Giáo trình Nhập môn khoa học giao tiếp (Bản mới)

Định nghĩa giao tiếp

Giao tiếp là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp biểu hiện ở nhiều mặt, nhiều cấp

độ khác nhau. Có nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp. Mỗi định nghĩa đều được

dựa trên một quan điểm riêng và có hạt nhân hợp lý của nó. Tuy nhiên, các định nghĩa

đều nêu ra những dấu hiệu cơ bản về giao tiếp như sau:

- Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù của con người, nghĩa là chỉ riêng con người

mới có sự giao tiếp thật sự khi họ biết sử dụng phương tiện ngôn ngữ (nói, viết, hình

ảnh nghệ thuật.) và chỉ được thực hiện trong xã hội loài người.

- Giao tiếp được thể hiện ở sự trao đổi thông tin, sự rung cảm và ảnh hưởng lẫn nhau.

- Giao tiếp dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người.

- Giao tiếp thường diễn ra trong hoạt động thực tiễn của con người (lao động, học

tập, vui chơi, hoạt động tập thể.) bảo đảm việc định hướng cho sự tác động qua lại

trong quá trình thực hiện và kiểm tra hoạt động của con người. Giao tiếp là nhu cầu

của con người muốn tiếp xúc với con người.

Nội dung cơ bản của giao tiếp xuất phát từ nhu cầu tiếp xúc với người khác. Đã

là con người, ai cũng có nhu cầu đó. Nhu cầu tiếp xúc với những người khác trở thành

tâm thế của mỗi người để cùng hợp tác với nhau, cùng kết bạn với nhau, hướng tới

mục đích trong lao động, học tập, vui chơi. Đây là chỗ thể hiện rõ nhất nội dung và

tác dụng của giao tiếp; nó tạo ra cơ sở cho sự tồn tại của con người, gia đình, cộng

đồng và xã hội. Và trong hoạt động giao tiếp, trong quan hệ người - người bao giờ

cũng có sự tiếp xúc tâm lý.

Tiếp xúc tâm lý giữa con người với con người mang lại sự thông cảm lẫn nhau,

giúp đỡ lẫn nhau, thậm chí cứu vớt lẫn nhau để từng con người cũng như nhóm người,

tập thể người, cộng đồng người, xã hội loài người tồn tại và phát triển. Sự tiếp xúc tâm

lý đó nảy sinh, phát triển và hội tụ ở đỉnh cao của nó là sự đồng cảm.

Đồng cảm được xác định là khả năng nhạy cảm đối với trải nghiệm của bản thân,

là sự đồng nhất của nhân cách này đối với nhân cách khác, là sự thâm nhập của người

này vào tình cảm của người khác và là trạng thái tâm lý mà người này có thể đặt mình

vào vị trí của người khác.

Một điểm hội tụ và cũng là hiệu quả thực tiễn của giao tiếp và sự tiếp xúc tâm lý

của người này với người khác là sự đồng hành: Cũng hành động, cùng hoạt động vì

một mục đích lý tưởng. Nguồn gốc khởi thuỷ của giao tiếp, như C.Mác đã nhận xét là

từ hoạt động lao động. Hình thức cơ bản nhất của giao tiếp là hoạt động lao động, nó

tạo ra các quan hệ trong lao động và từ đó có các quan hệ xã hội khác, kể cả các quan

hệ giao lưu văn hóa. Hoạt động lao động tạo nên toàn bộ cơ sở vật chất đảm bảo cho

tồn tại của loài người, cộng đồng và từng người.

Giáo trình Nhập môn khoa học giao tiếp (Bản mới) trang 1

Trang 1

Giáo trình Nhập môn khoa học giao tiếp (Bản mới) trang 2

Trang 2

Giáo trình Nhập môn khoa học giao tiếp (Bản mới) trang 3

Trang 3

Giáo trình Nhập môn khoa học giao tiếp (Bản mới) trang 4

Trang 4

Giáo trình Nhập môn khoa học giao tiếp (Bản mới) trang 5

Trang 5

Giáo trình Nhập môn khoa học giao tiếp (Bản mới) trang 6

Trang 6

Giáo trình Nhập môn khoa học giao tiếp (Bản mới) trang 7

Trang 7

Giáo trình Nhập môn khoa học giao tiếp (Bản mới) trang 8

Trang 8

Giáo trình Nhập môn khoa học giao tiếp (Bản mới) trang 9

Trang 9

Giáo trình Nhập môn khoa học giao tiếp (Bản mới) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 125 trang duykhanh 12720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nhập môn khoa học giao tiếp (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Nhập môn khoa học giao tiếp (Bản mới)

Giáo trình Nhập môn khoa học giao tiếp (Bản mới)
 người”. 
 Dẫn nhập gây chấn động: Khi người nghe thờ ơ với đề tài hoặc khi họ đã mệt 
mỏi khó tập trung chú ý, bạn có thể bắt đầu bằng một lời nói hoàn toàn ngược lại sự 
mong đợi của người nghe. 
 Trong khi thuyết trình cần: 
 - Sự chú ý và quan tâm của người nghe phải được duy trì trong suốt buổi nói 
chuyện bằng việc sử dụng tư liệu hoặc các ví dụ thật sự lý thú cộng với đôi chút khôi 
hài nhẹ nhàng. 
 - Khi trình bày, bạn cần cố gắng đưa mắt về phía người nghe. Để dễ dàng, bạn 
nên chọn ra khoảng 6 người trong phòng để quan tâm và nói chuyện với họ. Tốt nhất 
 114 
nên chọn 1 người ngồi giữa hàng ghế đầu, 2 người ngồi ở hai bên ngoài của hàng ghế 
đầu, 1 người ngồi ở trung tâm của hội trường và 2 người ngồi ở 2 góc đằng cuối. Khi 
bạn hướng về những vị trí này, dường như toàn bộ cử tọa sẽ được ánh mắt của bạn 
quan tâm tới. 
 - Bạn có thể đi lại khi nói chuyện, tuy nhiên nên hạn chế trong vòng bán kính 
khoảng 1 mét. Nếu bạn đi lại quá xa sẽ làm sao nhãng sự chú ý của người nghe. 
 - Bạn phải nói to và rõ đủ cho mọi người ở cuối phòng đều nghe. Điều này bạn 
có thể kiểm tra bằng việc nắm bắt những tín hiệu từ những người ngồi ở đó. 
 - Tránh những thói quen dùng những từ vô nghĩa trong câu nói. Ví dụ: Thực tế là, 
hiểu không, các bạn biết không, phải không... 
3.5.4. Kết thúc thuyết trình 
 Khi kết thúc bạn tóm tắt ngắn gọn những điểm chính trong bài phát biểu và yêu 
cầu người nghe hành động hoặc xem xét vấn đề theo một quan điểm mới. 
 Tuy nhiên, bạn không nên làm điều đó một cách quá rõ ràng: “Bây giờ tôi tổng 
hợp những gì tôi đã nói... “Bạn có thể kết thúc bằng cách kể một câu chuyện kèm theo 
và minh họa những điểm đã được đưa ra. Có thể nêu ra những câu hỏi kiểm tra hoặc 
đưa ra một số câu tóm tắt nhằm làm sáng tỏ được mối quan hệ nội tại của các luận 
điểm đã đưa ra trong bài phát biểu và cuối cùng bạn nên cảm ơn mọi người nghe đã 
chú ý lắng nghe. 
3.5.5. Các yếu tố thực hiện bài thuyết trình đạt hiệu quả 
 Giây phút đầu tiên tiếp xúc là những giây phút then chốt trong đó ấn tượng về 
bạn trong lòng người nghe được hình thành để tạo ấn tượng tốt, cần: 
 - Ăn mặc lịch sự, nghiêm túc và phù hợp với tính chất buổi thuyết trình. 
 - Khi đi lên bục nói chuyện dáng đi, phong thái thể hiện bạn là người tự tin, 
đoàng hoàng; bạn không cần vội vàng nhưng cũng không nên chậm chạp, ung dung 
thong thả quá. Nếu bạn đi từ ngoài bước vào thì bạn cần tiếp xúc bằng mắt với người 
nghe, mỉm cười với họ. Nếu người nghe nhiệt liệt vỗ tay chào đón bạn thì bạn dừng 
trong giây lát, mỉm cười chào họ rồi sau đó bước lên bục. Đứng trên bục, bạn cần đứng 
thẳng người với tư thế tự nhiên, không bỏ tay vào túi quần, mắt nhìn thẳng xuống 
người nghe; ánh mắt nhẹ nhàng, tôn trọng và quan tâm; 
 - Trước khi bắt đầu nói chuyện, bạn cần tự giới thiệu về mình, thường thì người 
chủ tọa sẽ giới thiệu bạn. Trong trường hợp này, bạn có thể bổ sung thêm đôi điều. 
Tùy buổi nói chuyện mà bạn giới thiệu chức danh, cương vị của mình. Nói chung, 
phần giới thiệu nên ngắn gọn, không nên rườm rà, dài dòng. 
3.6. Kỹ năng trả lời phỏng vấn khi xin việc 
3.6.1. Chuẩn bị trả lời phỏng vấn 
 115 
 Điều quan trọng bạn phải chứng tỏ mình là người ấn tượng nhất. Buổi phỏng vấn 
đầu tiên chính là cơ hội tuyệt vời để bạn giới thiệu về bản thân với nhà tuyển dụng. Dưới 
đây là những công việc cần chuẩn bị để giúp bạn thành công trong cuộc phỏng vấn. 
 a. Chuẩn bị hồ sơ 
 - Bộ hồ sơ xin việc gồm các loại giấy tờ sau: 
 1) Đơn xin việc; 
 2) Sơ yếu lý lịch (có ảnh và xác nhận của địa phương); 
 3) Photo bằng cấp; 
 4) Giấy chứng nhận sức khỏe; 
 5) Photo hộ khẩu/CMND; 
 6) Những bằng chứng về thành tích đã qua/bảng điểm; 
 7) Thư giới thiệu của công ty/người đỡ đầu (nếu có). 
 - Những điều nên làm khi chuẩn bị hồ sơ: 
 1) Photo trên cùng một kích thước giấy A4, sắp cùng chiều để không bị rơi rớt, 
xộc xệch; 
 2) Kẹp chặt các giấy tờ với nhau; 
 3) Để trong phong bì lớn, không gấp, nên in tên và địa chỉ của bạn. 
 - Những điều cần tránh trong hồ sơ: 
 1) Bôi xóa lem nhem; 
 2) Nói quá những khả năng của mình; 
 3) Giấy tờ nhăn nhúm; 
 4) Sai địa chỉ, tên hoặc chức danh người nhận. 
 b. Tìm hiểu thông tin 
 Bạn nên nghiên cứu trước những thông tin về đơn vị bạn sẽ ứng tuyển như đơn vị 
đó thành lập được bao lâu, chuyên kinh doanh lĩnh vực gì? Điều này giúp bạn tự tin hơn 
trong suốt cuộc phỏng vấn. Mặt khác nó cũng giúp bạn ghi điểm đối với nhà tuyển dụng 
chứng tỏ bạn là một ứng viên tin cậy, giúp bạn đưa ra những câu trả lời thông minh. 
 Bạn phải biết chính xác đơn vị bạn ứng tuyển ở đâu và bạn tới đó bằng cách nào, 
mất bao nhiêu thời gian. Tìm hiểu tên và số điện thoại của người sẽ phỏng vấn. Thư 
giãn và tránh sự lo lắng không cần thiết trước khi phỏng vấn. 
 c. Chuẩn bị về tâm thế 
 - Để ý tới trang phục 
 Thật khó có thể biết trước môi trường văn hóa của đơn vị bạn ứng tuyển để 
mặc trang phục phù hợp. Vì vậy, khi đi phỏng vấn, bạn nên mặc trang phục lịch sự, 
trang nhã. 
 - Luyện tập trước 
 116 
 Chuẩn bị trước những câu trả lời cho những câu hỏi như: Điểm mạnh, điểm yếu 
của bạn là gì? Tại sao bạn muốn làm việc tại đơn vị đó? Tại sao họ hợp đồng với bạn? 
Và một câu hỏi rất phổ biến: Hãy kể về bản thân bạn? 
 Việc luyện tập này sẽ đạt hiệu quả tốt nếu bạn thực hành với một hoặc nhiều 
người bạn khác. 
 - Đến đúng giờ 
 Đây là một trong những tiêu chí mà nhà tuyển dụng đánh giá tác phong làm việc 
của bạn. Nên đến sớm 15 phút trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu. Kiểm tra lại trang 
phục và diện mạo trong phòng chờ. Thông báo với lễ tân bạn đã đến và có hẹn phỏng 
vấn. Tắt điện thoại trước khi gặp mặt nhà tuyển dụng. 
 - Mang theo những tài liệu cần thiết 
 Kiểm tra danh sách những tài liệu cần thiết phục vụ cho buổi phỏng vấn và chắc 
chắn chúng đã ở trong túi khi bạn rời khỏi nhà. Những tài liệu này có thể là bằng cấp, 
chứng chỉ, bản chi tiết về công việc trước đây... nhằm cung cấp thêm thông tin giúp 
nhà tuyển dụng hiểu rõ thêm về bạn. Nếu bạn mới tốt nghiệp, hãy mang theo bảng 
điểm về kết quả học tập. 
 - Tâm lý tự tin 
 Cuộc phỏng vấn là cơ hội giúp bạn tỏa sáng, không nên sợ sệt hay mất bình tĩnh. 
Chỉ với thời gian ngắn, bạn phải trình bày hết những điểm mạnh của bạn. Trong kinh 
doanh gọi đó là “bài diễn văn tổng quát”, là điểm gây ấn tượng ban đầu thật tốt đối với 
nhà tuyển dụng. 
3.6.2. Các loại phỏng vấn 
 a. Phỏng vấn qua điện thoại 
 Nghiên cứu tìm hiểu: Phải tìm kiếm đầy đủ thông tin của trang web đơn vị trước 
khi gọi điện thoại. 
 Mục đích phỏng vấn: Xác định lý do bạn muốn làm tại đơn vị đó. 
 Lên danh sách những ưu điểm: Xác định những ưu điểm và kỹ năng của bạn để 
xem bạn có phù hợp cho vị trí công việc đó không. Nếu không, tốt nhất là bạn không 
nên đi phỏng vấn. 
 Hãy trung thực: Hãy đi vào trực tiếp vấn đề. Nếu như bạn không biết, hãy nói là 
không biết. Hãy trung thực, hoà nhã, chân thành và tự tin nhưng không được kiêu 
ngạo. Nếu bạn thấy người khác muốn nói nhiều, cứ để người ta nói vì họ thích có 
người lắng nghe họ. 
 Tiếp theo: cuối buổi phỏng vấn, hãy cố thỏa thuận được một cuộc phỏng vấn trực 
tiếp. Hãy tự hỏi bước tiếp theo là gì trước khi kết thúc cuộc gọi. 
 Xác định các yếu điểm: Nếu có thể, hãy tìm ra xem người phỏng vấn thấy được 
những điểm mạnh, điểm yếu nào của bạn. Bằng cách này, bạn có thể phát huy những 
thể mạnh, hạn chế bớt yếu điểm của bạn tại buổi phỏng vấn trực tiếp. 
 117 
 b. Phỏng vấn trực tiếp 
 Để đạt được hiệu quả của buổi phỏng vấn cần lưu ý: 
 Đến đúng giờ: một điều tối quan trọng là luôn đến trước giờ phỏng vấn. Không 
bao giờ được phép đến muộn và xin lỗi với lý do: “Tôi bị tắc đường”. 
 Phải nhớ tắt điện thoại di động: 
 khi vào phỏng vấn vì nghe điện thoại khi phỏng vấn không làm tăng giá trị của 
bạn, trái lại, bạn sẽ gây ấn tượng không tốt với người phỏng vấn bạn. 
 Chuẩn bị kỹ: trước khi đến đơn vị, hãy tìm hiểu về đơn vị đó. Hãy tìm kiếm trên 
trang web của đơn vị đó và viết một số câu hỏi. Phải biết được lý do tại sao bạn lại 
muốn làm cho đơn vị đó. Người phỏng vấn luôn quan tâm liệu bạn có biết gì về đơn vị 
và sản phẩm của họ không. Định hướng đúng đường đi: Hãy đi theo đường mà bạn 
cho là chính xác. Nếu không xác định được đường đi có nghĩa là bạn bị lạc đường. Khi 
đến nơi hãy đợi trước bên ngoài văn phòng và chỉ nên vào phỏng vấn trước 3 phút. 
3.6.3. Tiến hành trả lời phỏng vấn 
 a. Tạo ấn tượng ban đầu 
 Để tạo được ấn tượng ban đầu tốt đẹp cho buổi phỏng vấn bạn phải chú ý những 
vấn đề dù rất nhỏ nhưng lại quyết định đến thành công của buổi phỏng vấn của bạn 
như: đến dự phỏng vấn đúng giờ; quan sát khung cảnh nơi phỏng vấn và người phỏng 
vấn (nếu có điều kiện); chào hỏi người phỏng vấn một cách lịch sự, tỏ rõ sự tôn trọng; 
hơi cúi đầu để chào và mỉm cười; giơ tay ra bắt đáp lại nếu người phỏng vấn chủ động 
bắt tay trước; không nên giơ tay ra bắt trước; không bắt tay một cách hững hờ hoặc 
quá chặt. 
 b. Ngôn ngữ không lời 
 Ngồi đối diện với những người phỏng vấn bạn, khoảng cách tốt nhất từ 0.7 m - 0.9 
m. Tư thế ngồi thẳng, không vắt chân chữ ngũ. Không nhấp nhổm hoặc làm các động 
tác như vuốt tóc hoặc bẻ ngón tay liên tục. Nhìn vào người phỏng vấn nhưng đừng quá 
chăm chú. Nét mặt thể hiện sự thoải mái, tự tin, không căng thẳng, nhưng không tỏ ra 
tự tin một cách thái quá. Cố gắng nắm bắt tâm lý của người phỏng vấn thông qua cử 
chỉ, nét mặt của họ để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Mỉm cười, tỏ ra chân 
thành và nhiệt tình bởi sự chân thành luôn giúp bạn thành công. 
 c. Ngôn ngữ bằng lời 
 - Nói với âm lượng vừa phải. 
 - Lắng nghe và bảo đảm rằng bạn hiểu. 
 - Đề nghị người phỏng vấn nhắc lại câu hỏi nếu chưa hiểu. 
 - Không cắt ngang lời phỏng vấn. 
 - Không nói quá nhiều, trong cuộc phỏng vấn người nói khoảng 70% thời gian sẽ 
là bạn. 
 - Không dùng tiếng lóng hoặc chửi thề, không nói xấu về nơi làm việc trước đây. 
 118 
 - Trả lời ngắn gọn, rành mạch, không sử dụng từ có nhiều nghĩa. 
 - Không trả lời các câu hỏi đơn thuần bằng hai từ “có“ hoặc “không’’. 
 - Lái các câu hỏi theo hướng trả lời về kinh nghiệm của mình. 
 d. Những điều bạn cần nói 
 - Nói rõ vì sao bạn thích làm việc ở đơn vị, công ty tuyển dụng. 
 - Khẳng định khả năng làm việc, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và sự cầu tiến 
của bạn. Khẳng định rõ ràng quan điểm của mình khi được hỏi. 
 - Nếu được đề nghị đưa ra mức lương, bạn có thể hỏi lại mức lương dự kiến của 
đơn vị cho vị trí công việc đó. 
 - Nếu bạn có khả năng về thể thao, văn nghệ, nên khéo léo trình bày. 
 - Khi gặp những câu hỏi thử thách, lựa chọn cách trả lời khôn khéo. 
 e. Đặt câu hỏi cho người phỏng vấn 
 Mỗi cuộc phỏng vấn là cuộc đối thoại giữa hai bên. Bạn hãy tận dụng cơ hội để 
tìm hiểu những điều mình muốn biết về đơn vị tuyển dụng. Hãy đặt những câu hỏi 
nhằm thể hiện rằng bạn thực sự nghiêm túc và biết rõ tại sao mình lại muốn xin việc 
làm ở đơn vị họ. Câu hỏi cần được đưa ra một cách lịch sự, ngắn gọn và rõ ràng. 
 Những điều nên hỏi 
 - Công ty mong chờ gì ở một ứng cử viên lý tưởng; 
 - Cơ hội học tập nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề; 
 - Tay nghề và kinh nghiệm làm việc của các đồng nghiệp khác trong tổ; 
 - Đưa ra câu hỏi thể hiện rằng bạn thực sự quan tâm đến đơn vị tuyển dụng chứ 
không chỉ đơn thuần quan tâm đến vị trí làm việc của họ đang tuyển; 
 - Điểm ưu thế nhất của công ty là gì? Điều này sẽ giúp bạn quyết định đây có 
thực sự là nơi bạn muốn tìm đến không? 
 Những điều không nên hỏi 
 - Về tiền lương, giờ làm việc, ngày nghỉ, ngày lễ. 
 - Vì sao người làm việc trước bạn lại chuyển đi nơi khác. 
 - Bạn có thanh toán chi phí đó không? 
 - Bạn có đưa ra điều kiện đó không? 
 - Có được nhận vào làm việc không? 
 g. Khi kết thúc phỏng vấn 
 Vào cuối cuộc phỏng vấn, hãy khẳng định lại một lần nữa rằng bạn rất muốn được 
tiếp nhận vào làm việc và sẽ chờ thông tin của cơ quan tuyển dụng. Hãy cảm ơn người 
phỏng vấn một cách chân thành, chào vui vẻ và hẹn gặp lại. Vào phút cuối cùng bạn vẫn 
có thể để lại cho người phỏng vấn một ấn tượng đẹp. 
 119 
* Bài tập chƣơng 3 
 1. Hãy phân tích những lợi ích của việc lắng nghe. Làm thế nào để lắng nghe có 
hiệu quả? 
 2. Hãy trình bày quy trình của thuyết phục. Để thuyết phục có hiệu quả, anh (chị) 
cần lưu ý những vấn đề gì? 
 3. Tại sao phải lập dàn ý cho văn bản? Hãy phân tích các bước khi lập dàn ý cho 
văn bản. 
 4. Hãy tập làm dàn ý cho các bài viết với những chủ đề dưới đây: 
 a. Thể thao đối với sức khoẻ 
 b. Các tệ nạn xã hội: ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS - những mối nguy hại của nó 
đối với xã hội. 
 c. Mô tả tác dụng của một đồ vật mà mình hoặc bạn của mình yêu thích. 
 5. Thực hành kỹ năng lắng nghe: 
 a. Giảng viên nhờ sinh viên chuẩn bị lắng nghe và khi giảng viên báo cho lớp học 
bắt đầu lắng nghe thì các sinh viên sẽ lắng nghe những tiếng động xung quanh mình 
hoặc từ xa vọng đến và ghi lại tất cả các tiếng động nghe được ấy trên tờ giấy nháp 
trong khoảng thời gian 60 giây. 
 Giảng viên sẽ chọn hai sinh viên ngồi gần nhau và đọc to kết quả ghi lại tiếng 
động nghe được của hai người ấy. Giảng viên so sánh hai kết quả và thông thường là 
không giống nhau hoàn toàn. Giảng viên tiếp tục chọn hai người khác ngồi gần nhau 
và kết quả cũng khác nhau. Giảng viên hỏi ý kiến của lớp nhận xét tại sao. 
 Con người khi nghe có khuynh hướng chọn lọc. Dù có chú ý, nhưng tiếng động 
không được chọn sẽ không vào và não không ghi nhận tiếng động đó. 
 b. Từng cặp hai người tiến hành đóng vai trò chuyện với nhau về một chủ đề tự 
chọn mà mình yêu thích. 
 6. Thực hành kỹ năng thuyết phục: Mỗi người chuẩn bị một bài nói chuyện trong 
khoảng thời gian từ 5 đến 7 phút về một vấn đề tự chọn để trình bày trước lớp nhằm 
thuyết phục các bạn trong lớp. 
 7. Thực hành kỹ năng thể hiện các biểu hiện phi ngôn từ của việc lắng nghe. 
 120 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bộ môn Phát triển kỹ năng, Trung tâm đào tạo Ngoại ngữ - Trường Đại học Thủy 
 lợi (2008), Bài giảng tóm tắt Kỹ năng giao tiếp (lưu hành nội bộ), Hà Nội. 
[2]. Thái Trí Dũng (2005), Kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh, NXB 
 Thống kê. Hà Nội 
[3]. Chu Văn Đức (2005), Kỹ năng giao tiếp, NXB Hà Nội. 
[4]. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1988), Tâm lý học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
[5]. Nguyễn Ngọc Hiến (2006), Kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong hành chính, Học 
 viện Hành chính quốc gia. 
[6]. Nguyễn Văn Lê (2006), Giao tiếp sư phạm, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
[7]. Nguyễn Bá Minh (2008), Nhập môn khoa học giao tiếp, NXB Đại học Sư phạm, 
 Hà Nội. 
[8]. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên) (2006), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Đại 
 học Sư phạm, Hà Nội. 
[9]. Nguyễn Văn Thụy (2006), Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh, Trường Đại học 
 Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. 
[10]. Vũ Hồng Vân (2006), Giao tiếp trong kinh doanh và cuộc sống. NXB Thống kê. 
 Hà Nội. 
[11]. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2005), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB 
 Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
 121 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nhap_mon_khoa_hoc_giao_tiep_ban_moi.pdf