Giáo trình Quy hoạch Lâm nghiệp - Phần 1

1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUY HOẠCH VÀ CÁC KHÁI NIỆM

CÓ LIÊN QUAN

1.1.1. Khái niệm về sự phát triển và phát triển bền vững

Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên

từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, cái mới

ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

Với khái niệm tổng quát trên, trong lĩnh vực kinh tế-xã hội, Raanan Weitz (1995) đã

đưa ra khái niệm cụ thể hơn là: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng

trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng

trong xã hội”.

“Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà

không làm tổn hại tới khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai”.

1.1.2. Chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển

1.1.2.1. Khái niệm về chiến lược

Có nhiều quan điểm đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược phát triển kinh

tế xã hội, nhưng về bản chất thì cơ bản là thống nhất với nhau, có thể đưa ra khái niệm về

chiến lược phát triển như sau:

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được hiểu đầy đủ là một hệ thống các phân

tích, đánh giá và lựa chọn thể hiện những quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu của một quá trình

phát triển mong muốn và sự nhất quán về con đường và các giải pháp cơ bản để thực hiện.

Như vậy, chức năng chính của chiến lược phát triển là sự lựa chọn định hướng và

cách đi tối ưu mang tính tổng thể trong một lộ trình phát triển dài hạn.

1.1.2.2. Khái niệm về quy hoạch

a. Khái niệm

Khái niệm về quy hoạch nói chung có thể được hiểu là những tư duy hiện tại về các

hoạt động trong tương lai, mà những hoạt động này mang tính logic, hệ thống, có liên quan

đến nhau, thiết lập nên một trật tự các hoạt động trong một không gian và thời gian nhất

định, dựa trên việc huy động các nguồn lực nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu xác 16

định, tạo nên sự phát triển của một ngành, một lĩnh vực, hoặc phát triển tổng thể kinh tế -

xã hội của một phạm vi, đơn vị lãnh thổ.

Luật Quy hoạch được Quốc hội thông qua năm 2017 đã đưa ra khái niệm về quy

hoạch và hoạt động quy hoạch như sau:

- Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc

phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường

trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu

phát triển bền vững cho thời kỳ xác định;

- Hoạt động quy hoạch bao gồm việc tổ chức lập, thẩm định, quyết định hoặc phê

duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch.

b. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch

Từ khái niệm về quy hoạch và các hoạt động quy hoạch, Luật Quy hoạch năm 2017

đưa ra các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch như sau:

1. Tuân theo quy định của Luật Quy hoạch, quy định khác của pháp luật có liên quan

và Điều ước Quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

2. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội bảo đảm kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; Bảo đảm quốc

phòng, an ninh; Bảo vệ môi trường;

3. Bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy

hoạch quốc gia;

4. Bảo đảm tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân;

Bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân,

trong đó lợi ích quốc gia là cao nhất; Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới;

5. Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo,

khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước; Bảo đảm tính khách quan,

công khai, minh bạch, tính bảo tồn;

6. Bảo đảm tính độc lập giữa cơ quan lập quy hoạch với Hội đồng thẩm định quy

hoạch;

7. Bảo đảm nguồn lực để thực hiện quy hoạch;

8. Bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, phân cấp, phân quyền hợp lý

giữa các cơ quan nhà nước.

Giáo trình Quy hoạch Lâm nghiệp - Phần 1 trang 1

Trang 1

Giáo trình Quy hoạch Lâm nghiệp - Phần 1 trang 2

Trang 2

Giáo trình Quy hoạch Lâm nghiệp - Phần 1 trang 3

Trang 3

Giáo trình Quy hoạch Lâm nghiệp - Phần 1 trang 4

Trang 4

Giáo trình Quy hoạch Lâm nghiệp - Phần 1 trang 5

Trang 5

Giáo trình Quy hoạch Lâm nghiệp - Phần 1 trang 6

Trang 6

Giáo trình Quy hoạch Lâm nghiệp - Phần 1 trang 7

Trang 7

Giáo trình Quy hoạch Lâm nghiệp - Phần 1 trang 8

Trang 8

Giáo trình Quy hoạch Lâm nghiệp - Phần 1 trang 9

Trang 9

Giáo trình Quy hoạch Lâm nghiệp - Phần 1 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 180 trang xuanhieu 800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quy hoạch Lâm nghiệp - Phần 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quy hoạch Lâm nghiệp - Phần 1

Giáo trình Quy hoạch Lâm nghiệp - Phần 1
 tuân thủ chính, nhỏ và lỗi quan sát là căn cứ quan trọng 
để đơn vị sửa chữa, khắc phục đáp ứng yêu cầu của bộ tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ 
quản lý rừng bền vững. Cụ thể FSC quy định: 
- Nếu chủ rừng mắc lỗi lớn thì họ sẽ đề nghị có hoạt động khắc phục chỉ trong vòng 3 
tháng rồi lại mời tổ chức chứng chỉ vào đánh giá lại, nếu các lỗi lớn này khắc phục được 
thì chứng chỉ không bị treo còn các lỗi lớn này không khắc phục được thì chứng chỉ sẽ bị 
treo cho đến khi lỗi được khắc phục và mời đánh giá lại. Đối với các lỗi nhỏ thì các hoạt 
động khắc phục chúng trong vòng một năm, đợt đánh giá năm sau sẽ vào đánh giá. 
- Nếu những lỗi nhỏ chủ rừng lại mắc lại (lặp đi lặp lại) thì lỗi nhỏ sẽ nâng thành lỗi 
lớn, cũng như lỗi quan sát nếu lỗi quan sát ngay từ đầu không sửa thì khi đánh giá ở năm 
sau sẽ nâng thành lỗi nhỏ. 
c. Đề xuất những nhận định đánh giá ban đầu 
- Thảo luận những nhận định chung ban đầu. 
- Làm sáng tỏ mọi vấn đề còn chưa rõ để thực hiện tiếp. 
- Quá trình giới thiệu các nhận định ban đầu này là một kiểm chứng thực tế về trình độ 
quản lý rừng của chủ rừng. Tất cả các điều kiện hiện thực và các khuyến nghị được Đoàn 
đề xuất sẽ có tính thực tế và khả thi nếu các hoạt động đánh giá được thực hiện tốt. 
5.4.5. Các hoạt động sau khi khảo sát ngoài hiện trƣờng 
5.4.5.1. Viết báo cáo đánh giá 
- Mẫu báo cáo: 
+ Trang bìa; 
+ Mục lục: Bao gồm cả các phụ lục, bảng biểu và đồ thị; 
+ Phần trình bày nội dung: 
1) Tóm tắt chung: Đặt vần đề, rừng và hệ thống quản lý, bối cảnh môi trường và kinh 
tế - xã hội, các sản phẩm được sản xuất ra và chuỗi hành trình của sản phẩm đó. 
2) Quá trình đánh giá: Thời điểm đánh giá, các thành viên của Đoàn TTĐGR, các tổ 
chức và các cá nhân cộng tác, phạm vi đánh giá và các tiêu chuẩn được sử dụng. 
 177 
3) Các kết quả, kết luận và khuyến nghị: Mục này trình bày nội dung thảo luận chung 
về các phát hiện và nhận định về trình độ quản lý rừng của chủ rừng và danh mục các điều 
kiện hiện thực và các khuyến nghị đề xuất để chủ rừng quan tâm thực hiện. 
4) Điểm số của các tiêu chí và nhận định: Phân tích chi tiết từng tiêu chí dẫn tới các 
kết luận hay nhận định; các điều kiện tiền đề, các điều kiện hiện thực hoặc các khuyến nghị 
và cuối cùng là điểm số của mỗi tiêu chí. 
5) Phần kết luận: Tổng số điểm cho lĩnh vực quản lý và các khuyến nghị của Đoàn 
TTĐGR. 
6) Các Phụ lục: Bao gồm hành trình đánh giá, danh sách các đối tượng được phỏng 
vấn, danh mục các văn bản được soát xét lại hoặc được tư vấn và có thể đưa các loại bản 
đồ và ảnh chụp vào phần Phụ lục. 
5.4.5.2. Tiến trình thực hiện báo cáo 
a. Cách thức thực hiện 
Viết báo cáo là nhiệm vụ của toàn Đoàn TTĐGR trong đó trưởng đoàn là người chịu 
trách nhiệm chính và phải đảm bảo đúng thời gian quy định. Do vậy, từng thành viên của 
Đoàn phải hoàn thành phần báo cáo riêng của mình đúng thời hạn, đảm bảo cho trưởng 
Đoàn có thời gian kịp tổng hợp và hoàn thành báo cáo chung đúng kế hoạch. 
Bản thảo báo cáo chung và các báo cáo chuyên đề được gửi tới Cơ quan CCR quốc 
gia (tổ chức cấp CCR) ngay sau khi Đoàn TTĐGR trở về. Cơ quan CCR quốc gia (tổ chức 
cấp CCR) sẽ tổ chức hội nghị thẩm định các báo cáo đó sau khi đã gửi các bản sao chép 
báo cáo cho một số chuyên gia thẩm định bình luận, phản biện bằng văn bản và Cơ quan 
CCR quốc gia (tổ chức cấp CCR) nhận lại đầy đủ các văn bản phản biện đó. Trên cơ sở kết 
quả của Hội nghị thẩm định và ý kiến phản hồi, giải trình của chủ rừng, Cơ quan CCR 
quốc gia (tổ chức cấp CCR) tổ chức biên tập lại bản thảo báo cáo thành Báo cáo chính thức 
để gửi cho chủ rừng. 
b. Giải quyết các bất đồng về nhận định và điểm số giữa các thành viên của Đoàn TTĐGR 
Đôi khi nảy sinh ra các bất đồng về một số nhận định đánh giá hoặc điểm số chấm 
cho các tiêu chí giữa các thành viên của Đoàn. Cần có cuộc thảo luận trong Đoàn do 
trưởng đoàn tổ chức để đạt được sự nhất trí. Song, nếu sự bất đồng vẫn tồn tại thì phải ghi 
rõ vào bản thảo Báo cáo để gửi ngay cho Cơ quan CCR quốc gia (tổ chức cấp CCR) xem 
xét, giải quyết. Cơ quan CCR quốc gia (tổ chức cấp CCR) sẽ làm việc trực tiếp với từng 
thành viên của Đoàn để có được sự nhất trí đối với vấn đề đang tranh cãi. Nếu vấn đề vẫn 
không thể giải quyết được ổn thỏa thì giao lại cho Trưởng đoàn làm việc thêm với chủ 
rừng để làm cho vấn đề được sáng tỏ hơn và đưa ra kết luận quyết định cuối cùng ghi vào 
bản thảo Báo cáo đánh giá. Cơ quan CCR quốc gia (tổ chức cấp CCR) phải đảm bảo rằng 
mọi vấn đề tranh cãi phải được giải quyết trước khi tổ chức Hội nghị thẩm định. 
5.5. QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG Ở VIỆT NAM 
5.5.1. Các hoạt động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng 
 178 
Năm 1998, hội thảo đầu tiên về quản lý rừng bền vững và CCR ở Việt Nam được tổ 
chức tại TP Hồ Chí Minh, tổ công tác quốc gia (NWG) về QLRBV và CCR được thành lập. 
Từ năm 1998 - 2005, NWG đã xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia 10 tiêu chuẩn, 56 
tiêu chí, 147 chỉ số trên cơ sở vận dụng bộ tiêu chuẩn của FSC vào điều kiện Việt Nam, 
được gọi là bộ PCI VN. Bộ PCI VN được sự đồng thuận của nhiều bên liên quan nhưng 
chưa được FSC phê duyệt và công nhận, sau đó từ 2006 - 2010 đã có thêm 4 dự thảo nữa 
được xây dựng, dự thảo cuối cùng là bộ tiêu chuẩn dự thảo 9c với 10 tiêu chuẩn, 56 tiêu 
chí và 161 chỉ số, đến đây NWG kết thúc công việc 
Năm 2006, Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (SFMI - Reseach 
Institute for Sustainable Forest Management and Forest Certification) được thành lập. 
Đây là tổ chức phi Chính phủ, trực thuộc Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam 
(VIFA). Chức năng nhiệm vụ chính của SFMI là Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công 
nghệ, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và năng lực quản lý rừng bền vững, hỗ trợ các chủ 
rừng thực hiện QLRBV và các thủ tục để được cấp CCR. 
Năm 2007: Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020 (QĐ số 
18/2018/QĐ-TTg ngày 05/02/2007) xác định rõ trong quan điểm phát triển lâm nghiệp: 
quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp. 
Ngày 3/11/2014, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thông tư số 
38/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn về phương án quản lý rừng bền vững, trong đó ban 
hành kèm theo bộ tiêu chuẩn QLRBV của Việt Nam với 10 tiêu chuẩn, 51 tiêu chí và 151 
chỉ số. 
Ngày 8 - 9/12/2014, Hội thảo đầu tiên giới thiệu về PEFC được tổ chức tại Hà Nội 
với sự tham gia của tổng thư ký PEFC và các bên liên quan. Sau đó, Bộ Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn chính thức giao cho Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS) 
làm đầu mối chính trong thực hiện xây dựng hệ thống cấp CCR quốc gia tiến đến quốc tế 
theo hệ thống PEFC và tổ chức thực hiện QLRBV và CCR tại Việt Nam. 
Năm 2015: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt kế hoạch hành động 
về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2015 - 2020 (QĐ số 21810/QĐ-
BNN-TCLN ngày 16/7/2015) với mục tiêu: Thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện QLRBV 
và CCR; đảm bảo sử dụng tài nguyên rừng bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, bảo 
tồn đa dạng sinh học. Đến năm 2020 có ít nhất 500.000 ha rừng sản xuất có phương án 
QLRBV được phê duyệt và được cấp chứng chỉ QLRBV, trong đó: rừng trồng 350.000 ha, 
rừng tự nhiên 150.000 ha. 
Năm 2017: Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 
2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (QĐ số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017). Luật 
Lâm nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2017 trong đó tại chương III có mục 3 
quy định về Quản lý rừng bền vững. 
 179 
Năm 2018: Đề án QLRBV và CCR được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (QĐ số 
1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018). 
Ngày 16/11/2018 Chính phủ đã ban hành nghị định số 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn 
thi hành Luật Lâm nghiệp năm 2017 trong đó có nội dung về quản lý rừng bền vững và 
chứng chỉ rừng. Cũng trong ngày 16/11/2018, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã 
có các thông tư số 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33 hướng dẫn chi tiết thực hiện một số nội dung 
cụ thể của Luật Lâm nghiệp, trong đó có thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT Quy định về 
quản lý rừng bền vững. Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững quốc gia ban hành kèm theo 
Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT bao gồm 07 nguyên tắc, 34 tiêu chí và 122 chỉ số. 
Từ năm 2015 - 2018, nhóm xây dựng Bộ tiêu chuẩn QLRBV quốc gia trên cơ sở phát 
triển và kết hợp hóa với bộ tiêu chuẩn QLRBV của FSC phiên bản 5.0 vào điều kiện Việt 
Nam (nhóm SDG) được thành lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục Lâm nghiệp. Kết 
quả đến cuối năm 2018 nhóm SDG đã hoàn thành bản dự thảo, đã trình FSC để quyết định 
phê duyệt chính thức. 
5.5.2. Các hệ thống chứng chỉ rừng ở Việt nam 
Chứng chỉ rừng ở Việt nam theo quy định hiện hành gồm có: 
- Chứng chỉ quản lý rừng bền vững do Việt Nam cấp: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền 
cấp CCR cho các chủ rừng đạt được các tiêu chuẩn, tiêu chí theo bộ tiêu chuẩn QLRBV 
quốc gia của Việt Nam; 
- Chứng chỉ quản lý rừng bền vững do tổ chức quốc tế cấp: Tổ chức quốc tế (hoặc tổ 
chức được ủy quyền) trực tiếp đánh giá và cấp CCR cho chủ rừng theo bộ tiêu chuẩn 
QLRBV của tổ chức quốc tế đó quy định; 
- Chứng chỉ quản lý rừng bền vững do Việt Nam hợp tác với quốc tế cấp: Việt Nam 
hợp tác với tổ chức quốc tế lựa chọn bộ tiêu chuẩn QLRBV, đánh giá và cấp CCR cho chủ 
rừng. 
5.5.3. Quy định về cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững 
1. Chủ rừng tự nguyện và tự quyết định lựa chọn loại chứng chỉ quản lý rừng bền 
vững và Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. 
2. Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững: 
a) Chủ rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững khi đáp ứng các điều kiện 
theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật Lâm nghiệp; 
b) Việc đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững thực hiện theo hướng dẫn của 
Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. 
Hoạt động của Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững thực hiện 
 180 
theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ 
quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. 
5.5.4. Kết quả cấp chứng chỉ rừng 
Tích cực thực hiện sự chỉ đạo của ngành Lâm nghiệp, với sự hỗ trợ của các tổ chức 
trong nước đặc biệt là Viện QLRBV và CCR (SFMI) và một số tổ chức quốc tế (FSC, 
PEFC, GFA, SGS, SA, BV...), kết quả đã đạt được: 
- Tới giữa năm 2018 Việt Nam đã có 35 chủ rừng, nhóm chủ rừng (Tổng Công ty 
Giấy, Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam, nhóm hộ) được cấp CCR với tổng diện tích là 
243.973 ha, trong đó có 157.817 ha rừng trồng và 86.156 ha rừng tự nhiên; 
- CCR đầu tiên là SGS-FM/CoC -002539 được cấp cho Công ty Lâm nghiệp Quy 
Nhơn - Bình Định năm 2006; 
- Các CCR còn lại được cấp từ năm 2010 đến nay đều là chứng chỉ FM/CoC, trong đó 
hầu hết do tổ chức GFA được FSC ủy quyền cấp, còn lại là một vài CCR của các tổ chức 
SGS, SA, BV được ủy quyền cấp. 
Bảng 5.3. Số liệu chứng chỉ rừng FSC Việt Nam đến 2018 
TT Tên chủ rừng Tỉnh Ngày cấp Mã chứng chỉ 
Diện tích (ha) 
Rừng 
TN 
Rừng 
trồng 
1 
Công ty Lâm nghiệp 
Quy Nhơn 
Bình 
Định 
15/03/06 
SGS-FM/COC-
002539 
9.763 
2 Nhóm Hộ Quảng Trị 
Quảng 
Trị 
17/09/10 
GFA-FM/COC-
002136 
1.392 
3 
Tổng Công ty Giấy Việt Nam 
(Vĩnh Hảo, Hàm Yên, Tân 
Phong, Thanh Hóa, Sông Thao, 
Yên Lập, Cầu Hàm, Tam 
Thắng, Xuân Đài, 
Đoan Hùng) 
Phú Thọ 
và các 
tỉnh 
05/10/10 
GFA-FM/COC-
002774 
19.370 
4 Công ty Lâm nghiệp Bến Hải 
Quảng 
Trị 
23/11/11 
GFA-FM/COC-
002265 
8.559 
5 
Công ty Lâm sản xuất khẩu cổ 
phần Quảng Nam 
Quảng 
Nam 
18/09/12 
SA-FM/COC-
003751 
1.587 
6 
Dự án Phát triển ngành 
Lâm nghiệp 
Thừa 
Thiên 
Huế 
04/11/12 
GFA-FM/COC-
002435 
661 
7 Công ty TNHN Bình Nam 
Bình 
Định 
10/01/13 
SGS-FM/COC-
009702 
2.969 
8 
Tổng Công ty Lâm nghiệp VN 
(Ba Tơ, Hòa Bình, 
Gia Lai, La Ngà) 
Các tỉnh 06/09/13 
SA-FM/COC-
004168 
32.622 
 181 
TT Tên chủ rừng Tỉnh Ngày cấp Mã chứng chỉ 
Diện tích (ha) 
Rừng 
TN 
Rừng 
trồng 
9 Công ty Lâm nghiệp Đắc Tô 
Kon 
Tum 
09/05/14 
GFA-FM/COC-
002356 
17.662 
10 
Chi nhánh Lâm trường Trường 
Sơn, Công ty Lâm nghiệp Long 
Đại 
Quảng 
Bình 
09/05/14 
GFA-FM/COC-
002634 
31.483 
11 
Công ty Lâm nghiệp 
Đại Thành 
Đắc 
Nông 
10/09/15 
GFA-FM/COC-
002764 
17.302 
12 
Công ty Lâm nghiệp 
Triệu Hải 
Quảng 
Trị 
24/11/15 
GFA-FM/COC-
002642 
5.194 
13 
Công ty Lâm nghiệp 
Đường 9 
Quảng 
Trị 
26/11/15 
GFA-FM/COC-
002780 
4.868 
14 
Công ty Lâm nghiệp 
Uông Bí 
Quảng 
Ninh 
02/03/16 
GFA-FM/COC-
002848 
5.179 
15 Công ty Cổ phần Sơn Thủy Cần Thơ 08/07/16 
BV-FM/COC-
131068 
1.048 
16 
Công ty Lâm nghiệp 
Yên Thế 
Bắc 
Giang 
18/07/16 
GFA-FM/COC-
002909 
2.202 
17 
Công ty Lâm nghiệp 
Bảo Yên 
Lào Cai 18/07/16 
GFA-FM/COC-
002912 
3.682 
18 Công ty Lâm nghiệp Ba Chẽ 
Quảng 
Ninh 
18/07/16 
GFA-FM/COC-
002908 
2.446 
19 
Công ty Lâm nghiệp 
Chiêm Hóa 
Tuyên 
Quang 
12/08/16 
GFA-FM/COC-
002918 
5.517 
20 
Công ty Lâm nghiệp 
Sơn Dương 
Tuyên 
Quang 
30/08/16 
GFA-FM/COC-
002914 
2.480 
21 
Công ty Lâm nghiệp Tuyên 
Bình, Nguyễn Văn Trỗi, 
Yên Sơn 
Tuyên 
Quang 
14/09/16 
GFA-FM/COC-
002924 
3.468 
22 
Công ty cổ phấn Sản xuất Xây 
dựng Thương mại và Nông 
nghiệp Hải Vương 
Bình 
Phước 
19/10/16 
BV-FM/COC-
132588 
2.631 
23 Nhóm hộ Yên Bình 
Tuyên 
Quang 
04/11/16 
GFA-FM/COC-
002966 
1.737 
24 
Công ty Lâm nghiệp 
Hương Sơn 
Hà Tĩnh 10/11/16 
GFA-FM/COC-
002643 
19.709 
25 
Ha Giang Import - Export and 
Industry Joint Stock Company 
Hà 
Giang 
06/12/16 
GFA-FM/COC-
002954 
1.007 
26 
Woodsland Tuyen Quang Joint 
Stock Company 
Tuyên 
Quang 
06/12/16 
GFA-FM/COC-
002955 
848 
 182 
TT Tên chủ rừng Tỉnh Ngày cấp Mã chứng chỉ 
Diện tích (ha) 
Rừng 
TN 
Rừng 
trồng 
27 
Southern Paper Material 
Company 
Kon 
Tum 
20/12/16 
GFA-FM/COC-
002965 
9.007 
28 
Tien Phong Forestry State Own 
One Member Limited Company 
Huế 17/01/17 
GFA-FM/COC-
002964 
3.096 
29 
Tien Yen Forestry One 
Member Limited Company 
Quảng 
Ninh 
09/02/17 
GFA-FM/COC-
002967 
6.983 
30 
Woodsland Tuyen Quang Joint 
Stock Company (Repr.for 
Smallholder Group in Chiem 
Hoa District, Tuyen Quang 
Province) 
Tuyên 
Quang 
02/05/18 
GFA-FM/COC-
003129 
967 
31 
Binh Thuan Forestry One 
Member Limited Company 
Bình 
Thuận 
13/12/17 
GFA-FM/COC-
003097 
9.793 
32 
Bao Lam Forestry Single 
Member Liability Limited 
Compan 
Lâm 
Đồng 
18/5/18 
GFA-FM/COC-
003135 
1.948 
33 
Di Linh Forestry Single 
Member Liability Limited 
Company - DIFOCO 
Lâm 
Đồng 
26/4/18 
GFA-FM/COC-
003136 
2.257 
34 Xuan Son joint stock Company Phú Thọ 13/3/18 
SGS-FM/COC-
011234 
1450,71 
35 Thanh Hoa Company Limited 
Thanh 
Hóa 
28/2/18 
SGS-FM/COC-
011224 
3.084 
86.156 157.817 
Tổng cộng 
243.973 
Nguồn: https://info.fsc.org/certificate.php#result 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quy_hoach_lam_nghiep_phan_1.pdf