Thảm thực vật rừng vùng đầu nguồn sông Đà, tỉnh Điện Biên

Điện Biên là tỉnh miền núi ở vùng biên giới phía Tây Bắc, có diện tích tự nhiên 954.125 ha

(theo Quyết định số 2712/QĐ-BTNMT ngày 25/11/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê

duyệt và công bố kết quả kiểm kê diện tích đất đai năm 2014); cách Hà Nội 504 km về phía

Tây; toạ độ địa lý từ 20054' đến 22033' vĩ độ Bắc và từ 102010' đến 103036' kinh độ Đông. Phía

Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây và Tây Nam giáp

biên giới nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.

Thảm thực vật rừng vùng đầu nguồn sông Đà, tỉnh Điện Biên trang 1

Trang 1

Thảm thực vật rừng vùng đầu nguồn sông Đà, tỉnh Điện Biên trang 2

Trang 2

Thảm thực vật rừng vùng đầu nguồn sông Đà, tỉnh Điện Biên trang 3

Trang 3

Thảm thực vật rừng vùng đầu nguồn sông Đà, tỉnh Điện Biên trang 4

Trang 4

Thảm thực vật rừng vùng đầu nguồn sông Đà, tỉnh Điện Biên trang 5

Trang 5

Thảm thực vật rừng vùng đầu nguồn sông Đà, tỉnh Điện Biên trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 3120
Bạn đang xem tài liệu "Thảm thực vật rừng vùng đầu nguồn sông Đà, tỉnh Điện Biên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thảm thực vật rừng vùng đầu nguồn sông Đà, tỉnh Điện Biên

Thảm thực vật rừng vùng đầu nguồn sông Đà, tỉnh Điện Biên
 Móc mèo (Caesalpinia sp.), Dây mật (Derris sp.), 
 Dây vác (Tetrastigma pachyphyllum)... Tầng thảm tươi có độ dày rậm Cop1, cao dưới 1m, 
 thành phần ưu thế là các loài thuộc họ Acanthaceae, Urticaceae, Araceae và các loài Dương xỉ. 
 Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy: Rừng có 1 tầng cây gỗ cao 6-8m, đường kính 10-
 15cm, mật độ 900-1100cây/ha, độ tàn che 0,8-0,9; thành phần gồm các loài thuộc chi 
 Archidendron, Ormosia, Quercus, Cinnamomum, Phoebe, Elaeocarpus.Tầng cây bụi cao 3-4m, 
 dày rậm, thành phần gồm Trọng đũa (Ardisia quinquegona, Ardisia ramondiaeformis), Lấu 
 (Psychotria montana, Psychotria rubra), Găng trâu (Randia spinosa) Thảm tươi có độ dày 
 rậm Cop2 – Cop3; thành phần gồm các loài thuộc họ Araceae, Poaceae, Zingiberaceae và các 
 loài dương xỉ. 
 1906 
.
 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 
 I.A.1a (2) Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng trên núi đá vôi 
 Kiểu này phân bố trên độ cao <500m ở xã Mùn Chung huyện Tuần Giáo, một số địa điểm 
 thuộc huyện Mường Chà, huyện Tủa Chùa và thị xã Mường Lay. Tầng tán rừng gồm những cây 
 rừng nguyên sinh còn sót lại với chiều cao 20-25m, đường kính 45-60cm, mật độ 200-
 300cây/ha, độ tàn che 0,5-0,6; thành phần cây ưu thế là nghiến (Exentrodendron tonkinense), 
 Trai (Garcinia fagraeoides), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana); ngoài ra còn có các loài thuộc 
 họ Dẻ (Fgaceae), họ Re (Lauraceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Chẹo (Juglandaceae), họ 
 Đậu (Fabaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae) Tầng dưới tán cao 10-15m, 
 gồm những cây có đường kính 20-30cm, mật độ 600-800cây/ha, độ tàn che 0,5-0,6; thành phần 
 ưu thế là các loài cây lá rộng thuộc chi Knema, Syzygium, Streblus, Garcinia. Tầng cây bụi cao 
 3-4m gồm các loài thuộc chi Ardisia, Lasianthus, Psychotria, Debregeasia, Dendrocnide, 
 Pouzolzia... Thảm tươi thưa, độ dày rậm Cop 2- Cop3; thành phần gồm các loài thân thảo mọc 
 trên đất hay sống bám trên đá: Bóng nước (Impatiens verrucifer), Thu hải đường (Begonia 
 balansaeana), Ráy leo lá xẻ (Epipremmum pinnatum), Ráy leo (Pothos repens), Gai (Boehmeria 
 nivea)... Dây leo thường gặp Dây dất (Fissistigma latifolium), Sống rắn (Acacia pennata),Trắc 
 leo (Dalbergia stipulacea), Dây cóc (Derris tonkinensis), Trôm leo (Byttneria aspera), Ráy leo 
 lá lớn (Epipremnum giganteum), các loài thuộc chi Bauhinia, Caesalpinia... 
 I.A.1a (3) Rừng tre nứa 
 Kiểu này gặp phổ biến tất cả các địa phương thuộc huyện Tuần Giáo, Mường Chà, Mường 
 Nhé trên độ cao 200-500m so với mực nước biển. Thành phần loài gồm Mạy sang - 
 Dendrocalamus sericeus Munro, Vàu đắng - Indosasa augustata McClure, Nứa - Neohouzeaua 
 dullooa (Gamble) A.Cams. 
 Rừng thuần loại tre nứa: Được phát sinh hình thành từ rừng kín thường xanh và chủ yếu là 
 rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc sau khai thác. Tuy là rừng thuần loài nhưng có trữ lượng ít, 
 chủ yếu là rừng nghèo do luôn bị khai thác măng. 
 Rừng hỗn giao: tương tự như rừng thuần loài, rừng hỗn giao cũng được phát sinh hình thành 
 từ rừng nguyên sinh là rừng kín thường xanh. Loại hình này cũng chủ yếu là rừng nghèo kiệt do 
 bị tác động mạnh bởi các hoạt động khai thác măng của người dân địa phương. 
 I.A.1b (1) Rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới cây lá rộng trên núi thấp 
 Kiểu này phân bố trên độ cao từ 500 - 1500m ở huyện Mường Chà, Tuần Giáo, Tủa Chùa, 
 Mường Nhé. 
 Rừng nguyên sinh có cấu trúc 4 tầng, trong đó có 2 tầng cây gỗ: Tầng 1 cao 20-25 m, có tán 
 đều sít vào nhau (đôi khi cao đến 30 m tạo nên tầng nhô nhưng không điển hình), đường kính 
 trung bình 45-50cm, mật độ 200- 320 cây/ha, độ tàn che 0,8 – 1,0; thành phần ưu thế là các loài 
 thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Chè (Theaceae), họ 
 Hoa hồng (Rosaceae). Tầng 2 cao 8-10m, đường kính 20-30cm, mật độ 400-600 cây/ha; thành 
 phần chủ gồm các loài thuộc họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Bứa (Clusiaceae).Tầng 3 
 (tầng cây bụi) cao 2-3m, được ưu thế bởi các loài thuộc họ Ôrô (Acanthaceae), họ Cà phê 
 (Rubiaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae). Tầng 4 (tầng thảm 
 tươi) có độ dày rậm Cop1; thành phần gồm các loài thuộc họ Cói (Cyperaceae), họ Gừng 
 (Zingiberaceae), họ Ráy (Araceae), các loài dương xỉ thuộc họ Adiantaceae, Angiopteridaceae, 
 Dryopteridaceae Dây leo ít phát triển, thường gặp các loài thuộc họ đậu (Fabaceae), họ Na 
 (Annonaceae), họ Liên đằng (Hernandiaceae), họ Nho (Vitaceae). 
 Rừng phục hồi sau khai thác: Kiểu này phân bố ở khắp các địa phương trong vùng. Rừng có 
 cấu trúc 4 tầng, nhưng do bị khai thác nên tầng 1 đã bị phá hủy. Tầng 2 có sự xuất hiện của loài 
 1907 
.
 TIỂU BAN SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG 
 cây tiên phong ưa sáng như Dạ nâu (Chaetocarpus castanocarpus), Ba soi (Macaranga 
 denticulata), Bùm bụp nâu (Mallotus paniculatus), Dẻ gai (Castanopsis indica), Bời lời (Litsea 
 monopelata, Litsea umbellata, Litsea verticillata), Re trắng (Phoebe lanceolata, Phoebe 
 tavoyana), Ngát (Gironniera subaequalis).... cùng các loài vốn là thành phần của rừng nguyên 
 sinh như Dẻ cau (Lithocarpus cerebrinus), Quế rừng (Cinnamomum iners), Giổi (Manglietia 
 chevalieri, Michelia balansae), Sến mộc (Photinia benthamiana), Vối thuốc (Schima 
 wallichii) tạo nên tán rừng với độ che phủ 0,8-0,9; mật độ 500-700 cây/ha; chiều cao, đường 
 kính tương ứng từ 15-20m và 20 - 25cm. Tầng 3, tầng cây bụi khá rậm rạp, thành phần gồm các 
 loài thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ 
 Đơn nem (Myrsinaceae) Tầng 4, tầng thảm tươi có độ dày rậm Cop2, được ưu thế bởi các 
 loài thuộc họ Cỏ (Poaceae), họ Gừng (Zingiberaceae) và các loài Dương xỉ. 
 Rừng phục hồi sau nương rẫy: Phân bố rải rác trên toàn bộ diện tích của vùng. Đó là những 
 khoảnh rừng có diện tích không lớn (2-3ha) hoặc những khu vực lớn được khoanh giữ lại vì 
 mục đích phòng hộ. Rừng có cấu trúc 3 tầng: tầng cây gỗ, tầng cây bụi và lớp thảm tươi. Tầng 
 cây gỗ có mật độ 500-800 cây/ha, có nơi đạt đến 1000-1100 cây/ha. Chiều cao, đường kính cây 
 phụ thuộc vào thời gian phục hồi của rừng. Sau 15 năm phục hồi cây đạt trung bình từ 10 – 
 15cm về đường kính và 12 – 14m về chiều cao; thành phần loài ưu thế gồm Vối thuốc (Schima 
 wallichii), Bời lời (Litsea monopetala, L. umbellata, L. verticillata), Ba soi (Macaranga 
 denticulata), Bùm bụp nâu (Mallotus paniculatus), Dẻ gai (Castanopsis indica). Tầng cây bụi 
 rậm rạp, có thành phần chủ yếu là cây tiên phong ưa sáng thuộc Acanthaceae, Euphorbiaceae, 
 Rubiaceae, Myrtaceae. Thảm tươi có độ dày rậm Cop2-Cop3, thành phần ưu thế là các loài 
 thuộc họ Cỏ (Poaceae), họ Cúc Asteraceae, họ Riềng (Zingiberaceae). 
 I.A.1b (2) Rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới cây lá kim trên núi thấp 
 Kiểu này phân bố ở độ cao trên 900m ở huyện Mường Chà, Mường Nhé. Khác với rừng cây 
 lá rộng là có sự xuất hiện của cây lá kim, trong đó chủ yếu là Pơ mu (Fokienia hodginsii) chiếm 
 ưu thế ở tầng A1. Các tầng cây gỗ còn lại (tầng A2 và A3) chủ yếu là các loài cây lá rộng thuộc 
 họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Chè (Theaceae), họ Hoa 
 hồng (Rosaceae). Tầng cây bụi là các loài thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), 
 họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae). Thảm tươi có độ dày rậm Cop 2-
 Cop3; thành phần chủ yếu là các loài thuộc họ Cói (Cyperaceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ 
 Ráy (Araceae), các loài dương xỉ thuộc họ Adiantaceae, Angiopteridaceae, Dryopteridaceae  
 Rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác đã gặp ở Mường Chà. Đối tượng bị khai thác chủ yếu 
 là cây lá kim – cây Pơ mu (Fokienia hodginsii), nên về cấu trúc chỉ còn lại tầng A2 và A3. 
 Thành phần loài gồm các cây rừng nguyên sinh và một số loài cây tiên phong. Những loài 
 thường gặp gồm có Ba soi (Macaranga denticulata), Bùm bụp nâu (Mallotus paniculatus), Dẻ 
 gai (Castanopsis indica), Re (Phoebe sp). 
 II.A.1a (1) Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng trên đất thấp 
 Kiểu này phân bố ở độ cao dưới 500m. 
 Rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác:Kiểu này phân bố ở huyện Tuần Giáo, Tủa Chùa, 
 Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé do các hoạt động khai thác gỗ. Thành phần và cấu trúc rừng 
 tương tự như kiểu rừng kín nhưng mật độ cây thưa hơn, độ tàn che thấp hơn, thường chỉ đạt 0,3-0,5. 
 Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy:Tầng cây gỗ cao 6-8m, đường kính 10-15cm, mật độ 
 300-600cây/ha, độ tàn che 0,3-0,5. Thành phần giống như ở rừng kín, gồm các loài thuộc chi 
 Archidendron, Ormosia, Quercus, Cinnamomum, Phoebe, Elaeocarpus. Tầng cây bụi cao 3-4m, 
 dày rậm, thành phần gồm: Trọng đũa (Ardisia quinquegona, Ardisia ramondiaeformis), Lấu 
 1908 
.
 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 
 (Psychotria montana, Psychotria rubra), Găng trâu (Randia spinosa) Thảm tươi có độ dày 
 rậm Cop2, gồm các loài cây thuộc họ Poaceae, Zingiberaceae và các loài dương xỉ. 
 II.A.1a (2) Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng trên núi đá vôi 
 Kiểu này chiếm phần lớn diện tích rừng trên núi đá vôi ở độ cao <500m. Chủ yếu là rừng 
 phục hồi sau khai thác. Đặc trưng cơ bản của kiểu rừng này là những loài cây rừng nguyên sinh 
 nhất là cây gỗ quý hiếm đã bị khai thác cạn kiệt, thành phần chủ yếu trong tầng cây gỗ đều mới 
 tái sinh, đó là các loài cây lá rộng thuộc chi Knema, Syzygium, Streblus, Garcinia, hay còn sót 
 lại thuộc họ Dẻ (Fgaceae), họ Re (Lauraceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Chẹo 
 (Juglandaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae). Tầng cây 
 bụi cao 3-4m gồm các loài thuộc chi Ardisia, Lasianthus, Psychotria, Debregeasia, Dendrocide, 
 Pouzolzia... Thảm tươi thưa, có độ dày rậm Cop2, gồm các loài thân thảo mọc trên đất hay sống 
 bám trên đá: Bóng nước (Impatiens yerrucifer), Thu hải đường (Begonia balansaeana), Ráy leo 
 (Pothos repens), Gai (Boehmeria nivea)... Dây leo gồm có Sống rắn (Acacia pennata),Trắc leo 
 (Dalbergia stipulacea), Dây cóc (Derris tonkinensis), Trôm leo (Byttneria aspera ), các loài 
 thuộc chi Bauhinia, Caesalpinia... 
 II.A.1a (3) Rừng tre nứa 
 Rừng tre nứa phục hồi sau khai thác, có thành phần như ở rừng kín. Điều khác biệt ở đây là 
 độ che phủ chỉ đạt 03,-0,5; mật độ cây thưa, có nơi hầu như không có cây mà độ che phủ chính 
 là do hệ thống cành lá của tre nứa tạo nên. Nguyên nhân chính là do hậu quả của việc khai thác 
 măng liên tục nên rừng không có cây. 
 II.A.1b (1) Rừng thưa thường xanh mưa mùa á nhiệt đới cây lá rộng trên núi thấp 
 Rừng phục hồi sau khai thác: Kiểu này phân bố ở khắp các địa phương trong vùng ở độ cao 
 500 – 1500m. Tầng cây gỗ rải rác có cây rừng nguyên sinh còn sót lại và được ưu thế bởi các 
 loài cây tiên phong Ba soi (Macaranga denticulata), Bùm bụp nâu (Mallotus paniculatus), Dẻ 
 gai (Castanopsis indica), Bời lời (Litsea monopetala, Litsea umbellata, Litsea verticillata), Re 
 (Phoebe lanceolata, Phoebe tavoyana); rừng có độ che phủ 0,3-0,6; mật độ 400-500 cây/ha; 
 chiều cao 15-20m, đường kính 15-20cm. Tầng cây bụi gồm các loài thuộc họ Ô rô 
 (Acanthaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Tầng thảm tươi được ưu 
 thế bởi các loài thuộc họ Cỏ (Poaceae), họ Gừng (Zingiberaceae) và các loài Dương xỉ. 
 Rừng phục hồi sau nương rẫy: Tầng cây gỗ có mật độ 300-400 cây/ha, có nơi đạt đến 500-
 600 cây/ha, đường kính từ 10 – 15cm, chiều cao 10 – 12m, độ tàn che 0.3 – 0,5; thành phần loài 
 ưu thế gồm Vối thuốc (Schima wallichii), Bời lời (Litsea monopetala, L. umbellata, L. 
 verticillata), Ba soi (Macaranga denticulata), Bùm bụp nâu (Mallotus paniculatus), Dẻ gai 
 (Castanopsis indica). Tầng cây bụi rậm, thành phần chính gồm các loài thuộc họ Cà phê 
 (Rubiaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cúc (Asteraceae). Thảm tươi có độ dày rậm 
 Cop3, thành phần ưu thế là cây họ Lúa (Poaceae), họ Cúc (Asteraceae). 
 III. KẾT LUẬN 
 Theo Khung phân loại của UNESCO (1973) ở vùng đầu nguồn sông Đà tỉnh Điện Biên có 
 những kiểu rừng sau: 
 I.A.1a (1) Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng trên đất thấp. 
 I.A.1a (2) Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng trên núi đá vôi. 
 I.A.1a (3) Rừng tre nứa. 
 1909 
.
 TIỂU BAN SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG 
 I.A.1b (1) Rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới cây lá rộng trên núi thấp. 
 I.A.1b (2) Rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới cây lá kim trên núi thấp. 
 II.A.1a (1) Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng trên đất thấp 
 II.A.1a (2) Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng trên núi đá vôi 
 II.A.1a (3) Rừng tre nứa. 
 II.A.1b (1) Rừng thưa thường xanh mưa mùa á nhiệt đới cây lá rộng trên núi thấp. 
 Lời cảm ơn: Các nội dung trình bày trong báo cáo là một phần kết quả của đề tài “Nghiên 
 cứu chọn lọc tập đoàn cây bản địa nhằm tăng cường cấu trúc rừng bền vững thảm thực vật 
 rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà tỉnh Điện Biên”. Các tác giả xin trân trọng cảm ơn sự tài 
 trợ kinh phí của đề tài để thực hiện các nội dung nghiên cứu. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Nguyễn Tiến Bân, 2005. Danh mục các loài thực vật Việt Nam, tập I, Nhà xuất bản Nông 
 nghiệp, Hà Nội. 
 2. Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam, tập I, II, III. Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 
 3. Lê Đồng Tấn, 2000. Nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên một số quần xã thực vật sau nương 
 rẫy tại Sơn La phục vụ cho việc khoanh nuôi. Luận án Tiến sỹ Sinh học, Hà Nội, 145 trang. 
 4. Lê Đồng Tấn, 2016. Một số dẫn liệu về hệ thực vật vùng đầu nguồn sông Đà tỉnh Điện 
 Biên. Tạp chí Rừng và Môi trường 10/2016. 
 5. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb. Nông nghiệp. Hà 
 Nội, 45 trang. 
 6. Thái Văn Trừng, 2000. Những hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb Khoa học 
 và Kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh, 297 trang. 
 7. Unessco, 1973. International classification and mopping of vegetation. Unessco Paris: 14-37. 
 VEGETATION COVER ON WATERSHED AREAS OF DA RIVER 
 IN DIEN BIEN PROVINCE 
 Le Dong Tan, Nguyễn Thi Kim Thoa 
 SUMMARY 
 According to UNESCO classification framework (1973) in the watersheds of Da River in 
 Dien Bien province, there are following types of vegetation cover: 
 I.A.1a (1) Tropical seasonal closed evergreen broad-leaved forest on lowland. 
 I.A.1a (2) Tropical seasonal closed evergreen broad-leaved forest on limestone mountains. 
 I.A.1a (3) Bamboo forest. 
 I.A.1b (1) Subtropical seasonal closed evergreen broad-leaved forest on Low mountain. 
 I.A.1b (2) Subtropical seasonal closed evergreen conifers forest on low mountain. 
 II.A.1a (1) Tropical seasonal opened evergreen broad-leaved forest on lowland. 
 II.A.1a (2) Tropical seasonal opened evergreen broad-leaved forest on limestone mountains. 
 II.A.1a (3) Bamboo forest. 
 II.A.1b (1) Subtropical seasonal opened evergreen broad-leaved forest on Low mountain. 
 1910 

File đính kèm:

  • pdftham_thuc_vat_rung_vung_dau_nguon_song_da_tinh_dien_bien.pdf