nhà nƣớc, bao gồm những văn bản của các cơ quan6

nhà nƣớc (mà chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nƣớc) dùng để đƣa ra các quyết định và

chuyển tải các thông tin quản lý trong hoạt động chấp hành và điều hành. Các văn bản đặc thù

thuộc thẩm quyền lập pháp (văn bản luật, văn bản dƣới luật mang tính chất luật) hoặc thuộc

thẩm quyền tƣ pháp (cáo trạng, bản án, v.v.) không phải là văn bản quản lý hành chính nhà

nƣớc. Trong giáo trình này để thuận tiện trình bày văn bản quản lý hành chính nhà nƣớc sẽ

đƣợc gọi tắt là văn bản.

Giáo trình Soạn thảo văn bản (Mới) trang 1

Trang 1

Giáo trình Soạn thảo văn bản (Mới) trang 2

Trang 2

Giáo trình Soạn thảo văn bản (Mới) trang 3

Trang 3

Giáo trình Soạn thảo văn bản (Mới) trang 4

Trang 4

Giáo trình Soạn thảo văn bản (Mới) trang 5

Trang 5

Giáo trình Soạn thảo văn bản (Mới) trang 6

Trang 6

Giáo trình Soạn thảo văn bản (Mới) trang 7

Trang 7

Giáo trình Soạn thảo văn bản (Mới) trang 8

Trang 8

Giáo trình Soạn thảo văn bản (Mới) trang 9

Trang 9

Giáo trình Soạn thảo văn bản (Mới) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 68 trang xuanhieu 3000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Soạn thảo văn bản (Mới)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Soạn thảo văn bản (Mới)

Giáo trình Soạn thảo văn bản (Mới)
ng việc tạm thời có thời hạn dƣới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp 
đồng lao động bằng lời nói. 
c. Các loại HĐLĐ. 
 Tại Điều 22, Luật số: 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 sửa đổi năm 2012, có hiệu lực thi 
hành 1/5/2013 có quy định rõ các loại Hợp đồng lao động nhƣ sau: 
 Hợp đồng lao động phải đƣợc giao kết theo một trong các loại sau đây: 
 + Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hợp đồng lao động không xác định thời 
hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực 
của hợp đồng. 
 + Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp 
đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong 
khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. 
 + Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dƣới 12 
tháng: 
  Khi HĐLĐ xác định thời hạn và HĐLĐ theo mùa vụ, theo công việc hết hạn mà ngƣời 
lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết 
hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì 
HĐLĐ xác định thời hạn trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và HĐLĐ 
theo mùa vụ hoặc theo công việc trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn 
là 24 tháng. 
 58 
 Trƣờng hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì 
cũng chỉ đƣợc ký thêm 01 lần, sau đó nếu ngƣời lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết 
hợp đồng lao động không xác định thời hạn. 
  Không đƣợc giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất 
định có thời hạn dƣới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thƣờng xuyên từ 12 tháng 
trở lên, trừ trƣờng hợp phải tạm thời thay thế ngƣời lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ 
theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác. 
d. Cách thức giao kết HĐLĐ. 
 Tại Điều 16, Luật số: 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 sửa đổi năm 2012, có hiệu lực thi 
hành 1/5/2013 có quy về hình thức giao kết Hợp đồng lao động nhƣ sau: 
 “Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động 
 1. Hợp đồng lao động phải đƣợc giao kết bằng văn bản và đƣợc làm thành 02 bản, ngƣời 
lao động giữ 01 bản, ngƣời sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 2 
Điều này. 
 2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dƣới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp 
đồng lao động bằng lời nói.” 
2.3. Quy định về thực hiện HĐLĐ 
 Luật số: 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 sửa đổi năm 2012, có hiệu lực thi hành 1/5/2013 
quy định nhƣ sau: 
 “Điều 30. Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động 
 Công việc theo hợp đồng lao động phải do ngƣời lao động đã giao kết hợp đồng thực 
hiện. Địa điểm làm việc đƣợc thực hiện theo hợp đồng lao động hoặc theo thỏa thuận khác 
giữa hai bên. 
 Điều 31. Chuyển ngƣời lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động 
 1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn 
ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nƣớc hoặc do nhu cầu sản 
xuất, kinh doanh, ngƣời sử dụng lao động đƣợc quyền tạm thời chuyển ngƣời lao động làm 
công việc khác so với hợp đồng lao động, nhƣng không đƣợc quá 60 ngày làm việc cộng dồn 
trong một năm, trừ trƣờng hợp đƣợc sự đồng ý của ngƣời lao động. 
 2. Khi tạm thời chuyển ngƣời lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, 
ngƣời sử dụng lao động phải báo cho ngƣời lao động biết trƣớc ít nhất 03 ngày làm việc, 
thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của 
ngƣời lao động. 
 3. Ngƣời lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này đƣợc trả lƣơng theo 
công việc mới; nếu tiền lƣơng của công việc mới thấp hơn tiền lƣơng công việc cũ thì đƣợc 
 59 
giữ nguyên mức tiền lƣơng cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lƣơng theo công việc 
mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lƣơng công việc cũ nhƣng không thấp hơn mức lƣơng tối 
thiểu vùng do Chính phủ quy định. 
Điều 32. Các trƣờng hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động 
 1. Ngƣời lao động đi làm nghĩa vụ quân sự. 
 2. Ngƣời lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. 
 3. Ngƣời lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đƣa vào trƣờng giáo 
dƣỡng, đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc. 
 4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này. 
 5. Các trƣờng hợp khác do hai bên thoả thuận. 
Điều 33. Nhận lại ngƣời lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động 
 Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các 
trƣờng hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, ngƣời lao động phải có mặt tại nơi làm việc 
và ngƣời sử dụng lao động phải nhận ngƣời lao động trở lại làm việc, trừ trƣờng hợp hai bên 
có thỏa thuận khác. 
Điều 34. Ngƣời lao động làm việc không trọn thời gian 
 1. Ngƣời lao động làm việc không trọn thời gian là ngƣời lao động có thời gian làm việc 
ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thƣờng theo ngày hoặc theo tuần đƣợc quy định 
trong pháp luật về lao động, thỏa ƣớc lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ƣớc lao động tập 
thể ngành hoặc quy định của ngƣời sử dụng lao động. 
 2. Ngƣời lao động có thể thoả thuận với ngƣời sử dụng lao động làm việc không trọn 
thời gian khi giao kết hợp đồng lao động. 
 3. Ngƣời lao động làm việc không trọn thời gian đƣợc hƣởng lƣơng, các quyền và nghĩa 
vụ nhƣ ngƣời lao động làm việc trọn thời gian, quyền bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt 
đối xử, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.” 
2.4. Quy định về chấm dứt HĐLĐ 
 Luật số: 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 sửa đổi năm 2012, có hiệu lực thi hành 1/5/2013 
quy định nhƣ sau: 
“Điều 36. Các trƣờng hợp chấm dứt hợp đồng lao động 
 1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật 
này. 
 2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. 
 3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động. 
 4. Ngƣời lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hƣởng lƣơng 
 60 
hƣu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này. 
 5. Ngƣời lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp 
đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án. 
 6. Ngƣời lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là 
đã chết. 
 7. Ngƣời sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân 
sự, mất tích hoặc là đã chết; ngƣời sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt 
động. 
 8. Ngƣời lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật 
này. 
 9. Ngƣời lao động đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 
của Bộ luật này. 
 10. Ngƣời sử dụng lao động đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại 
Điều 38 của Bộ luật này; ngƣời sử dụng lao động cho ngƣời lao động thôi việc do thay đổi cơ 
cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp 
tác xã. 
Điều 37. Quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động của ngƣời lao động 
 1. Ngƣời lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao 
động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dƣới 12 tháng có quyền đơn 
phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động trƣớc thời hạn trong những trƣờng hợp sau đây: 
 a) Không đƣợc bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không đƣợc bảo đảm 
điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; 
 b) Không đƣợc trả lƣơng đầy đủ hoặc trả lƣơng không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong 
hợp đồng lao động; 
 c) Bị ngƣợc đãi, quấy rối tình dục, cƣỡng bức lao động; 
 d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng 
lao động; 
 đ) Đƣợc bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc đƣợc bổ nhiệm giữ chức 
vụ trong bộ máy nhà nƣớc; 
 e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 
có thẩm quyền; 
 g) Ngƣời lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với ngƣời làm việc 
theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tƣ thời hạn hợp đồng đối với ngƣời 
 61 
làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn 
dƣới 12 tháng mà khả năng lao động chƣa đƣợc hồi phục. 
 2. Khi đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, 
ngƣời lao động phải báo cho ngƣời sử dụng lao động biết trƣớc: 
 a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trƣờng hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 
1 Điều này; 
 b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc 
nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dƣới 12 
tháng đối với các trƣờng hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này; 
 c) Đối với trƣờng hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trƣớc cho 
ngƣời sử dụng lao động đƣợc thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này. 
 3. Ngƣời lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền 
đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động, nhƣng phải báo cho ngƣời sử dụng lao động biết 
trƣớc ít nhất 45 ngày, trừ trƣờng hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này. 
Điều 38. Quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động của ngƣời sử dụng lao động 
 1. Ngƣời sử dụng lao động có quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động trong 
những trƣờng hợp sau đây: 
 a) Ngƣời lao động thƣờng xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; 
 b) Ngƣời lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với ngƣời làm theo 
hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với ngƣời lao 
động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động 
đối với ngƣời làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có 
thời hạn dƣới 12 tháng mà khả năng lao động chƣa hồi phục. 
 Khi sức khỏe của ngƣời lao động bình phục, thì ngƣời lao động đƣợc xem xét để tiếp tục 
giao kết hợp đồng lao động; 
 c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp 
luật, mà ngƣời sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhƣng vẫn buộc phải thu 
hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc; 
 d) Ngƣời lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của 
Bộ luật này. 
 2. Khi đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động ngƣời sử dụng lao động phải báo cho 
ngƣời lao động biết trƣớc: 
 a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; 
 62 
 b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn; 
 c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trƣờng hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và 
đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dƣới 
12 tháng. 
Điều 39. Trƣờng hợp ngƣời sử dụng lao động không đƣợc thực hiện quyền đơn phƣơng 
chấm dứt hợp đồng lao động 
 1. Ngƣời lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều 
dƣỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trƣờng hợp quy 
định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này. 
 2. Ngƣời lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trƣờng hợp nghỉ khác 
đƣợc ngƣời sử dụng lao động đồng ý. 
 3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này. 
 4. Ngƣời lao động nghỉ việc hƣởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo 
hiểm xã hội. 
Điều 40. Huỷ bỏ việc đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động 
 Mỗi bên đều có quyền huỷ bỏ việc đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động trƣớc khi 
hết thời hạn báo trƣớc nhƣng phải thông báo bằng văn bản và phải đƣợc bên kia đồng ý. 
Điều 41. Đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật 
 Đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trƣờng hợp chấm dứt hợp 
đồng lao động không đúng quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Bộ luật này. 
Điều 42. Nghĩa vụ của ngƣời sử dụng lao động khi đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao 
động trái pháp luật 
 1. Phải nhận ngƣời lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải 
trả tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày ngƣời lao động không đƣợc 
làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lƣơng theo hợp đồng lao động. 
 2. Trƣờng hợp ngƣời lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi 
thƣờng quy định tại khoản 1 Điều này ngƣời sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo 
quy định tại Điều 48 của Bộ luật này. 
 3. Trƣờng hợp ngƣời sử dụng lao động không muốn nhận lại ngƣời lao động và ngƣời 
lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thƣờng quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp 
thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thƣờng 
thêm nhƣng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lƣơng theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp 
đồng lao động. 
 4. Trƣờng hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà ngƣời 
lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thƣờng quy định tại khoản 1 Điều này, 
 63 
hai bên thƣơng lƣợng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. 
 5. Trƣờng hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trƣớc thì phải bồi thƣờng cho ngƣời lao 
động một khoản tiền tƣơng ứng với tiền lƣơng của ngƣời lao động trong những ngày không 
báo trƣớc. 
Điều 43. Nghĩa vụ của ngƣời lao động khi đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động trái 
pháp luật 
 1. Không đƣợc trợ cấp thôi việc và phải bồi thƣờng cho ngƣời sử dụng lao động nửa 
tháng tiền lƣơng theo hợp đồng lao động. 
 2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trƣớc thì phải bồi thƣờng cho ngƣời sử dụng 
lao động một khoản tiền tƣơng ứng với tiền lƣơng của ngƣời lao động trong những ngày 
không báo trƣớc. 
 Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho ngƣời sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của 
Bộ luật này.” 
 Câu hỏi kết thúc chƣơng IV 
1. Văn bản hợp đồng kinh tế là gì ? 
2. Văn bản hợp đồng lao động là gì ? 
3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện Hợp đồng kinh tế ? 
4. Quy định về thực hiện và chấm dứt Hợp đồng lao động ? 
 64 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Những vấn đề cơ bản về văn bản học- NXB Thống kê- Hà Nội 1998 
- Phƣơng pháp soạn thảo văn bản – NXB Thống kê – Hà Nội 1998 
- Hƣớng dẫn soạn thảo văn bản quản lý hành chính nhà nƣớc – NXB Thống kê – Hà 
Nội 2000 
- Hƣơng dẫn kỹ thuật soạn thảo văn bản – NXB Thống kê –Hà Nội 2001 
- Hợp đồng kinh tế và chế định tài phán trong kinh doanh – NXB Thống kê – Hà Nội 
2000 
- Kỹ thuật soạn thảo văn bản pháp qui – hành chính – NXB tp HCM – 1993 
- Mẫu soạn thảo các văn bản – NXB Thống kê – Hà Nội 2006 
- Pháp luật lao động – NXB chính trị quốc gia – 1999 
 65 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG 
 I 
 : Thụy An, Ba Vì, Hà Nội : (024) 33.863.050 
 : http:// gtvttw1.edu.vn : info@gtvttw1.edu.vn 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_soan_thao_van_ban_moi.pdf