Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Phần 2)

I. Khái niệm phong cách giao tiếp

1. Định nghĩa:

Trong cuộc sống, ở mỗi con người hay nhóm người dần hình thành riêng

những nét riêng trong lời nói, cử chỉ, điệu bộ, hành động. Chúng tạo nên phong

cách giao tiếp riêng của người đó hoặc nhóm người đó. Vậy, phong cách giao tiếp

là gì?

Phong cách giao tiếp là hệ thống những lời nói, cử chỉ, điệu bộ, động tác, các

ứng xử tương đối ổn định của mỗi con người hoặc mỗi nhóm người trong giao tiếp.

Ví dụ: Khi có một người khách đến nhà, có người thì bước nhanh đến đón

khách, chìa tay ra khách bắt, còn có người thì đứng ở một vị trí, chờ khách vào mới

chìa tay ra.

2. Đặc trưng của phong cách giao tiếp

Phong cách giao tiếp có 3 đặc trưng cơ bản sau đây:

2.1. Tính ổn định

Tính ổn định của phong cách giao tiếp thể hiện ở chỗ, phong cách giao tiếp

của mỗi con người, mỗi nhóm người là tương đối như nhau trong những tình huống

giao tiếp khác nhau. Chẳng hạn, một giáo viên có phong cách giảng bài chậm rãi,

ung dung, thư thái, thì không chỉ trên bục giảng mà ngay cả với đồng nghiệp hay

người thân trong gia đình người đó cũng thường nói chậm rãi, ung dung, thư thái

như vậy.

Tính ổn định của phong cách giao tiếp được quy định bởi nhiều yếu tố, trong

đó cơ bản là:

- Đặc điểm thể chất cá nhân

- Nghề nghiệp

- Đặc trưng của thời đại

2.2. Tính chuẩn mực

Giao tiếp là một hành vi xã hội phổ biến của con người. Nó được quy định

bởi các chuẩn mực xã hội, như đạo đức, văn hoá, thẩm mỹ, pháp luật; phong tục,

tập quán, truyền thống, lễ giáo và các nguyên tắc khác được ấn định trong giao tiếp.

Ví dụ: Một học sinh muốn trả lời câu hỏi của thầy giáo thì câu mở đầu phải

là: “ Em thưa thầy . . .”; một nhân viên khi báo cáo kết quả với giám đốc thì phải: “

Thưa giám đốc. . .”.Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

36

Trong giao tiếp, nếu ta không tuân thủ các chuẩn mực, các quy tắc, thì chúng

ta dễ bị đánh giá là “thiếu văn hóa”, " thiếu giáo dục”, “ hỗn láo” hoặc nhẹ nhàng

hơn là “ không lịch sự”.

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Phần 2) trang 1

Trang 1

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Phần 2) trang 2

Trang 2

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Phần 2) trang 3

Trang 3

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Phần 2) trang 4

Trang 4

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Phần 2) trang 5

Trang 5

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Phần 2) trang 6

Trang 6

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Phần 2) trang 7

Trang 7

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Phần 2) trang 8

Trang 8

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Phần 2) trang 9

Trang 9

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Phần 2) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 23 trang duykhanh 7140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Phần 2)

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Phần 2)
ng, đặc điểm của người nghe và sở thích của chúng ta mà chúng ta có 
thể chọn cách mở đầu phù hợp. Tuy nhiên, dù mở đầu cách nào, chúng ta cũng cần 
lưu ý một số điểm sau đây: 
 - Mở đầu quá dài dễ làm giảm hứng thú người nghe. 
 - Tránh mở đầu không ăn nhập với chủ đề nói chuyện; 
 - Tránh mở đầu thiếu tự tin, bằng những lời biện hộ hoặc xin lỗi. 
+ Chuẩn bị phần triển khai 
 Trong phần triển khai chúng ta phải đưa ra được những ý chính, phân tích, 
chứng minh để làm rõ vấn đề mà bạn muốn trình bày, qua đó thể hiện được ý tưởng 
của bạn. Khi chuẩn bị phần này, cần lưu ý một số điểm sau đây: 
 - Các ý phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, đảm bảo tính logic của 
bài nói chuyện, nghĩa là các ý phải liên quan chặt chẽ với nhau, ý trước là tiền đề 
của ý sau, không trùng lặp. Trong trường hợp ngược lại, bài nói chuyện của chúng 
ta sẽ rời rạc, loanh quanh, luẩn quẩn, có khi sau một hồi dài diễn thuyết bạn lại 
quay lại ý xuất phát. Nghe những bài nói chuyện như vậy, người nghe rất dễ bực 
mình. Ngoài ra chúng ta cần phải chú ý khi chuyển từ ý này sang ý khác phải có 
 49
 Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
những từ hoặc cụm từ liên kết thích hợp để đảm bảo tính mạch lạc của bài nói 
chuyện và làm người nghe không cảm thấy đột ngột. 
 - Để bài nói chuyện có sức thuyết phục, chúng ta không nên nói chung chung 
theo kiểu “ hô khẩu hiệu”, mà phải đưa ra được những ví dụ, những số liệu cụ thể 
để minh hoạ cho mỗi ư, mỗi luận điểm của mình. 
 - Tuỳ theo tính chất của buổi nói chuyện, chúng ta có thể chuẩn bị thêm 
nhũng câu chuyện vui, khôi hài để làm cho không khí của buổi nói chuyện thêm 
sinh động, đỡ căng thẳng và duy trì được được sự chú ý của người nghe. Tuy nhiên, 
sự khôi hài cũng có giới hạn. Một buổi nói chuyện với quá nhiều tiếng cười thì 
nhiều khi, sau khi kết thúc, trong người nghe chỉ đọng lại tiếng cười, những câu nói 
dí dỏm của bạn mà thôi. 
+ Chuẩn bị phần kết 
 Theo quy luật của sự chú ý thì ở những giây phút cuối cùng của buổi nói 
chuyện, người nghe lại một lần nữa dồn sự chú ý vào chúng, kể cả những người 
nảy giờ không nghe gì cả. Chúng ta cần biết lợi dụng sự chú này để chốt lại trong 
người nghe những điểm then chốt của bài nói chuyện và tuỳ theo tính chất, mục 
đích của buổi nói chuyện mà chúng ta đưa ra lời chúc mừng, lời kêu gọi hoặc đề ra 
nhiệm vụ cho tương lai. . . Và tất nhiên, đừng quên cảm ơn người nghe đã chú ý 
đến chúng ta. 
2.2. Tiến hành thuyết trình 
 Khi tiến hành thuyết trình cần chú ý một số điểm sau đây: 
 + Ăn mặc nghiêm túc, lịch sự phù hợp với tính chất của buổi diễn thuyết; 
 + Khi đi lên bục nói chuyện, dáng đi phải thể hiện được là con người đường 
hoàng, tự tin; không cần phải vội vàng nhưng cũng đừng chậm chạp, ung dung, 
thong thả quá. Nếu từ ngoài bước vào thì cần phải tiếp xúc với người nghe bằng 
mắt và mỉm cười với họ. Nếu người nghe nhiệt liệt vỗ tay chào đón thì chúng ta 
nên dừng lại trong giây lát và mỉm cười chào họ rồi sau đó bước lên bục; 
 + Đứng trên bục cần đứng thẳng người với tư thế tự nhiên, không bỏ tay vào 
túi quần, mắt nhìn thẳng xuống người nghe, ánh mắt nhẹ nhàng, tôn trọng và quan 
tâm; 
 + Trước khi bắt đầu nói chuyện cần giới thiệu về mình. Thường thì người 
chủ toạ sẽ giới thiệu chúng ta. Trong trường hợp này, chúng ta có thể bổ sung thêm 
một vài điều. Tuỳ theo buổi nói chuyện mà chúng ta có thể giới thiệu chức danh, 
cương vị của mình. Nói chung, phần giới thiệu nên ngắn gọn, không nên rườm rà, 
dài dòng. 
 + Nói to và rõ ràng, đủ cho người ngồi xa nhất cũng có thể nghe thấy. 
 50
 Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
 + Cần thay đổi tốc độ nói, nhịp độ nói: Khi lên, khi xuống, khi trầm, khi 
bổng, khi nhanh, khi chậm, khi lướt qua, khi nhấn mạnh tuỳ theo nội dung mà 
chúng ta trình bày. 
 + Trong quá trình trình bày thường xuyên đưa mắt nhìn xuống người nghe, 
bao quát tất cả những người có mặt trong căn phòng, đừng để ai đó có cảm giác bị 
“bỏ rơi”. 
 + Ngoài ánh mắt, cần chú ý sử dụng cả những phương tiện phi ngôn ngữ 
khác như nét mặt, cử chỉ, động tác. Tuy nhiên, cần sử dụng chúng một cách tự 
nhiên, hợp lý; 
 + Có thể đi lại trong khi nói chuyện, song không nên rời khỏi tầm nhìn của 
một nhóm người nghe nào đó quá lâu. Chẳng hạn, trong khi giảng bài có những 
giáo viên đi xuống cuối lớp và dừng lại ở đó trong một khoảng thời gian. Trong 
trường hợp này, những học sinh ngồi ở những dãy bàn đầu dễ phân tán chú ý và sẽ 
khó tiếp thu bài hơn. 
2.3. Kết thúc thuyết trình 
 Cần biết kết thức bài nói chuyện đúng lúc. Khi chúng ta đã dùng tới cụm từ 
“ cuối cùng là . .” thì có nghĩa chỉ còn vài phút nữa thôi. Nếu sau đó chúng ta lại 
nói thêm một điểm nữa thì chắc chắn người nghe sẽ rất ức chế. Sau khi tóm tắt 
những ý then chốt của bài nói chuyện và tuỳ theo tính chất của bài nói chuyện mà 
đưa ra lời kêu gọi hoặc chúc mừng, . . . và đừng quên cảm ơn thính giả đã chú ý 
nghe. 
 Trong trường hợp cần thiết, bạn nên dành một ít thời gian để giải đáp những 
ý kiến, những câu hỏi của người nghe. 
V. Kỹ năng đọc và tóm tắt văn bản 
 Đọc và tóm tắt văn bản là những phương thức thu thập thông tin quan trọng 
ở con người. Đặc biệt, trong thời đại hiện nay, theo các nhà khoa học về thông tin, 
cứ sau 5 – 8 năm, lượng tri thức của nhân loại lại tăng gấp đôi, thì vấn đề làm sao 
để nắm nhanh nội dung cơ bản của các văn bản cần thiết và phổ biến đến những 
người liên quan trở thành đòi hỏi cấp thiết. 
1. Kỹ năng đọc 
 Đọc là một kỹ năng. Để đọc có hiệu quả, chúng ta cần được dạy cách đọc và 
không ngừng rèn luyện để nâng kỹ năng thành kỹ xảo. Vì thế mà xung quanh ta 
hầu như ai cũng biết đọc, nhưng hiệu quả thì không như nhau: Có người đọc nhanh, 
có người đọc chậm; có người đọc xong một văn bản là có thể trình bày lại nội 
dung, nhưng cũng có người đọc xong chẳng nhớ gì, hiểu gì. Để đọc có hiệu quả cần 
chú ý một số điểm sau đây: 
 51
 Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
1.1. Sự lĩnh hội khi đọc 
 Khi đọc phải tập trung cao độ, phải đặt câu hỏi, phải phân tích và tự tìm lời 
giải đáp cho những câu hỏi đó. Đó là cách đọc tích cực. Ngược với đọc tích cực là 
đọc thụ động, tức là đọc mà không suy nghĩ, đọc chỉ để đọc, đọc một cách máy 
móc. 
 Có hai thủ thuật để đọc tích cực: 
 + Thủ thuật thứ nhất, đặt câu hỏi: các câu hỏi đặt ra không những nhằm phân 
tích, giải thích những thông tin chứa đựng trong văn bản mà còn giúp chúng ta ghi 
nhớ chúng. 
 + Thủ thuật thứ hai, dùng kỹ thuật ghi nhớ. Có 3 thủ thuật ghi nhớ chủ yếu 
khi đọc: 
 1. Xác định bố cục của văn bản: ý chính, ý phụ, kết luận 
 2. Dùng các ký hiệu khác nhau như vòng tròn, đường chéo, dấu sao để phân 
biệt các ý quan trọng khác nhau; 
 3. Tóm lược văn bản. 
1.2. Tốc độ đọc 
 Có ba loại đọc: Đọc kỹ, đọc bình thường và đọc lướt. Tuỳ theo các loại văn 
bản và thói quen của mỗi người mà có các cách đọc khác nhau. 
1.3. Phương pháp đọc nhanh 
 Để đọc nhanh, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các phương pháp sau đây: 
+ Đọc không phát thành âm ( đọc câm ), tức đọc bằng mắt. 
+ Mắt nhìn vào giữa trang văn bản và di chuyển từ trên xuống theo phương thẳng 
đứng; 
+ Chỉ đọc một lần cho dù câu đó phức tạp, không đọc lùi lại; Chỉ sau khi đọc xong 
văn bản và suy nghĩ những điều đã đọc mới được phép đọc lại, nếu cần thiết. 
+ Cố gắng hiểu những điều đọc được ngay trong lúc đọc, vì như vậy bạn có thể ghi 
nhớ tốt; 
+ Luyện đọc thường xuyên để hoàn thiện kỹ thuật đọc nhanh. 
2. Kỹ năng tóm tắt văn bản: 
2.1. Tóm tắt văn bản là gì? Comment [U29]: ? 
 Tóm tắt văn bản là trình bày lại nội dung của văn bản, có loại bỏ những 
thông tin không cần thiết theo mục đích đã định. 
2.2. Những yêu cầu cơ bản trong tóm tắt văn bản 
 Khi tóm tắt văn bản, bạn cần tuân thủ những yêu cầu sau: 
 52
 Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
+ Cần loại bỏ tất cả những thông tin không cần thiết đối với mục đích tóm tắt; 
+ Diễn đạt ngắn gọn, súc tích; 
+ Phản ánh trung thực nội dung của văn bản gốc. 
+ Diễn đạt nội dung của văn bản gốc theo cách của mình, hạn chế đến mức thấp 
nhất việc sử dụng nguyên si các câu, các đoạn của văn bản gốc. 
2.3. Các bước tiến hành tóm tắt văn bản gốc 
+ Bước thứ nhất: Xác định số đoạn văn có trong văn bản gốc và chủ đề mỗi đoạn; 
+ Bằng một hoặc một vài câu thích hợp tóm lược ý của mỗi đoạn; 
+ Dùng các từ ngữ thích hợp liên kết các câu lại với nhau để có một văn bản tóm 
tắt.( ví dụ ) Comment [U30]: bỏ 
VI. Kỹ năng viết 
 Viết một bài viết theo một chủ đề nào đó là một việc không đơn giản. Nó là 
cả một quá trình. Có thể chia quá trình này thành hai giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị 
và giai đoạn viết. 
1. Giai đoạn chuẩn bị viết 
 Nội dung của giai đoạn chuẩn bị bao gồm: 
1.1. Xác định chủ đề chung của văn bản 
 Xác định chủ đề chung của văn bản tức là phải cân nhắc xem sẽ viết về cái 
gì. Điều này rất quan trọng đối với tính thống nhất của văn bản, bởi vì tất cả các ý 
được trình bày trong văn bản phải phục vụ cho chủ đề chung. Nói cách khác, chủ 
đề chung phải được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ văn bản. 
1.2. Nghiên cứu tài liệu cần thiết 
 Phải nghiên cứu các tài liệu cần thiết để thu thập thông tin, số liệu. Một văn 
bản tốt là một bản chứa đựng nhiều thông tin, số liệu, nhiều ví dụ cụ thể để minh 
hoạ cho các ý của nội dung văn bản. Các ví dụ đó càng có tính tiêu biểu thì càng 
tốt. 
1.3. Lập dàn ý cho văn bản 
 Đây là một công việc quan trọng. Các ý tưởng có được trình bày đầy đủ cân 
đối, chặt chẽ, mạch lạc hay không, điều này phụ thuộc vào việc lập dàn ý. 
 Lập dàn ý bao gồm các bước sau: 
+ Xác định các ý lớn; 
+ Xác định các ý nhỏ trong mỗi ý lớn 
+ Sắp xếp các ý 
 53
 Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
2. Giai đoạn viết 
 Mỗi văn bản thường có 3 phần: mở đầu, triển khai và kết luận. 
2.1. Viết phần mở đầu 
 “Vạn sự khởi đầu nan”, nhiều khi chúng ta loay hoay mãi, nghĩ đủ cách mà 
vẫn không viết được phần mở đầu. Thực ra, vấn đề sẽ trở nên đơn giản hơn nếu 
chúng ta hiểu rõ nhiệm vụ của phần mở đầu. 
 Về cơ bản phần mở đầu có hai nhiệm vụ: 
+ Giới thiệu chủ đề chung: 
 Nghĩa là đọc phần này, người đọc phải biết chúng ta viết về cái gì, trong 
phạm vi nào. Ở đây, nếu có, chúng ta nên cung cấp một số thông tin làm nền, làm 
bối cảnh cho chủ đề chung. 
+ Thu hút sự chú ý của người đọc 
 Để thu hút sự chú ý của người đọc, phần mở đầu nên viết ngắn gọn, rõ ràng, 
ngôn ngữ chọn lọc. Ngoài ra, những thông tin, số liệu cụ thể làm nền cũng làm tăng 
tính hấp dẫn của phần mở đầu. 
2.2. Viết phần triển khai 
 Trong phần khai triển, chúng ta lần lượt đưa ra và phát triển các ý theo dàn ý 
đã lập. Phần khai triển có thể viết một hay nhiều đoạn văn dài ngắn khác nhau. Vì 
vậy, để viết phần này, chúng ta phải nắm được kỹ năng viết một đoạn văn. 
 Đoạn văn thường gồm một số câu gắn kết với nhau trên cơ sở một ý nhất 
định và cùng phát triển ý đó theo định hướng của người viết đưa ra. Tuy nhiên, có 
đoạn văn cũng chỉ gồm có một câu. 
 Nhìn chung, đoạn văn thường được định vị trong một khổ viết, tức là nằm 
giữa hai dấu chấm xuống dòng. Các câu trong mỗi đoạn văn được phân thành 3 
loại: 
+ Câu chủ đề: 
 Câu chủ đề có nhiệm vụ giới thiệu chủ đề sẽ được đề cập trong đoạn văn. 
Đây là câu quan trọng nhất của đoạn văn, nó chỉ ra một cách vắn tắt vấn đề được 
bàn tới và nội dung chính của đoạn văn. Nó quan trọng cho cả người viết và người 
đọc. Với người viết, nó giúp xác định các thông tin cần hay không cần đưa vào 
đoạn văn; với người đọc, nó giúp họ nắm được nội dung chính của đoạn văn, 
hướng phát triển của nó. 
 Câu chủ đề cần mang tính khái quát nhưng không nên quá khái quát, vì như 
vậy nó không định hướng cho người đọc về vấn đề cụ thể sẽ bàn. Còn nếu câu chủ 
đề quá chi tiết thì sẽ khó phát triển ý. 
+ Câu khai triển: 
 54
 Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
 Các câu khai triển có nhiệm vụ thuyết minh, luận giải cho câu chủ đề, 
thường là bằng cách nêu nguyên nhân, cho ví dụ, đưa ra các con số thống kê, trích 
dẫn hoặc liên hệ thực tế. 
+ Câu kết: 
 Không phải đoạn văn nào cũng có câu kết. Tuy nhiên, nếu có thì nó sẽ rất 
hữu ích cho người đọc, bởi vì nó: Nó báo hiệu sự kết thúc của đoạn văn; Tóm lược 
ý quan trọng của đoạn văn. 
2.3. Viết phần kết 
 Nhiệm vụ của phần kết là báo hiệu cho người đọc biết được sự kết thúc của 
văn bản và gợi lên ở người đọc những suy nghĩ tiếp theo về chủ đề của văn bản. 
Phần kết thường được viết theo một trong 2 cách sau: 
 - Tóm lược lại những vấn đề được trình bày trong văn bản; 
 - Diễn giải lại chủ đề của văn bản; 
 Phần kết cần ngắn gọn, súc tích và gây ấn tượng để người đọc khó quên 
những nội dung chính của văn bản. 
 CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP Comment [U31]: bỏ 
Câu 1. Nêu những lợi ích của việc lắng nghe. Làm thế thế nào để lắng nghe có hiệu 
quả? 
Câu 2. Muốn thuyết phục có hiệu quả, bạn cần lưu ý những vấn đề gì? 
Câu 3. Thuyết trình là gì? Nêu những điểm cần lưu ý khi chuẩn bị nói chuyện và 
trong quá trình tiến hành nói chuyện. 
Câu 4. Nêu phương pháp đọc nhanh. 
Câu 5. Tóm tắt văn bản là gì? Nêu những yêu cầu cơ bản của việc tóm tắt văn bản. 
Câu 6. Tại sao phải lập dàn ý cho văn bản? Nêu các bước khi lập dàn ý. 
Câu 7. Seneca nói: “ Im lặng là một nghệ thuật lớn lao của cuộc đàm thoại”. Bạn 
hãy giải thích câu nói đó. 
THỰC HÀNH 
Bài 1. Hãy tập làm dàn ý cho các bài viết với những chủ đề dưới đây: 
 a. Ngoại ngữ trong công tác xã hội. 
 b. Thể thao đối với sức khoẻ 
 c. Các tệ nạn xã hội: ma tuý, mại dâm, HIV/ AIDS - những mối nguy hại của 
nó đối với xã hội. 
 55
 Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
Bài 2. Thực hành kỹ năng lắng nghe: Từng cặp hai bạn một và tiến hành trò chuyện 
với nhau về một chủ đề tự chọn hoặc do giáo viên đưa ra để thực hành kỹ năng lắng 
nghe. 
Bài 3. Thực hành kỹ năng thuyết phục và kỹ năng diễn thuyết: Mỗi bạn chuẩn bị 
một bài nói chuyện trong khoảng thời gian từ 5 – 7 phút về một vấn đề tự chọn để 
trình bày trước lớp nhằm thuyết phục các bạn trong lớp. 
Bài4. Thực hành kỹ năng đọc: mỗi học sinh sưu tầm một bài báo khổ hẹp để tập 
đọc theo phương pháp đọc nhanh. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1- Ngô Công Hoàn – Hoàng Oanh ( 2000 ), Giao tiếp sư phạm, NXB Giáo dục Hà Nội. 
2- Lê Thị Bừng ( 2000 ), Tâm lý học ứng xử, NXB Giáo dục Hà Nội. 
3- Vũ Dũng ( 1995 ), Tâm lý học xã hội với quản lý, NXB Chính trị Quốc gia. 
4- Thái Trí Dũng ( 1997 ), Nghệ thuật giao tiếp và thương lượng trong quản trị và kinh 
doanh, NXB Thống kê. 
5- Chu Văn Đức ( 2007), Kỹ năng giao tiếp, NXB Hà Nội. 
6- Dương Văn Khảm, Nguyễn Hữu Thời, Trần Hoàn ( 2000 ), Nghiệp vụ thư ký văn 
phòng, NXB chính trị Quốc gia. 
7- Nguyễn Hiến Lê ( 2001 ), Bảy bước đến thành công, NXB Văn hoá thông tin Thành 
phố Hồ chí Minh. 
8- Nguyễn Văn Lê ( 1999 ), Nhập môn khoa học giao tiếp, NXBGD Hà Nội. 
 56
Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
 57

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_nang_giao_tiep_phan_2.pdf